Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TUỲ TỨC QUÁN VÀ PHẢN XẠ THỞ BỤNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.2 KB, 4 trang )

TUỲ TỨC QUÁN VÀ PHẢN
XẠ THỞ BỤNG
Quan sát hơi thở là một phương pháp Thiền căn
bản để nhiếp tâm, bài trừ tạp niệm. Có nhiều cách
quan sát hơi thở. Tuy nhiên cách quan sát hơi thở
thông qua chuyển động phồng lên xẹp xuống ở
bụng dưới tuy đơn giản nhưng lại có rất nhiều
diệu dụng. Theo y học cổ truyền, bụng dưới là
trung tâm của khí lực, là gốc của chân Hỏa. Do đó
thường quán chiếu Đan điền có công năng hướng
khí lực về gốc, giúp điều hòa Âm - Dương trong cơ
thể, chữa trị các chứng hư Hỏa và đặc biệt có hiệu
quả trong việc hình thành phản xạ thở bụng để
tăng cường nội khí cho yêu cầu dưỡng sinh ích
thọ.
Hơi thở bình thường và hơi thở khí công
Nếu để ý quan sát một người bình thường đang nằm
ngủ chúng ta sẽ thấy phần ngực của người này phập
phồng lên xuống theo hơi thở. Trái lại ở những
người đã luyện tập khí công lâu năm phần rung động
lên xuống lại là phần bụng chứ không phải phần
ngực. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa hơi
thở của một người bình thường và hơi thở của một
người luyện tập khí công. Sách Dưỡng Chơn Tập có
ghi lại câu nói của Trang Tử: "Chơn nhơn chi tức
dĩ chủng, thường nhơn chi tức dĩ hầu". Ý nói bậc
chơn nhơn thở sâu đến tận gốc trong khi người bình
thường hơi thở cạn chỉ đến yết hầu. Ở người bình
thường, hơi thở tự nhiên thường chỉ tác động chủ
yếu đến các cơ ở phần ngực để thực hiện việc trao
đổi khí, thu nhận dưỡng khí và đào thải thán khí. Đối


với người luyện khí công, hơi thở còn có tác dụng
hấp thu và chuyển hóa một loại năng lượng có công
năng cao hơn thường được gọi là Thiên khí hoặc Địa
khí. Mà muốn chuyển hóa thành nội khí, ngoại khí
phải thông qua những huyệt vị bên ngoài để đi đến
Đan điền ở vùng bụng dưới. Trong luyện tập khí
công, từ ý thức sinh khí ở Đan điền, tập trung ý tại
Đan điền, khí tụ Đan điền… đến những động tác của
thân thể giúp cho phần đầu và vai được buông lỏng,
phần hạ bộ được cứng chắc đều nhằm vào mục đích
này. Lâu ngày sẽ tạo được hiệu ứng sinh khí ở Đan
điền, nội khí lưu xuất từ Đan điền và chuyển động
phồng lên xẹp xuống ở bụng dưới tương ứng với hơi
thở vào và ra. Lúc này chuyển động lên xuống ở
bụng dưới đã thành một phản xạ tự nhiên, không còn
lệ thuộc vào ý thức của người tập nên được gọi là
phản xạ thở bụng. Điều này cũng có nghĩa là nếu ta
có thể tạo được phản xạ thở tự nhiên ở bụng dưới thì
tất yếu sẽ dẫn đến hiệu ứng phát sinh nội khí và tăng
cường chuyển hóa ngoại khí cho yêu cầu dưỡng
sinh.
Đan điền còn có tên là Khí hải, có nghĩa là bể chứa
khí, là nguồn gốc của khí nên dễ có khuynh hướng
tụ khí tại đây. Tập trung Đan điền hay quán chiếu
Đan điền chẳng qua chỉ là cách "thuận nước đẩy
thuyền" để sinh khí và tăng cường nội khí. Do đó
nhiều nhà khí công cận đại cho rằng ý thủ Đan điền
là con dường tắt của nhập môn luyện công. Có điều
tập trung vào một điểm nếu không khéo sẽ dẫn đến
hoặc dễ sao lãng, nhiều tạp niệm hoặc quá tập trung

lại sinh ra tâm lý căng thẳng, căng cơ, bế khí, ép khí.
Đổi lại việc chỉ quan sát hơi thở thông qua chuyển
động phồng lên, xẹp xuống ở bụng dưới vẫn bảo
đảm được yêu cầu quán chiếu Đan điền, lại dễ duy
trì cảm giác thư giản để đi đến nhập tĩnh mà không
xảy ra tình trạng tâm lý quá căng thẳng hoặc bế khí,
ép khí do quá tập trung hoặc khí Đan điền được tích
lũy nhiều.
Tạo phản xạ thở bụng bằng tùy tức quán.
Tùy tức quán là cách quan sát hơi thở, giữ ý niệm
nương theo (tùy) hơi thở (tức) để nhiếp tâm, bài trừ
tạp niệm. Có nhiều cách quán sát hơi thở. Tuy nhiên
cách quán sát hơi thở thông qua chuyển động phồng
lên và xẹp xuống ở bụng dưới tương đối đơn giản
nhưng lại có rất nhiều diệu dụng. Ngoài tác dụng của
một phương pháp Thiền căn bản, phương pháp này
có công năng hướng khí lực về gốc, giúp cân bằng
Âm – Dương trong cơ thể, chữa trị các chứng hư
Hỏa và đặc biệt có hiệu quả trong việc hình thành
phản xạ thở bụng để sinh khí Đan điền và tăng
cường chơn khí.

×