Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tap huan SRI ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.9 KB, 8 trang )

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI)
I. CHƯƠNG TRÌNH 3 GIẢM 3 TĂNG LÀ GÌ?
• 3 giảm 3 tăng dựa trên cơ sở các kết quả của chương trình quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM) nhất là từ kết quả nghiên cứu và lớp quản lý dinh dưỡng.
- 3 giảm là:
+ Giảm lượng giống
+ Giảm lượng đạm
+ Giảm thuốc BVTV
- 3 tăng là:
+ Tăng năng suất
+ Tăng chất lượng
+ Tăng thu nhập
• Các biện pháp chính của Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là:
- Mạ non
- Cấy thưa hợp lý, cấy 1 dảnh/ khóm
- Bón phân cân đối hợp lý trọng tâm là giảm lượng đạm
- Rút kiện nước một số giai đoạn của lúa.
• Dựa trên các kết quả nghiên cứu của SRI nên mục tiêu của chương trình 3
giảm 3 tăng được phát triển lên bước cao hơn, cụ thể:
- 3 giảm là:
+ Giảm chi phí vật tư: Giống, phân bón, thuốc BVTV, nước tưới
+ Giảm công lao động: Gieo mạ, vận chuyển, cấy, tát nước, phun thuốc
+ Giảm suy thoái tài nguyên đất và nước: thông qua việc giảm phân bón
hoá học, thuốc BVTV, nước tưới.
- 3 tăng là:
+ Tăng hiệu quả kinh tế: Thông qua việc tăng năng suất, chất lượng nông
sản và giảm chi phí.
+ Tăng hiệu quả xã hội: Thông qua tăng dân trí, sức khoẻ, tăng thu nhập
góp phần xoá đói giảm nghèo.
+ Tăng hiệu quả môi trường: Thông qua việc giảm ô nhiễm môi trường,


bảo vệ tài nguyên đất và nước để phát triển nông nghiệp bền vững.
II. QUI TRÌNH CỤ THỂ CỦA HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN:
1. Làm mạ.
a. Làm mạ ruộng:
1
- Để cấy cho 1 ha lúa cần chuẩn bị 100-150m
2
đất và gieo 10 – 15 kg hạt
giống (0,1 kg hạt giống trên 1m
2
đất) hay để cấy cho 1 sào lúa cần chuẩn bị 3,5 –
5m
2
và gieo 0,35 – 0,5 kg hạt giống.
- Đất gieo mạ vụ mùa nên chọn chân đất cao dễ tiêu thoat nước, tránh úng
ngập khi mưa lớn, Vụ xuân chọn chân đất vàn, vàn trũng, dễ tưới nước để ruộng
mạ luôn đủ ẩm và tránh rét cho mạ. Làm đất phải đảm bảo nhuyễn bùn, sạch cỏ.
Luống rộng khoảng 1 – 1,2 mét, rãnh rộng khoảng 20 – 30 cm, sâu 10 – 25cm,
mặt luống phẳng, không đọng nước.
- Phân bón cho 100m
2
mạ: 4 - 5 kg super lân (không nên bón đạm cho mạ).
- Kỹ thuật ngâm ủ giống (như bình thường), gieo hạt giống đã nảy mần thật
đều trên mặt luống. Vụ đông xuân dùng nilon che phủ luống để chống rét cho mạ.
Luôn giữ cho mặt luốn đủ ẩm, không giữ nước trên mặt luống.
b. Làm mạ trên nền cứng:
- Lấy bùn ở ruộng lúa hoặc ruộng rau màu (không lấy bùn ao hoặc bùn kênh
mương có nước thải sinh hoạt). Rải bùn đều thành luống trên nền đất cứng hoặc
sân gạnh có độ dày 3 – 3,5 cm, luống rộng 1 – 1,2 met, mặt luống phẳng.
- Lượng giống gieo, phân bón, chăm sóc, che phủ nilon như mạ ruộng.

2. Làm đất ruộng cấy:
- Cày bừa kỹ, ruộng nhuyễn bùn - sạch cỏ - bằng phẳng. Ruộng để lắng bùn
1 - 2 ngày, làm luống rộng 2 mét, rãnh rộng 20 - 30 cm, sâu 15 - 20 cm, rãnh
chung cách bờ khoảng 1 mét (làm rãnh nhanh và giảm công sức lao động bằng
cách sử dụng vật nặng như: túi đất, túi cát kéo mạnh, bùn sẽ gạt sang hai bên
luống tạo thành rãnh luống).
3. Kỹ thuật cấy:
• Mạ non: Tuổi mạ cấy từ 2 – 4,5 lá (sau 7 ngày vụ mùa cây mạ được
2 lá).
• Mạ khi cấy phải hạn chế tổn thương bộ rễ: Dùng xẻng xúc nhẹ thành
từng miếng, quá trình vận chuyển mạ ra ruộng cấy phải đảm bảo tránh dập nát.
Mạ xúc cần đem đi cấy ngay trong ngày. Dùng tay tách từng dảnh mạ đạt nhẹ lên
mặt ruộng. Không nhổ mạ để cấy, vụ xuân cấy khi thời tiết ấm ( nhiệt độ trên 15
o
C).
• Cấy thưa, cấy 1 rảnh/khóm:
Mật độ cấy thay đổi theo tuổi mạ, chất đất, khả năng rút nước khi cấy.
- Tuổi mạ 2 - 3 lá cấy mật độ 25 dảnh / m
2
, khoảng cách 20 cm x 20cm
(vuông mắt sàng) luống rộng 2 mét có 10 cây mạ.
- Tuổi mạ 3 - 4 lá cấy mật độ 30 dảnh / m
2
, khoảng cách 18cm x 18cm
(vuông mắt sàng) luống rộng 2 mét có 11 cây mạ.
- Tuổi mạ 4 - 5 lá cấy mật độ 35 dảnh / m
2
, khoảng cách 16,5cm x 16,5cm
(vuông mắt sàng) luống rộng 2 mét có 12 cây mạ.
Cứ tăng hay giảm 1 cây mạ trên luống 2 m thì mật độ tăng hay giảm tương

ứng khoảng 5 dảnh (khóm)/m
2
.
4. Phân bón:
2
Bón cân đối đạm, lân và kali; bón đúng cách và đúng thời điểm cây lúa cần.
• Phân chuồng hoai mục: 200-300kg/sào, bón 100% trước khi bừa lần
cuối.
• Phân lân: Vụ xuân: 10 – 20 kg/sào, bón sau khi bừa lần cuối hoặc
trước khi cấy. Chân đất vàn, vàn cao bón khoảng 10 kg super lân; Chân đất vàn
trũng, trũng bón khoảng 20 kg lân lung chảy. Vụ mùa không nên bón lân.
• Phân đạm: Giảm trung bình 30% lượng đạm theo tập quán. Số lượng
bón trung bình 4 kg urê ở những ruộng vàn, trũng hoặc giàu mùn, bón trung bình
6 kg urê ở những nơi ruộng cao, vàn cao hoặc nghèo mùn. Tuỳ theo thực trạng
đất đai, giống lúa, mùa vụ để tăng hoặc giảm 10 – 20% lượng đạm.
- Bón lót: trước khi bừa lần cuối 30%
- Bón thúc:
+ Thúc đẻ nhánh: sau cấy 10 – 20 ngày (vụ xuân), 5 – 7 ngày sau cấy (vụ
mùa) bón 50%. Vụ xuân chỉ bón đạm khi thời tiết ấm (nhiệt độ trên 15
0
C).
+ Thúc phân hoá đòng (đứng cái): sau cấy 45 – 50 ngày (vụ xuân), 35 – 40
ngày (vụ mùa). Phải xem xét mùa sắc lá lúa để quyết định số lượng cần bón. Nếu
lúa xanh: không cần bón. Tuỳ theo mức độ xanh vàng hoặc vàng xanh bón 0,5 – 1
kg urê/sào (khoảng 20% tổng lượng đạm).
• Phân kali: lượng bón từ 5 – 6 kg kali clorua/sào. bón thúc đẻ nhánh 50 %,
bón thúc phân hoá đòng 50%.
5. Điều tiết nước:
a. Giữ nước:
- Lần 1: Từ khi cấy đến sau khi bón thúc đẻ nhánh 3 -4 ngày, kết hợp là cỏ

xục bùn. Giữ mực nước trên mặt ruộng khoảng 2cm.
- Lần 2: Từ khi lúa phân hoá đòng (đứng cái) đến khi lúa chín sáp (chắc
xanh) hay trước thu hoạch khoảng 15 ngày. Giữ mực nước trên mặt ruộng khoảng
3 cm.
b. Rút nước:
- Lần 1: Sau khi bón thúc đẻ nhánh và làm cỏ 3-4 ngày đến khi lúa phân hoá
đòng (đứng cái). Rút kiệt nước, để ruộng cạn liên tục đến khi ruộng nẻ (đi vào
ruộng chỉ hơi lún đất không bị lấm chân. Nếu ruộng khô thì tưới ẩm vào các rãnh,
không giữ nước trên ruộng.
- Lần 2: Từ khi lúa chín sáp (chắc xanh) hay trước thu hoạch khoảng 15
ngày đến khi thu hoạch. Rút kiệt nước triệt để cho ruộng ở mức độ nẻ (đi vào
không lún châm).
Những nơi chủ động tưới nước nên giữ cho ruộng đủ ẩm, không cần giữ nước
trên mặt ruộng.
6. Phòng trừ dịch hại:
Thăm đồng thường xuyên, làm cỏ - trừ cỏ kịp thời, phòng trừ sâu bệnh theo
kết quả phân tích đồng ruộng (phân tích hệ sinh thái).
3
III. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN
Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số hạt/m
2
có vai trò lớn nhất chiếm 60,2%
năng suất. Số hạt/m
2
phụ thuộc chặt chẽ vào số bông/m
2
và số hạt/bông. Tuy nhiên hai
yếu tố này có mối quan hệ nghịch bởi khi số bông/m
2
tăng thì số hạt/bông lại giảm.

Trong kỹ thuật canh tác cần tạo điều kiện và kết hợp hài hoà mối quan hệ giữa
số bông/m
2
và số hạt/bông đạt tối ưu trên một đơn vị diện tích.
Để đạt được số bông mong muốn việc mà mọi người cần quan tâm đó là quá
trình đẻ nhánh của cây lúa. Cây lúa đẻ nhánh rất sớm, khi lá thứ 5 trên thân chính
xuất hiện thì nhánh thứ nhất từ nách lá thứ 2 trên thân chính xuất hiện. Qui luật
này cũng đúng cho nhánh cấp 2 và cấp 3 hay mẹ đẻ, con đẻ, cháu đẻ. Một giống
lúa có tổng số 13 lá, khi lá thứ 13 xuất hiện và đẻ nhánh đã kế thúc thì cây lúa có
tất cả 40 dảnh: 9 dảnh cấp 1, 21 dảnh cấp 2 và 10 dảnh cấp 3.
Yếu tố quyết định cho lúa đẻ nhánh nhiều hay ít là ánh sáng thay vì quan niệm
bón phân là quyết định cho lúa đẻ nhánh.
Cây lúa đẻ nhánh hay điểm sinh trưởng phân hoá và phát triển thành nhánh khi
cường độ ánh sáng đủ. Cường độ ánh sáng đủ hay không bị chi phối bởi mật độ
cấy dày hay thưa, số dảnh một khóm nhiều hay ít, tuổi mạ non hay già, mức độ
cấy nông hay sâu, và mực nước cạn hay nhiều nước.
Phân tích mật độ ảnh hưởng tới ánh sáng và ảnh hưởng tới đẻ nhánh cho thấy
rõ trên ruộng mạ do mật độ cao che khuất ánh sáng đến điểm sinh trưởng nên mạ
trên ruộng không đẻ nhánh được, chỉ có những hạt lúa ở rãnh luống đủ ánh sáng
nên mạ đẻ nhánh “ngạnh trê”. Ruộng mạ dù đất tốt, bón nhiều phân cũng không
thể đẻ nhánh được, ví dụ này chứng minh cụ thể vai trò của ánh sáng quyết định
đến đẻ nhánh chứ không phải phân bón. Cấy thưa sẽ kéo dài thời gian che khuất
ánh sáng nên đẻ nhánh nhiều. Thực tế trên ruộng cấy cũng thấy rất rõ nếu cấy dày
thì số bông một khóm sẽ ít đi, cấy thưa số bông một khóm sẽ cao.
Đối với số dảnh một khóm cũng là yếu tố cản trở ánh sáng đến điểm sinh
trưởng hay ảnh hưởng đến để nhánh. Cấy một dảnh cây lúa đủ ánh sáng ở mọi
phía sẽ đẻ nhánh sớm, nhánh đẻ xoè ra tạo điều kiện cho ánh sáng đến với những
nách lá khác. Trong khi cấy nhiều dảnh, từng phía của dảnh lúa sẽ thiếu ánh sáng,
dảnh ở giữa không đẻ được thường gọi bị “lõi lúa”.
Tuổi mạ khi cấy có vai trò rất quan trọng cho lúa đẻ nhánh. Như đã nêu ở trên,

cây lúa ở ruộng mạ không thể đẻ nhánh được, nên lúa ở trên ruộng mạ càng nhiều
thời gian hay tuổi mạ càng già sẽ hạn chế khả năng đẻ nhánh. Mặt khác, mạ già
thường cao cây, trên ruộng cấy sẽ nhanh che khuất, giảm cường độ ánh sáng đến
điểm sinh trưởng từ đó hạn chế khả năng đẻ nhánh.
Mức độ cấy “nông tay hay sâu tay” cũng ảnh hưởng tới ánh sáng và khả năng
đẻ nhánh. Cấy “sâu tay” làm cho cây lúa ngập sâu trong bùn sẽ thiếu ánh sáng
không đẻ nhánh được. Cây lúa phải mất một thời gian vươn lóng khỏi lớp bùn lên
mặt ruộng mới đủ ánh sáng để tiếp tục đẻ nhánh. Mạ già sẽ tạo cơ hội cho cấy
“sâu tay”. Bừa xong bùn chưa lắng nếu cấy ngay cũng làm cho lúa ngập sâu trong
bùn. Mạ non, ruộng đã lắng bùn sẽ tạo cơ hội cho cấy “nông tay”. Cấy nông còn
có ý nghĩa tạo điều kiện cho rễ lúa phát triển thuận lợi trong điều kiện đầy đủ
4
oxy, không ảnh hưởng bởi chất độc và hấp thụ được nhiều dinh dưỡng dễ tiêu ở
lớp đất mặt.
Mực nước ruộng càng cao thì càng làm giảm cường độ ánh sáng đến điểm sinh
trưởng của cây lúa. Ruộng cạn có cường độ ánh sáng đến với cây lúa mạnh nhất.
Thực tế cũng cho thấy những ruộng nhiều nước lúa đẻ nhánh kém hơn.
Sau ánh sáng, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc đẻ nhánh của lúa.
Dinh dưỡng cung cấp từ đất có ý nghĩa quyết định thay vì quan niệm bón vào
bằng phân hoá học. Hàng chục năm nay chúng ta thực hiện rất tốt việc cải tạo đất
bằng con đường thuỷ lợi, làm đất ải và để lại nhiều rơm rạ cho đồng ruộng đã làm
cho đất mầu mỡ lên rất nhiều, lượng đạm lân bón có xu thế giảm dần, càng chứng
minh vai trò dinh dưỡng cung cấp từ đất. Nên việc bồi bổ đất bằng các chất hữu
cơ rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần bổ sung phân bón hoá học do những thiếu
hụt của đất.
Để nâng cao hiệu quả phân bón vấn đề quan tâm trước tiên là sự phát triển của
rễ lúa. Rễ lúa phát triển mạnh trong điều kiện đất đủ lân dễ tiêu, đủ oxy, ít chất
độc và nhiệt độ thích hợp. Lân trong đất ở dạng khó tiêu rất sẵn, ở nhiệt độ 35
0
C

trong vụ mùa, lân khó tiêu chuyển sang dạng dễ tiêu cho lúa sử dụng nên không
phải bón lân. Vụ xuân nhiệt độ thấp, rễ lúa chậm phát triển, lân khó tiêu không
chuyển hoá sang dạng dễ tiêu nên phải bón lân cho lúa. Lượng bón lân dựa trên
nguyên tắc tăng dần từ đất cao xuống đất trũng. Những năm rét phải bón gấp rưỡi
hoặc 2 lần năm ấm. Đất trũng, mạ già, cấy sâu tay, khi cấy gặp rét phải bón nhiều
lân. Có thể giảm lượng lân bằng cách cấy mạ non, cấy nông tay, xúc mạ khi cấy.
Rút cạn nước giai đoạn đẻ nhánh ở mức độ nẻ sẽ tạo điều kiện oxy trực tiếp với
rễ, hạn chế chất độc, tăng cường các chất dinh dưỡng dễ tiêu sẽ giúp cho rễ lúa
phát triển mạnh cả bề rộng và chiều sâu. Hiện nay chúng ta đang sử dụng phổ
biến lân Lâm Thao và lân Văn Điển. Lân Lâm Thao có tính axít nên bón ở đất
vàn, vàn cao. Lân Văn Điển có tính kiềm nên bón ở đất vàn trũng, trũng.
Dinh dưỡng đạm cung cấp cho lúa chủ yết từ đất và các chất hữu cơ thay vì
quan niệm bón phân đạm là chủ yếu. Hiện nay phân chuồng có xu thế giảm, nhiều
diện tích không được bón. Nhưng bù lại chúng ta có khoảng 80% chất hữu cơ từ
rơm rạ để lại cho đất. Việc tận thu các nguồn phân hữu cơ bổ sung cho đất là rất
quan trọng, nhất là không nên đốt rơm rạ. Đạm trong đất còn được giàu nên nhờ
hệ sinh vật cố định đạm sinh sống trong đất và cây họ đậu, đặc biệt là đậu tương
đông. Việc bón phân bổ sung đạm hoá học rất quan trọng cho đất nghèo mùn, đất
thành phần cơ giới nhẹ và đất nhiều năm không được bón phân hữu cơ. Tuy nhiên
việc bón phân cho lúa là vấn đề khó khăn nhất của nông dân và canh tác lúa.
Thực tế cho thấy đa số nông dân bón thừa đạm so với nhu cầu của cây từ 2 – 4 kg
ure 1 sào (360 m
2
). bón chưa đúng thời điểm và nhu cầy của cây. Bón đạm để đạt
năng suất cao, ít sâu bệnh là mục tiêu cần vươn tới. Bón đạm phải trông đất: dựa
trên nguyên tắc đất từ chân cao xuống chân trũng phải bón giảm dần, ruộng cạn
nước bón đạm hiệu quả hơn ruộng nhiều nước.
Phải trông trời: ở vụ xuân đạm bị hao phí do nằm lâu trên đất nên phải bón
tăng hơn vụ mùa. Không bón đạm khi trời chuẩn bị mưa hoặc khi nắng ghắt, nhiệt
độ cao.

5
Trông đất: để quyết định lượng bón lót, bón thúc đẻ nhánh giúp cho lúa đẻ
nhánh thuận lợi.
Phải trông cây: để quyết định lượng bón khi lúa đứng cái. Đây là thời điểm
quyết định số hạt và trọng lượng hạt. Nếu bón thừa đạm sẽ “lợi bất cập hại”,
nhiều hạt lép, hạt không mẩy, nhiều sâu bệnh, dễ bị đổ. Trông cây chính là nhìn
vào màu sắc lá lúa để bón.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đạm chính là giảm lượng đạm bằng con đường rút
kiệt nước giai đoạn đẻ nhánh, cấy một dảnh, cấy thưa, bón đúng thời điểm và nhu
cầu cây cần.
Đối với kali là loại dinh dưỡng rất dễ bị rửa trôi từ đất cao xuống đất trũng và
ra sông ngòi. Ở đất trũng kali bị ép chặt trong sét nên cây không sử dụng được.
Nguồn kali trong đất chủ yếu ở chất hữu cơ như rơm rạ. Những năm trước kali ít
được chú ý nên mất cân đối với đạm và lân. Kali là yếu tố có tác dụng ở giai đoạn
sau, cho nên thời điểm bón kali hiệu quả nhất khi lúa đứng cái; có thể bón một
nửa ở giai đoạn đẻ nhánh để lúa tăng cường hút đạm. Ở thời điểm lúa đứng cái
cần phải trông cây để quyết định lượng kali cần bón dựa trên nguyên tắc lúa càng
xanh càng bón ít kali thay vì quan niệm lúa càng xanh càng bón nhiều kali chống
lúa lốp đổ hoặc giảm bệnh.
Quang hợp và hô hấp quyết định đến các yếu tố cấu thành năng suất. Có thể
hiểu nôm na quan hợp là quá trình tích luỹ năng lượng mặt trời vào trong cây và
hô hấp là quá trình tiêu hao năng lượng tích luỹ được. Cần phải điều chỉnh mối
quan hệ này để quang hợp cao nhất và hô hấp thấp nhất. Những lá trực tiếp nhận
ánh sáng mặt trời là những lá quang hợp hay làm việc để sản xuất ra vật chất, còn
những lá bị che khuất không trực tiếp nhận ánh sáng mặt trời là những lá hô hấp
hay không làm việc chỉ tiêu hao vật chất. Cường độ hô hấp phụ thuộc vào nhiệt
độ và ẩm độ. Nhiệt độ càng cao, ẩm độ càng lớn thì hô hấp càng mạnh. Những
ruộng rậm rạp, nhiều lá bị che khuất, ẩm độ cao do cấy dày, bón nhiều đạm sẽ hô
hấp rất cao. Lúa ở giai đoạn đẻ nhánh ruộng thông thoáng, nhiều lá trực tiếp với
ánh sáng nên quang hợp cao, hô hấp thấp. Từ khi giai đoạn đứng cái trở đi đến

khi lúa làm đòng, lúa có diện tích lá lớn nhất, ẩm độ trong ruộng cao, cường độ
hô hấp cao nhất. Những ruộng càng rậm rạp càng hô hấp tiêu hao năng lượng
mạnh. Cây lúa phải tự loại bỏ một số dảnh để tồn tại, cũng tương tự ở các giai
đoạn sau phải loại bỏ một số hoa thành hạt lép và hạt không mẩy. Vài ví dụ cho
thấy, ruộng lúa gieo thẳng 150 kg giống/ha ở thời điểm cao nhất đạt 1500
dảnh/m
2
nhưng chỉ đạt gần 500 bông /m
2
, tỷ lệ hữu hiệu khoảng 30%, tỷ lệ hạt lép
18% được 22 ngàn hạt chắc/m
2
, năng suất 51 tạ/ ha. Mật độ 45 khóm/ m
2
, cấy 3 –
4 dảnh/ khóm, cao nhất đạt 456 dảnh/m
2
thành 225 bông/m
2
, tỷ lệ hữu hiệu 46%,
tỷ lệ hạt lép 23% được 31 ngàn hạt chắc/m
2
, năng suất 68 tạ/ ha. Cấy 25 khóm/
m
2
, 1 dảnh/ khóm, cao nhất đạt 292 dảnh/ m
2
thành 205 bông/m
2
, tỷ lệ hữu hiệu

61%, tỷ lệ hạt lép 14% được 35,5 ngàn hạt chắc/m
2
, năng suất 78 tạ/ha.
Cấy như SRI sẽ hài hoà mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
Rút kiệt nước một số thời điểm của cây lúa có ý nghĩa lớn trong việc tiết kiệm
nước, tiết kiệm điện, giảm chi phí, giảm công tát nước, còn có ý nghĩa trực tiếp
làm cho đất khoẻ và cây khoẻ.
6
Đất trồng lúa đa số là đất chua, yếm khí, nhiều chất độc. Các chất dinh dưỡng
tổng số cao, dinh dưỡng dễ tiêu thấp. Rút kiệt nước tạo cho oxy tiếp xúc trực tiếp
với đất, làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật hảo khí, giảm độ chua, giảm
chất độc, tăng cường chuyển hoá các chất khó tiêu thành dễ tiêu.
Từ xa xưa tổ tiên của lúa nước là lúa cạn. Cây lúa nói riêng và đa số cây trồng,
oxy có vai trò rất quan trọng đối với bộ rễ. Giữ nước liên tục cây lúa chỉ sử dụng
được lượng oxy rất hạn hẹp trong nước. Rút kiệt nước giai đoạn đẻ nhánh giúp
cho rễ lúa tiếp xúc trực tiếp với oxy nhiều rễ trắng, rễ dài và to, phát triển mạnh
cả bề rộng lẫn chiều sâu, tăng khả năng lấy dinh dưỡng và chống hạn. Rút kiệt
nước trước thu hoạch 15 ngày làm tăng tuổi thọ của rễ và chống đổ.
Đối với sâu bệnh: chúng chỉ phát sinh gây hại khi có điều kiện sinh thái thích
hợp. Trong các điều kiện thì ẩm độ ruộng lúa và đạm tự do trong lá có vai trò
quan trọng. Áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến giúp cho cây khoẻ, tăng khả
năng chống chịu sâu bệnh, ruộng lúa thông thoáng ẩm độ thấp, đạm tự do trong lá
thấp tạo điều kiện không phù hợp cho nhiều sâu bệnh chính gây hại.
Trong kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến cần tìm hiểu rõ thêm một số vấn đề như
bừa cấy xong phải để lắng bùn nhằm cấy đạt yêu cầu nông tay. Làm luống có ý
nghĩa trong việc đảm bảo mật độ cấy mong muốn, đơn giản hóa khi thực hiện có
thể thay việc chăng dây cấy theo băng luống. Chỉ cần nhớ trên luống rộng 2 mét
có 9 cây mạ là mật độ 20 dảnh/m
2
, 10 cây mạ là 25 dảnh/m

2
…làm luống còn có
tác dụng tưới, rút nước cho lúa và trồng đậu tương đông theo yêu cầu. Cấy bằng
mạ nhổ thường mất hầu hết rễ, khả năng hút nước kém, cây mạ bị tổn thương khi
đập và không có nước khi cấy, mạ sẽ thoát hơi nước mạnh làm cho lúa chết khi
gặp rét.
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐỂ NÔNG DÂN TIẾP CẬN VỚI KỸ THUẬT MỚI:
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến có hiệu quả rất cao. Tuy nhiên những biện
pháp chủ đạo trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến khác biệt với tập quán và quy
trình khác.
Để nông dân ứng dụng vào sản xuất phải tạo cho họ có lòng tin bằng nhiều
hình thức, phương pháp tiếp cận, nhận thức thực tế.
Sử dụng đồng bộ các phương tiện nghe, nhìn, học tập, thực hành, thử nghiệm
thực tế như: tổ chức tập huấn, phát đĩa truyền thanh, cấp phát tờ hướng dẫn, đĩa
hình, tổ chức hội nghị đầu bờ, tổ chức lớp nghiên cứu, triển khai mô hình, tuyên
truyền kết quả và kinh nghiệm trên sóng phát thanh - truyền hình, báo, tạp chí,…
chỉ đạo của Đảng, chính quyền, HTX, vận động các đoàn thể địa phương.
Việc tiến hành hoạt động trên có thể không theo một trật tự nhất định, tuỳ
thuộc vào điều kiện thực tế. Tuy nhiên các địa phương có thể tham khảo các bước
thực hiện các hoạt động trên như sau:
- Chọn nhóm nông dân nòng cốt gồm 30 người tham gia lớp nghiên cứu.
- Chọn ruộng nghiên cứu gần đường giao thông, nơi nhiều người qua lại để
tiện cho việc thăm quan học tập.
- Tổ chức tập huấn cho nhóm nông dân nòng cốt và các nông dân khác.
7
- Phát băng đĩa truyền thanh nhiều lần để nhiều người biết đến hệ thống
thâm canh lúa cải tiến.
- Yêu cầu nhóm nông dân nòng cốt và khuyến khích nông dân khác thử
nghiệm một ruộng của gia đình bằng cách chia đôi ruộng; một nửa làm theo tập
quán, một nửa làm theo hệ thống thâm canh lúa cải tiến.

- Thông tin cho mọi người biết địa điểm ruộng nghiên cứu để tham quan từ
khi cấy đến khi thu hoạch.
- Lớp nghiên cứu tiến hành các hoạt động học tập.
- Tổ chức hội nghị đầu bờ cho lãnh đảo Đảng, chính quyền, HTX, các
ngành, đoàn thể và nhiều nông dân biết kết quả thực tế.
- Đánh giá kết quả và thông tin trên Đài truyền thanh địa phương.
- Nhóm nông dân nòng cốt, những người thử nghiệm ruộng gia đình thông
tin kết quả cho hàng xóm gần ruộng hoặc gần nhà đồng thời hướng dẫn họ cách
thử nghiệm.
- Triển khai mô hình vài hec ta ở vụ kế tiếp.
Chọn ruộng và nông dân tham gia mô hình có tối thiểu ¼ số người tham gia
lớp nghiên cứu vụ trước có ruộng trong mô hình.
- Tập huấn phát tờ rơi cho nông dân tham gia mô hình.
- Truyền phát băng đĩa truyền thanh, truyền hình cho toàn dân.
- Chọn nhóm nông dân nòng cốt từ lớp nghiên cứu hướng dẫn giám sát nông
dân mô hình thời điểm cấy và chăm sóc.
- Tiếp tục thông tin cho nhiều người biết địa điểm triển khai mô hình để
thăm quan từ khi cấy đến khi thu hoạch.
- Tổ chức hội nghị đầu bờ với thành phần rộng rãi để cho nhiều người biết
kết quả.
- Đảng uỷ, chính quyền địa phương có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đảng
viên, các hộ thử nghiệm ứng dụng.
- Có niềm tin và thực hiện ứng dụng khi chính từng người đã tiến hành làm
thử trên ruộng nhà mình.
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×