Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

“Chuột rút” nên dùng thuốc gì? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143 KB, 4 trang )

“Chuột rút” nên dùng
thuốc gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút (vọp bẻ)
và cách khắc phục theo từng nguyên nhân:
Do thiếu calcium, magnesium và kalium:
Nguyên nhân này thường gặp ở người có thai và
cho con bú hay ở trẻ trưởng thành (do trong
khẩu phần ăn không đủ chất). Với nguyên nhân
này chỉ cần bổ sung các chất trên là được. Lưu
ý, nên bổ sung từng thứ một. Ví dụ, nếu thiếu cả
calcium và magnesium thì bổ sung magnesium
trước rồi bổ sung calcium sau vì calcium làm
giảm sự hấp thụ mangesium. Ngoài ra, chuột rút
còn do ứ đọng acid lactic (vì vận động quá mức,
vì dùng thiếu nước hay do dùng thuốc làm cho
chuyển hoá bị rối loạn).
Do sự lão hoá hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch:
Nguyên nhân này thường xảy ra với những
người lớn tuổi. Ở người lớn tuổi, nguyên nhân
này lại đi kèm với nguyên nhân trên (vì sự hấp
thu các chất trên giảm sút). Cách khắc phục là
vừa bổ sung calcium, magnesium, kailum vừa
bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và
hệ tuần hoàn. Thường dùng nhất là vitamin B
1
,
uống, liều cao hay vitamin B
6
(phối hợp sẵn
trong viên magnesium B
6


).

Do hoạt động thái quá của hệ thần kinh cơ bắp:
Ví dụ như tập luyện căng thẳng mãi trong một
tư thế, trong một điều kiện bắt buộc khác với
bình thường (như lạnh đột ngột). Điều này hay
xảy ra với vận động viên và cách phòng chữa
chuột rút ở họ cũng có khác: Cần có thời gian
làm duỗi cơ 5-10 phút trước lúc khởi động,
mang trang bị đúng (dùng loại giày thích hợp),
dùng đủ nước (thiếu nước sẽ gây tích lũy acid
lactic). Khi bơi lội hay bị chuột rút ở ngón chân
(nên khởi động cho ấm, vào nước từ từ bằng vận
động chậm). Khi bị vọp bẻ thì ngừng ngay hoạt
động, nếu được có thể kéo duỗi cơ từ 15-20 giây
cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Sau khi bị chuột
rút nên nghỉ luyện tập khoảng 1 giờ để cơ bắp
và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục. Xoa
dầu, làm nóng vùng chuột rút trong vài phút để
làm giãn cơ. Đương nhiên, vận động viên cũng
cần ăn hay dùng thuốc bổ sung đủ calcium,
magnesium, vitamin như các trường hợp nêu
trên và nhu cầu vận động viên bao giờ cũng cao
hơn.
Một thuốc nữa thường dùng trong chuột rút là
thuốc làm bền và giãn mạch. Chúng có tác dụng
làm cho máu lưu thông, cung cấp đủ các chất
cho hệ cơ và thần kinh như cyclo-3 fort (gồm
cao ruscus alculeatus + hesperdin methyl chacol
và vitamin C) hay các loại khác như

benzequerein. Thuốc khó dùng, cần có chỉ dẫn
của thầy thuốc.
Người bị chuột rút cũng không nên lạm dụng
chất kích thích như cà phê.
Y học cổ truyền cho chuột rút là do hàn (lạnh thì
co), thuộc phong (gây co cứng), do ẩm (khí
huyết ứ trệ). Thường dùng bài thuốc thư cân
hoạt huyết bao gồm tới 12 vị ( phòng phong,
kinh giới, độc hoạt, đương quy, tục đoạn, thanh
bì, hồng hoa, chỉ xác, ngũ gia bì, đỗ trọng, ngưu
tất) gia giảm từng vị từ 6 - 12g. Sắc uống mỗi
đợt 5 ngày. Xét kỹ thì các thuốc trên có cơ chế
phòng ngừa chuột rút giống như tân dược.
Bổ sung thức ăn hay dùng thuốc với liều đầy đủ,
duy trì cho đến lúc tình trạng chuột rút không
còn hoặc rất hiếm xảy ra

×