Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Mụn rộp ở môi: Dùng thuốc gì? Có người bị mụn rộp môi tưởng là do dị doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.74 KB, 5 trang )

Mụn rộp ở môi: Dùng thuốc gì?


Có người bị mụn rộp môi tưởng là do dị ứng, do thiếu vitamin C và cứ
mỗi lần tái phát lại dùng các thuốc này. Bệnh không khỏi mà còn nặng hơn.
Vài đặc điểm về bệnh
Bệnh do virus herpes simplex. Như ta biết herpes simplex có 2 nhóm.
Herpes simplex nhóm II gây mụn rộp bộ phận sinh dục, nhóm I gây ra mụn rộp
môi. Khoảng 80% dân số nhiễm virus này, nhưng bình thường chúng nằm yên
trong cơ thể, chỉ có khoảng 25% phát bệnh, khi có điều kiện thuận lợi, xảy ra chủ
yếu ở trẻ em và cả người lớn. Mỗi đợt kéo dài 1 - 3 tuần, tùy người một năm tái
phát 1 - 2 lần, cũng có khi đến 5 - 6 lần. Dấu hiệu dễ thấy là bị ngứa, nóng, rát, đỏ
da, có cảm giác lăn tăn ở môi, sau đó xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, tập
trung thành từng đám trên môi hay quanh môi (đôi khi còn ở miệng, má, cằm,
mũi). Những mụn này chứa đầy dịch, khi bị vỡ, dịch chảy ra ngoài làm lây bệnh.
Đường lây do tiếp xúc, chủ yếu qua môi (hôn, dùng chung khăn mặt).
Trường hợp sức đề kháng yếu hoặc bị các bệnh làm suy giảm miễn dịch,
bệnh thường nặng (lan rộng, kéo dài, có biến chứng). Còn lại đa số trường hợp
khác, bệnh thường nhẹ, có thể tự khỏi trong vài tuần.

Một số thuốc thường dùng
Thuốc kháng virus: chọn một trong 3 loại acyclovir, famcyclovir,
valacylovir. Trường hợp nhẹ hay nặng đều nên dùng, vì thuốc làm rút ngắn thời
gian kéo dài, giảm tái phát, trường hợp nặng càng cần phải dùng vì thuốc giúp
giảm mức trầm trọng. Dùng càng sớm càng tốt, ngay sau khi có dấu hiệu bị bệnh
đầu tiên (ngứa, nóng rát, đỏ). Liều dùng phải cao (ví dụ như acyclovir mỗi ngày
uống 2 - 3 lần, mỗi lần 400mg). Đợt dùng thường kéo dài 5 ngày. Riêng với người
bệnh có nhiễm HIV, đợt dùng tối thiểu 10 ngày. Nếu dùng đường uống thì nên
chọn là famcyclovir. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết (người bệnh không dung
nạp, hoặc đứng trước nguy cơ diễn biến xấu, kể cả trường hợp nhiễm HIV) thì có
thể dùng acyclovir truyền tĩnh mạch.


Thuốc giảm đau: đau không dữ dội, nhưng kéo dài, gây khó chịu, nên chọn
loại thông thường, ít gây tai biến như acetaminophen (paracetamol).
Thuốc chăm sóc tại chỗ: trường hợp nặng hay nhẹ đều cần dùng. Trường
hợp nhẹ có khi chỉ cần dùng thuốc chăm sóc tại chỗ bệnh vẫn khỏi. Thuốc chăm
sóc tại chỗ gồm: Cream kháng virus acyclovir 5% có tác dụng như: loại uống
nhưng mức độ thấp hơn.
Các thuốc chống bội nhiễm (dung dịch povidin, dung dịch milian): nhờ
chống bội nhiễm, thuốc làm khô nhanh các vết trợt lở và đóng mày. Các loại kem
chống nắng bôi môi có chỉ số chống nắng (SPF) khoảng 15. Cream làm giảm đau
xyclocain. Ngoài ra, cần súc miệng bằng nước muối, tắm nước ấm hay dung dịch
thuốc tím pha loãng. Không nhất thiết phải dùng tất cả mà chỉ chọn loại cần thiết
(ví dụ trong trường hợp nặng đã dùng kháng virus uống hay tiêm thì không cần
dùng dạng cream).
Thuốc ngăn ngừa tái phát: virus thường có trong cơ thể, trong đợt bùng
phát bệnh, dù có dùng kháng virus cũng không bao giờ loại sạch hoàn toàn, nên
không thể chữa khỏi vĩnh viễn, có thể tái phát khi có điều kiện. Tuy nhiên, chỉ
dùng thuốc ngừa tái phát thường xuyên, lâu dài với những người mỗi năm tái phát
từ 6 lần trở lên. Phổ biến là dùng từ 6 - 18 tháng, khi mỗi năm chỉ còn tái phát từ 2
lần trở xuống thì ngừng dùng. Nhưng trong thực tế, người ta cũng từng dùng cho
những người đặc biệt liên tục đến 13 năm. Thuốc chọn dùng là một trong 3 kháng
virus acyclovir, famcyclovir, valacylovir. Tuy dùng liều thấp hơn trong đợt điều trị
cấp tính (bằng khoảng 1/2 - 2/3) nhưng vì dùng thường xuyên, lâu dài nên thuốc
có tác dụng phụ (tuy không lớn) và tốn kém, cần phải cân nhắc.
Song song với việc dùng thuốc cần có chế độ dinh dưỡng tăng khả năng đề
kháng cơ thể. Cần tránh các loại thức ăn có hàm lượng arginin cao (dừa, đậu nành,
sô-cô-la, cà rốt...) vì arginin là yếu tố cần để herpes simplex tái sinh, tuy nhiên
không kiêng hoàn toàn, vì arginin cũng rất cần cho việc hấp thu thức ăn phát triển
cơ thể. Người đang có bệnh không làm lây sang người lành bằng cách tiếp xúc
(hôn, dùng chung khăn mặt), không làm lan rộng bệnh ra vùng khác (tránh sờ lên
mắt, không dùng nước miếng làm ướt kính sát tròng, tránh hoặc cẩn thận khi dùng

mỹ phẩm, thuốc tẩy trang).
Mụn rộp môi không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe song không lợi về thẩm
mỹ, người bệnh lo chữa chủ yếu vì mục đích này. Tuy không chữa khỏi vĩnh viễn
nhưng nếu dùng thuốc đúng, tránh làm xuất hiện những điều kiện thuận lợi thì sẽ
giảm và có khi không còn tái phát

×