Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

sản xuất hạt ngô lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.39 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NÔNG HỌC
MÔN: CÔNG NGHỆ HẠT GIỐNG
Chuyên đề: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HẠT
LAI MỘT SỐ GIỐNG NGÔ
GV: PGS.TS. PHAN THANH KIẾM
Sinh viên: Hoàng Thị Hạnh
MSSV: 11113098
Lớp: DH11NH
1. Yêu cầu về cách ly
Trong sản xuất hạt giống ngô lai phải thực hiện quy định
cách ly trong bảng sau đây.
Phương pháp Ruộng nhân giống
bố, mẹ
Ruộng sản xuất hạt lai
1. Cách ly không gian (m)
−.
Giữa ruộng giống với các
ruộng ngô khác
−.
Ruộng có trồng ít nhất 3
hàng bố bảo vệ xung
quanh hạt có vật cản tự
nhiên: tường, rào cao,
hàng cây,…
−.
Giữa các ruộng sản xuất
F1 có chung bố

500


400

300
200





5
2. Cách ly thời gian (ngày) Thời điểm trỗ cờ, phun râu của ruộng giống phải
chênh lệch so với thời điểm trỗ cờ, phun râu của các
ruộng khác trong phạm vi cách ly không gian ít nhất
20 ngày
Trường hợp ruộng sản xuất bắp lai ở gần ruộng sản xuất bắp
thương phẩm dưới mức cách ly cho phép, phải trồng một
hàng rào quanh uộng giống để bảo vệ. Số hàng bảo vệ được
quy định như sau:

Khoảng cách (m) Số hàng bảo vệ Khoảng cách (m) Số hàng bảo vệ
200
188
175
163
150
138
125
1
2
3

4
5
6
7
113
100
88
75
63
50

8
9
10
11
12
13
Các hàng bảo vệ phải
trồng bằng giống bố,
được gieo cùng lúc với
giống bố bên trong
ruộng giống, sao cho
thời kỳ tung phấn của bố
trùng với thời kỳ phun
râu của cây mẹ, các
hàng rào bảo vệ phải
đảm bảo mật độ dầy đủ,
không được để mất
khoảng.
2. Chuẩn bị đất

Nên bố trí ruộng sản
xuất giống vào đất vụ
trước không trồng bắp
để tránh trường hợp
mọc lẫn trong ruộng
giống.
Đất cần được cày sâu
( 20 – 30 cm), bừa kỹ,
dọn cỏ sạch, san đất
bằng phẳng để cây
phát triển tốt.
Bố trí luống trồng thẳng góc với hướng gió chính vào thời
kỳ cây bố tung phấn để hạt phấn có thể phát tán đồng đều.
Rạch hàng hoặc cuốc rãnh sâu từ 10 – 15 cm với khoảng
cách giữa hàng 70 cm. bón lót phân chuồng hoặc phân hóa
học vào rảnh, rồi lấp 1 lớp đất mỏng để hạt không tiếp xúc
với phân.
3. Gieo hạt
Nên dẫn nước vào thấm đều mặt ruộng rồi tháo nước ra
trước khi gieo.
Nên gieo hạt khô để phát huy tác dụng của lớp thuốc trù sâu
bệnh đã được áo bên ngoài lớp vỏ hạt.
Trước khi gieo rãi Basudin hay Regent hạt vào gốc để ngừa
dế, kiến, sâu đất,…
Tỷ lệ bố mẹ, khoảng cách và thời điểm cụ thể như sau:
Kí hiệu giống SSC0
1
SSC02 SSC0
5
SSC0

8
SSC0
6
SSC0
7
SSC0
3

Tỷ lệ bố/mẹ

Khoảng cách (cm)
+
Hàng-hàng
+
Cây-cây:

Bố

Mẹ

Thời điểm gieo
1:4

70

20
25
Bố
sau 3
ngày

1:3; 2:6

70

20
25
Bố sau
mẹ 1-3
ngày
1:4

70

20
20
Bố
sau 3
ngày
1:4

70

20
20
Bố
sau 3
ngày
1:5;1:
6


70

18
20
Bố
cùng
mẹ
1:5;1
:6

70

18
20
Bố
cùng
mẹ
1:5

70

18
20
Bố
trước
mẹ
1,5-2
ngày
Gieo mỗi gốc 1 hạt ở độ sâu 2 – 4 cm. Đồng thời gieo thêm
để trồng dặm ( khoảng 10% mật độ cây).

Trong trường hợp giao với quy mô lớn nên gieo thành nhiều
đợt cách nhau 2 – 3 ngày.
Bố trí bìa ruộng thêm 2 – 3 hàng bố để bảo vệ và tăng lượng
phấn.
4. Bón phân
Cần bón vôi để điều chỉnh pH của đất lên trên 5,5. vôi được
bón lót trước khi cày. Mỗi ha bón 500 – 1.000 kg.
Trên đất nghèo hữu cơ phải bón phân chuồng 5 – 10 tấn/ha.
Tùy loại đất và đặc điểm giống bố mẹ, lượng phân bón hóa
học cho mỗi ha có thể thay đổi như sau: (120 – 200) N +
( 60 – 90) P2O5 + (30 – 60) K2O.
Các thời kỳ bón được chia ra:
Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân lân và ¼ lượng phân
đạm, theo hàng trước khi gieo.
Bón thúc lần 1 (15 – 20 NSG): bón ½ phân đạm còn lại và
½ lượng kali. Rãi phân theo hàng cách gốc 10 cm, kết hợp
lấp phân và vun gốc.
Bón thúc lần 2 (35 – 45 NSG): bón hết lượng phân đạm và
kali còn lại, kết hợp làm cỏ, lấp phân và vun gốc
5. Tưới tiêu
Đảm bảo đủ nước cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng,
nhất là thời kỳ nảy mầm, lúa phân hóa cờ, lúc trổ cờ phun
râu, lúc có trái non.
Giai đoạn cây con: trên đất bằng phẳng có thể tưới tràn, đất
không bằng phẳng có thể tưới bằng thùng vòi.
Các giai đoạn sau: có thể tưới tràn để tiết kiệm lao động.

6. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Tên đất xám, đất nhiều cát cần xới phá váng trên mặt đất
sau những trận mưa to để đất được thoáng khí, dễ thấm

nước ,nhất là trong 3-4 tuần sau khi gieo.
Làm sạch cỏ dại kết hợp với các đợt bón thúc phân lần đầu
và lần hai, nhất là trong giai đoạn 15-40 NSG.
Có thể dùng thuốc trừ cỏ Dual 720 ND phun 1,5-2 lít/ha .
Hoặc phun Maizine 80 WP 1,5-1,8kg/ha 2 ngày trước khi
gieo, không để thuốc phun lên cây.
Theo dõi để phát hiện các loại sâu ăn tạp như sâu đục thân
và sâu đục trái. Nếu ở mức độ gây hại ,phải phun thuốc hoặc
bỏ Basudin, Regent hạt vào loa kèn kịp thời.
Dùng Regent bột, Basudin hoặc các thuốc trừ
sâu nội hấp như bassa , Mipcin,Applaud để trừ
các loại côn trùng chích hút: rệp , rầy , bọ nhẫy.
Có thể dùng Validacin,Kitazin hoặc Anvil để trừ
bệnh đốm vằn và rỉ sắt.
Bệnh đóm vằn
Bệnh gỉ sắt
7. Khử lẫn
Dựa vào đặc điểm khác biệt hình thái và sinh lí để tiếng hành khử lẫn:

Màu sắc lá

Màu sắc thân

Góc độ giữa thân và lá

Thời kì trổ hoa

Màu sắc, số nhánh và hình dạng cờ bắp

Màu sắc râu bắp


Số trái và hình dạng trái

Chiều cao cây và số mắt

Tiêu chuẩn ruộng giống
Trong thời gian trổ cờ, ruộng giống được kiểm tra ít nhất 3 lần.
Nếu không đạt tiêu chuẩn sau đây ruộng giống sẽ bị loại bỏ:
Đối với giống bố ( cả hàng bảo vệ): số cây lẫn đã và đang tung
phấn không được quá 0,3%.
Đối với giống mẹ: ở các lần kiểm tra không vượt quá 5% số cây
mẹ đang có râu cảm phụ, số cờ mẹ rút sót đã và đang tung phấn
không vượt quá 0,4%. Trong ba lần kiểm tra, tổng số cờ mẹ đã và
đang tung phấn không vượt quá 2%. Lần kiểm tra cuối cùng,
không được có hơn 3% số cây lẫn.
Cờ được xem là tung phấn khi có tổng số các đoạn có nhị đực
đang tung phấn trên các gié >= 5cm.
8. Rút cờ
Toàn bộ cờ của cây mẹ phải được rút bỏ trước khi tung
phấn, được tiến hành mỗi ngày cho đến khi hoàn tất( kéo dài
khoảng 2 tuần).
Nên rút cờ khi cờ vừa mọc hoàn toàn ra khỏi bẹ lá ( khoảng
1-2 ngày sau khi cờ xuất hiện).
Rút cờ quá sớm :
1-2 lá có thể bị đứt theo cờ, làm giảm năng suất hạt
Cờ có thể bị gãy ngang và sót lại 1 phần trong bẹ lá, phải
tốn công rút thêm.
Khi có 90-95% cây mẹ đã được rút cờ, thì nên rút tất cả cờ
của các cây còn lại 1 lượt để đỡ tốn công lao động.
Nên bố trí người rút cờ đi trong khoảng giữa các hàng mẹ.

Tránh trường hợp đi giữa hàng mẹ và hàng bố. Phải đưa cờ
vừa nhổ ra khỏi ruộng và gom lại 1 nơi riêng biệt.
9. Thu hoạch
Khi bắp đã hoàn tất giai đoạn thụ phấn( 65-75 NSG) , toàn
bộ cây bố phải được chặt bỏ để tránh gây lẫn giống.
Bắp trên cây mẹ được thu hoạch khi lá bao chuyển sang
màu vàng, chân các hạt ở đầu và cuối trái hình thành 1 lớp
màu đen, ẩm độ hạt khoảng 25-35% .
Trong điều kiện khô nắng, có thể chặt bỏ phần ngọn cây trên
trái bắp, phơi trong 5-7 ngày rồi thu hoạch.
Tách bỏ lá bao ngay ở ruộng chỉ thu trái . Sấy ngay trong
ngày không bỏ qua đêm. Các trái bị lẫn giống, bệnh , mọc
mầm đều bị loại bỏ.
Lúc thu hoạch trái bắp giống , số trái lẫn không vượt quá
0,5% tổng số trái.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×