Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NĐ MON LUAT HS2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.22 KB, 16 trang )

LUẬT HÌNH SỰ 2
1/ Mọi hành vi cố ý tác động đến thân thể của người khác làm nạn nhân chết đều cấu thành tội giết người tại
điều 93 BLHS?
Sai. Vì hành vi ý tác động đến thân thể của người khác làm nạn nhân chết còn được qui định bởi các điều
95, 96, 97 và khoản 3 điều 104 BLHS tùy thuộc vào điều kiện kèm thao của từng điều luật.
2/ Tình tiết “giết nhiều người” luôn đòi hỏi có hậu quả hai người chết trở lên?
Sai. Tình tiết “giết nhiều người” xảy ra trong hai trường hợp: làm chết từ 2 người trở lên hoặc dự mưu giết
nhiều người.
3/ Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được qui định tại điều 95 BLHS?
Sai. Vì giết người trong trạng thái vượt quá sự phòng vệ chính đáng cũng có hành vi tấn công trái pháp luật
của nạn nhân. Sự khác biệt giữa hành vi: giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điểu 95 –
BLHS) và giết người trong trạng thái vượt quá sự phòng vệ chính đáng (điều 96 BLHS) chính là thời điểm
thực hiện hành vi.
Đối với tội được qui định tại điều 95 BLHS, người phạm tội phản ứng trở lại sau khi sự tấn công trái PL của
nạn nhân đã kết thúc. Ngược lại đối với tội được qui định tại điều 96 BLHS, người phạm tội phản ứng trở
lại khi sự tấn công trái PL của nạn nhân vẫn đang xảy ra.
4/ Chỉ cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điều 96 BLHS) khi có hậu quả
nạn nhân chết?
Đúng. Vì đây chính là loại CTTP vật chất mô hình 2: hậu quả là căn cứ để xác định tội phạm. Không có hậu
quả  không có tội phạm xảy ra. Dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh.
5/ Mọi hành vi vô ý gây hậu quả chết người cấu thành tội vô ý làm chết người được qui định tại điều 98
BLHS?
Sai. Vì hành vi vô ý gây hậu quả chết người còn được qui định tại điều 99 BLHS tùy thuộc vào điều kiện
kèm theo của điều luật.
6/ Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của tội bức tử điều 100 BLHS?
Sai. Vì căn cứ khoản 1 điều 100 qui định hành vi đối xử tàn ác thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm
nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát  là dấu hiệu định tội của tội bức tử. Còn nạn nhân tử vong
chỉ là dấu hiệu hậu quả và là dấu hiệu định khung tăng nặng, không phải là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội
danh.
7/ Hành vi kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của chính họ được cấu thành tội


bức tử?
Sai. Vì hành vi kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của chính họ được cấu thành
tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát theo qui định tại điều 101 BLHS.
8/ Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành tội giúp
người khác tự sát?
Sai. Vì tội giúp người khác tự sát có hành vi khác quan tạo điều kiện vật chất và tinh thần để nạn nhân sử
dụng các điều kiện đó vào việc tự sát  đây là hành vi khác quan của tội giết người.
9/ Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành tội hành hạ người khá được qui định
tại điều 110 BLHS?
Sai. Vì đối xử tàn ác là hành vi khách quan của nhiều tội phạm được qui định tại điều 100, 110, 151 BLHS
tùy theo điều kiện kèm theo của từng điều luật mà có CTTP khác nhau.
10/ Mọi trường hợp giao cấu trái phép là giao cấu trái ý muốn của nạn nhân?
1
Sai. Vì giao cấu trái phép có thể là hiếp dâm, cưỡng dân, loạn luân, là hành động có sự đống thuận hoàn
toàn hoặc không có sự đồng thuận hoàn toàn của nạn nhân (điều 115 BLHS)
11/ Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ cấu thành tội loạn luân theo
qui định tại điều 150 BLHS?
SAI. Vì hành vi giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hện không chì là hành vi cấu thành
tội loạn luân mà còn là hành vi cấu thành tội giao cấu với trẻ em được qui định tại điểm c, khoản 2 điều 115
BLHS.
12/ Không phải mọi hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật điều cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam
người trái pháp luật theo qui định tại điều 123 BLHS?
Đúng. Vì nếu hành vi bắt, giữ hoặc giam người nhằm mục đích khác thì sẽ cấu thành tội phạm tương ứng,
chẳng hạn nếu bắt người để nhằm buộc người thân giao tài sản thì sẽ cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản điều 134.
13/ Không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu?
Đúng. Vì đối với các tài sản đặc biệt như vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, các loại tài
nguyên thiên nhiên, tài sản bị chủ sở hữu từ bỏ thì không phảilà đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở
hữu.
14/ Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị 5.000.000 trở lên do ngẫu nhiên có được hành vi chiếm đoạt tài sản?

Sai. Vì nếu tài sản do ngẫu nhiên có được đó đã bị chủ sở hữu từ bỏ thì việc từ chối giao trả đó không phải
là hành vi chiếm đoạt.
15/ Tài sản bị chiếm đoạt có thể là tài sản đang được người khác quản lý (chiếm giữ) hợp pháp cũng như bất
hợp pháp?
Đúng. Vì tài sản bị chiếm đoạt là tài sản dù được quản lý như thế nào hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Miễn sao
tài sản là của người khác không phải của mình thì đều là chiếm đoạt.
16/ Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ cấu thành tội cưỡng đoạt tài
sản (điều 135 BLHS)
Đúng. Vì nếu uy hiếp tin thần để nhẳm chiếm đoạt tài sản mà TS đó lại là đối tượng của tội phạm thì sẽ cấu
thành các tội tương ứng như: tội chiếm đoạt chất ma túy điều 194; chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất ma túy điều 195; chiếm đoạt vật liệu nổ điều 232; chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ
hỗ trợ điều 233; chiếm đoạt vụ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự điều 230…
17/ Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên chỉ cấu thành tội cướp
giật tài sản (điều 136 BLHS)
Sai. Vì hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác còn là hành vi cấu thành của nhiều tội phạm
khác nhau như: tội cướp giật tài sản (điều 136 BLHS); tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (điều 137 BLHS)
18/ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối chỉ cấu thành tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (điều 139 BLHS)
Sai. Vì nếu cũng là hành vi chiếm đoạt có biểu hiện gian dối nhưng tài sản đó là đối tượng của các tội phạm
khác thì không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khi đó tùy từng trường hợp mà cấu thành tội tương
ứng, như: nếu lừa đảo để chiếm đoạt chất ma túy thì cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy điều 194; nếu lừa
đảo để chiếm đoạt vũ khí quân dụng thì cấu thành tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng điều 230.
19/ Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản điều 139
BLHS?
Sai. Vì hành vi dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành tội lưu hành tiền giả điều 180
BLHS.
2
20/ Tội chiếm giữ trái phép tài sản (điều 141 BLHS) được coi là hoàn thành vào thời điểm chủ thể ngẫu
nhiên chiến hữu được tài sản?
Sai. Vì tội chiếm giữ trái phép tài sản được coi là hoàn thành khi mà người phạm tội cố tình không trả lại tài

sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhằm. do
tìm được, bắt được sau khi có yêu cầu trả lại tài sản đó.
21/ Sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên, gây hậu quả nghiêm trọng là
hành vi cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản (điều 142 BLHS)?
Sai. Vì với tội danh này đòi họi người phạm tội phải có động cơ là hành vi vụ lợi, tức đem lại lợi ích vật
chất, tinh thần cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ mục đích là dấu hiệu bắt buộc
của cấu thành tội phạm này, nếu như không chứng minh được người phạm tội có mục đích vụ lợi thì chưa
đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm này.
22/ Các trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên cấu thành tội hủy hoại tài sản (điều
143 BLHS)?
Sai. Vì nếu tài sản bị hủy hoại là đối tượng của các tội phạm khác thì sẽ cấu thành tội phạm tương ứng, như:
tội hủy hoại rừng điều 189; tội phá hủy công trình, phương tiện anh ninh quốc gia điều 231; tội hủy hoại vũ
khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự điều 334, … hoặc nếu người phạm tội vì chống chính quyền
nhân dân mà hủy hoại tài sản thì sẽ cấu thành các tội thuộc chương XI, các tội xâm phạm ANQG.
23/ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên do vô ý là hành vi chỉ cấu thành tội vô ý gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản điều 145 BLHS?
Sai. Vì nếu tài sản bị thiệt hại là tài sản của nhà nước thì hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
sẽ cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước điều 144.
24/ Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành
tội buôn lậu (điều 153 BLHS)?
Sai.Vì hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới không chỉ cấu thành tội buôn lậu theo qui định tại
điều 153 BLHS mà còn là hành vi cấu thành nhiều tội khác nhau như: tội vận chuyển trái phép hàng hóa,
tiền tệ qua biên giới (điều 154 BLHS); tội tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy (điểm d khoản 2 điều 194); tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (điểm c khoản 2 điều 230 BLHS).
25/ Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm (điều 155 BLHS)?
Sai. Vì hàng cấm là đối tượng tác động của nhiều tội phạm khác nhau được qui định tại Nghị định
59/206/2006 của Chính phủ như: các chất ma túy là đối tượng tác động của các tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy điều 194 BLHS.

26/ Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được qui định tại điều 156 BLHS?
Sai. Vì hàng giả được chia làm 2 loại: Hàng giả về nội dung được qui định tại các điều luật 157, 158 BLHS;
hàng giả về chất lượng được qui định tại điều 171 BLHS.
27/ Mọi hành vi kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh có hàng phạm pháp trị giá từ 100 triệu đồng trở
lên đều cấu thành tội kinh doanh trái phép được qui định tại điều 159 BLHS?
Sai. Vì nếu hành vi kinh doanh đó có tính chất qua biên giới thì cấu thành tội buôn lậu điều 153; nếu hàng
phạm pháp đó thuộc danh mục hàng cấm thì cấu thành tội buôn bán hàng cấm điều 155.
28/ Cho vay không có bảo đảm trái qui định của PL gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi cấu thành tội cố ý
làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng?
 Sai. Hành vi cho vay không có bảo đảm còn là hành vi khách quan để cấu thành tội vi phạm qui định về
cho vay trong hoạt động của các tổ chứ tính dụng điều 179 BLHS.
3
29/ Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành tội trốn thuế được qui định
tại điều 161 BLHS?
Đúng. Vì hành vi buôn lậu cũng có kèm theo hệ quả có hành vi trốn thuế nhưng với hành vi buôn lậu chỉ xử
lý với tội buôn lậu chứ không xử lý theo tội trốn thuế.
30/ Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm đến cấu thành tội
trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo qui định tại điều 192 BLHS?
Sai. Vì hành vi trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm chưa đủ điều kiện để cấu
thành tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo qui định tại điều 192 BLHS. Để
cấu thành tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy cần đáp ứng đủ các điều kiện
sau:
+ Đã được giáo dục nhiều lần
+ Đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
31/ Hành vi làm cho chất ma túy từ loại ma túy này chuyển thành một loại ma túy khác một cách trái phép
là hành vi cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma túy theo điều 193 BLHS?
Đúng. Vì người nào sản xuất chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào đều là hành vi cấu thành tội sản xuất trái
phép chất ma túy khoản 1, điều 193 BLHS.
32/ Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy

theo điều 194 BLHS?
Sai. Vì nếu có mục đích mua bán thì sẽ cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy.
33/ Các hóa chất được qui định trong các Nghị định của Chính phủ về kiểm soát ma túy đều là tiền chất ma
túy không phụ thuộc vào mục đích sử dụng?
Sai. Vì theo qui định tại điều 2 luật phòng chống ma túy 2000, tiền chất ma túy là các hóa chất không thể
thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được qui định trong danh mục do Chính phủ ban
hành.
35/ Không cấu thành tội vi phạm quy định về điều kiện phương tiện giao thông đường bộ (điều 202 BLHS)
khi hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài
sản của người khác?
Sai. Vì để xác định tội phạm theo điều 202 BLHS có hai phương án được qui định tại khoản 1 và khoản 4
điều 202 BLHS; Nếu chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe
nhưng có nguy cơ thực tế gây thiệt hại nếu không được ngăn chặn kịp thời cũng vẫn cấu thành tội phạm.
36/ Mọi hành vi đua trái phép các phương tiện giao thông đường bộ đều cấu thành tội đua xe trái phép điều
207 BLHS?
Sai. Vì theo điều 207 qui định: “người nào đua xe trái phép xe ôtô, xe gắn máy hoặc các loại xe khác có gắn
động cơ…” như vậy nếu hành vi đua xe trái phép các phương tiện giao thông đường bộ mà phương tiện đó
không gắn đông cơ như xe đạp, xe xích lô… thì sẽ không cấu thành tội đua xe trái phép.
37/ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là hành vi chỉ
cấu thành tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia điều 231 BLHS?
Sai. Vì nếu hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia nhằm
mục đích chống chính quyền thì không cấu thành tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia điều 231 BLHS mà cấu thành: tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước CHXHCN VN điều
85 BLHS.
38/ Hành vi mua bán trái phép thuốc nổ chỉ là hành vi khách qaun của tội mua bán trái phép vật liệu nổ
(điều 32 BLHS)
4
Sai. Vì nếu là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng thì hành vi mua bán trái phép thuốc nổ là hành
vi kháh quan của “tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí dân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” điều 230 BLHS. Ngược lại nếu vật liệu nổ sử dụng cho mục đích dân

dụng thì hành vi mua bán trái phép thuốc nổ chỉ là hành vi khách quan của tội mua bán trái phép vật liệu nổ
điều 232 BLHS.
39/ Mọi hành vi gây rối trật tư nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành tội gây rối trật tự
công cộng (điều 245 – BLHS)
Sai. Vì nếu hành vi gây rối trật tự nơi công cộng mà có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ cấu
thành tội phá rối an ninh điều 89, nấu hành vi đó được thực hiện bằng việc đua xe, tổ chức đua xe thì cấu
thành tội đua xe trái phép điều 207, tội tổ chức đua xe trái phép điều 206.
39.1/ Mọi hành vi gây rối trật tự công cộng đều cấu thành tội gây rồi trật tự công cộng điều 245?
Sai. Vì hành vi gây rối trật tự công cộng chỉ áp dụng điều 245 khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa gây
hậu quả nghiêm trọng mà đã bị xử phạt hành chính. Ngoài ra nếu gây rối trật tự công cộng lần đầu và chưa
gây hậu quả nghiêm trọng thì chỉ bị xử phạt hành chính.
40/ Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạn?
Sai. Vì tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc bao gồm: tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực
tiếp từ chiếu bạc; thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng
để đánh bạc; thu giữ được ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh
bạc.
41/ Mọi hành vi cố ý chức chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều cấu thành tội chức
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 250 BLHS)?
Sai. Vì nếu người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà có hứa hẹn trước với người phạm tội thì là
đồng phạm với người phạm tội và sẽ bị xử theo tội anh với người phạm tội.
42/ Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành tội mua dâm người chưa thành niên
(điều 256 – BLHS)?
Sai. Vì nếu người chưa thành niên là trẻ em dưới 13 tuổi thì sẽ cấu thành tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4
điều 112 BLHS.
43/ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành tội chống người thi hành công vụ (điều
257 – BLHS)?
Sai. Vì nếu chống người thi hành công vụ mà gây ra thương tích hoặc dẫn đến chết người thì cấu thành các
tội tương ứng tại điều 93, điều 104.
44/ Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi chỉ cấu thành tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức
(điều 267 BLHS)?

Sai. Vì hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi của nhiều loại tội phạm khác nhau tùy thuộc
vào loại chủ thể thực hiện được quy định tại các điều luật: 267, 284 BLHS.
45/ Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành các tội phạm về chức vụ
(chương XXI BLHS)?
Sai. Vì hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện ngoài việc cấu thành các tội về chức vụ
thì nó còn cấu thành một số tội phạm khác như: tội cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế
gây hậu quả nghiêm trọng điều 165; tội lập quỹ trái phép điều 166; tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế điều
167; tội vi phạm qui định cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp điều 170…
46/ Các tội phạm được quy định tại chương XXI BLHS đều là tội phạm về chức vụ?
Sai. Vì có 3 điều cuối cùng của chương XXI BLHS không phải thuộc nhóm tội phạm về chức vụ (điều 289,
290, 291 BLHS).
5
47/ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá
trị từ 2.000.000 đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành tội tham ô tài sản (điều 278 BLHS)?
Sai. Vì nếu như TS mà họ chiếm đoạt là vũ khí, ma túy, chất độc, chất phóng xạ thì không cấu thành tội
tham ô TS mà cấu thành các tội khác như tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, tội chiếm đoạt chất ma túy điều
194, tội chiếm đoạt chất phóng xạ điều 236.
48/ Hình thức chiếm đoạt tài sản không phải là dấu hiệu định tội của tội tham ô tài sản (điều 278 BLHS)
Sai. Vì ngoài hình thức chiếm đoạt tài sản ra thì dấu hiệu định tội của tội tham ô tài sản còn có dấu hiệu như
lén lút, gian dối…
49/ Mọi hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng (điều 285 BLHS)?
Sai. Vì hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là biểu hiện khách quan của nhiều tội phạm
được quy định tại nhiều điều luật khác nhau: 144, 235, 285, 301 BLHS.
50/ Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo trước khi
bị phát giác thì được coi là không phạm tội?
Sai. Vì căn cứ theo đoạn 1 khoản 6 điều 289 BLHS qui định: “Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động
khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối
lộ”  nhận định này thiếu dấu hiệu bị ép buộc. Nếu không bị ép buộc nhưng đã chủ động trước khi bị phát
giác chỉ có thể được miễn TNHS.

51/ Động cơ vụ lợi là dấu hiệu định tội của tội làm môi giới hối lộ (điều 290 BLHS)?
Sai. Vì cho dù là động cơ gì cũng đều là dấu hiệu định tội của tội làm môi giới hối lộ qui định tại điều 290
BLHS.
52/ Khai báo gian dối của người phạm tội là hành vi cấu thành tội khai báo gian dối (điều 307 BLHS)
Sai. Người phạm tội không là chủ thể của tội phạm này. Chủ thể của tội này là người làm chứng, người
được triệu tập mà khai báo gian dối thì mới cấu thành tội này.
53/ Mọi trường hợp biết người khác phạm tội, tuy không hứa hẹn trước mà giúp họ lẫn trốn đều cấu thành
tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)?
Sai. Vì theo khoản 1 điều 313 BLHS thì trường hợp biết người khác phạm tội tuy không hứa hẹn trước mà
giúp họ lẫn trốn nếu như tội mà người đó phạm phải như vi phạm ở khoản 1 điều 138, khoản 1 điều 139 thì
không cấu thành tội che giấu tội phạm điều 313.
54/ Mọi hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật đều có cấu thành tội giết người theo
điều 93?
Sai. Hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật tùy theo mục đích động cơ, địa điểm, đối
tượng có thể là các tội như: điều 94, 95, 96, 83, 84.
55/ Mọi trường hợp vô ý làm chết người đều được qui định tội danh theo điều 98?
Sai. Vì ngoài điều 98 qui định về tội vô ý làm chết người còn có những trường hợp vô ý làm chết người do
vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc qui tắc hành chính điều 99, làm chết người trong khi thi hành công vụ.
55.1/ Mọi trường hợp vô ý làm chết người đều bị xét xử theo điều 98 hoặc 99?
Sai. Vì cấu thành tội vô ý làm chết người theo điều 98, 99 là cấu thành chung, ngoài ra còn có những tội cấu
thành riêng khác như tội vô ý làm chết người trong vi phạm trật tự ATGT như điều 212 – 219, nguyên tắc
chỉ xử lý theo điều 98, 99 và tổng hợp vô ý làm chết người chưa được qui định tại chương 19, 22.
56/ Mọi hành vi giao cấu trái phép với người khác đều được coi là tội hiếp dâm?
Sai. Vì không phải mọi hành vi giao cấu trái phép với người khác đều được coi là tội hiếp dâm, còn có
những qui định tại điều 112 là hiếp dâm trẻ em, trẻ dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm điều 113…
6
57/ Mọi hành vi vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông vận tải đều bị xử lý theo điều 202?
Sai. Vì có một số vi phạm điều khiển phương tiện GTVT chưa cấu thành tội phạm như mới vi phạm lần đầu,
mức độ thiệt hại về người và tài sản chưa lớn, không nghiêm trọng thì bị xử lý hành chính, ngoài ra còn các
các vi phạm phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, hàng không bị xử theo điều 208, 212, 216…

58/ Mọi hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác vi phạm mà có đều bị xử lý theo điều 250?
Sai. Vì hành vi chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác mà có nhưng có tính nguy hiểm không đáng kề như
mới vi phạm lần đầu, tài sản phạm pháp có giá trị không lớn thì chưa cầu thành tội nên chỉ bị xử phạt hành
chính, nếu đẩy đủ yếu tố cấu thành tội thì còn nhiều tội khác như che giấu tội phạm, tội hợp pháp hóa tiền,
tài sản do người khác phạm tội mà có.
59/ Chỉ cấu thành tội bức tử khi có hậu quả nạn nhân chết?
Sai. Vì điều 100 BLHS qui định người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp ngược đã hay làm nhục
người lệ thuộc mình làm cho người đó tự sát là cấu thành tội bức tử không cần gây hậu quả nạn nhân chết
(có thể là tự sát nhưng không chết).
60/ Mọi trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh đều cấu
thành tội buôn bán hàng cấm?
Sai. Vì ngoài những loại hàng cấm (có 5 loại trong danh mục) bị xử lý theo điều 115 còn có các loại hàng
cấm khác mà người phạm tội khi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán sẽ bị xử lý theo điều luật khác như:
ma túy thì bị xử lý theo các tội ở chương 18; vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự điều 230…
60.1/ Mọi trường hợp biết rõ là hàng cấm mà vẩn bán đều bị xử là bán hàng cấu điều 155?
Sai. Vì nếu số lượng hàng cấm không lớn và không nhằm mục đích thu lợi nhuận bất chính mới vi phạm lần
đầu thì chỉ bị xử phạt VPHC, ngoài ra còn có các điều khác xử lý tội buồn bán hàng cấm như các chất ma
túy điều 193 – 195, mua bán vũ khí trái phép, phương tiện quân sự điều 230.
61/ Mọi trường hợp biết người khác phạm tội mà giúp họ lẫn trốn đều cấu thành tội che giấu tội phạm điều
313?
Sai. Vì biết người khác phạm tội mà giúp họ lẫn trốn mà chưa CTTP vì mức độ nguy hải không lớn, vi
phạm lần đầu đề xử phạt hành chính đồng thời còn bị xử lý tội không tố giác tội phạm.
62/ Mọi trường hợi giao cấu với trẻ em đều cấu thành tội giao cấu với trẻ em?
Sai. Giao cấu với trẻ em được thực hiện với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau và tương ứng với nó có
các điều luật cụ thể: hiếp dâm trẻ em điều 112, cưỡng dâm trẻ em điều 114.
63/ Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu buộc tội của tội giết người điều 93?
Sai. Vì tội giết người có cấu thành vật chất nhưng trong trường hợp giết người với lỗi cố ý
…………………………………………………………………………….
64/ Mọi trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều cấu thành tội tiêu thủ tài sản do
người khác phạm tội mà có điều 250?

Sai. Vì tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn trước nhưng có mục đích
hợp pháp hóa tài sản (rửa tiền) điều 251.
65/ Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành tội hành hạ người khác điều 110?
Sai. Vì có trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình dẫn đến tự sát điều 100 thì xử về tội bức tử,
điều 151 xử về tội ngược đãi hành hạ ông bà cha mẹ vợ chồng con cháu người có công nuôi dưỡng mình.
66/ Mọi trường hợp thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng điều 285?
7
Sai. Vì có thể không cấu thành tội phạm mà bị xử lý hành chính, VPHC lần đầu, đồng thời có những điều
luật khác về những tội tương tự như điều 144 tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
nhà nước điều 234 tội vi phạm qui định về quản lý vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
67/ Mọi trường hợp trộm cắp tài sản đều cấu thành tội trộm cắp tài sản điều 138?
Sai. Vì có trường hợp trộm cắp tài sản dưới 2.000.000 đồng phạm tội lần đầu và không có tình tiết tăng
năạng nên chưa cấu thành tội phạm. Ngoài ra còn tùy thuộc vào đối tượng trộm cắp và hành vi nhưng nếu
trộm cắp thuộc các công trình quan trọng về ANQG thì xử theo điều …
68/ Mọi trường hợp dùng vũ lực chống người thi hành công vụ đều cấu thành tội chống người thi hành công
vụ điều 257?
Sai. Vì trường hợp dùng vũ lực chống người thi hành công vụ mà mức độ nguy hiểm không lớn, vi phạm lần
đầu thì bị xử lý hành chính. Còn nếu gây hậu quả chết người thì áp dụng điều 93, nếu gây thương tích hoặc
thiệt hại về sức khỏe thì áp dụng điều 104.
69/ Mọi trường hợp chiếm đoạt tài sản XHCN do mình quản lý đều cấu thành tội tham ô tài sản theo điều
278?
Sai. Vì nếu chiếm đoạt tài sản XHCN do mình quản lý dưới 2.000.000 đồng và vi phạm lần đầu thì chưa
CTTP chỉ bị xử lý hành chính ngoài ra còn tùy thuộc vào mục đích và hành vi như nhằm mục đích chiếm
đoạt tài sản điều 280 tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản điều 140.
70/ Mọi trường hợp đe dọa giết người đều bị xử lý theo điều 103?
Sai. Vì đe dọa giết người đều bị xử lý theo điều 103 nhưng nếu vì mục đích khác nhằm chống chính quyền
điều 84 tội khủng bố, tội đe dọa giết người nhằm chiếm đoạt tài sản như trộm cướp, đe dọa giết người nhẳm
mục đích hiếp dâm điều 111…

71/ Mọi hành vi phá hủy các công trình phương tiện quan trọng về ANQG đều bị truy cứu TNHS theo điều
231?
Sai. Vì nếu hành vi phá hủy các công trình phương tiện quan trọng về ANQG nhằm mục đích chống chính
quyền thì áp dụng điều 85, nhẳm mục đích chống chính quyền như tôi làm gián điệp thì áp dụng điều 80.
72/ Khi chiếm đoạt tài sản kẻ phạm tội phải lén lút bí mật đối với tất cả mọi người thì mới cấu thành tội
trộm cắp điều 138?
Sai. Khi chiếm đoạt tài sản mà lén lút bí mật đối với tất cả mọi người nhưng giá trị tài sản dưới 2.000.000 và
vi phạm lần đầu thì chưa CTTP chỉ bị xử lý hành chính còn có dấu hiệu lừa đảo để chiếm đoạt tài sản thì
theo điều 139.
73/ Mọi hành vi chiếm đoạt tài sản sau khi công nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp đều cấu thành
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 140?
Sai. Vì nếu chiếm đoạt tài sản dưới 1 triệu và mới vi phạm lần đầu thì chưa CTTP, ngoài ra chiém đoạt tài
sản do người khác có chức vụ quyền hạn là tội tham ô theo điều 278.
74/ Mọi trường hợp phá hủy tài sản đều cấu thành tội hủy hoại tài sản theo điều 143?
Sai. Vì hủy hoại tài sản mà giá trị thiệt hại dưới 2.000.000 đồng và mới thực hiện lần đầu thì chưa CTTP
theo điều 143, ngoài ta tài sản hủy hoại là công trình quan trọng về ANQG thì áp dụng điều 231, tội phá
hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của nước CHXHCN VN thì áp dụng điều 85.
75/ Mọi hành vi bắt người trái pháp luật đều cấu thành tội bắt người trái pháp luật?
Sai. Vì nếu hành vi bắt người trái pháp luật nhưng chỉ trái về mặt thủ tục thì chưa áp dụng giả quyết xử lý
hình sự thì chưa CTTP có thể xử phạt về mặt hành chính ngoài ra bắt người trái pháp luật gây hậu quả
nghiệm trọng cần xử lý hình sự thì áp dụng điều 285 tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
8
76/ Mọi hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm giảm hay sai lệch nội dung giấy tờ tài liệu cơ quan nhà
nước đều cấu thành tội giả mạo trong công tác điều 284?
Sai. Vì nếu lợi dụng chức vụ quyền hạn để giả mạo trong công tác nhưng không nhằm mục đích cá nhân, vụ
lợi hay vi phạm lần đầu mà mức độ chưa nghiêm trọng chứa CTTP thì xử phạt hành chính. Ngoài ra giả mạo
mà xâm phạm kết qua bầu cử áp dụng điều 127, tội làm sai lệch hồ sơ vụ án điều 300.
77/ Mọi hành vi đưa hối lộ đều là tội phạm?
Sai. Vì nếu giá trị tiền dưới 2.000.000 đồng mới vi phạm lần đầu chưa CTTP, ngoài ra còn có tội tham
nhũng khác như tham ô tài sản điều 278, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác

để trục lợi điều 283, 289 là người đưa hối lộ mà bị ép buộc lại chủ động khai báo thì không có tội.
78/ Mọi hành vi cung cấp tư liệu sai sự thật đều cấu thành tội cung cấp tài liệu sai sự thật điều 307?
Sai. Vì nếu cung cấp tài liệu sai sự thật trong quản lý kinh tế thì áp dụng điều 167.
79/ Mọi trường hợp thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm mà không cứu giúp đều bị truy cứu
TNHS theo điều 102?
Sai. Vì người khác đang trong tình trạng nguy hiểm mà không có điều kiện cứu giúp thì không cấu thành tội
phạm, còn có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp thì mới áp dụng điều 102, nếu nạn nhân không chết thì
cũng không cấu thành tội, gây tại nạn bỏ chạy… cố ý không cứu giúp người bị nạn thì áp dụng theo khoản 2
điều 202
80/ Mọi hành vi chiếm đoạt trẻ em đều cấu thành tội được qui định tại điều 120?
Sai. Còn tùy thuộc vào mục đích chiếm đoạt trẻ em để làm gì, chiếm đoạt trẻ nhẳm mục đích chiếm đoạt tài
sản của người khác thì có tội bắt cóc trẻ để chiếm đoạt tài sản điều 134.
81/ Mọi trường hợp cướp tài sản công dân mà gây chết người đều phải xét xử theo nguyên tắc tổng hợp về
tội cướp tài sản theo điều 133 và tội giết người điều 93?
Sai. Vì nếu cướp tài sản gây chết người do lỗi vô ý thì áp dụng khoản 4 điều 133, xử tội cướp có cấu thành
tình tiết tăng nặng chứ không xử thêm tội giết người.
82/ Mọi hành vi gây hậu quả thiếu trách nhiệm nghiêm trọng điều cấu thành tội thiếu trách nhiệm nghiêm
trọng gây hậu quả nghiêm trọng điều 285?
Sai. Vì thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có thể không cấu thành tội nếu hậu quả không lớn và vi
phạm lần đầu có thể xử phạt hành chính ngoài ra còn có nhiều luật khác xử các tội tương tự như điều 144 tội
thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước điều 235 tội thiếu trách nhiệm trong việc
giữ vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ gậy hậu quả nghiêm trọng.
83/ Mọi hành vi gây thiệt hại đến tài sản đều bị xét xử theo các điều luật tương ứng tại chương 14?
Sai. Vì ngoài chương 14 còn có chương 21 là các tội phạm về chức vụ nhất là mục a như lợi dụng quyền hạn
chiếm đoạt tài sản điều 280, chương 16 các tội xâm phạm trật tự kinh tế, gây thiệt hại cho các phương tiện
quân sự, công trình quan trọng cho ANQP….
84/ Chỉ giao cấu trái ý muốn nạn nhân mới cấu thành tội hiếp dâm điều 111?
Sai. Vì giao cấu với người dưới 13 tuổi trong bất kỳ trường hợp nào trái ý hay không trái ý muốn đều cấu
thành tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 điều 112.
85/ Mọi trường hợp kinh doanh trái phép đều bị xét xử về tội kinh doanh trái phép điều 159?

Sai. Vì nếu mức độ không nghiêm trọng và mới vi phạm lần đầu thì bị xử phạt VPHC vì chưa cấu thành tội
phạm. Ngoài ra còn có các tội kinh doanh trái phép nhưng không áp dụng điều 159 bởi hàng hóa kinh doanh
là các loại hàng hóa nhà nước cấm như vũ khí quân dụng dùng trong quân sự, an ninh điều 230, 232, 233,
236, 238.
86/ Mọi trường hợp tiến hành điều tra mà có thủ đoạn bức cung đều bị xét xử về tội bức cung điều 299?
9
Sai. Vì nếu khi tiến hành điều tra mà có thủ đoạn bức cung gây hậu quả nghiêm trọng thì mới áp dụng điều
299, còn chưa gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm lần đầu thì chỉ bị xử phạt hànhc hính. Ngoài ra bức
cung bằng đánh đập, gây thương tích dùng nhục hình điều 298, bức cung làm sai lệch hồ sơ điều 300…
87/ Mọi trường hợp vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sàn đều bị xét xử theo điều 145?
Sai. Vì tài sản dưới 50tr (lỗi do vô ý) và vi phạm lần đầu thì chỉ bị xử phạt hành chính. Ngoài ra hành vi vô
ý gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tài sản như vũ khí, phương tiện công trình quan trọng về ANQG gây
thiệt hại nhằm mục đích chống chính quyền.
88/ Không trả lại tài sản vay ngân hàng khi đã hết hạn hợp đồng đều bị xét xử trong những tội phạm có hành
vi chiếm đoạt?
Sai. Vì phải xét theo mục đích không trả nợ vay ngân hàng do gặp khó khăn về chủ quan hay khách quan,
bất khả kháng, còn không trả nhằm mục đích chiếm đoạt thì mới xét xử một trong những tội phạm có hành
vi chiếm đoạt tài sản vay ngân hàng phải có giá trị bao nhiêu (định lượng) còn dưới mức CTTP và vi phạm
lần đầu thì chỉ bị phạt vi phạm hành chính.
89/ Tại sao sự giao triếp giữa người nhận và người đưa hối lộ để thỏa thuận vì nể nang không mang tính
chất vụ lợi là hành vi không cấu thành tội hối lộ?
Sai. Vì tạo ra sự giao tiếp giữa người nhận và người đưa hối lộ để thỏa thuận vì nể nang không mang tính
chất vụ lợi nhưng tài sản đã nhận hối lộ phải từ 2.000.000 trở lên, còn dười và vi phạm lần đầu  xử phạt
hành chính còn chủ động trước khi bị phát giác thì được miễn TNHS chứ không phải là hành vi không có
cấu thành tội hối lộ.
90/ Mọi hành vi uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành tội cưỡng
đoạt tài sản điều 135?
Sai. Vì theo điều 135 phải có hành vi đe dọa dùng vũ lực hành vi uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm
quản lý tài sản, còn gây hậu quả không nghiêm trọng và vi phạm lần đầu xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài
ra tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản điều 280 trong nhóm tham nhũng.

91/ Mọi trường hợp ra bản án trái pháp luật đểu bị xử về tội ra bản án trái pháp luật điều 295?
Sai. Vì nếu trường hợp ra bản án trái pháp luật mà người phạm tội biết rõ là trái pháp luật nghĩa là do lỗi cố
ý thì áp dụng điều 295, mức vi phạm không nghiêm trọng và lần đầu thì phạt hành chính. Còn lỗi vô ý thì áp
dụng điều 285 do thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
92/ Nhận hối lộ môi giới hối lộ, đưa hối lộ là ba tội phạm độc lập có quan hệ đồng phạm?
Sai. Vì tuy đây là 3 tội phạm độc lập nhưng nếu người môi giới nhận hối lộ trực tiếp đưa hối lộ thì lại trở
thành đồng phạm giúp sức cho việc đưa hối lộ nên có quan hệ đồng phạm.
93/ Mọi trường hợp giúp người khác đưa hối lộ hay nhận hối lộ đề bị xử tội làm môi giới hối lộ điều 290?
Sai. Vì trong trường hợp giúp người khác đưa hối lộ giá trị dưới 2.000.000 không gây ảnh hưởng nghiêm
trọng, vi phạm lần đầu thì bị phạt hành chính.
94/ Mọi trường hợp bắt cóc gây chết con tin đều bị xử theo khoản 4, điều 134?
Sai. Vì ngoài trường hợp gây chết con tin còn gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe con tin mà tỉ lệ thương
tật trên 61%, chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu đồng gây hậu quả nghiêm đặc biệt nghiêm trọng đều áp dụng
khoản 4 điều 134 chứ không phải trong trường hợp bắt cóc gây chết con tin.
95/ Mọi hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân đều cấu thành tội phạm được qui định tại điều 281, 282?
Sai. Vì nếu hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn… không nhằm mục đích chiểm đoạt tài sản chỉ vụ lợi thì
theo điều 281, 282 nhưng nếu mức độ không nghiêm trọng và vi phạm lần đầu thì phạt hành chính, kỹ luật,
còn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có điều 280, trục lợi điều 283.
96/ Mọi hành vi hiếp dâm làm nạn nhân chết đều bị xử theo khoản 3, điều 111?
10
Sai. Vì hiếp dâm làm nạn nân chết đều bị xử theo khoản 3, điều 111, ngoài ra còn có các trường hợp khác
làm nạn nhân chết như tự sát, gây thương tích hay tổn hại sức khỏe nạn nhân trên 61% hay biết mình nhiễm
HIV mà vẫn phạm tội thì áp dụng khoản 3, điều 111.
97/ Không cứu giúp người bị nạn do mình gây ra trong TNGT làm nạn nhân chết là trường hợp phạm 2 tội
được qui định tại điều 102, 202?
Sai. Vì nếu không có điều kiện hay không có khả năng cứu giúp người nạn do mình gây ra trong TNGT thì
không phạm tội.
98/ Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều bị xét xử về tội mua bán dâm người chưa thành
niên điều 256?

Sai. Vì người nào mua dâm người chưa thành niên phải đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mới áp dụng điều
256, còn mọi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4, điều 112.
99/ Mọi trường hợp cố ý tước đoạt tính mạng người khác đều bị xét xử trong các tội xâm phạm tính mạng
con người chương XII?
Sai. Vì trường hợp cướp đoạt tính mạng nhằm mục đích chống chính quyền trogn 2 điều 83 và 84 chương
XI tước đoạt sinhmạng người khác; trong chương XIX các tội phạm ATCC, TTCC về điều khiển phương
tiện giao thông.
100/ Mọi hành vi hủy hoại tài sản đều cấu thành tội hủy hoại tài sản điều 143?
Sai. Vì hủy hoại tài sản dưới 2.000.000 đồng vi phạm lần đầu thì chưa cấu thành tội phạm chỉ bị phạt hành
chính hay kỹ luật.
101/ Mọi hành vi giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ đều bị xét xử về tội loạn luôn điều 150?
Sai. Vì giao cấu với người dưới 13 tuổi là phạm tội hiếp dân trẻ em theo điều 111…
102/ Mọi hành vi bán hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh đều cấu thành tội buôn bán hàng cấm điều
155?
Sai. Vì ngoài hành vi nhà nước cấm mua bán theo điều 155, còn lại bị xử tội những người bán hàng cấm
như: sán xuất ma túy điều 194, 185, 196, hàng cấm là vũ khí quân dụng, phương tiện quân sự, động vật
hoang dã, đồng thời mua bán hàng với số lượng không lớn, mức độ nguy hiểm chưa nghiêm trọng vi phạm
lần đầu thì bị xử phạt hành chính.
103/ Mọi trường hợp người có chức vụ quyền hạn cố ý làm trái quy định nhà nước trong quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng đều xét xử điều 163?
Sai. Vì tội phạm này có định lượng gây thiệt hại dưới 100 triệu đồng vi phạm lần đầu thì chưa cấu thành tội
phạm, ngoài ra điều 144 về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước, điều 235
tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hổ trợ gây hậu quả nghiêm trọng…
104/ Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không xử theo PLHS?
Sai. Vì về nguyên tắc chung biểu lộ ý định phạm tội không phảilà giai đoạn của việc thực hiện tội phạm (chỉ
thực hiện = lời nói) tính nguy hiểm không đáng kể. Nhưng trong một số trường hợp cá biệt thì bản thân
người có ý định phạm tội có tính nguy hiểm cao cho xã hội nên phải coi là tội phạm và bị xử lý theo PLHS
như âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, đe doa giết người…
105/ Tội phạm có cấu thành hình thức không có giai đoạn phạm tội chưa đạt?
Sai. Vì cấu thành hình thức về mặt khách quan đòi hỏi một dấu hiệu là hành vi nguy hiểm cho XH và TP

hoàn thành khi hành vi phạm tội được mô tả trong luật có thể là hành vi đơn hoặc hành vi phức tạp. Trong
trường hợp TP đó là hành vi khách quan phức tạp mà kẻ phạm tội chỉ thực hiện một phần của hành vi đó
thôi. Trường hợp này tội phạm chưa thực hiện phần còn lại nên gọi là giai đoạn phạm tội chưa đạt. VD: tội
hiếp dâm là TP có cấu thành hình thức nhưng hành vi khách quan là phức tạp bởi nó kết cấu 2 hành vi hành
vi dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể chống cự của nạn nhân giao cấu trái ý muốn nhưng khi
người phạm tội chưa kịp thực hiện hành vi thứ hai thì bị phát hiện như vậy là phạm tội chưa đạt.
11
106/ Tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là phạm tội?
Sai. Vì tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng truy không có
gì ngăn càn, người phạm tội này người có tội nhưng được miễn TNHS nhưng vẫn có tội nếu như hành vi
thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành tội khác thì người PT vẫn phải chịu TNHS về tội đó. Còn trường
hợp không bị coi là phạm tội tức là không có tội.
107/ Mức độ thực hiện tội phạm là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ TNHS?
Đúng. Vì mức độ thực hiện tộiphạm là một trong những căn cứ đánh giá mức độ tính chất nguy hiểm của
hành vi và mức độ gây thiệt hại cho xã hội là một trong những căn cứ ảnh hưởng đén mức độ TNHS. Xử
đúng mức độ thực hiện tội phạm cho ta xác định được hình thức và mức độ xử lý phù hợp, công bằng và đây
chính là tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, ảnh hưởng đến mức độ TNHS. Ý nghĩa hay bản chất pháp lý của thực
hiện tội phạm là PLHS đã phân hóa quá trình thực hiện tội phạm thành ………………
108/ Thời điểm TP hoàn thành là thời điểm người phạm tội đã đạt được mục đích PT của mình?
Sai. Vì thời điểm phạm tội hoàn thành không dựa vào mục đích phạm tội mà dựa vào CTTP gồm hai loại:
Cấu thành hình thức (thời điểm tội phạm hoàn thành khi hành vi tội phạm được mô tả trong luật); cấu thành
vật chất (thời điểm tội phạm hoàn thành khi dấu hiệu hậu quả luật định đã xảy ra.
109/ Bàn bạc thỏa thuận trước về cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm?
Sai. Vì đây là hai phạm trù khác nhau. Đồng phạm phức tạp là ngoài người thực hiện hành vi còn có những
người khác đóng vai trò khác nữa, dựa vào dấu hiệu khách quan. Còn PT có tổ chức là dựa vào cả dấu hiệu
chủ quan và khách quan, có sự kết cấu chặt chẽ giữa người đồng phạm với nhau. Để thống nhất ý chí các
đồng phạm phải bàn bạc với nhau, thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm nhưng không nhất thiết
phải như thế vì trong thực tế có đồng phạm không có dự mưu trước. Như vậy trường hợp này các đồng
phạm không có sự bàn bạc nhưng họ tiếp nhận mục đích của nhau để cùng thống nhất thực hiện ý chí, ở đây
là sự cấu thành hành vi gọi là đồng phạm không mục đích.

110/ Không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu?
Đúng. Vì không phải mọi loại TS đều là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu đối tượng
tác động của các tội phạm sở hữu gồm có 2 đặc điểm: sản phẩm lao động của con người và là tài sản thông
thường không có tính năng đặc biệt, vì vậy tài nguyên, các giấy tờ có giá, tiền mang tính hữu danh không
thuộc nhóm đối tượng này.
111/ Từ chối giao trả tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở kên do ngẫu nhiên có được là hành vi chiếm đoạt
tài sản?
Sai. Vì đây là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. Còn hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý biến tài sản
từ tài sản của người khác thành tài sản của mình.
112/ Tài sản chiếm đoạt có thể là tài sản đang được người khác quản lý hợp pháp cũng như bất hợp pháp?
Đúng. Vì tài sản chiếm đoạt là tài sản có được do thực hiện hành vi cố ý chuyển biến một cách trái pháp luật
tài sản đang thuộc sự quản lý của một chủ thể thành tài sản của mình, hành vi này làm cho chủ tài sản mất
khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu đối với TS. TS bị chiếm đoạt TS đang trong sự quản lý của một
chủ thể bất kể sự quản lý này là hợp pháp hay không hợp pháp.
113/ Sử dụng bạo lực vật chất đối với người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội cưới
TS điều 133?
Sai. Vì không phải lúc nào có sử dụng bạo lực vật chất đối với người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài
sản chỉ cấu thành tội cướp tài sản mà chỉ cấu thành tội cướp TS khi việc sử dụng vũ lực mang tính nguy
hiểm cao, làm tê liệt ý chí của người bị hại và không nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của người bị hại.
114/ Uy hiếp tinh thần người quản lý TS nhằm chiếm đoạt TS không chỉ cấu thành tội cưỡng đoạt TS điều
135?
12
Đúng. Vì nó còn là dấu hiệu cấu thành cho nhiều loại tội phạm khác nữa như: tội cướp tài sản, tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt TS.
115/ Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên chỉ cấu thành tội cướp
giật tài sản điều 136?
Sai. Vì hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên là hành vi
không chỉ cấu thành tội cướp giật tài sản mà còn là dấu hiệu của nhiều loại tội phạm khác. Nó tùy thuộc vào
sự công khai đó ví dụ như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản điều 137.
116/ Lén lút khai thác gỗ trái phép trong rừng tự nhiên là hành vi cấu thành tội trộm cắp tài sản điều 138?

Sai. Vì rừng tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra nó thuộc về tài nguyên thiên nhiên cho nên không thuộc đối
tượng tác động của nhóm tội xâm phạm sở hữu cho nên nó không phải là hành vi cấu thành tội trộm cắp.
117/ Chiếu đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối chỉ cấu thành tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản điều 139?
Sai. Vì biểu hiện gian dối tùy thuộc vào mục đích gì, tùy từng mục đích mà có các cấu thành khác nhau như
gian dối để che giấu hành vi, gian dối để uy hiếp tinh thần… thì không cấu thành tội lừa đảo.
118/ Tội chiếm giữ trái phép tài sản được coi là hoàn thành vào thời điểm chủ thể ngẫu nhiên chiếm hữu
được TS?
Sai. Vì tội chiếm giữ trái phép TS được coi là hoàn thành vào thời điểm người phạm tội từ chối trả lại TS
sau khi được yêu cầu hoàn trả TS của chủ TS hoặc cơ quan có trách nhiệm theo đúng qui định của pháp luật.
119/ Sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên, gây hậu quả nghiêm
trọng là hành vi cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản điều 142?
Sai. Vì phải có thêm động cơ vụ lợi mới đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
120/ Các trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên đều cấu thành tội hủy hoại tài sản
điều 143?
Sai. Vì nó còn là dấu hiệu cấu thành ở các tội khác như tội phá hủy công trình ANQG.
121/ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên do vô ý là hành vi chỉ cấu thành tội vô ý gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản điều 145?
Sai. Vì tùy thuộc vào từng đối tượng mà ta có thể áp dụng cho đúng với từng tội danh như áp dụng vào điều
144 và 145
122/ Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu
thành tội buôn lậu điều 153?
Sai. Vì hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới ngoài việc xử
lý theo điều 153 còn có thể áp dụng ở các điều 193, 194, 195, 196.
123/ Mọi trường hợp buôn bán sản xuất hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu
đồng trở lên đều cấu thành tội sản xuất buôn bán hàng giả điều 156?
Sai. Vì trường hợp buôn bán sản xuất hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu
đồng trở kên nó còn có thể là đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực thực
phẩm thuốc chữa bệnh thuốc phòng bệnh điều 157 hoặc là đối tượng tác động của tội sản xuất buôn bán
hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón thuốc thú ý, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật

nuôi điều 158.
124/ Mọi hành vi kinh doanh mà không điều kiện kinh doanh có hàng phạm pháp trị giá từ 100 triệu trở lên
đều cấu thành tội kinh doanh trái phép được qui định tại điều 159 BLHS?
Sai. Vì không phải mọi hành vi kinh doanh mà không điều kiện kinh doanh có hàng phạm pháp trị giá từ
100 triệu trở lên đều cấu thành tội kinh doanh trái phép mà nếu nó là hàng cấm thì nó là đối tượng tác động
của điều 155 BLHS.
13
125/ Mọi hành vi mua vét hàng hóa có số lượng lớn nhắm bán lại thu lợi bất chánh gây hậu quả nghiêm
trọng đều cấu thành tội đầu cơ theo điều 160 BLHS?
Sai. Vì nó chưa thỏa mãn các điều kiện qui định của tội đầu cơ được qui định tại điều 160, nó còn thiếu các
điều kiện như lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai dịch
bệnh, chiến tranh.
126/ Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên đều cấu thành tội trốn thuế được qui định
tại điều 161 BLHS?
Đúng. Vì trong tội buôn cũng có khả năng trốn thuế rất lớn nhưng hành vi trốn thuế của tội buôn lậu là hậu
quả tất yếu của tội này nên nó không cấu thành tội trốn thuế (trốn thuế nằm trong nội hàm của tội buôn lậu).
127/ Cho vay không có bảo đảm trái với qui định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi cấu
thành tội cố ý làm trái qui định của nhà nước về quả lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng?
Sai Vì hành vi này là dấu hiệu cấu thành của tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ
chức tín dụng được qui định tại điều 179 BLHS.
128/ Mua bán đất trái phép gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi cấu thành tội vi phạm các qui định về sử
dụng đất tại điều 173 BLHS.
Đúng. Vì đây chính là hành vi chuyển quyền sử dụng đất trái phép.
129/ Mọi hành vi cố ý tác động trái phép đến thân thể của người khác làm nạn nhân chết đều cấu thành tội
giết người được qui định tại điều 93 BLHS?
Sai. Vì hành vi này được áp dụng cho nhiều điều luật khác nhau và nó phụ thuộc vào điều kiện theo như
khoản 3 điều 104, 94, 95, 96…
130/ Hành vi kích động dũ dỗ thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của chính họ thì cấu thành tội
bức tử?
Sai. Vì đây là hành vi nhẳm xúi giục người khác tự sát nên nó cấu thành tội xúi giục người khác tự sát.

131/ Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm đều cấu thành tội
trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo điều 192?
Đúng. Vì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo
điều 194 mà còn có thể cấu thành nhiều tội phạm khác như: tội sản xuất trái phép chất ma túy điều 193, hay
tội mua bán trái phép chất ma túy.
132/ Các hóa chất được qui định trong các công ước LHQ về kiểm soát ma túy đều là tiền chất ma túy
không phụ thuộc vào mục đích sử dụng?
Sai Vì các hóa chất đó phải có mục đích sử dụng vào việc sản xuất chất ma túy và phải nằm trong danh
mục cấm.
133/ Làm ngơ dung túng cho người khác sử dụng chất ma túy tại nơi mình đang quản lý là hành vi cấu
thành tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo điều 198 BLHS?
Đúng. Vì theo qui định tại điều 198 BLHS thì người nào cho thuê, cho mướn địa điềm hoặc bất kỳ hành vi
nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Đó chính là hành vi khách quan của tội này như là
không hành động như không ngăn cản người khác sử dụng chỗ ở, chỗ làm việc của mình làm chỗ sử dụng
ma túy.
134/ Tất cả các tội xâm phạm ATGT vận tải chỉ được thực hiện với lỗi vô ý?
Sai. Vì có một số tội như đua xe trái phép điều 207. Tội tổ chức đua xe trái phép điều 206….
135/ Không cấu thành tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi hành vi vi
phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng đến sy71c khỏe, TS của người
khác?
14
Sai. Vì theo khoản 4 điều 202 trong một số trường hợp nhất định hành vi vi phạm về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ vẫn cấu thành tội phạm mà không cần xét đến hậu quả. Hành vi vẫn cấu thành tội khi
các thiệt hại trên không xảy ra nhưng sẽ xảy ra nếu như không được ngăn chặn.
136/ Mọi hành vi đua xe trái phép các phương tiện giao thông đường bộ đều cấu thành tội đua xe trái phép?
Sai. Vì chỉ có các phương tiện có gắn động cơ thực hiện hành vi đua xe thì mới cấu thành tội đua xe trái
phép. Còn đua xe đạp trái phéo thì không cấu thành tội này mà là tội gây rối trật tự công cộng.
137/ Tội tổ chức đua xe trái phép là tội có cấu thành hình thức?
Đúng. Vì chỉ cần đứng ra thực hiện những công việc như: lôi kéo, rủ rê, kích động người khác cũng được
coi là hành vi đua xe trái phép mà không cần phải có hành vi đua xe.

138/ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về ANQG là hành vi chỉ cấu thành
tội phá hủy công trình phương tiện quan trọng về ANQG?
Sai. Vì nếu hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về ANQG mà có sự chỉ đạo
của các thế lực từ nước ngoài hay có mục đích chống chính quyền thì xử theo điều 85 BLHS…
139/ Mọi hành vi mua bán trái phép thuốc nổ đều cấu thành tội mua bán trái phép vật liệu nổ điều 232?
Sai. Vì vật liệu nổ trong điều 232 là vật liệu nổ được trang bị không nhằm mục đích quốc phòng. Nếu mua
bán vật liệu nổ vào mục đích vào mục đích quốc phòng thì xử theo điều 230 BLHS.
140/ Phá thai trái phép là phá thai không có bằng cấp chuyên môn?
Sai. Vì phá thai không có bằng cấp chuyên môn chỉ là một trong những trường hợp phá thai trái phép, ngoài
ra còn có các trường hợp khác là phá thai trái phép như phá thai khi không được giao nhiệm vụ, phá thai vi
phạm các nguyên tắc nghề nghiệp khác.
141/ Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành tội gây rối trật tự
công cộng điều 245?
Sai. Vì các trường hợp gây rối trật tự công cộng nhằm mục đích chống chính quyền thì xử theo tội ở các
điều của chương XI. Nogài ra những vụ gây rối TTCC làm chết người mà không có mục đích chống chính
quyền thì xử tội vô ý làm chết người.
142/ Mọi hành vi cố ý chứa chấp hoặc tiêu thụ TS do người khác phạm tội mà có đều cấu thành tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ TS do người khác phạm tội mà có điều 250?
Sai. Vì chứa chấp hoặc tiêu thụ TS do người khác phạm tội mà có thì phải là không có sự hứa hẹn trước.
Còn nếu có hứa hẹn trước thì được coi là đồng phạm.
143/ Mọi hành vi vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn công vụ gây thiệt
hại cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều cấu thành tội lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ điều 281?
Sai. Vì với hành vi trên còn có thể cấu thành các tội như tội tham ô tài sản điều 278, tội nhận hối lộ điều
279, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản điều 280, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi
thi hành công vụ điều 282, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
144/ Mọi trường hợp đưa hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên đều cấu thành tội đưa hối lộ điều 289?
Sai. Vì theo khoản 6 điều 289 BLHS thì người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát
giác thì được coi là không có tội.
125/ Mọi hành vi truy tố người không có tội ra trước tòa án đều cấu thành tội truy cứu TNHS người không

có tội điều 293?
Sai. Vì nếu như họ nhận định lầm chủ thể do hạn chế nhận thức mà truy tố một người không có tội ra trước
tào án thì không cấu thành tội này. Nếu chưa gây hậu quả thì chỉ bị kỹ luật, nếu gây hậu quả thì xét xử theo
điều 285.
15
126/ Đối tượng tác động của tội không chấp hành án điều 304 chỉ gồm các bản án hình sự đã có hiệu lực
pháp luật.
Sai. Vì ngoài các bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì đối tượng tác động của tội không chấp hành
bản án còn có các bản án khác như bản án dân sự, bản án kinh tế….
127/ Hành vi cưỡng bức, buộc người đang làm việc ở các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh
nghiệp phải thôi việc trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng thì cấu thành tội buộc người lao động, công
chức thôi việc trái pháp luật điều 128 BLHS?
Sai. Vì theo quy định tại điều 128 thì tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật là
người thực hiện hành vi phải có mục đích vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác thì mới cấu thành tội phạm.
Còn nều vì động cơ khác hoặc không có động cơ thì cũng không cấu thành tội phạm của tội này.
16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×