ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, vì vậy
năng lượng là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển công nghiệp và
hiện đại hóa đất nước. Năng lượng ngoài việc dùng để phục vụ sản xuất trong các
nhà máy xí nghiệp nó còn được dùng cho các khu vực vui chơi giải trí, dịch vụ công
cộng và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi con người. Năng lượng từ nhiệt điện
là một nguồn năng lượng dồi dào dể tạo, sử dụng nước rất ít so với thủy điện đồng
thời tính rủi ro hay hậu quả nó để lại khi xảy ra sự cố (nếu có) cũng thấp hơn nhiều
so với thủy điện hay điện hạt nhân.
Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng điện tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng và
cả nước nói chung ngày càng nhiều, trong khi đó lượng điện từ các nhà máy thủy
điện không thể cung cấp đủ so với nhu cầu hiện tại vì thế nhiệt điện là sự lựa chọn
tối ưu tại thời điểm này. Theo thông báo từ điện lực TP.Hồ Chí Minh thì sản lượng
điện từ hệ thống điện lưới quốc gia phân bổ cho thành phố chỉ đạt hơn 44,7 triệu
kwh/ngày. Trong khi đó, mức tiêu thụ trên thành phố luôn duy trì trên 49 triệu
kwh/ngày, như vậy mỗi ngày thành phố sẽ thiếu hụt gần 5 triệu kwh điện. Chính vì
vấn đề thiếu hụt điện tại TP. Hồ Chí Minh mà nhà máy điện lực Hiệp Phước được
ra đời. Nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước góp phần không nhỏ vào việc ổn định
nguồn điện tại TP.Hồ Chí Minh vì nó cung cấp hầu như toàn bộ điện cho khu công
nghiệp Hiệp Phước Nhà Bè.
Điện năng được tạo ra trong nhà máy nhiệt điện là do nước đi vào lò hơi hấp thụ
nhiệt của quá trình đốt nhiên liệu sinh ra tạo thành hơi nước. Hơi nước đi qua bộ
phận hóa nhiệt nân cao nhiệt độ và được dẩn vào tuabin để chuyển thành cơ năng,
sau đó cơ năng được chuyển hóa thành điện năng nhờ máy phát điện và cấp vào
lưới điện. Nếu chất lượng nước đầu vào không tốt còn lẫn tạp chất không đảm bảo
chất lượng thì sau một thời gian vận hành cặn trong nước sẽ bám vào thành ống và
các thiết bị. Cặn bám ở thành ống và các thiết bị sẽ làm tăng chi phí vận hành do
tiêu hao nhiên liệu đốt đồng thời nó cũng làm cho thiết bị dễ bị ăn mòn do quá trình
1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
oxy hóa và sinh ra cặn mới, đây là điều không mong muốn trong quá trình vận hành
lò hơi vì dể gây ra sự cố nghẹt và nổ lò hơi. Chính vì những vấn đề nêu trên mà ta
nhận thấy việc thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho lò hơi cao áp ở nhà máy nhiệt
điện Hiệp Phước là một việc làm cần thiết. Đó là lý do mà đề tài này được chọn.
2. MỤC ĐÍCH
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho lò hơi của nhà máy điện Hiệp Phước trong
điều kiện phù hợp với thực tế của nhà máy.
3. NỘI DUNG
Tổng quan nhà máy điện Hiệp Phước
Tổng quan các phương pháp xử lý nước cấp
Lựa chọn phương án
Tính toán thiết kế
Tính toán kinh tế
4. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài được thiết kế với quy mô của nhà máy điện lực Hiệp Phước, chỉ áp dụng cho
xử lý nước cấp cho lò hơi của nhà máy.
5. CẤU TRÚC ĐỒ ÁN
Đồ án bao gồm 7 chương với các nội dung sau:
Chương 1 Tổng quan về nhà máy điện lực Hiệp Phước.
Chương 2 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước cấp.
Chương 3 Lựa chọn công nghệ.
Chương 4 Tính toán mạng lưới cấp nước cho lò hơi.
Chương 5 Tính toán trạm xử lý nước cấp cho lò hơi.
Chương 6 Tính toán kinh tế.
Chương 7 Kết luận và kiến nghị.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thực địa
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Phương pháp tính toán
2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Phương pháp thiết kế
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC – KINH TẾ - XÃ HỘI
7.1 Ý nghĩa khoa học
Tìm ra giải pháp phù hợp để xử lý nước cấp cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện
lực Hiệp Phước – Nhà Bè
7.2 Ý nghĩa kinh tế
Tìm ra giải pháp rẻ tiền, kinh tế nhất cho nhà máy điện lực Hiệp Phước – Nhà Bè
7.3 Ý nghĩa xã hội
Hệ thống bền và thời gian sử dụng lâu hơn
Hệ thống sẽ an toàn và ít xảy ra sự cố
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN LỰC HIỆP PHƯỚC
1.1GIỚI THIỆU CHUNG
Công ty điện lực Hiệp Phước là một trong ba dự án lớn của tập đoàn Central
Trading Development (CT & D) tại TP . HCM, được xây dựng với mục tiêu cung
cấp điện năng cho các dự án khác của tập đoàn và các khu vực lân cận, với hình
thức đầu tư IPP dự án này đã được cấp giấy phép đầu tư vào tháng 6/1993. Đây là
công ty điện lực 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy điện và
khu vực cấp điện độc lập.
Tháng 12/2000 được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002.
Tháng 10/2002 đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 ,nhà máy cũng
thực hiện được mục tiêu “an toàn – ổn định – kinh tế- văn minh”.Trụ sở chính:
phòng 10, tòa lầu Phùng Thi, số 19, đường Conaught C, quận trung tâm –
HongKong.Văn phòng tại Việt nam: 56 Thủ Khoa Huân, quận 1, Tp.HCM.Hình
thức đầu tư: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Hình thức kinh doanh: Sản xuất và phân phối điện.
Thời gian hoạt động: 50 năm
Nhà máy điện lực Hiệp Phước được xây dựng tại ấp 1 xã Hiệp Phước huyện Nhà
Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố khoảng 15 km về phía Đông Nam,
trên mặt diện tích 40 ha. Điạ điểm đặt nhà máy là điểm hợp lưu của sông Nhà Bè
(hay còn gọi là sông Soài Rạp) và kênh Đông Điền, nhờ vậy mà nhà máy có nguồn
nước cấp cho quá trình làm lạnh của lò hơi được thuận tiện.
Nhà máy đi vào hoạt động vào 2/1998
• Giai đoạn 1: lắp đặt 3 tổ máy phát điện với công suất của mỗi tổ máy là 125 Mw
(tổng công suất 375 Mw).
• Giai đoạn 2: lắp đặt thêm các tổ máy với tổng công suất 375 Mw.
4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang thiết bị: công ty sử dụng các tổ máy phát điện cũ dỡ từ trạm phát điện AP Lei
Chau, Hongkong đồng thời mua bổ sung thêm phụ kiện và tổ máy khác. Trong giai
đoạn 2 thực hiện với sự đầu tư thiết bị mới đồng bộ và thay thế từng phần thiết bị cũ
đã lắp đặt.
Nhiên liệu sử dụng cho các lò hơi tại nhà máy là dầu nặng (FO).
Tổng diện tích mặt bằng của dự án là 40 ha và được chia làm như sau: khu vực nhà
máy chính, khu vực văn phòng, khu vực xử lý nước, khu vực chứa nhiên liệu,
xưởng sửa chữa.
Ngoài ra công ty có xây dựng thêm một cảng tiếp nhận dầu có khả năng tiếp nhận
được tàu có trọng tải 40.000 tấn ở vị trí hạ lưu đối với khu vực dự án và 3 bồn chứa
dầu với sức chứa 20.000 tấn/bồn, để tiếp nhận dầu phục vụ cho các tổ máy phát
điện.
1.2TỔ CHỨC NHÀ MÁY
Nhà máy được chia thành nhiều phòng ban với những nhiệm vụ, chức năng riêng
biệt
• Phòng xưởng trưởng: quản lý toàn nhà máy
• Phòng vận hành: vận hành tổ máy phát điện
• Phòng hoá học: giám sát, vận hành các hệ thống, thiết bị hoá học
• Phòng kiểm nhiệt: quản lý các thiết bị điều khiển, đo kiểm …
• Phòng điện khí: quản lý các hệ thống điện cao áp, hạ áp
• Phòng cơ giới: phụ trách công tác cơ khí toàn nhà máy
• Phòng tài vụ: hạch toán kinh tế
• Phòng bảo an: an ninh trật, phòng cháy chữa cháy
Số cán bộ công nhân viên: 540 người
• Số nam: 414 người
• Số nữ: 49 người
• Số chuyên gia Trung Quốc: 41 người
5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đây là nhà máy điện kiểu ngưng hơi, nhà máy có 3 tổ máy phát điện với công xuất
là 125 MW, lưu lượng nước cần cho 3 tổ máy phát điện là 600 m
3
/ngày. Tổ máy
hoạt động 24 h/ngày.
Bộ phận lò hơi trong nhà máy điện Hiệp Phước thuộc quản lý của phòng vận hành,
số nhân viên trong tổ lò hơi này là 157 người (có 17 chuyên gia Trung Quốc) trong
lò hơi.
Hiện tại nhà máy điện lực Hiệp Phước dùng 2 nguồn điện, nguồn điện chính mà nhà
máy dùng là nguồn điện của nhà máy sản xuất, nguồn điện phụ là nguồn điện của
Tổng công ty Điện Lực thành phố Hồ Chí Minh (EVN) (nguồn điện này dùng trong
trường hợp nhà máy ngưng hoạt động sản xuất điện).
Đường giao thông nội bộ của nhà máy được đổ bê tông, có chiều rộng 8-10m để
thuận tiện cho việc chạy xe ra vào lắp đặt và bảo trì thiết bị.
Hình 1: Nhà máy điện lực Hiệp Phước
6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chương 2
TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP
2.1 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC
Dùng các công trình và thiết bị để làm sạch nước như: song chắn rác, lưới chắn rác,
lắng, lọc
2.1.1 Phương pháp lắng
Là giai đoạn làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành quá trình
làm trong nước. Trong công nghệ xử lý nước, quá trình lắng xảy ra rất phức tạp.
Chủ yếu lắng ở trạng thái động (trong quá trình lắng, nước luôn chuyển động), các
hạt cặn không tan trong nước là những tập hợp hạt không đồng nhất (kích thước,
hình dạng, trọng lượng riêng khác nhau) và không ổn định (luôn thay đổi hình dạng
kích thước trong quá trình lắng)
Để nghiên cứu quá trình lắng được thuận tiện, người ta đưa ra hai khái niệm cơ bản
quan trọng nhất trong lý thuyết lắng đó là: độ lớn thủy lực và đường kính tương
đương của hạt.
Các loại bể lắng:
Theo phương trình chuyển động của dòng nước qua bể người ta chia ra thành các
loại bể:
Bể lắng ngang: nước chuyển động theo chiều ngang từ đầu bể đến cuối bể.
Bể lắng đứng: nước chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên.
Bể lắng li tâm: nước chuyển động từ trung tâm bể ra phía ngoài
Bể lắng lớp mỏng: gồm 3 kiểu tùy theo hướng chuyển động của lớp nước và cặn:
dòng chảy ngang, dòng chảy nghiêng và dòng chảy nghiêng ngược chiều.
Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng: lắng qua môi trường hạt, nước chuyển động từ
dưới lên.
2.1.2 Phương pháp lọc
7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định
đủ để giữ lại tên bề mặt lớp vật liệu lọc hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc
các hạt cặn và vi trùng có trong nước. Trong dây chuyền xử lý nước ăn uống sinh
hoạt, lọc là giai đoạn cuối cùng để làm trong nước triệt để. Hàm lượng cặn còn lại
trong nước sau khi qua bể lọc phải đạt tiêu chuẩn cho phép (nhỏ hơn hoặc bằng
3mg/l). Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tốc độ lọc giảm
dần. để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể lọc bằng nước
hoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Bể lọc luôn luôn
phải hoàn nguyên. Chính vì vậy quá trình lọc nước được đặc trưng bởi 2 thông số
cơ bản: tốc độ lọc và chu kì lọc.
Phân loại bể lọc:
Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể lọc có nguyên tắc làm
việc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau. Cơ bản có thể chia ra
các loại sau:
• Theo tốc độ lọc chia ra:
Bể lọc chậm: có tốc độ lọc 0.1 - 0.5m/h
Bể lọc nhanh: có tốc độ lọc 5 - 15m/h
Bể lọc cao tốc: có tốc độ lọc 36 - 100m/h
• Theo chế độ dòng chảy chia ra:
Bể lọc trọng lực: là bể lọc hở, không áp.
Bể lọc áp lực: là bể lọc kín, quá trình lọc xảy ra nhờ áp lực nước phía trên lớp vật
liệu lọc.
• Theo chiều của dòng nước chia ra:
Bể lọc xuôi: là bể lọc cho nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ trên xuống như: bể lọc
chậm, bể lọc nhanh phổ thông
Bể lọc ngược: nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ dưới lên như: bể lọc tiếp xúc.
Bể lọc hai chiều:nước chảy qua lớp vật liệu lọc theo cả hai chiều từ trên xuống, từ
dưới lên và thu nước ở giữa như: bể lọc AKX
• Theo số lượng lớp vật liệu lọc chia ra:
8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bể lọc một lớp vật liệu lọc
Bể lọc hai hay nhiều lớp vật liệu lọc
• Theo cỡ hạt vật liệu lọc chia ra:
Bể lọc có cỡ hạt nhỏ: d < 0.4mm
Bể lọc có cỡ hạt vừa: d = 0.4 - 0.8mm
Bể lọc có cỡ hạt thô: d > 0.8mm
• Theo cấu tạo lớp vật liệu lọc:
Bể lọc có vật liệu lọc ở dạng hạt
Bể lọc lưới: nước lọc đi qua lưới lọc kim loại hoặc vật liệu xốp
Bể lọc có màng lọc: nước lọc đi qua màng lọc được tạo thành trên bề mặt lưới đỡ
hoặc lớp vật liệu rỗng.
Vật liệu lọc (trọng tâm là vật liệu lọc ở dạng hạt)
Vật liệu lọc là bộ phận cơ bản của các bể lọc, nó đem lại hiệu quả làm việc và tính
kinh tế của quá trình lọc. Vật liệu lọc hiện nay dùng phổ biến nhất là cát thạch anh
tự nhiên. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại vật liệu lọc khác như: cát thạch anh
nghiền, đá hoa nghiền, than atraxit (than gầy), polime các vật liệu dùng để lọc
nước cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: có thành phần cấp phối thích hợp, đảm
bảo đồng nhất, có độ bền cơ học cao, ổn định về hóa học. Trong đó, các yêu cầu về
cấp phối và sự đồng nhất của vật liệu lọc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự làm việc
của bể lọc. Để xác định cấp phối và cỡ hạt theo yêu cầu, người ta dùng phương
pháp sàng vật liệu lọc qua một bộ sàng tiêu chuẩn có kích thước sàng to nhỏ khác
nhau.
2.2 PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC
Dùng các hóa chất cho vào nước để xử lý như: keo tụ, khử trùng
2.2.1 Keo tụ
Trong nước thường chứa các hạt cặn có nguồn gốc thành phần và kích thước khác
nhau. Đối với các loại cặn này dùng biện pháp xử lý cơ học như lắng lọc có thể loại
bỏ được các cặn có kích thước lớn hơn 10
-4
mm. Còn các hạt có kích thước nhỏ hơn
không thể tự lắng được, mà luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng. Muốn loại bỏ các hạt
9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
cặn ở trạng thái lơ lửng, phải dùng biện pháp xử lý cơ học kết hợp với biện pháp
hóa học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng, để tạo ra các hạt keo có
khả năng dính kết lại với nhau và dính kết các hạt cặn lơ lửng có trong nước, tạo
thành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng đáng kể, do đó các bông cặn mới tạo
thành dễ dàng lắng xuống và bị giữ lại trong bể lọc.
Để thực hiện quá trình keo tụ, người ta cho vào nước các chất phản ứng thích hợp
như: phèn nhôm Al
2
(SO
4
)
3
, phèn sắt FeSO
4
hoặc loại FeCl
3
. Các dạng phèn này
được đưa vào nước dưới dạng dung dịch hòa tan.
2.2.2 Khử trùng
Các phương pháp khử trùng nước:
Khử trùng nước là khâu bắt buộc cuối cùng trong quá trình xử lý nước ăn uống, sinh
hoạt. Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và vi trùng. Sau quá trình xử
lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại. Song
để triệt tiêu hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước.
Hiện nay có các biện pháp khử trùng nước có hiệu quả như:
Khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh
Khử trùng bằng các tia vật lý
Khử trùng bằng phương pháp nhiệt
Khử trùng bằng các ion kim loại nặng
Hiện nay ở việt nam đang sử dụng phổ biến nhất phương pháp khử trùng bằng các
chất oxy hóa mạnh.
Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo:
Khi Clo cho vào nước phản ứng diễn ra như sau:
Cl
2
+ H
2
O = HOCl + HCl
Hoặc phân ly ở dạng
Cl
2
+ H
2
O = 2H
+
+ OCl
-
+ Cl
-
Khi sử dụng Clorua vôi phản ứng diễn ra như sau:
Ca(OCl)
2
+ H
2
O = CaO + 2HOCl
2HOCl = 2H
+
+ 2OCl
-
10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khả năng diệt trùng của Clo phụ thuộc vào hàm lượng HOCl có trong nước. Nồng
độ HOCl phụ thuộc vào lượng ion H
+
trong nước hay phụ thuộc vào pH của nước
khi:
pH= 6 thì HOCl chiếm 99.5% còn OCl
-
chiếm 0.5%
pH= 7 thì HOCl chiếm 79% còn OCl
-
chiếm 21%
pH= 8 thì HOCl chiếm 25% còn OCl
-
chiếm 75%
Tức là pH của nước càng cao, hiệu quả khử trùng Clo càng giảm.
Khi trong nước còn tồn tại amoniac, muối amoni hay các hợp chất hữu cơ có chứa
nhóm amoni, thì HOCl vừa tạo thành sẽ lại tác dụng với các chất này theo phản ứng
sau:
HOCl + NH
3
= NH
2
Cl + H
2
O
HOCl + NH
2
Cl = NHCl
2
+ H
2
O
HOCl + NH
2
Cl = NHCl
3
+ H
2
O
Do đó khả năng diệt trùng kém đi. Bởi vì khả năng diệt trùng của monocloramin
thấp hơn dicloramin khoảng 3-5 lần còn khả năng diệt trùng của dicloramin thấp
hơn HOCl khoảng 20-25 lần. pH càng cao lượng dicloramin càng ít, khả năng diệt
trùng càng giảm.
Để đảm bảo cho phản ứng khử trùng xảy ra triệt để và tiếp tục trong quá trình vận
chuyển trên đường ống đến điểm dùng nước ở cuối mạng lưới cần đưa thêm vào
nước một lượng Clo dư.
Theo TCXD-33.1985, liều lượng Clo dư ở đầu mạng lưới tối thiểu là 0.5mg/l, ở
cuối mạng lưới tối thiểu là 0.05mg/l và không được lớn tới mức có mùi khó chịu.
Liều lượng Clo đưa vào nước để khử trùng thường được xác định bằng thực
nghiệm.
Khử trùng bằng ozon:
Ozon là một chất khí có màu ánh tím ít hòa tan trong nước và rất độc hại đối với
con người. Ở trong nước ozon phân hủy rất nhanh thành oxy phân tử và nguyên tử
ozon có tính hoạt hóa mạnh hơn Clo nên khả năng diệt mạnh hơn Clo rất nhiều lần.
Ưu điểm:
11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Dùng với liều lượng không lớn( 0.75-1mg/l) đối với nước ngầm.
Thời gian tiếp xúc ngắn: 5phút
Không gây mùi khó chịu
Nhược điểm:
Hiệu suất của Ozonato thấp( 10-15%). Nếu sản xuất 1kg O
3
tiêu tốn 30-40 kw/h
điện
Khử trùng bằng tia tử ngoại:
Nguyên lý khử trùng diễn ra như sau: dùng các đèn bức xạ tử ngoại đặt trong dòng
chảy của nước. Các tia cực tím phát ra sẽ tác dụng lên các phân tử protit của các tế
bào vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc và mất khả năng trao đổi chất vì thế chúng bị tiêu
diệt.
Hiệu quả khử trùng chỉ đạt được triệt để khi trong nước không có các chất hữu cơ
và cặn lơ lửng.
Các phương pháp khử trùng khác:
Khử trùng siêu âm
Khử trùng bằng phương pháp nhiệt
Khử trùng bằng ion bạc
Khử trùng bằng phương pháp vật lý: dùng các tia vật lý để khử trùng nước khư tia
tử ngoại, sóng siêu âm
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẶT BIỆT
2.3.1 Khử sắt
Trong nước thiên nhiên kể cả nước ngầm và nước mặt đều có chứa sắt. hàm lượng
sắt và dạng tồn tại của chúng tùy thuộc vào từng loại nguồn nước, điều kiện môi
trường và nguồn gốc tạo thành chúng.
Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị 2( Fe
2+
) là thành phần
của muối hòa tan như: bicacbonat Fe(HCO
3
)
2
, sulphat FeSO
4
. Hàm lượng sắt có
trong nguồn nước ngầm thường cao và phân bố không đều trong các lớp trầm tích
dưới sâu.
12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nước có hàm lượng sắt cao làm cho nước có mùi tanh và có nhiều cặn bẩn màu
vàng, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Vì
vậy khi trong nước có hàm lượng sắt lớn hơn giới hạn cho phép thì phải tiến hành
khử sắt.
Hiện nay có nhiều phương pháp khử sắt của nước ngầm, có thể chia làm 3 nhóm
chính như sau:
Khử sắt bằng phương pháp làm thoáng
Khử sắt bằng phương pháp dùng hóa chất
Các phương pháp khử sắt khác:
Khử sắt bằng trao đổi cation
Khử sắt bằng điện phân
Khử sắt bằng phương pháp vi sinh vật
Khử sắt ngay trong lòng đất
2.3.2 Khử mangan
Trên thực tế khử mangan trong nước ngầm thường được tiến hành đồng thời với
khử sắt.
Trong nước ngầm mangan thường tồn tại ở dạng Mn
2+
hòa tan hoặc có thể ở dạng
keo không tan. Khi mangan bị oxyhóa sẽ chuyển về dạng Mn
3+
và Mn
4+
ở dạng
hydroxit kết tủa.
Các phương pháp khử mangan:
Khử mangan bằng phương pháp làm thoáng
Khử mangan bằng phương pháp dùng hóa chất
Khử mangan bằng phương pháp sinh học
2.3.3 Khử mùi và vị trong nước
Hầu hết các nguồn nước thiên nhiên đều có mùi và vị, nhất là mùi. Theo nguồn gốc
phát sinh thì mùi được chia làm hai lọai đó là mùi tự nhiên và mùi nhân tạo. Ngoài
mùi nước còn có thể có những vị khác nhau như: mặn, đắng, chua, cay Theo tiêu
chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt thì nước không được có mùi vị, vì vậy cần tiến hành
khử mùi vị.
13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Thông thường các quá trình xử lý nước đã khử hết mùi và vị có trong nước. Chỉ áp
dụng khi nào các biện pháp trên không đáp ứng được yêu cầu cần khử mùi, vị thì
mới áp dụng các biện pháp khử mùi vị độc lập.
Một số biện pháp khử mùi vị thông thường:
Khử mùi bằng làm thoáng
Khử mùi bằng các chất oxy hóa mạnh
Khử mùi bằng phương pháp dùng than hoạt tính
2.3.4 Làm mềm nước:
Làm mềm nước hay khử độ cứng trong nước là khử các loại muối Ca và Mg có
trong nước
Các phương pháp làm mềm nước:
Phương pháp nhiệt
Phương pháp hóa học
Phương pháp trao đổi ion
Trong ba biện pháp xử lý nước cấp trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháo xử lý
nước cơ bản nhất. có thể dùng biện pháp cơ học để xử lý một cách độc lập hoặc kết
hợp với biện pháp hóa học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử
lý nước. Trong thực tế để đạt mục đích xử lý một nguồn nước nào đó một cách kinh
tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lý bằng sự kết hợp của nhiều phương
pháp.
14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chương 3
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
3.1 SỐ LIỆU THIẾT KẾ
3.1.1 Lưu lượng nước cấp cho lò hơi
Yêu cầu nước cấp cho lò hơi của nhà máy điện lực Hiệp Phước hiện nay là 600
m
3
/ngđ. Trong tương lai nhà máy mở rộng thêm sản xuất vì vậy lượng nước cấp cho
lò hơi trong tương lai là 800m
3
/ngđ. Chọn thời gian làm việc của trạm xử lý nước
cấp là 8h/ ngày. Vậy Q
tk
= 100 m
3
/h.
3.1.2 Nguồn nước
Nguồn nước cấp đầu vào trạm xử lý là nguồn nước được cung cấp bởi Công ty cổ
phần KCN Hiệp Phước (công ty lấy nước từ nguồn nước máy của TP. Hồ Chí
Minh). Yêu cầu nguồn nước cấp vào trạm xử lý phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước
dùng cho sinh hoạt.
Thành phần nước cấp và tiêu chuẩn cấp nước cho lò hơi được trình bày trong
Bảng 3.1
Bảng 3.1 Thành phần nước thủy cục và tiêu chuẩn nước cấp cho lò hơi
Chỉ tiêu Đơn vị Chất lượng nước thủy
cục
Tiêu chuẩn cấp nước cho lò hơi
(TCVN-2007 mục 9.6.2)
pH - 6,55 8,8 ~ 9,3
Độ màu TCU 15 -
Độ đục NTU 2 -
TDS mg/l 217 < 0,15
Na
+
mg/l 41 -
Ca
2+
mg/l 12 -
Mg
2+
mg/l 12 -
Al
3+
mg/l 0,01 -
Cl
-
mg/l 66,5 -
SO
4
2-
mg/l 10,5 -
HCO
3
-
mg/l 58,5 -
SiO
2
mg/l 15 -
15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CO
2
tự do mg/l 120 -
Cl
2
mg/l 1 -
Nguồn: Nhà máy điện lực Hiệp Phước, 2011
Dựa vào Bảng 3.1 cho thấy tiêu chuẩn của tổng chất rắn hoà tan (TDS) có trong
nước cấp cho lò hơi chỉ có 0,15 mg/l, mà trong thành phần của nước cấp đầu vào
trạm xử lý TDS có đến 216 mg/l (có chứa rất nhiều các ion hòa tan như: Na
+
, Ca
2+
,
Cl
-
,… ). Vì vậy để đảm bảo chất lượng nước cấp cho lò hơi thì phải loại các ion hòa
tan xuống tiêu chuẩn cho phép hay nói cách khác là giảm TDS xuống mức cho
phép.
3.2 PHƯƠNG ÁN 1
3.2.1 Đề xuất công nghệ
Lò hơi của nhà máy điện lực Hiệp Phước cần chất lượng nước cao (như trình bày
trong Bảng 3.1) Để đảm bào nước cấp cho lò hơi với nồng độ TDS
≤
0,15 mg/l thì
hiệu quả xử lý qua từng công nghệ trong phương án 1 này là 95%.
Các chỉ tiêu và hiệu quả xử lý được trình bày trong Bảng 3.2
16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả cần xử lý.
STT Hạng mục Nhiệm vụ Chỉ tiêu (mg/l)
Vào Ra
1 Bộ lọc áp lực Lọc cặn - -
2
Lọc tinh kích thước 5 µm
Lọc cặn - -
3
Lọc tinh kích thước 1 µm
Lọc cặn - -
4 Màng lọc thẩm thấu ngược (RO) Giảm TDS 217 10,85
5 Cột trao đổi hỗn hợp bậc 1 Khử khoáng TDS = 10,85 TDS = 0,54
6 Cột trao đổi hỗn hợp bậc 2 Khử khoáng TDS = 0,54 TDS < 0,15
Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp cho lò hơi cao áp theo phương án 1 được trình bày
trong Hình 3.1
17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ theo phương án 1
18
Nguồn tiếp nhận
Bể chứa
Nước khử khoáng
Độ đục <2NTU
Độ đục 2NTU
Bộ lọc
Áp lực
Nước thủy cục
Nước rửa lọc
Bể chứa nước sau lọc
Lọc tinh
Kích thước 5 µm
Bể trao đổi
Hỗn hợp
Tái sinh NaOH 3%,
HCl 3%
Nước từ quá trình tái sinh
ion = 0,53mg/l
Bể trao đổi
Hỗn hợp
Tái sinh NaOH 3%,
HCl 3%
=95%
Phục vụ cho tưới cây và
sinh hoạt nhà máy
Bể trung hòa
Nguồn tiếp
nhận
Bể chứa
Lọc tinh
Kích thước 1 µm
Màng lọc
Thẩm thấu ngược
Nước thải
ion = 216 mg/l
=95%
ion = 10,78mg/l
=95%
Bể chứa nước sau lọc
thẩm thấu ngược
ion = 10,78 mg
TDS ≤ 0,15g/l
ion = 0,53mg/l
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
3.2.2 Thuyết minh công nghệ
Nước từ bể chứa nước của nhà máy điện lực Hiệp Phước được bơm vào bể chứa
nước của trạm xử lý nước cấp cho lò hơi. Nhiệm vụ của bể chứa trong trạm xử lý là
dự trữ nước cho hệ thống xử lý nước cấp ở phía sau và dự trữ nước cho quá trình
rửa ngược của bể lọc áp lực. Nước từ bể chứa này được bơm vào bể lọc áp lực, tại
bể lọc áp lực các cặn lơ lửng có trong nước được giữ lại đồng thời tại đây cũng loại
bỏ Cl
2
tự do có trong nước. Mặt dù nguồn nước đầu vào khá tốt nhưng vẫn còn lẫn
một ít vật huyền phù kích thước nhỏ. Nếu đưa các hạt li ti huyền phù vào trao đổi
ion thì sẽ làm bẩn rất nhanh màng RO và nhựa của trao đổi ion, làm giảm khả năng
trao đổi của ion vì vậy phải làm giảm hàm lượng cặn trong nước bằng lọc áp lực. Bể
lọc áp lực có vật liệu lọc là cát thạch anh và than hoạt tính. Sau khi ra bể lọc áp lực
nước được đưa vào bể chứa. Nước từ bể chứa này sẽ được bơm vào lọc tinh với
kích thước lỗ lọc 5 µm, tại đây các cặn có kích thước lớn hơn 5 µm sẽ được giữ lại.
Sau đó nước được tiếp tục đưa vào cột lộc tinh có kích thước lỗ lọc là 1 µm. Tại cột
lọc tinh có kích thước lỗ lọc 1 µm này, các cặn có kích thước lớn hơn 1 µm sẽ được
giữ lại. Mục đích của việc sử dụng cột lọc 5 micromet rồi đến 1 micromet là làm
cặn có trong nước được loại bỏ triệt để giúp cho tuổi thọ của RO được cao (do nước
có nhiều cặn thì khi vào màng RO sẽ dễ bẩn màng và phải thay màng thường
xuyên, chi phí mua màng đắt hơn nhiều so với chi phí mua lõi lọc, chính vì vậy cần
có lọc 5 và 1 micromet).
Sau khi ra khỏi cột lọc 1µm nước tiếp tục được đưa vào màng lọc thẩm thấu ngược
(RO). Màng lọc thẩm thấu ngược sử dụng đặc tính của màng bán thấm là chỉ cho
phép nước đi qua và giữ lại các ion Cl
-
, Na
+
, Ca
2+
… Màng lọc RO có tác dụng loại
bỏ TDS có trong nước. Thẩm thấu ngược là cách thức ngược lại so với dòng nước
chảy trong tự nhiên. Trong hệ thống lọc nước tinh khiết giải pháp không phải là pha
loãng môi trường nước với muối khoáng mà là giải pháp tách nước tinh khiết ra
khỏi môi trường nước nhiễm muối khoáng hay các tạp chất ô nhiễm khác. Một giải
pháp trong thiết bị lọc này là thẩm thấu nước ngay trong dòng chảy của chính nó,
nước sạch sẽ bị tách ra khỏi môi trường nước nhiễm muối khoáng và đi xuyên vào
19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
trong màng lọc dưới tác dụng cưỡng chế áp lực cao. Màng lọc thẩm thấu ngược
(Reverse osmosis membrane) làm bằng vật liệu đặc biệt, hoạt động theo một
nguyên lý riêng giúp không chỉ loại bỏ các phần tử rất nhỏ mà còn loại bỏ hết các
chất độc hại. Nước sau khi qua RO nồng độ TDS vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cấp cho lò
hơi nên nước phải được tiếp tục khử TDS bằng cách cho vào cột trao đổi hỗn hôp
bậc 1. Trong cột trao đổi hỗn hợp bậc 1 có chứa 2 loại nhựa: nhựa R-H và nhựa R-
OH dùng để loại khử các ion còn lại của quá trình xử lý bằng màng lọc RO. Bộ trao
đổi hỗn hợp có thể xem như nhiều bộ trao đổi dùng nhựa ion âm và dương ghép xen
kẽ nhau tạo thành. Trong đó nhựa trao đổi ion âm và dương hỗn hợp đều, các phản
ứng trao đổi ion hầu như tiến hành đồng thời, nhựa trao đổi ion dạng H sản sinh ra
H
+
và nhựa trao đổi ion dạng OH sản sinh ra OH
-
lập tức bị trung hòa tạo thành
nước, dẫn đến phản ứng trao đổi tiến hành hoàn toàn triệt để.
Sau khi nước qua cột trao đổi hỗn hợp bậc 1 nhưng hàm lượng TDS vẫn chưa đạt
yêu cầu cấp nước cho lò hơi nên nước tiếp tục cho vào cột trao đổi hỗn hợp bậc 2.
Nguyên lý làm việc cột trao đổi hỗn hợp bậc 2 giống như cột trao đổi hỗn hợp bậc
1, nước sau khi ra khỏi cột trao đổi hỗn hợp bậc 2 đạt tiêu chuẩn nước cấp cho lò
hơi. Nước sau khi qua cột trao đổi hỗn hợp thì được chứa trong bể chứa nước khử
khoáng, bể chứa có nhiệm vụ dự trữ nước cấp cho lò hơi và dự trữ nước cho quá
trình tái sinh cũng như quá trình rửa nhanh và rửa chậm của cột trao đội hỗn hợp
bậc 2 và bậc 1.
3.3 PHƯƠNG ÁN 2
3.3.1 Đề xuất công nghệ
Lò hơi của nhà máy điện lực Hiệp Phước cần chất lượng nước cao (như trình bày
trong Bảng 3.1). Để đảm bảo nước cấp cho lò hơi với nồng độ TDS
≤
0,15 mg/l thì
các hiệu quả xử lý qua từng công đoạn trong phương án 2 này là từ 80% - 95%.
Các chỉ tiêu và hiệu quả xử lý theo phương án 2 được trình bày trong Bảng 3.2
20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và hiệu quả cần xử lý
TT Hạng mục Nhiệm vụ
Hiệu quả xử
lý
Chỉ tiêu (mg/l)
Vào Ra
1 Bể lọc áp lực Lọc cặn - 2 NTU ≤ 2
NTU
2 Bể than hoạt tính Loại Cl
2
90% Cl
2
1 0,1
3 Trao đổi Cation bậc 1 Khử ion dương 90% 65,26 6,52
4 Trao đổi Cation bậc 2 Khử ion dương 90% 6,52 0,65
5 Tháp khử CO
2
Khử CO
2
nằm dưới dạng
CO
2
tự do và dưới dạng
HCO
3
-
80% CO
2
nằm dưới
dạng HCO
3
-
58,5 11,7
6 Trao đồi Anion bậc 1 Khử ion âm 90% 103,7 10,37
7 Trao đồi Anion bậc 2 Khử ion âm 90% 10,3 1,03
8 Trao đổi hổn hợp Khử ion 95%TDS 1,68 0,84
Sơ đồ công nghệ xử lý nước cho lò hơi cao áp theo phương án 2 được trình bày
trong Hình 3.2
21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
22
Nước khử khoáng
Tái sinh bằng
NaOH 3%, HCl 3%
Cột trao đổi
Anion bậc 1
Tháp khử CO
2
Tái sinh bằng HCl 3%
Cột trao đổi
Anion bậc 2
Cột trao đổi
Hỗn Hợp
∑ion = 1,65 mg/l
TDS ≤ 0,15mg/l
HCO
3
-
=58,5mg/l
HCO
3
-
=11,7mg/l
Tái sinh bằng NaOH3%
∑ion âm = 103,7 mg/l
90
Bể trung hòa
Nguồn
tiếp
nhận
HCl
NaOH
Nước sau quá trình
rửa, và tái sinh
Cột trao đổi
Cation bậc 1
∑ion dương = 65,26 mg/l
=90
80
Nước thủy cục
Bể lọc
Áp lực
Bể lọc
Than hoạt tính
Độ đục 2 NTU
Độ đục < 2NTU
Cl
2
= 1 mg/l
=90
Cl
2
= 0,1mg/l
Bể chứa
Nước rửa lọc
Nước rửa than hoạt tính
Cột trao đổi
Cation bậc 2
=90
∑ion dương = 6,52 mg/l
Tái sinh bằng HCl 3%
∑ion dương = 6,25 mg/l
∑ion dương = 0,62 mg/l
Tái sinh bằng NaOH3%
∑ion âm = 10, 3 mg/l
90
∑ion âm = 10,3mg/l
∑ion âm = 1,03 mg/l
95
Nguồn
tiếp
nhận
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ theo phương án 2
3.3.2 Thuyết minh công nghệ
Nước từ bể chứa nước của nhà máy điện lực Hiệp Phước được bơm vào bể chứa
nước của trạm xử lý nước cấp cho lò hơi. Nhiệm vụ của bể chứa trong trạm xử lý là
dự trữ nước cho hệ thống xử lý nước cấp ở phía sau và dự trữ nước cho quá trình
rửa ngược của bể lọc áp lực. Nước từ bể chứa này được bơm vào bể lọc áp lực, tại
bể lọc áp lực các cặn lơ lững có trong nước được giữ lại. Vật liệu lọc là cát thạch
anh, nước sau khi qua bể lọc áp lực được đưa đến bể lọc than hoạt tính, nhiệm vụ bể
lọc than hoạt tính là loại bỏ Cl
2
tự do có trong nước. Than hoạt tính có phạm vi hấp
phụ rất rộng các chất tạo ra mùi vị của nước và các phân tử có trọng lượng tương
đối lớn đều bị giữ lại trên bề mặt than hoạt tính. Do đặc tính hấp thụ trên, dùng than
hoạt tính trong công nghệ xử lý nước để làm sạch triệt để chất hữu cơ hòa tan còn
lại sau công đoạn lọc cặn là một giải pháp. Ngoài ra than hoạt tính còn được ứng
dụng để khử clo dư trong nước. Khi tiệt trùng nước bằng clo thường phải giữ lại
một lượng clo dư trong nước sau thời gian tiếp xúc để đảm bảo khả năng tiệt trùng
tiếp trên đường ống. Lượng clo dư này có thể gây ra mùi khó chịu cho nước, ta có
thể lọc qua than hoạt tính để khử lượng clo dư này. Than hoạt tính có hai dạng:
dạng viên và dạng bột được bán trên thị trường. Than hoạt tính dạng bột có độ hạt
trung bình từ 5 đến 10 µm và một số các hạt không vượt quá 50 µm. Than hoạt tính
dạng viên gồm: hạt có hình dạng bất kỳ đường kính từ 1 đến 3 mm và hạt có dạng
hình trụ với đường kính 1mm và từ 3 đến 5 mm chiều dài. Các viên trụ được sản
xuất từ bột nhỏ và ép đùn. Trong quá trình lọc than hoạt tính ta sử dụng than dạng
viên.
Nước sau khi qua bể lọc than hoạt tính được đưa qua cột trao đổi cation bậc 1. Các
ion dương (Mg
2+
, Ca
2+
, Na
+
,…) sẽ được trao đổi với nhựa R-H (nhựa gốc acid
mạnh), các ion dương (Mg
2+
, Ca
2+
, Na
+
,…) sẽ chiếm vị trí của H trong nhựa và giải
phóng H
+
, chính vì thế nước sau ra khỏi cột trao đổi cation mang tính acid. Khi vận
hành bộ Cation, do nước đi từ trên xuống thông qua các lớp nhựa trao đổi Cation
tính axit mạnh, tính lựa chọn của lớp nhựa với các ion dương có khác nhau nên
23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
trong cột nhựa bị phân thành các lớp Ca
2+
, Mg
2+
, Na
+
không ngừng di chuyển xuống
phía dưới cho đến khi các lớp nhựa mất khả năng. Sau khi nước đi ra khỏi cột trao
đổi cation thì nồng độ ion dương còn lại vẫn cao nên phải tiếp tục đưa qua cột trao
đổi cation bậc 2. Nguyên tắc làm việc của cột trao đổi cation bậc 2 giống như cột
trao đổi cation bậc 1. Nước sau khi qua cột trao đổi cation bậc 2 được đưa vào tháp
khử CO
2
, mục đích tháp khử CO
2
là loại bỏ CO
2
còn trong nước và một phần CO
2
tồn tại dưới dạng HCO
3
-
(HCO
3
-
là chất dễ phân ly HCO
3
-
< => H
2
O + CO
2
) và nhờ
vào quá trình khử CO
2
nằm dưới dạng HCO
3
-
nên tháp khử CO
2
còn giúp giảm
lượng nhựa R-OH dùng trong cột anion. Nước sau khi qua tháp thử CO
2
sẽ được
chứa trong thùng chứa (thùng chứa đặt dưới tháp khử CO
2
). Sau đó nước được tiếp
tục đưa đến cột trao đổi cation, trong cột trao đổi cation có chứa nhựa R-OH ( nhựa
gốc bazờ mạnh). Các ion âm (SO
4
2-
, Cl
-
, HSiO
3
-
…) sẽ chiếm chỗ của OH và sản
sinh ra OH
-
, ion OH
-
sẽ kết hợp với H
+
được tách ra ở cột trao đổi cation bậc 1 và
bậc 2 để tạo phân tử nước ( H
2
O). Nước sau khi ra khỏi cột anion bậc 1 sẽ được đưa
vào cột trao đổi anion bậc 2 (nước sau khi ra cột trao đổi anion bậc 2 nước có PH
tăng gần lên trung tính). Nước tiếp tục được đưa vào cột trao đổi hỗn hợp (vì nồng
độ TDS còn lại sau khi ra khỏi cột trao đổi anion bậc 2 chưa đạt tiêu chuẩn nước
cấp cho lò hơi). Trong cột trao đổi hỗn hợp có chứa hỗn hợp nhựa RH và nhựa
ROH được hòa trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp (RH:ROH ~ 1:2). Các phản ứng
trong cột trao đổi hỗn hợp hầu như diễn ra đồng thời, nhựa trao đổi dạng RH sản
sinh ra H
+
và nhựa dạng R-OH sản sinh ra OH
-
thì lập tức OH
-
và H
+
này phản ứng
với nhau tạo thành nước, phản ứng trao đổi hoàn thành triệt để. Nước sau khi ra
khỏi cột trao đổi hỗn hợp được bơm vào bể chứa nước khử khoáng.
24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Chương 4
TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CHO LÒ HƠI
4.1 THÔNG SỐ TÍNH TOÁN
Mạng lưới cấp nước của nhà máy được chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: Nước từ hệ thống cấp nước của khu công nghiệp Hiệp Phước vào nhà
máy thì được chứa trong bể chứa sau đó được bơm đến bể chứa nước thủy cục ở
trạm xử lý nước cấp cho lò hơi của nhà máy.
Giai đoạn hai: Nước qua các quá trình xử lí đã đạt tiêu chuẩn cấp cho lò hơi được
đưa vào bể chứa nước khử khoáng. Nước khử khoáng được bơm lên bể chứa nước
trong lò hơi của nhà máy.
Sơ đồ cấp nước cho lò hơi của nhà máy điện lực Hiệp Phước được mô tả trong
Hình 4.1
Hình 4.1. Sơ đồ cấp nước cho lò hơi của nhà máy điện lực Hiệp Phước
Chiều cao từ mặt đất đến bồn chứa nước trong lò hơi là 19 (m)
Trong lò hơi có 2 bồn, V
1 bồn
= 250 (m
3
)
4.2 TÍNH TOÁN
4.2.1 Giai đoạn 1
Bể chứa nước
Nhiệm vụ: Chứa và dự trữ nước cấp cho lò hơi
Hiện tại nhà máy có 4 bể chứa mỗi bể chứa có dung tích 1000m
3
Bể chứa hình chữ nhật có kích thước: B x L x H = 22m x 12m x 4 m.
Tính toán cột áp máy bơm
Lưu lượng bơm: Q
bơm
= 130 m
3
/h = 36 l/s
Tra bảng thuỷ lực (Nguồn: [2])
25
bơm
bơm
Nước
Thủy
cục
Bể
chứa
nước
Bể
chứa
nước
Trạm xử
lý nước
khử
khoáng
Bể chứa
nước khử
khoáng
Bể chứa
nước trong
lò hơi