Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

§26. BÀI TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.94 KB, 2 trang )

§26. BÀI TẬP VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

I- MỤC TIÊU
 Biết cách giải bài tập tổng hợp về dòng điện xoay chiều.
 Hiểu sâu thêm một số kiến thức cơ bản.
 Có kĩ năng tính toán, giải phương trình, vẽ giản đồ vectơ, mắc các
dụng cụ đo điện và xác định sai số dụng cụ đo.
 Biết cách trình bày bài giải.
II- CHUẨN BỊ
Học sinh
Cần ôn tập một số kiến thức cơ bản ở phần lí thuyết của chương.
- Các loại trở kháng và cách tính tổng trở.
- Mạch điện xoay chiều có R, L, C.
- Cuộn cảm có điện trở thuần.
- Giản đồ vectơ.
III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Tiết bài tập này được trình bày với ý đồ thiết kế mang tính định hướng
khá rõ cho GV khi tổ chức hoạt động dạy – học tại lớp. Vì vậy GV cần hiểu
đúng ý đồ thiết kế của tác giả, trong đó có những điểm chính sau :
1. Nội dung tiết học này gồm một bài tập tổng hợp có bài giải kiểu tự luận
và hai bài kiểu trắc nghiệm không có đáp án.
2. Bài tập tổng hợp được đưa ra dưới hình thức bài thực hành của một bạn
HS với mục đích làm cho bài sinh động hấp dẫn, HS vào cuộc cùng với bạn
trong bài.
3. Mức độ kiến thức và kĩ năng được phân bố theo hướng tăng dần. Phần
đầu của bài này gồm những vấn đề nhỏ, cơ bản và dễ giải quyết, các phần
sau có các vấn đề khó hơn, sâu hơn và tổng hợp hơn.
4. Bài 1 trong SGK được trình bày khá tường minh cả về nội dung lời giải và
cả cách thức trình bày trên trang giấy. Mục đích là để HS tham khảo một
kiểu trình bày bài giải, đây là một kĩ năng rất quan trọng khi các em làm bài
thi tốt nghiệp.


5. Bài 2 và 3 GV có thể dùng để luyện tập tại lớp hoặc để ra bài tập về nhà.
Nên củng cố các kĩ năng chính để giải bài tập thực nghiệm mà HS đã làm
quen từ lớp 6.

×