Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc ức chế ACE điều trị tăng huyết áp: 8 tác dụng phụ cần đề phòng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.91 KB, 5 trang )

Thuốc ức chế ACE điều trị
tăng huyết áp:
8 tác dụng phụ cần đề phòng
Các thuốc ức chế enzym chuyển angiotension (thuốc
ức chế ACE) trong điều trị các bệnh tim mạch nói
chung và tăng huyết áp (THA) nói riêng có cơ chế
giống nhau (ức chế chuyển hoá từ angiotensin I thành
angiotensin II), nên nhóm này đều có các chỉ định điều
trị, tác dụng không mong muốn và chống chỉ định rất
chặt chẽ. Và trong quá trình sử dụng, người bệnh cần
nhận biết được đâu là những tác dụng không mong
muốn do thuốc gây ra để phòng tránh và khắc phục…
Các thuốc thường dùng
Trong lâm sàng thuốc có thể được chia làm 3 nhóm sau:
- Thuốc ức chế ACE chứa sulfhydryl, cấu trúc liên quan
đến captopril như fentiapril, pivalopril, zofenopril, and
alacepril
- Thuốc ức chế ACE chứa dicarboxyl, cấu trúc liên quan
đến enalapril như lisinopril, benazepril, quinapril,
moexipril, ramipril, trandolapril, spirapril, perindopril,
pentopril, and cilazapril.
- Thuốc ức chế ACE chứa phosphorus, cấu trúc liên quan
với fosinopril.
Thuốc ức chế ACE dùng một mình (chỉ dùng một loại
thuốc) có thể kiểm soát được huyết áp ở khoảng 50% số
bệnh nhân THA nhẹ và trung bình. Nếu kết hợp với một
thuốc khác trong các nhóm ức chế kênh canxi, ức chế beta
giao cảm hoặc thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế ACE có thể
kiểm soát huyết áp ở mức bình thường cho 90% số bệnh
nhân THA nhẹ hoặc trung bình. Hơn nữa, thuốc ức chế
ACE còn có ưu thế so với các nhóm khác trong việc điều


trị THA có kèm theo đái tháo đường, vì giảm tỷ lệ các
biến chứng tim mạch và chậm dẫn đến tổn thương cho
thận.
Các tác dụng phụ và cách khắc phục
Ho: Vấn đề khó chịu nhất do phản ứng có hại của thuốc
ức chế ACE gây ra là ho, nhưng thường giảm hoặc mất đi
khi bệnh nhân ngừng thuốc. Ho gặp ở 5-15% bệnh nhân
dùng ức chế ACE, thường ho khan, ít phụ thuộc liều, xảy
ra với nữ nhiều hơn nam và xảy ra ở tuần thứ nhất đến 6
tháng sau liều đầu tiên, đôi khi phải dừng thuốc. Nguyên
nhân có thể do tích luỹ bradykinin, chất P và/hoặc
prostaglandin ở phổi. Thuốc đối kháng thromboxan,
aspirin, bổ sung sắt có thể làm giảm ho do thuốc ức chế
ACE. Khi dừng thuốc, ho sẽ biến mất trong khoảng 4
ngày.
Phù mạch: Một vấn đề gây quan ngại về sự an toàn của
thuốc là gây phù mạch, gây ra phù nhanh ở mũi, họng,
miệng, thực quản, môi và/hoặc lưỡi. Những tác dụng này
không liên quan đến liều và thường xảy ra trong vài giờ
đầu tiên hoặc tuần điều trị đầu tiên, có thể gây tắc nghẽn
đường thở và tử vong. Vì vậy, bệnh nhân dùng thuốc ức
chế ACE cần được theo dõi các triệu chứng gợi ý đến phù
mạch, như ban ở da, rối loạn vị giác. Nếu dừng thuốc, phù
mạch sẽ mất đi trong vài giờ, nhưng cần được điều trị để
đảm bảo đường thở bằng adrenalin hoặc kháng histamin
và/hoặc corticoid. Đôi khi, dù hiếm gặp cũng có thể thấy
phù mạch đường tiêu hoá, gây tiêu chảy và đau bụng
nhưng thường không kèm theo phù thanh quản nên triệu
chứng không đặc hiệu.


Người bệnh tăng huyết áp cần kiểm
soát huyết áp hằng ngày.
Ngoài ra, thuốc còn có một số tác dụng không mong
muốn khác:
Hạ huyết áp: Có thể xảy ra với liều đầu tiên ở những bệnh
nhân có mức renin nhạy cảm cao. Chú ý đề phòng với
những bệnh nhân đang được điều trị nhiều loại thuốc hạ
HA và bệnh nhân có suy tim ứ máu. Với những bệnh
nhân này, liều đầu tiên cần rất thấp hoặc có thể dùng muối
tăng lên và dừng thuốc lợi niệu trước khi bắt đầu dùng ức
chế ACE.
Tăng kali máu: Mặc dù có gây giảm nồng độ aldosteron,
ít khi xảy ra tình trạng tăng kali máu một cách đáng kể ở
người có chức năng thận bình thường và không dùng các
thuốc khác có tác dụng giữ kali. Tuy nhiên, thuốc ức chế
ACE có thể gây tăng kali máu ở những bệnh nhân có suy
thận hoặc bệnh nhân đang dùng lợi niệu giữ kali, các
thuốc bổ sung kali, thuốc ức chế - giao cảm hoặc
NSAIDs.
Suy thận cấp: Thuốc ức chế ACE có thể gây suy thận cấp
ở những bệnh nhân có hẹp động mạch thận 2 bên hoặc
hẹp động mạch ở bệnh nhân chỉ còn 1 thận, suy tim, giảm
thể tích máu do tiêu chảy hoặc dùng thuốc lợi niệu. Bệnh
nhân cao tuổi có suy tim ứ máu rất nhạy cảm với thuốc ức
chế ACE trong việc gây ra suy thận cấp. Tuy nhiên, nếu
được điều trị hợp lý, hầu hết bệnh nhân có khả năng hồi
phục mà không để lại hậu quả gì.
Ảnh hưởng đến thai nhi: Thuốc ức chế ACE không có tác
dụng gây quái thai ở giai đoạn hình thành tổ chức, trong 3
tháng đầu của quá trình thai nghén, nhưng lại ảnh hưởng

tới 6 tháng sau của thai. Các hậu quả với thai nhi này có
thể một phần là do thuốc gây hạ huyết áp ở thai nhi. Do
vậy, dù không có chống chỉ định ở phụ nữ tuổi sinh đẻ,
nhưng nếu có thai khi đang dùng thuốc thì cần dừng thuốc
càng sớm càng tốt và có thể thay thế điều trị THA bằng
thuốc khác. Thuốc không có ảnh hưởng đáng kể đến thai
nhi nếu được ngừng lại trong 3 tháng đầu tiên.
Phát ban ở da: Đôi khi thuốc nhóm ức chế ACE có thể
gây ban ở da, có hoặc không kèm theo ngứa. Ban có thể
giảm sau khi giảm liều hoặc dùng một đợt ngắn kháng
histamin.
Protein niệu: Nhóm thuốc ức chế ACE thường gắn liền
với protein niệu (trên 1g/ngày) nhưng không phải là lý do
để chống chỉ định, vì đôi khi, nhóm này còn có tác dụng
bảo vệ thận trong một số bệnh có gắn với protein niệu,
như bệnh thận do đái tháo đường.
Rối loạn vị giác hoặc mất vị giác có thể xảy ra ở bệnh
nhân dùng thuốc ức chế ACE hay gặp nhất với captopril

×