Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Có nên ngưng dùng thuốc, mỹ phẩm chứ a paraben? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.19 KB, 4 trang )

Có nên ngưng dùng thuốc, mỹ
phẩm chứ a paraben?
Sau khi báo SK&ĐS số 84 ra ngày 26/5 đăng tin Quốc hội Pháp thông qua dự luật cấm
sử dụng ba hóa chất trong đó có paraben (một loại hóa chất sử dụng trong sản xuất dược
phẩm và mỹ phẩm) vì gây rối loạn nội tiết và có thể gây ung thư vú, vô sinh Nhiều bạn
đọc gọi điện đến tòa soạn bày tỏ lo ngại khi đang sử dụng thuốc, mỹ phẩm có paraben:
Paraben là chất gì? Có nên ngưng sử dụng sản phẩm có chứa paraben ? Để giúp bạn đọc
hiểu rõ thêm vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của các chuyên gia và cơ quan
quản lý dược phẩm và mỹ phẩm. Cấ u trúc hóa học củ a cá c paraben.
TS. TRƯƠNG QUỐC CƯỜNG - Cục trưởng Cục Quản
lý Dược: Cơ quan chức năng đang theo dõi sát sao các
thông tin liên quan đến chất paraben
Liên quan thông tin một số mỹ phẩm, dược phẩm có chứa
chất paraben - chất bảo quản có khả năng gây ung thư vú
và vô sinh nam, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có Công
văn số 7353/ QLD-TT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố
yêu cầu thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, các
đơn vị kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm trên địa bàn biết
thông tin liên quan đến các dẫn xuất paraben. Đồng thời,
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Trung tâm quốc gia về
thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc thu thập, cung cấp các thông tin,
dữ liệu nghiên cứu lâm sàng có liên quan đến paraben gửi về Cục Quản lý Dược để xem
xét, đánh giá.

Riêng với các nhà sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược yêu cầu chủ động
nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất, dạng bào chế để giảm thiểu nồng độ paraben trong
sản phẩm hoặc ưu tiên sử dụng các phương pháp bảo quản vật lý và không hoá học (cải
tiến bao bì) nhằm hạn chế sử dụng chất bảo quản hoá học.
Theo Công văn của Cục Quản lý Dược, năm 2004, một nghiên cứu của Anh đã tìm thấy
paraben trong mẫu sinh thiết các khối u vú. Tuy nhiên, nghiên cứu này có những thiếu sót
về phương pháp luận và điều này cũng được nhóm tác giả thừa nhận. Cơ quan Quản lý


Dược của Pháp (Afssaps) đã chủ động triệu tập một nhóm chuyên gia tập trung nghiên
cứu về các dẫn xuất paraben có trong các sản phẩm có liều sử dụng hàng ngày lớn, được

tiêu thụ nhiều và đặc biệt là được sử dụng cho trẻ em, khuyến khích họ nhanh chóng thiết
lập nghiên cứu để xem xét về nguy cơ đối với khả năng sinh sản sau này của nam giới.
Các nước khác trong liên minh châu Âu và tổ chức dược phẩm châu Âu đang chờ kết quả
nghiên cứu này để đưa ra quyết định tiếp theo.
Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã có thông báo liên quan
đến paraben năm 2007. FDA cho rằng, chưa có bằng chứng về việc mỹ phẩm có chứa
paraben có thể gây hại cho người tiêu dùng, đồng thời vẫn tiếp tục đánh giá các dữ liệu
mới về nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Cũng về vấn đề này, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống ngày 26/5, TS.
Trương Quốc Cường khuyến cáo, người tiêu dùng không nên quá hoang mang về thông
tin nhật báo của Pháp đưa ra việc 400 loại dược phẩm, mỹ phẩm có chứa chất paraben
bởi đây là một chất bảo quản được cho phép sử dụng với hàm lượng nhất định. Hiện nay,
Cục Quản lý Dược và các cơ quan chức năng đang tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin
khoa học về vấn đề này để kịp thời có biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe và
quyền lợi người tiêu dùng.
ThS. LÊ QUỐC THỊNH - Trưởng khoa Dược, Bệnh
viện 71 Trung ương: Paraben không phải là hoạt
chất làm thuốc
Paraben là chất có tính kháng khuẩn và kháng nấm
nhưng chỉ được dùng làm chất bảo quản để ngăn
ngừa sự nhiễm khuẩn (do nấm hoặc vi khuẩn) và hạn
chế sự phân hủy của các hoạt chất dẫn đến giảm hiệu
quả của thuốc, mỹ phẩm. Vì nó nằm trong thành phần
của chất bảo quản (là chất phụ gia thêm vào công
thức bào chế) nên trong các dược phẩm thuốc, chúng
ta không mấy khi gặp tên này trong thành phần.

Nhưng trong mỹ phẩm như trên các hộp kem dưỡng da, kem chống nắng, son môi, sữa
tắm thường có ghi thành phần của các chất bảo quản như methylparaben, butylparaben,
ethylparaben, isobutylparaben, propylparaben…
Thực tế cho thấy, các loại mỹ phẩm, dược phẩm rất dễ bị hỏng do nấm mốc, vi khuẩn
trong quá trình lưu thông, bảo quản tại kho hàng. Paraben sẽ giúp cho các sản phẩm làm
đẹp hoặc thuốc có thể giữ nguyên chất lượng ban đầu sau thờ i gian vận chuyển trên các
chuyến tàu, nằm trên các quầy kệ cửa hàng hay siêu thị hà ng năm trời và có thể chịu
đựng nhiệt độ khắc nghiệt để đảm bảo chất lượng khi đến tay người sử dụng.

Thông tin về paraben gây ung thư vú, vô sinh không phải đến bây giờ mới được quan tâm
mà nó đã được nhiều công trình nghiên cứu cảnh báo từ lâu. Nhưng cho đến nay, người ta
vẫn chưa kết luận mà chỉ đặt vấn đề nghi ngờ về paraben. Đứng trước nghi ngờ này, các
nhà sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm muốn có các sản phẩm không dùng đến chất bảo
quản paraben để người sử dụng khỏi lo lắng nhưng vẫn chưa tìm ra được chất thay thế.
Liên quan đến vấn đề về tính an toàn cho sức khỏe của người dân, việc theo dõi phản ứng
có hại của các loại dược - mỹ phẩm có chứa paraben đang được các cơ quan chức năng
của ngành y tế tiếp tục cập nhật. Người tiêu dùng có thể cung cấp các thông tin có liên
quan đến các loại thuốc hay mỹ phẩm có chứa paraben để cơ quan y tế xem xét, đánh giá.
PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC, Khoa Dược, Trường
đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh: Có nên ngưng sử
dụng?
Thời điểm báo chí đưa tin Cơ quan an toàn sức khỏe
của Pháp đang hợp tác với nhiều hãng dược để nghiên
cứu về tính độc hại của paraben vì nghi ngờ các chất
bảo quản này có khả năng gây ung thư vú ở phụ nữ và
gây vô sinh ở nam thì trước đó, paraben được ghi nhận
có độc tính cấp và trường diễn thuộc loại rất thấp, gần
như không tác hại nào đáng kể và thuộc loại chất bảo
quản dùng lâu đời.
Hiện các paraben đều được ghi trong dược điển các nước như dược điển Anh, dược điển

Mỹ, dược điển châu Âu… Khi được ghi trong dược điển nghĩa là paraben được chấp
nhận sử dụng trong dược phẩm.

Theo thông tin của báo chí, hiện nay, các paraben chỉ bị nghi ngờ gây ung thư vú ở phụ
nữ và gây vô sinh ở nam giới làm cho người tiêu dùng hoang mang. Rất cần các nghiên
cứu khoa học có sức thuyết phục khẳng định cho mối nghi ngờ này. Trong khi chờ đợi
một kết luận khoa học xác đáng về các paraben, người tiêu dùng không nên lo lắng quá
đáng về các paraben dùng trong dược phẩm. Bởi vì, các paraben chưa bị cấm một cách
chính thức, một số dược phẩm có thể chứa các chất này. Người bệnh vì sự cần thiết của
việc điều trị vẫn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đừng vì quá lo lắng mà
bỏ việc dùng thuốc, chưa thấ y tác hại của paraben mà người bệnh có thể bị nguy hiểm do
ngưng thuốc, bệnh không được chữa trị đúng đắn.
Còn đối với mỹ phẩm, nếu có sự nghi ngờ về độ an toàn (không chỉ paraben mà còn có
thể có các chất nghi ngờ độc hại khác) tốt nhất không sử dụng và thông báo ngay cho cơ

quan chức năng biết để có biện pháp xử lý. Người tiêu dùng nên chọn dùng các sản phẩm
thuốc, mỹ phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
THU HƯƠNG (ghi)
PGS.TS. TRẦN HỒNG CÔN – Nguyên Chủ nhiệm
bộ môn Công nghệ hóa học, Trường ĐH Khoa học tự
nhiên Hà Nội: Hóa chất bao giờ cũng có tính hai
mặt
Không phải bây giờ paraben mới được dùng để bảo
quản dược phẩm, mỹ phẩm mà paraben là một hóa
chất phổ biến, được cho phép sử dụng trong bảo quản
dược phẩm, mỹ phẩm kể cả một số ít thực phẩm từ
rất lâu nay. Tuy nhiên đã là hóa chất thì bao giờ cũng
có tính hai mặt lợi – hại. Trong đời sống hằng ngày,
đường, giấm, muối… nếu dùng quá liều lượng thì
cũng không tốt cho sức khỏe, vì vậy với hóa chất

quan trọng là chúng ta sử dụng với nồng độ/liều
lượng cho phép thì bản thân hóa chất sẽ mang lại tác dụng. Do đó, không phải chỉ riêng
hóa chất paraben mà với tất cả các loại hóa chất và chất bảo quản khác khi sử dụng với
liều lượng, giới hạn trong ngưỡng cho phép để bảo quản sẽ tạo nên sự an toàn cho sản
phẩm và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ngược lại, khi hóa chất
paraben nói riêng và các hóa chất, chất bảo quản khác nói chung nếu dùng quá liều lượng
cho phép thì sẽ gây ra những tác hại cho người sử dụng.
Riêng với hóa chất paraben, có thể qua quá trình theo dõi sử dụng các sản phẩm có chứa
chất bảo quản này, một số nhà chuyên môn đã phát hiện được khả năng ảnh hưởng không
tốt đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng đến thời điểm này, hóa chất paraben vẫn chưa
chính thức bị cấm sử dụng, do đó trong lúc chờ đợi các bằng chứng khoa học đầy đủ của
giới chuyên môn cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về dược, mỹ phẩm, người tiêu
dùng cần thật sự thông thái, không nên quá hoang mang mà ngưng sử dụng sản phẩm có
thành phần paraben, đặc biệt là với những người đang điều trị bệnh bằng thuốc paraben.
)


×