Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cần tiêm chủng ngừa bệnh tả vùng có nguy cơ cao ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.54 KB, 5 trang )

Cần tiêm chủng ngừa bệnh tả vùng có
nguy cơ cao
Hiện nay, số người phải di dời khỏi nhà vì lũ lụt đang
lên đến con số hàng triệu. Trong điều kiện xa nhà, người
dân khó có thể có nguồn nước sạch, và cũng không có cơ
sở y tế ứng phó khi dịch khởi phát. Cũng cần nhắc lại
rằng miền Trung từng là tâm điểm của nhiều nạn dịch
trong quá khứ. Miền Trung, theo định nghĩa của Tổ chức
Y tế Thế giới, là một vùng có nguy cơ cao cho dịch tả bộc
phát.
Ở các vùng này, rất khó để thực hành khuyến cáo “ăn
chín uống sôi” do điều kiện xa nhà và phải đối phó với lũ
lụt. Do đó, tiêm chủng để phòng ngừa bệnh tả ở các vùng
ảnh hưởng lũ lụt có lẽ là một biện pháp thực tế. Thật ra,
vẫn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, những
vùng có nguy cơ cao như miền Trung, cần phải tiến hành
một chiến dịch tiêm chủng ngừa cho người dân, đặc biệt
là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tả cao như trẻ
em dưới 5 tuổi và người cao tuổi.
Các giới chức y tế tuy nhận thức rằng “Vắcxin chỉ
được dùng dự phòng ở những vùng nguy cơ cao, hay cho
người sắp vào vùng dịch tả lưu hành”, nhưng cho đến nay
hình như vẫn còn ngần ngại triển khai ở miền Trung. “Lý
do là hiệu quả của loại văcxin này rất thấp, chỉ đạt 60-
70% (các văcxin thông thường phải gần 100%), nghĩa là
khoảng 1/3 số người dùng văcxin vẫn có thể phát bệnh.”
Nhưng trong thực tế rất ít cho vắc-xin nào đạt hiệu quả
phòng chống 100%, và nếu vắc-xin ngăn ngừa được 70%
ca bệnh tả thì cũng là một kết quả rất tốt vì có thể tiết
kiệm cho ngân sách Nhà nước và ngân sách y tế gia đình
cho người dân. Hiệu quả 70% thì khó mà nói đó là “chỉ


đạt” mà phải nói là “rất đáng kể”. Do đó, tôi e rằng sự dè
dặt sử dụng vắc-xin hiện nay không mấy thuyết phục.
Hiệu quả vắc-xin đã từng được nghiên cứu ở Việt
Nam và trên thế giới. Năm 1997, trong một thử nghiệm
tại Huế trên gần 52.000 người do giáo sư Đặng Đức Trạch
và đồng nghiệp tiến hành, vắc-xin sản xuất tại Việt Nam
(qua chuyển giao công nghệ từ Mĩ) có khả năng ngăn
ngừa 66% đến 68% trường hợp bệnh tả do vi khuẩn V.
cholerae El Tor gây bệnh (vi khuẩn được tìm thấy ở phía
Bắc hiện nay) [1]. vì ảnh hưởng sóng thần Tsunami, hàng
triệu người Nam Dương mất nhà cửa và phải tạm thời ở
trong các trại tạm trú (cũng giống như trường hợp các tỉnh
miền Trung hiện nay ở nước ta); do đó, chính quyền quyết
định tiêm chủng để ngừa dịch bệnh. Báo cáo của Tổ chức
Y tế Thế giới về hiệu quả tiêm chủng vắc-xin ở đây cho
thấy hiệu quả phòng chống bệnh tả của vắc-xin WC/rBS
và CVD103 Hg-R lên đến 90% [2]. Một số nghiên cứu
gần đây ở Bangladesh và Peru cho thấy vắc-xin WC/rBS
có hiệu quả chống dịch tả đến 85-90% trong vòng 6 tháng
cho tất cả đối tượng bất kể độ tuổi nào [3].
Bằng chứng khoa học vừa trình bày trên cho thấy
vắc-xin có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh tả,
Câu hỏi kế tiếp là tiêm chủng vắc-xin đại trà ở những
vùng có nguy cơ cao như miền Trung hiện nay có đem lại
lợi ích kinh tế hay không? Hiệu quả kinh tế của việc tiêm
chủng có thể so sánh với chiến lược không tiêm chủng.
Hiệu quả kinh tế tùy thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố chính: (a)
tần số mắc bệnh hay tỉ lệ phát sinh bệnh; (b) chi phí tiêm
chủng vắc-xin; và (c) hiệu quả phòng chống bệnh của
vắc-xin. Bảng sau đây cho thấy nếu tỉ lệ phát sinh bệnh

2%, chiến lược tiêm chủng chỉ có thể có hiệu quả kinh tế
nếu giá vắc-xin dưới 1 USD. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ phát
sinh trên 2%, ngay cả giá tiêm chủng vắc-xin 1 USD, thì
chiến lược tiêm chủng vẫn có hiệu quả kinh tế, hiểu theo
nghĩa tiết kiệm tiền cho người dân và ngân sách Nhà
nước.
Bảng 1. Ước tính chi phí phòng chống bệnh tả cho 2
chiến lược tiêm chủng và không tiêm chủng.
Tỉ lệ phát
sinh bệnh
(tính bằng
phần trăm)

Chi phí
tiêm
chủng 2
liều vắc-
xin
(tính bằng
USD)
Tổng chi phí trực tiếp (USD)
Với chiến lược
không tiêm
chủng
Với chiến
lược tiêm
chủng
2% 0,5 5.000.000 2.000.000
(1.500.000)
1,0 5.000.000 2.500.000

(2.000.000)
5% 0,5 12.500.000 4.250.000
(3.000.000)
1,0 12.500.000 4.750.000
(3.500.000)
10% 0,5 25.000.000 8.000.000
(5.500.000)
1,0 25.000.000 8.500.000
(6.000.000)
Chú thích: Bảng so sánh này chỉ tính trên một quần thể
giả định gồm 1.000.000 người. Chi phí cho chiến lược
không tiêm chủng được tính cho 10 ngày điều trị; mỗi
ngày tốn trung bình 25 USD. Chi phí cho chiến lược tiêm
chủng được tính với giả định hiệu quả của vắc-xin là 70%
(và 80% trong ngoặc kép) [4].
.
Nói tóm lại, bằng chứng khoa học và các tính toán
trên đây cho thấy cần phải chủ động tiến hành một chiến
dịch tiêm chủng ở qui mô cộng đồng ở những người dân
đang sống với lũ lụt, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và người
cao tuổi, vì một chiến dịch như thế rất có hiệu quả phòng
chống nguy cơ bộc phát nạn dịch tả mà lại đem lại hiệu
quả kinh tế.
Tình hình bão lụt ở miền Trung càng lúc càng
nghiêm trọng, và bệnh tả đã lan truyền (hay xuất hiện) Do
đó, tiêm chủng ngừa có lẽ là biện pháp thực tế nhầt và
hữu hiệu nhất để ngăn chận nạn dịch lan tràn xuống các
tỉnh phía Nam. Vì hiệu quả của vắc-xin tùy thuộc vào
thời gian, và qua kinh nghiệm ở Nam Dương trong trận
bão Tsunami, một chiến dịch tiêm chủng cần phải thực

hiện càng nhanh càng tốt để đem lại hiệu quả cao nhất.

×