SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
- Xưa kia đất Hà Giang thuộc Châu Vị Xuyên.
- Năm 1891, tỉnh Hà Giang được thành lập từ sự chia
tỉnh Tuyên Quang.
- Năm 1976, Hà Giang và Tuyên Quang sát nhập thành
tỉnh Hà Tuyên.
- Năm 1991, Hà Tuyên lại được tách thành hai tỉnh Hà
Giang và Tuyên Quang.
ĐỊA LÍ TỈNH HÀ GIANG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
- Hà Giang là một tỉnh miền núi địa đầu cực Bắc của Việt
Nam , thuộc vùng Đông Bắc.
-
Diện tích khoảng 7.884 km2.
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.
+ Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái.
+ Phía Tây giáp Lào Cai
+ Phía Đông giáp Cao Bằng
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
- Địa hình: Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, có
độ cao trung bình từ 800 – 1200 mét, cao nhất là đỉnh Tây
Côn Lĩnh cao 2419 m.
Địa hình Hà Giang có thể chia ra làm 3 vùng khác
nhau:
+ Vùng thứ nhất: là vùng núi đá vôi phía Bắc, gồm các
huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh – địa hình
hiểm trở.
+ Vùng thứ hai: vùng cao núi đất phía Tây gồm các
huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì.
+ Vùng thứ ba: vùng đồi núi thấp, bao gồm thành phố
Hà Giang và huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê.
- Khí hậu Hà Giang mang đặc điểm chung của khí hậu
miền Bắc , mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô
hanh và lạnh.
-
Hà Giang có 9 nhóm đất trong đó chủ yếu là đất xám, rất
thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu và
cây ăn quả.
-
Hà Giang có diện tích rừng lớn với 345.860ha rừng tự
nhiên, nhiều khu rừng nguyên sinh với các loại động vật
quý cùng nhiều loại cây gỗ, cây dược liệu quý.
- Sông ngòi của tỉnh Hà Giang có giá trị lớn về thuỷ điện, có
nhiều thác ghềnh nên ít có giá trị về giao thông. Lượng
mưa lớn thường gây lũ đột ngột vào các tháng mùa hạ.
Các sông chính của Hà Giang là sông Lô, bắt nguồn từ Vân
Nam (Trung Quốc), sông Gâm , sông Chảy…
- Về tài nguyên khoáng sản Hà Giang có nhiều loại khoáng
sản hơn 28 loại khác nhau, với 149 mỏ và điểm quặng, Ang
ti mon ở Mậu Duệ, Bó Mới (huyện Yên Minh). Ngoài ra còn
có chì , sắt, kẽm ,đồng, thiếc, cao lanh, vàng sa khoáng…
III. HÀNH CHÍNH
Hiện nay Hà Giang có 1 thành phố là Thành phố
Hà Giang, 10 huyện là Bắc Quang, Quang Bình, Vị
Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên
Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Tổng số có 196 xã, phường,
thị trấn, trong đó có 112 xã đặc biệt khó khăn .
IV. DÂN CƯ:
-
Dân số: Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày
1 tháng 4 năm 2009 là 724.537 người. Mật độ trung bình: 76
người/km2.
-
Dân tộc: Hà Giang có 22 dân tộc anh em cùng sinh
sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong đó
dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm
15,2%, dân tộc Kinh chiếm 12%
-
Đời sống dân cư: Thu nhập bình quân đầu người năm
2005 khoảng 2,4 triệu đồng/năm. Phấn đấu đến năm 2010
sẽ giảm tỷ lệ nghèo từ 26% xuống còn 15%.
V. VĂN HOÁ – DU LỊCH.
Hà Giang là nơi có nền văn hoá dân tộc đặc sắc lâu đời.
Nhiều địa danh du lịch đáng nhớ.
+ Thắng cảnh: Cổng trời, Cột cờ Lũng Cú - Đồng Văn, Cổng
trời- Quản Bạ ,Chợ tình Khâu Vai – Mèo Vạc, Dinh thự họ
Vương - Đồng Văn, Thành phố Hà Giang.
+ Lễ hội:
-Lễ hội nhảy múa của người Pà Thẻn.
-Lễ hội vui xuân của người H’Mông và Dao.
-Lễ mừng nhà mới của người Lô Lô.
-Những phiên chợ vùng cao với đàn ngựa thồ của người
H’Mông.
VI. KINH TẾ
Cơ cấu kinh tế: Đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
nông – lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Nông nghiệp và một vùng kinh tế quan trọng, chủ yếu là
trồng trọt lúa, ngô (cây lương thực chính của người H’Mông, ở
vùng cao còn có cây dược liệu :thảo quả, đỗ trọng…
+ Chăn nuôi :trâu, bò, dê, ngựa, nuôi ong….
+ Cây công nghiệp còn có cây chè San Tuyết, và chủ
nhân lâu đời của nó là người Dao, một dân tộc có kinh nghiệm
trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.
+ Lâm nghiệp: tổng diện tích đất Lâm Nghiệp chiếm
75 % diện tích tự nhiên, cây nguyên liệu giấy được trồng là: bồ
đề, mỡ, thông, tre nứa…
-
Công nghiệp: Sản xuất có quy mô nhỏ, năng suất thấp.
-
Dịch vụ : Đang phát triển, nhưng tốc độ chậm.
-
Kết cấu hạ tầng: Đường giao thông chính đến Hà Giang là
đường quốc lộ 2, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Lưới
điện phát triển rộng khắp. Bưu chính viễn thông đã vươn tới
các xã vùng sâu, vùng xa, 100% xã, phường có đường dây
điện thoại.