Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

côn trùng gây hại rệp sáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 32 trang )

I. Đặt vấn đề

Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao.

Việt nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất hạt tiêu, với sản lượng hàng
trăm ngàn tấn hàng năm.
Giá trị cao của cây tiêu đã trở thành nguyên nhân chính làm cho diện tích trồng tiêu của nhiều
vùng gia tăng ồ ạt, kéo theo nhiều mầm bệnh nguy hiểm tấn công như vi rút, vi khuẩn, nấm,
tuyến trùng, côn trùng; trong đó rệp sáp là một đối tượng côn trùng nguy hiểm không những
chích hút làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mà còn có khả năng truyền bệnh virus.
Rệp sáp giả một cặp đuôi ngắn Dysmicoccus sp.
Rệp giả vằn Ferrisia virgata Ckll
Rệp sáp giả hại gốc tiêu Pseudococcidae
II. Khái quát về các loài rệp sáp gây hại trên tiêu
Có 3 loài rệp sáp giả chính gây hại trên tiêu:

Phân bố
Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Indonexia, Nhật, Lào, Malayxia, Philippines, Thái Lan, Châu Phi,
Việt Nam.

Kí chủ
Phổ kí chủ rất rộng, bao gồm 45 kí chủ thuộc 23 họ, với các họ phổ biến như Aracardiaceae,
Annonceae, Asteraceae, Bombaceae, Dioscoceae. Kí chủ chính gồm: cam, chanh, bưởi, cà phê,
tiêu, mãng cầu xiêm, mãng cầu ta, xoài, nhãn, chôm chôm, ca cao.
II.1 Rệp sáp giả một cặp đuôi ngắn Dysmicoccus sp
Trưởng thành cái và ấu trùng Trưởng thành đực của rệp
sáp
Bộ phận cây bị hại
Rệp sáp giả một cặp đuôi ngắn thích tấn công trên chùm trái, đọt non, dây, gốc và cả rễ tiêu.
Mùa khô rệp di chuyển xuống phía gốc tiêu, không chỉ chích hút dinh dưỡng mà còn cạnh tranh


độ ẩm.

Chất thải từ rệp sáp có hàm lượng đường cao, là môi trường thích hợp cho nấm hoại sinh
phát triển như bồ hóng. Khi mật số rệp sáp gia tăng, chất thải nhiều bồ hóng sẽ có cơ hội
phát triển lan nhanh, làm cho đọt non, chùm trái, lá, dây bị phủ đen, ảnh hưởng đến quá trình
quang hợp và sự phát tiển của dây tiêu.

Chất thải của rệp sáp cũng là môi trường sống của nhiều loại nấm trong đất. Chúng cộng
sinh quanh gốc tiêu tạo ra những tổ đất cứng gây ảnh hưởng lớn đến sự hút nước của rễ tiêu.
Hậu quả
Những dây tiêu bị rệp sáp tấn công nặng thường bị vàng lá, rụng lá, chùm trái bị nặng, trái non
có thể rụng hoặc bị lép.
II.2 Rệp giả vằn
Có kích thước lớn hơn rệp sáp giả một cặp đuôi
ngắn
Bộ phận cây bị hại

Đặc điểm gây hại tương đối giống với rệp sáp giả một cặp đuôi ngắn nhưng phần lớn chúng
tấn công trên chùm trái, đọt non và mặt dưới lá
Rệp sáp ẩn nấp dưới lá tiêu
Hậu quả
II.3 Rệp sáp giả hại gốc
- Đặc điểm cây bị hại: Gây hại nặng nhất vào mùa khô, chúng sử dụng hết nguồn nước ít ỏi trong
mùa khô xung quanh gốc tiêu làm cho gốc tiêu bị thiếu nước, mất dinh dưỡng và bị các loại nấm
bệnh trong đất tấn công.
- Hậu quả: làm nhiều nọc tiêu bị vàng lá, chết dần hoặc cho năng suất thấp

Cả ba loại rệp sáp trên đều là môi giới nguy hiểm truyền bệnh virus


Làm lá bị biến dạng, nổi những vết xanh đậm xen kẽ xanh nhạt, cây tiêu bị xoăn lùn ảnh hưởng lớn
đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của tiêu.
III. Biện pháp phòng trị

Trong điều kiện tự nhiên, rệp sáp bị nhiều thiên địch tấn công, nhất là các loài ong kí sinh
thuộc giống Anagyrus

bọ rùa Cryptolaenus montrouzieri
Biện pháp canh tác

Trước khi trồng tiêu phải làm đất kỹ, cày rà rễ và thu gom kỹ các rễ cây trồng trước và tiêu
hủy.

Kiểm tra thật kỹ hom tiêu giống trước khi trồng để loại bỏ những hom bị sâu bệnh, rệp ký
sinh.
Thực hiện tốt các biện pháp canh tác như: tưới nước; bón phân hữu cơ, vô cơ đầy đủ và cân đối;
vệ sinh đồng ruộng: cắt bỏ những cành mọc sát đất, dây lươn, cành già, cành tược nằm trong tán
lá, dọn sạch cỏ trong vườn; rong tỉa cây trụ sống, cây che bóng để tạo điều kiện thuận lợi cho
cây tiêu sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế rệp và sâu bệnh xâm nhập phát sinh gây hại.

Mùa nắng dùng vòi phun nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám để tẩy rửa bớt rệp, tăng ẩm
độ trên cây.

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của rệp sáp,
nhất là đối với các vườn đã bị rệp sáp gây hại nặng.

Cắt bỏ các cành nhánh =êu bị rệp sáp nặng

Nếu cây đã bị măng xông thì nhổ bỏ, việc phòng trừ giai đoạn này không có hiệu quả bởi vì
rễ =êu đã bị thối không thể hồi phục lại được.

Matrine (dịch chiết từ cây khổ sâm) (Ema 5 EC)
Đối với cây bị gây hại ở bộ phận khí sinh
Chỉ phun thuốc cho cây có rệp khi cần thiết bằng một trong các loại thuốc sau: Suprathion 40
EC (0,3 %), Supracide 40 EC (0,3%), Actara 25 WG (1g/ 8 lít nước), Subatox 75 EC (0,3 %),
Pyrinex 20 EC (0,3 %).
Đối với cây =êu bị rệp sáp gây hại ở rễ
Khi kiểm tra phần cổ rễ nếu có rệp sáp thì sử dụng một trong các loại thuốc sau kết hợp với 0,5
% dầu lửa tưới vào gốc tiêu: Subatox 75 EC (0,3 %), Pyrinex 20 EC (0,3 %), Supracide 40 EC
(0,3 %), Suprathion 40 EC (0,3 %)…, liều lượng 1 - 2 lít dung dịch/ gốc, tưới 2 - 3 lần cách
nhau 15 ngày.
Trước khi xử lý cần đào đất ra để thuốc tiếp xúc trực tiếp với rệp thì hiệu quả sẽ cao hơn. Đào
đất đến đâu tưới thuốc đến đó, đợi thuốc ngấm rồi lấp đất lại.
Phòng trừ bằng biện pháp sinh học
4 loại sản phẩm sử dụng để trừ rệp sáp là Dầu khoáng, Dầu sáp, Vi nấm 3 màu, Nấm xanh nấm
trắng.

×