Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁP TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.74 KB, 28 trang )

VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VHNT&DL NHA TRANG
KHOA DU LỊCH

ĐỀ TÀI

VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁP TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM

Du lịch là ngành kinh tế mang lại nguồn lợi lớn cho mỗi quốc gia, là ngành
kinh tế mũi nhọn kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển. Đối với Việt Nam, du lịch
cũng đang cất tiếng nói góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
Trong những năm gần đây du lịch thực sự đang trên đà cất cánh, những tiềm năng du
lịch đã được đánh thức, đã được lần lượt khai thác và đưa vào phát triển để phục vụ
hoạt động du lịch. Bên cạnh việc phát triển theo chiều sâu những loại hình đã được
khai thác từ lâu cịn phát triển thêm những loại hình du lịch mới.
Đa dạng hóa kinh doanh du lịch là một biện pháp nhằm khai thác tối đa tiềm
năng, thế mạnh của điểm du lịch. Du lịch văn hóa cũng là xu hướng của nhiều nước lựa
chọn để phát triển ngành du lịch, trong đó Việt Nam chúng ta cũng là một trong những
nước đã và đang chú trọng cho công tác thúc đẩy sự phát triển của du lịch nói chung và
“ du lịch văn hóa “ ở Việt Nam nói riêng. Do đó, việc phát triển, khai thác du lịch văn
hóa được xem là một hướng đi có nhiều triển vọng đối với du lịch Việt Nam trong
tương lai. Chính vì là một loại hình du lịch mới nên “ du lịch văn hóa “ sẽ vừa là cơ hội
vừa là thách thức đối với du lịch Việt Nam.
Vậy để thấy được rõ bản chất, thực trạng văn hóa và sự phát triển của ngành du
lịch Việt Nam, cũng như những mặt trái cần khắc phục của du lịch Việt Nam trong thời
gian qua cũng như cơ hội và thách thứ của nó đối với du lịch Việt Nam hiện nay và
trong tương lai nói chung, và đối với “ du lịch văn hóa ” nói riêng là như thế nào?
Chúng ta cần hiểu và biết một số khái niêm liên quan đến vấn đề trên một cách cụ thể
và rõ ràng hơn.


Khi nói đến đề tài văn hóa và sự phát triển của du lịch Việt Nam, chúng ta nghĩ
ngay đến những câu hỏi: vậy thế nào là văn hoa?, Du lịch?, Du lịch văn hóa?

GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

1

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,
liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngơn
ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các
phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một
phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học
Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa
được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học
(theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu),
dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực
nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn
hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định
nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định
nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây.

Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh
"Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo
trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục
bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (15881679): "Lao động giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là
gieo trồng tinh thần".
Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa
bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa
rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà
con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền
thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định
nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học
người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang
dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập
quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị,
chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi
văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết
chế, tập tục, phản ứng cư xử,...).
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

2

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với mơi

trường, q trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một
trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trị và
cộng sự của ơng là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện
sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này
được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc
và truyền đạt bằng kế thừa.
Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn
hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa:
a.Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành
viên xã hội; b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó
được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của
nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã
hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học
Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay
được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân
tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó
chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống,
hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào
việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và
phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là
trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình
thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và
tinh thần mà do con người tạo ra.

Định nghĩa du lịch:
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc
Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm
trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác
nữa, trong thời gian liên tục nhưng khơng q một năm, ở bên ngồi mơi trường sống
định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là
một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

3

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma, Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghiã về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xun cuả họ hay ngồi nước
họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc cuả họ.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: họat động du lịch là tổng hồ hàng
loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định
làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều
kiện.
Theo luật du lịch Việt Nam, năm 2006:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” (thời gian lưu

trú trên 24 giờ).
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian cuả du khách: du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ
một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm
việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc khơng kết hợp với
các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Đặc điểm của du lịch
Du lịch là ngành khơng khói, ít gây ơ nhiễm mơi trường, giúp khách du
lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà
khách chưa biết. Du lịch cịn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên
quan...).
Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba.
Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng.
Xin giới thiệu đến quý khách một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại,
vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn. Hiện nay cũng rất phổ biến tại Việt Nam.
Với những đặc điểm như vậy thì du lịch có những chức năng nhất định. Có thể
xếp các chức năng ấy thành 4 nhóm:
Chức năng xã hội
Thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và
tăng cường sức sống của nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác
dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

4

SVTH: NGUYỄN TRỌNG



VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Các cơng trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng, nhờ có chế độ nghỉ
ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô
hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hố giảm 20%
(Crirosep, Dorin, 1981).
Thơng qua hoạt động du lịch, đơng đảo quần chúng nhân dân có điều
kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân
tộc, từ đó tăng thêm lịng u nước, tinh thần đồn kết quốc tế, hình thành phẩm
chất tốt đẹp như lịng u lao động, tình bạn… Điều đó quyết định sự phát triển
cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.
Chức năng kinh tế
Chức năng này của du lịch thể hiện ở sự liên quan mật thiết với vai trò
của con người như là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội. Hoạt động sản xuất
là cơ sở tồn tại của xã hội. Việc nghỉ ngơi, du lịch một cách tích cực và được tổ
chức hợp lý sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào việc
phục hồi sức khoẻ cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản
xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt.Ngồi ra chức năng
kinh tế của du lịch cịn thể hiện ở khía cạnh khác. Đó là dịch vụ du lịch, một
ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của
nhiều ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại
thương… và là cơ sở quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển.
Chức năng sinh thái
Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân
tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khơi phục và tối ưu hố mơi trường thiên
nhiên bao quanh, bởi vì chính mơi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khoẻ và hoạt động của con người.Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ
tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hố q trình sử
dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này địi hỏi con người phải tìm kiếm

các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một
cách hợp lí.Giữa xã hội và mơi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ
chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt
khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng
khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Như vậy,
giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan gần gũi với nhau.
Chức năng chính trị
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trị to lớn của nó như
một nhân tố hồ bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết
giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác
nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ
đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thơng hành của hồ bình” (1967), “Du lịch
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

5

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HĨA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
khơng chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983)… kêu gọi
hàng triệu người quí trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia,
giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo
nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Du lịch văn hóa:
“Là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày văn hóa của một
nước một vùng thơng qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập qn cịn
hiện diện.”
Văn hóa du lịch (hoặc văn hóa du lịch) các tập hợp con của ngành du lịch

quan tâm đến một quốc gia hay văn hóa của vùng, đặc biệt các lối sống của
người dân trong những khu vực địa lý, lịch sử của những dân tộc, nghệ thuật,
kiến trúc, tôn giáo, và các yếu tố khác giúp định hình lối sống của họ. Du lịch
văn hóa bao gồm du lịch trong khu vực đô thị, thành phố đặc biệt là lịch sử hoặc
lớn và các cơng trình văn hóa như bảo tàng và nhà hát. Nó cũng có thể bao gồm
du lịch ở các vùng nơng thơn giới thiệu truyền thống của văn hóa cộng đồng bản
địa (ví dụ như lễ hội, nghi lễ), và giá trị của họ và lối sống. Đó là nói chung
đồng ý rằng khách du lịch văn hóa chi tiêu nhiều hơn khách du lịch tiêu chuẩn.
Loại hình du lịch này cũng trở nên phổ biến hơn trên toàn thế giới, và một báo
cáo gần đây của OECD đã nhấn mạnh vai trị của văn hóa du lịch có thể chơi
trong khu vực phát triển tại các khu vực trên thế giới khác nhau.
Du lịch văn hóa đã được định nghĩa là "sự chuyển động của người địa điểm văn
hóa đi từ nơi cư trú bình thường của họ, với mục đích thu thập thông tin và kinh
nghiệm để đáp ứng nhu cầu văn hóa của họ.
Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau:
Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của
người Việt, trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của
người Việt.
Quan niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là tồn bộ văn hóa các dân tộc
Việt Nam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, khơng
có văn hóa dân tộc/quốc gia.
Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc
gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa
tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó
phần lớn cơng dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan
niệm thứ ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên
cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về văn
hóa Việt Nam sẽ được trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa Việt Nam theo
hướng văn hóa dân tộc.
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN

LINH

6

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa
sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:
Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng
trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có
những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa
sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung
trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao
tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ
thuật.
Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố
dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hố có những nét đặc trưng riêng tại
Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sơng Hồng của người
Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái
văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên
viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa
Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ
với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong
văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.
Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt
cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người
Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngồi trong trong hàng
nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam

Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và
tồn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các
thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn
hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Văn hóa Việt Nam theo khía cạnh
Phong tục
Theo nghĩa Hán-Việt, Phong là nền nếp đã lan truyền rộng rãi và Tục là
thói quen lâu đời. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm
nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân có sức mạnh
hơn cả những đạo luật. Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục
của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hố
xã hội. Tuy nhiên có những phong tục mất đi
những cũng có nhưng phong tục khẳng định
được tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của nó qua
việc những phong tục đó cịn hiện hữu trong cuộc
sống ngày nay của người Việt Nam

GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

7

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu có từ thời Hùng
Vương trải qua hàng nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn giữ
được tập tục này trong cuộc sống ngày nay, tục ăn trầu bắt nguồn từ truyện sự
tích Trầu Cau để rồi thành biểu tượng cho tình anh em, vợ chồng của người

Việt, theo thời gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu,
kết thân của người Việt Nam
Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay cịn
gọi là Tết, Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng
là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác. Một số dân tộc khác đón
năm mới trong thời gian khác và tên gọi đặc trưng của mình như Chol Chnam
Thmay (khoảng tháng 4) của người Khmer, Katê (khoảng tháng 10) của người
Chăm Bàlamơm,...Từ Tết Ngun Đán đón năm mới, theo thời gian với những
ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung thêm vào những phong tục
Tết khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Thanh minh
Không thấy nhắc đến sớm trong sử sách nhưng các phong tục hôn nhân,
sinh đẻ, tang lễ, cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và đến ngày
nay vẫn là những phong tục gắn liền với đời sống người Việt Nam
Ẩm thực và trang phục gắn liền với đời sống thường nhật của người Việt
Nam, trải qua hàng nghìn năm những nét phong tục này biến đổi đi rất nhiều,
tuy nhiên qua những gì sử sách và dã sử để lại cũng cho thấy một sự tinh tế
trong ẩm thực, trang phục của người Việt Nam từ xưa đến nay, những phong tục
gắn liền và thay đổi theo sự thay đổi của cuộc sống người dân nông nghiệp
Lễ hội
Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội
dân gian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng. Trong lễ hội, các lễ nghi tín
ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng
đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những
thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng
dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều
nhất vào mùa Xuân.
Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và
long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ hội
nhằm tưởng nhớ tới cơng ơn tổ tiên, nịi
giống như hội Đền Hùng, có những lễ hội

tưởng nhớ tới các anh hùng như hội Gióng,
hội Đền Kiếp Bạc, hội Đống Đa, có những lễ
hội tưởng nhớ người có cơng mở mang bờ
cõi, các ông tổ các ngành nghề,...của người Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của
người Việt, các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn như lễ hội Katê của
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

8

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
người Chăm, lễ cúng Trăng của người Khmer, lễ hội xuống Đồng của người
Tày, người Nùng, Lễ hội hoa ban của người Thái, Hội đua voi của người
Mnơng,..
Ngồi các lễ hội lớn và long trọng tại Việt Nam từ bắc đến nam cịn có
hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ khác nhau của các dân tộc Việt Nam. Các lễ hội ở
Việt Nam rất đa dạng, những lễ hội về nông nghiệp, hội văn nghệ vui chơi, thi
tài, hội giao duyên, hội lịch sử,... Đặc biệt là hội mừng năm mới (Tết Nguyên
Đán) của người Việt và một số dân tộc khác
Cùng với các lễ hội dân gian, các lễ hội của các tôn giáo ban đầu chỉ
mang ý nghĩa nội bộ nhưng theo thời gian các lễ hội đó lan sang các tầng lớp xã
hội khác và thành những lễ hội mang tính cộng đồng như lễ Phật đản của Phật
giáo và lễ Noel của Công giáo
Với các khái niệm trên, thì Việt Nam chúng là một quốc gia có nhiều tiềm năng
để phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Với nền văn hóa Việt Nam
trãi qua gần 4000 năm lịch sử cungv ới nền văn hóa của 54 dân tộc anh em cùng chung
sống trên lãnh thỗ Việt Nam, là một điều kiện để ngành du lịch nước ta phát triển.

Tín ngưỡng
Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam
đã thờ rất nhiều thần linh. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vơ hình và hữu hình
mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được
vào thời đó. Ngày nay nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục
hiện hữu chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của
các dân tộc Việt Nam cổ nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng.
Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất
nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần
Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa,...những vị thần gắn với những ước mơ
thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng
ngày họ thờ thần Nông là thần trông coi việc
đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với hy vọng lúc
nào ngô lúa cũng đầy đủ. Không chỉ các vị thần
gắn với đời sống vật chất, các dân tộc còn thờ các
vị thần gắn với đời sống tinh thần của họ. người
Việt thờ các thần Thành Hoàng, các vị anh hùng
dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu. Họ là các vị
thần có công lớn với đất nước, với làng xã, dân
chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ
họ. Cũng như người Việt, người Hoa thờ các vị
thần Quan Công, Thần Tài. Người Chăm thờ các
vị thần như Po Nagar, Po Rome,...
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

9

SVTH: NGUYỄN TRỌNG



VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của
người Việt và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên
cạnh con cháu và phù hộ cho họ. Chính vì như vậy nên gia đình nào cũng có bàn
thờ tổ tiên và bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngồi các ngày
giỗ, tết thì các ngày mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một như một hình
thức thơng báo với tổ tiên ơng bà. Nói đến tục thờ cúng tổ tiên, người ta đều biết
tới một ngày giỗ tổ chung cho cho người Việt đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương
vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch)
Tôn giáo
Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10
thế kỷ Bắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh
hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa. Với ba hệ tư tưởng Tam giáo đã thâm
nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là Đạo
giáo, Nho giáo và Phật giáo. Đạo giáo và Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc
và thâm nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên qua tầng lớp
thống trị người Trung Hoa
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và có hai phái đã du nhập vào Việt
Nam bằng hai ngả khác nhau: phái Đại thừa vào Việt Nam qua Trung Quốc
cùng với Đạo giáo và Nho giáo. Cịn phái Tiểu thừa qua các nước Đơng Nam Á
láng giềng vào Việt Nam thịnh hành ở cộng đồng người Khmer ở Đồng bằng
sơng Cửu Long
Tam giáo có những thời kỳ phát triển rất mạnh và cũng có lúc mờ nhạt
tại Việt Nam, nhưng nhìn chung ảnh hưởng của Tam giáo rất sâu rộng trong các
tầng lớp dân chúng, nhất là Phật giáo. Và đến lượt mình, các tầng lớp dân chúng
tại Việt Nam đã tiếp thu các tôn giáo mới một cách có chọn lọc và sáng tạo, hay
nói cách khác các tôn giáo mới du nhập đã được bản địa hoá để phù hợp với
phong tục tập quán và tín ngưỡng của người dân địa phương
Cơng giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16, tuy việc truyền đạo

lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn nhưng ở Việt Nam từ lúc đầu cũng đã có một số
lượng người theo Công giáo, từ cuối thế kỷ 19 khi thực dân Pháp đã xâm lược
hoàn toàn Việt Nam thì việc truyền đạo mới được tự do dễ dàng. Hiện nay Việt
Nam có khoảng 8% dân số là tín đồ Công giáo, đứng hàng thứ 2 ở Đông Nam Á
sau Philippines
Cùng với Công giáo, một hệ phái khác của đạo Cơ đốc là Tin Lành cũng
xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, đạo Tin Lành được phổ biến tới các
dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Tây Ngun,...ước tính hiện nay có khoảng hơn
1 triệu người theo đạo
Đạo Hồi là tôn giáo của một bộ phận người Chăm ở Việt Nam, được du
nhập vào từ thế kỷ 15 tại vương quốc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam, sau đó
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

10

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
theo chân một bộ phận người Chăm di cư tới vùng An Giang, Tây Ninh vào thế
kỷ 19
Ngồi các tơn giáo du nhập từ bên ngoài trên, tại miền Nam Việt Nam có
các tơn giáo Hồ Hảo và Cao Đài. Đây là hai tơn giáo bản địa Việt Nam, đạo
Hồ Hảo được sáng lập từ năm 1939 và đạo Cao Đài được sáng lập từ năm
1926. Hiện nay hai tôn giáo bản địa này phát triển mạnh khắp Nam Bộ và ra cả
một số tỉnh ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Ngôn ngữ
Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã
chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm ngơn

ngữ của họ:
Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt,
người Mường, người Chứt, người Thổ
Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái,
Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,...
Nhóm Dao-Hmơng: gồm người Hmơng,
Dao, Pà Thẻn,...
Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lơ
Lơ, Si La, La Hủ,...
Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu,
Ngái,...
Nhóm Mơn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na,
Khơ Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,...
Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu
Ru,...
Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,...
Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngơn ngữ chính
thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngơn
ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt
được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việt nhưng
nó có sự khác biệt về mặt ngữ âm và từ vựng ở các vùng miền dẫn tới phương
ngữ tiếng Việt được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ khác nhau từ miền
Bắc, miền Trung và miền Nam
Về nguồn gốc, tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam
Á về mặt từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu. Trong qúa
trình phát triển Tiếng Việt đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán và được gọi là
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

11


SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
từ Hán-Việt, ngồi ra tiếng Việt cịn tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa
học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay
Về chữ viết, theo một số nghiên cứu khảo cổ, từ thời Hùng Vương người
Việt đã có chữ viết riêng gọi là chữ Khoa Đẩu mà người Trung Quốc miêu tả là
giống đàn nòng nọc đang bơi. Tới thời Bắc thuộc, chữ Hán là chữ viết chính
thức ở Việt Nam. Sau khi dành độc lập từ thế kỷ 10, với ý thức dân tộc cũng
như các từ vựng không có trong chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm
dùng song hành với chữ Hán. chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 12 và phát
triển rực rỡ vào thế kỷ 18. Tuy nhiên chữ Nôm chỉ được dùng trong lĩnh vực
văn chương, cịn trong hành chính thì vẫn dùng chữ Hán
Từ thế kỷ 17, khi các nhà truyền giáo phương Tây vào Việt Nam truyền
đạo Công giáo đã dựa trên ký tự Latinh để chuyển âm tiếng Việt sang chữ
Lalinh và đây là cơ sở cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ hiện nay của Việt Nam.
Mặc dù chữ quốc ngữ đã có từ thế kỷ 17 nhưng phải tới đầu thế kỷ 20 khi người
Pháp đơ hộ hồn tồn Việt Nam thì họ mới cho phổ biến chữ Quốc ngữ làm
thành một công cụ giao tiếp thuận lợi trong xã hội Việt Nam
Ngoài chữ Quốc ngữ là chữ viết chung của người Việt và của Việt Nam,
một số dân tộc khác cũng sữ dụng song hành chữ viết của dân tộc mình như chữ
Khmer của người Khmer ở Nam Bộ, chữ Akhar Thrah của người Chăm, chữ
Thái của người Thái ở vùng Tây bắc, chữ Mnơng của người Mnơng ở Tây
Ngun,...nhằm gìn giữ văn hố của dân tộc mình cũng như tiếp nhận các tri
thức mới từ chữ quốc ngữ dịch sang. Theo thống kê hiện nay có 26 dân tộc thiểu
số tại Việt Nam có chữ viết riêng của mình ngồi chữ Quốc ngữ
Văn học
Cũng như nền văn học của các nước khác

trên thế giới, văn học Việt Nam bao gồm hai bộ
phận đó là văn học dân gian và văn học viết. Văn
học dân gian là văn học truyền miệng của người
dân và văn học viết gồm có văn học chữ Hán, văn
học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ.
Kho tàng văn học dân gian của Việt Nam
rất phong phú và đa dạng, để giữ gìn những
truyền thống quý báu của dân tộc, để bảo tồn
những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất
của các thế hệ người Việt Nam khi đại đa số
người dân trong thời phong kiến khơng có điều
kiện biết chữ Hán, một hình thức văn học dân
gian truyền miệng đã ra đời và được truyền lại từ
thế hệ này sang thế hệ khác tại Việt Nam. Đó là
những câu chuyện thần thoại như Thần Trụ Trời của người Việt, Đi san mặt Đất
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

12

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
của người Lô Lô,...những sử thi như Đam San của người E Đê, Đẻ đất đẻ nước
của người Mường,...những truyền thuyết như Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thánh
Gióng của người Việt, những cổ tích như Thạch Sanh của người Khmer....và các
truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, ca dao,.... Văn học dân gian thường ca
ngợi tài năng và lòng dũng cảm của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt,
trước kẻ thù độc ác, ca ngợi lòng nhân hậu, độ lượng giúp đỡ nhau, ca ngợi tình

yêu trai gái, tình chung thuỷ vợ chồng, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu làng
xóm, quê hương. Không những thế văn học dân gian Việt Nam cịn là vũ khí
đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu của con người, chống lại những bất
công thối nát trong xã hội. Bằng ngôn ngữ dân gian giàu hình ảnh, bằng nghệ
thuật nhạc điệu sinh động, văn học dân gian Việt Nam đã thấm sâu vào lòng
người một cách tự nhiên và rất dễ dàng truyền lại cho đời sau
Trong văn học viết, với chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong một
thời gian dài. Các tác phẩm văn học cổ nhất còn lưu lại được sáng tác vào thế kỷ
11 và chủ yếu liên quan đến đạo Phật khi đó đang thịnh hành tại Việt Nam. Đó
là những bài thơ của các vị sư giải thích về cơ sở căn bản của đạo Phật cũng như
bình luận về các biến cố lịch sử hay các đề tài về ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, từ
thế kỷ 13 nhiều cơng trình về lịch sử, địa lý và địa chí bằng chữ Hán đã xuất
hiện. Khi hệ thống chữ Nơm được hồn chỉnh vào thế kỷ 13, nhiều tác phẩm
văn học viết bằng chữ Nôm lần lượt xuất hiện, một trong những tác phẩm sớm
nhất bằng chữ Nôm cịn để lại đến hơm nay là các bài thơ của Nguyễn Trãi, các
tác phẩm đồ sộ của ông bao gồm một tuyển tập hàng trăm bài thơ Nơm có tên
Quốc âm thi tập ở thế kỷ 15, và kế tiếp là Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm,
các bài thơ của Hồ Xuân Hương và đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều của
Nguyễn Du.
Từ đầu thế kỷ 20, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, với sự phát triển
của công nghệ in ấn cùng với những tiếp xúc với văn học phương Tây, văn học
Việt Nam xuất hiện các thể loại văn học mới, văn xuôi chiếm vị trí quan trọng
trên văn đàn cùng với thơ ngự trị trước đó. Các thay đổi trong đời sống văn học
đã xuất hiện với sự ra đời của phong trào Thơ Mới vào những năm 1930, đây là
một phong trào hiện đại nhằm giải phóng thơ Việt Nam ra khỏi những luật lệ gị
bó của thơ Trung Quốc cổ. Trong lĩnh vực văn xi, các hoạt động của nhóm
Tự Lực Văn Đoàn chịu ảnh hưởng từ phương Tây đã tạo ra thể loại tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại
Nền văn học Việt Nam từ thời kỳ này xuất hiện nhiều trào lưu, có những
tác phẩm chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, có những tác phẩm theo chủ

nghĩa hiện thực và cũng có những tác phẩm gắn liền với chính trị đó là dịng tác
phẩm cách mạng
Nghệ thuật

GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUN
LINH

13

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Nền nghệ thuật Việt Nam có từ
hàng nghìn năm nay, bắt đầu từ nghệ thuật
truyền thống hay còn gọi là nghệ thuật
dân gian Việt Nam.
Bắt đầu sớm nhất với kiến trúc dân
gian với những hoạ tiết về nhà cửa trên
mặt trống đồng Đông Sơn vào khoảng thế
kỷ 7 trước công nguyên, trải qua thời bắc
thuộc kiến trúc Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc Trung Quốc,
từ thế kỷ 10 khi dành được độc lập kiến trúc Việt Nam là sự kết hợp giữa kiến
trúc bản địa cùng với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, Chăm Pa. Các cơng
trình của Việt Nam quy mô thường không lớn, nhưng thường là sự kết hợp hài
hồ giữa cơng trình chính và cảnh quan xung quanh, đặc biệt là sử dụng hồ, ao,
sơng ngịi để điều tiết khí hậu và tạo cảnh quan. Từ cuối thế kỷ 19, với việc đô
hộ của thực dân Pháp, kiến trúc Việt Nam bắt đầu áp dụng rộng rãi các khuông
mẫu và thủ pháp kiến trúc, xây dựng của phương Tây, nhiều cơng trình cịn tồn
tại đến ngày nay ở các đô thị, đặc biệt là tại Hà Nội đã để lại một sắc thái kiến

trúc đẹp và độc đáo.
Nền Mỹ thuật bắt đầu với điêu khắc cổ được thể hiện trên mặt trống
Đồng Đông Sơn của cư dân Lạc Việt, trải qua các thời kỳ cùng với những ảnh
hưởng từ bên ngoài đã tạo ra nền điêu khắc Việt Nam phát triển rực rỡ vào các
thời Lý, Trần, Lê qua các cơng trình tơn giáo và cung điện các vương triều. Bên
cạnh các cơng trình kiến trúc và điêu khắc của người Việt thì nền điêu khắc kiến
trúc Việt Nam được bổ sung các kỹ thuật tinh xảo trong việc xây dựng các cơng
trình tơn giáo tín ngưỡng của người Chăm và người Khmer Nam Bộ. Hội họa
xuất hiện muộn hơn với dòng tranh dân gian Việt Nam, gồm tranh lụa, tranh tết,
tranh Đông Hồ. Đề tài tranh dân gian thường giản dị và gần gũi với đời sống
dân dã, mỗi bức tranh đều có ý nghĩa tượng trưng và đều được cách điệu hoá.
Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, mỹ thuật hiện đại Việt Nam cũng
có những bước tiến dài từ đầu thế kỷ 20 với ảnh hưởng của nghệ thuật phương
Tây thời Pháp thuộc, với các trường phái lãng mạn, hiện thực, ấn tượng, trừu
tượng, siêu thực,...mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây nhưng khuynh
hướng mỹ thuật hiện đại của Việt Nam vẫn gắn liền với lịch sử đất nước.
Sự ra đời và phát triển của sân khấu dân gian Việt Nam gắn liền với đời
sống nông nghiệp, múa rối nước là nghệ thuật dân gian của của người nông dân
làm ruộng nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được biểu diễn trong dịp hội
hè, những lúc nông nhàn, múa rối nước là một nghệ thuật tổng hoà giữa các
nghệ thuật điêu khắc, sơn mài, âm nhạc, hội hoạ và văn học. Cùng với múa rối
nước là các mơn nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương góp phần làm phong phú nền
sân khấu cổ truyền Việt Nam. Từ đầu thế kỷ 20, cùng với những ảnh hưởng của
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

14

SVTH: NGUYỄN TRỌNG



VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
sân khấu phương Tây, nghệ thuật sân khấu hiện đại Việt Nam được bổ sung
thêm các môn nghệ thuật kịch, hài kịch, xiếc, ảo thuật, múa, ballet, opera,...
Âm nhạc dân gian Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu với
chầu văn, quan họ, ca trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình,...của người
Việt và bên cạnh đó là âm nhạc dân gian của các dân tộc khác như hát lượn của
người Tày, hát Sli của người Nùng, hát Khan của người Ê Đê, hát dù kê của
người Khmer...Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, nền âm nhạc hiện
đại Việt Nam từ những năm 1930 được hình thành và phát triển đến ngày nay
được gọi là tân nhạc Việt Nam với các dòng nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc
1954-1975, nhạc vàng, nhạc hải ngoại và nhạc trẻ. Vào tháng 9 năm 2009, ba
trong số hình thức âm nhạc dân gian Việt Nam là quan họ, ca trù, nhã nhạc cung
đình Huế và Khơng gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (bao gồm cả âm
nhạc Cồng Chiêng) được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại.
Điện ảnh là môn nghệ thuật xuất hiện muộn nhất tại Việt Nam, trải qua
nhiều giai đoạn. Ban đầu là những thể loại phim do người Pháp thực hiện từ
những năm 1920. Tới thập niên 1930, cùng với sự ra đời của các môn âm nhạc,
mỹ thuật hiện đại, điện ảnh cũng bắt đầu được người Việt Nam thực hiện. Tiếp
đó sau sự chia cắt đất nước, điện ảnh Việt Nam tại hai miền đều có những
hướng phát triển riêng cùng với những ảnh hưởng từ bên ngoài là hai nền điện
ảnh miền Bắc và điện ảnh miền Nam. Sau những năm 1975 nền điện ảnh Việt
Nam do nhà nước thực hiện. Tới giai đoạn Đổi Mới, từ những năm 1986 sự
tham gia của tư nhân vào lĩnh vực điện ảnh đã tạo ra dòng phim mỳ ăn liền,
dòng phim này thịnh hành trong những năm đầu của thập niêm 1990 và tự kết
thúc vai trò của mình từ những năm 1995 nhường chỗ cho dịng phim đương đại
Việt Nam
Với Lịch sử hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam:
Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho

lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5 Tháng Sáu, 1951. Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam
Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong
nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn
tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958. Năm 1961 Nha Du lịch cổ
động du lịch "Thăm viếng Đơng Dương" với ba chí điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng
Tàu. Vì chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố
nâng đỡ kỹ nghệ du lịch như việc phát hành bộ tem "Du lịch" ngày 12 Tháng Bảy năm
1974.
Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa thì ngày thành lập ngành Du
lịch Việt Nam được tính là ngày 09/7/1960.
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

15

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam.
Ngày 18/8/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển giao Công ty
Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý.
Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262
NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng
Chính phủ.
Ngày 23/1/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Ngày 15/8/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về chức
năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.

Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành
lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam.
Ngày 31/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa - Thơng tin - Thể
thao và Du lịch.
Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục
Du lịch.
Ngày 27/12/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chức của
Tổng cục Du lịch.
Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc
cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
Với sự phát triển của ngành du lịch nước ta, để có từng chiến lược phát triển
phù hợp với từng vùng, thì du lịch nước ta đươc chia làm nhũng vũng du lich để phát
triển phù hợp và cân đối với kinh tế của vùng.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác
định rõ Việt Nam có 7 vùng du lịch như sau:
Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Bao gồm các tỉnh Hịa Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu, n Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa
khẩu quan trọng với Trung Quốc và Thượng Lào. Các địa bàn trọng điểm: TP. Lào Cai
- Sa Pa - Phan Xi Păng; TP. Điện Biên Phủ và phụ cận; TP. Lạng Sơn và phụ cận Đền
Hùng, vùng ATK.
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: Gồm Thủ đô Hà Nội và
các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình,
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

16


SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các
địa bàn trọng điểm: thủ đô Hà Nội và phụ cận, Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long - Bái Tử
Long.
Vùng Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với du
lịch hành lang Đông Tây và hệ thống biển, đảo Bắc Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm:
Huế và phụ cận; Kim Liên - Vinh - Cửa Lò - Cầu Treo.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ. Các địa bàn
trọng điểm: Đà Nẵng - Quảng Nam, Nha Trang - Ninh Chữ, Phan Thiết - Mũi Né.
Vùng Tây Nguyên: gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm
Đồng gắn với Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Các địa bàn trọng
điểm: TP Đà Lạt và phụ cận, TP. Buôn Mê Thuột và phụ cận; Khu vực Bờ Y- TX. Kon
Tum - TP. Pleiku.
Vùng Đông Nam Bộ: gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và hành lang du lịch xuyên Á. Các địa bàn trọng điểm: Thành phố Hồ Chí
Minh - Tây Ninh, Vũng Tàu - Côn Đảo.
Vùng Tây Nam Bộ: Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang,
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang
và TP. Cần Thơ gắn với du lịch tiểu vùng sông Mêkông. Các địa bàn trọng điểm: Khu
vực TP.Cần Thơ và phụ cận; Hà Tiên - Phú Quốc; Khu vực Đồng Tháp Mười.
Cùng với các tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở
các thế mạnh sau:

Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có
hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp
tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ
lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Tới năm 2011, có 7 di sản được UNESCO
công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm: Thành nhà Hồ, Hoàng thành
Thăng Long, Quần thể di tích Cố đơ Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa
Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tính đến hết năm 2010 Việt Nam được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh
quyển thế giới đó là Châu thổ sơng Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao
Chàm, Cần Giờ. Cà Mau và biển Kiên Giang

GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

17

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên,
Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En,
Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang
Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Cơn Đảo, Lị Gị-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú
Quốc, Phước Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng.
Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ. Nhiều suối có hạ tầng xây
dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rơng, Lâm Đồng; suối nước nóng
Kim Bơi Hịa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng
Kênh Gà, Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh.
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi

tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế
giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.
Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương
quản lý 79. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Việt Nam hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng
điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch
Với chiến lược và định hướng cho ngành du lịch như vậy thì trong những năm
qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức
tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch của Việt Nam trong khu vực đã tăng từ
5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây
là một thành cơng lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những ngành có đóng
góp lớn vào GDP.
Giai đoạn 1990-2000 có thể khẳng định là giai đoạn bứt phá trong tăng trưởng
khách và thu nhập. Khách quốc tế tăng trên 9 lần, từ 250 nghìn lượt (năm 1990) lên
2,05 triệu lượt (năm 2000); khách nội địa tăng 11 lần, từ 1 triệu lượt lên 11 triệu lượt;
thu nhập du lịch tăng gần 13 lần từ 1.350 tỷ đồng lên 17.400 tỷ đồng. 5 năm gần đây
(2001-2005), tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch
SARS và cúm gia cầm, nhưng do áp dụng các biện pháp táo bạo tháo gỡ kịp thời, nên
lượng khách và thu nhập du lịch hàng năm vẫn tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Khách
quốc tế năm 2001 đạt 2,33 triệu lượt, năm 2005 đạt gần 3,47 triệu lượt; khách nội địa
năm 2001 đạt 11,7 triệu lượt; năm 2005 đạt 16,1 triệu lượt; người Việt Nam đi du lịch
nước ngoài năm 2005 ước khoảng 900 nghìn lượt. Du lịch phát triển đã góp phần tăng
tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ (riêng GDP du lịch hiện chiếm khoảng 4% GDP cả
nước, theo cách tính của UNWTO thì con số này khoảng 10%). Du lịch là một trong ít
ngành kinh tế ở nước ta mang lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm. Hơn 10 năm trước, Du
lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay khoảng cách này đã
được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượt Philíppin, chỉ cịn đứng sau Malaysia, Singapore,
Thái Lan và Indonesia. Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN

LINH

18

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới. Năm 2004, Du lịch Việt Nam
được Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng
khách trong số 174 nước; Việt Nam được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế
giới.
Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét. ở đâu du lịch
phát triển, ở đó diện mạo đơ thị, nơng thơn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát
triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ
hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy
được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và
phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ
nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xố đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở
khơng ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn
thu để tơn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hố.
Tun truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và tại chỗ trong nước đã truyền tải được
giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.
Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người trong
cơng cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp và gián
tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngồi; đã

thực hiện tốt vai trị ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả’’ của hồ bình, góp
phần hình thành, củng cố mơi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tếxã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch
quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng
giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 29 Hiệp định hợp tác du lịch song
phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế
và Hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; đã có quan hệ bạn hàng với trên 1.000
hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là
thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu á-Thái Bình
Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông Nam á và phát huy được vai trò, khai thác tốt
quyền lợi hội viên. Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực,
liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ,
nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới. Tính chủ
động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so
sánh (như văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ...) đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu
là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối, quy mô ngành du lịch Việt Nam còn nhỏ.
Tốc độ tăng trưởng việc làm trong ngành vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn so với mức tăng
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

19

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
trung bình của khu vực. Năng lực của các cơng ty du lịch Việt Nam khơng tương xứng
với tiềm năng.

Nhìn chung, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chưa phát triển cùng nhịp với sự phát
triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện vận
tải lạc hậu, đường vận chuyển hàng không vẫn chưa được phát triển đúng mức. Công
nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều; ứng dụng thương mại điện tử trong điều
hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch chưa được
nhiều, hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngồi cịn yếu về số lượng và hiệu quả. Các
dịch vụ giải trí, văn hố, thể thao vẫn chưa phát triển và các dịch vụ ngân hàng chưa
đáp ứng nhu cầu.
Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng. Ta có nhiều cảnh quan
thiên nhiên đẹp và có bãi biển được xếp hạng tầm quốc tế, nhưng trên phạm vi cả nước,
chưa có được một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như Pataya, Phuket (Thái Lan),
Sentosa (Singapore), Bali (Inđônesia), hay Genting, Langkawi (Malaysia). Đặc điểm
này đã ảnh hưởng đến việc thu hút được sự chú ý của khách du lịch, không kéo dài
được thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của
khách quốc tế tại Việt Nam.
Nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một cách hệ thống về chuyên
môn và kỹ năng nghề nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin và khả
năng giao tiếp còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không đồng đều, chủ
yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng các công ty du
lịch lữ hành trong nước, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, giảm
chất lượng dịch vụ, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.
Hiện nay sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phương, lãnh thổ tuy gần
đây có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn yếu hoặc thiếu (Tổng cục Du lịch, Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Công an)
đặc biệt là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên. Cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành (tài chính, ngân hàng, hàng khơng, biên phịng, hải quan, điện lực và
viễn thông…) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thống kê áp dụng
trong ngành du lịch Việt Nam cũng chưa được cải tiến nhiều. Cùng với xu thế phát
triển như vậy của ngành du lịch nước ta, th một thông tin đáng mừng là Theo thống kê
của Tổng cục Du lịch, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng đầu

năm 2011 ước đạt trên 2.518,8 nghìn lượt khách, tăng 18% so với cùng kỳ năm
trước.Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu từ một số thị trường như: Trung
Quốc (tăng 49,6%), Nhật Bản (tăng 12,8%), Hàn Quốc (tăng 2,5%), Mỹ (tăng 4%),
Pháp (tăng 9,4%), Australia (tăng 8,2%), Campuchia (tăng 75,2%),…Việc Việt Nam
được lọt vào top 13 điểm đến của tour du lịch châu Á tốt nhất trong năm 2011 và top
50 điểm đến của tour du lịch tốt nhất thế giới… cũng đã góp phần thu hút được một số
lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
Với Sự phát triển của ngành du lịch có tác động rất mạnh tới cơ cấu ngành và cơ
cấu lãnh thổ nền kinh tế của một số nước. Để nhận rõ vai trò của du lịch đối với sự

GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

20

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
phát triển kinh tế – xã hội cần hiểu kĩ đặc điểm của tiêu dùng du lịch. Những đặc điểm
quan trọng nhất là:
Nhu cầu tiêu dùng du lịch là những nhu cầu đặc biệt: nhu cầu hiểu biết
kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, bơi và tắm ở biển, hồ,
sông… của con người.
Tiêu dùng du lịch thoả mãn các nhu cầu về hàng hoá (thức ăn, hàng hoá
mua sắm, hàng lưu niệm…) và đặc biệt chủ yếu là nhu cầu về dịch vụ (lưu trú,
vận chuyển hành khách, dịch vụ y tế, thông tin…).
Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và một số hàng hoá (thức ăn) xảy ra
cùng một thời gian và cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng. Trong hoạt
động du lịch không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hoá đến cho khách hàng,

mà ngược lại, tự khách du lịch phải tìm đến nơi có hàng hố.
Việc tiêu dùng du lịch chỉ thoả mãn những nhu cầu thứ yếu, những nhu
cầu không thiết yếu đối với đời sống con người (ngoại lệ, loại hình du lịch chữa
bệnh, khi đó du lịch có ý nghĩa sống cịn đối với người bệnh).
Tiêu dùng du lịch xảy ra thông thường theo thời vụ.
Với nhưng yếu tốt và sự phát triển như vậy của ngành du lịch nước ta đã mang
lại ý nghĩa về mặt kinh tế đối với phát triển du lịch
Ý nghĩa về mặt kinh tế của việc phát triển du lịch nội địa.
Góp phần tích cực vào q trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất đồ
lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật…), làm
tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội. Góp phần tích cực vào q trình phân phối
lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Nói cách khác, du lịch có tác động tích cực
vào việc làm cân đối cấu trúc thu chi của nhân dân theo các vùng (thường các
vùng phát triển mạnh du lịch lại là các vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn
đến thu nhập của người dân tại các vùng đó từ sản xuất là thấp).Du lịch nội địa
phát triển tốt sẽ củng cố sức khoẻ cho nhân dân lao động và do vậy góp phần
làm tăng năng suất lao động xã hội.
Ngồi ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của
du lịch quốc tế được hợp lý hơn. Vào trước và sau thời vụ du lịch, khi khách
quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật ấy vào phục vụ khách du
lịch nội địa.
Ý nghĩa của việc phát triển du lịch quốc tế chủ động
Việc phát triển du lịch quốc tế chủ động có tác động tích cực vào việc
làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trị to lớn
trong việc cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế. Cùng với hàng khơng dân dụng,
kiều hối, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ khác,
du lịch quốc tế hàng năm đem lại cho các quốc gia nhiều ngoại tệ.
Ở các nước du lịch phát triển, thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm tới 20%
hoặc lớn hơn thu nhập ngoại tệ của đất nước. Ngoại tệ thu được từ du lịch quốc
tế thường được các nước sử dụng để mua sắm máy móc, thiết bị cần thiết cho


GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

21

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
quá trình tái sản xuất xã hội, nhất là đối với các nước đang phát triển. Do vậy,
du lịch quốc tế góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước.
Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao. Tính hiệu quả trong kinh
doanh du lịch thể hiện trước hết, du lịch là ngành xuất khẩu tại chỗ. Xuất khẩu
du lịch có lợi hơn rất nhiều so với xuất khẩu ngoại thương. Trước hết một phần
rất lớn đối tượng mua bán trong du lịch quốc tế là các dịch vụ (lưu trú, trung
gian…). Do vậy, xuất khẩu bằng du lịch là xuất đa số dịch vụ, đó là điều mà
ngoại thương khơng thể thực hiện được. Ngoài ra đối tượng xuất khẩu của du
lịch quốc tế còn là các mặt hàng ăn uống, hoa quả, rau xanh, hàng lưu niệm… là
những mặt hàng rất khó xuất theo đường ngoại thương, muốn xuất khẩu chúng
phải đầu tư nhiều chi phí cho việc đóng gói, bảo quản mà giá cả lại thấp.
Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế luôn đảm bảo doanh thu lớn hơn
nhiều nếu cùng những hàng hố đó đem xuất theo đường ngoại thương. Hàng
hoá trong du lịch được xuất với giá bán lẻ, luôn bảo đảm cao hơn giá xuất theo
đường ngoại thương là giá bán buôn.
Xuất khẩu bằng du lịch quốc tế khơng tốn chi phí vận chuyển quốc tế,
tốn ít chi phí đóng gói và bảo quản như xuất khẩu ngoại thương. Bên cạnh đó
xuất khẩu bằng du lịch quốc tế còn tránh được nhiều rủi ro trên đường vận
chuyển. Một lợi thế nữa của du lịch quốc tế là xuất khẩu theo đường này khơng
tốn chí phí trả thuế xuất nhập khẩu. Trong ngoại thương có nhiều mặt hàng khi

xuất khẩu sang nước khác phải trả thuế nhập khẩu vào nước đó, do vậy mất
thêm nhiều chi phí.
Du lịch khơng chỉ là ngành xuất khẩu tại chỗ, mà còn là ngành xuất khẩu

hình hàng hố du lịch. Đó là các cảnh quan thiên nhiên khí hậu và ánh
nắng mặt trời vùng nhiệt đới, các phong cảnh đẹp, những giá trị của di tích lịch
sử – văn hố, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập quán .v.v. không bị
mất đi qua mỗi lần bán, thậm chí giá trị và uy tín của nó cịn tăng lên qua mỗi
lần đưa ra thị trường, nếu như chất lượng cao và các loại dịch vụ ở đó du khách
chấp nhận được. Sở dĩ có hiện tượng trên là do chúng ta bán cho du khách
không phải là bản thân tài nguyên du lịch mà chỉ bán các giá trị có khả năng làm
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch.
Với hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hoá và dịch vụ bán thông
qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể chi phí
đóng gói, bảo quản, vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu… đồng thời thu hồi vốn
nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp và có khả năng
thanh tốn.
Du lịch khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngồi. Cơ cấu nền kinh tế
thế giới nói chung và các nước nói riêng đang có xu hướng chuyển dịch ngày
càng trở nên hợp lý hơn. Đó là sự tăng dần tỷ trọng ở lĩnh vực dịch vụ trong cơ
cấu nền kinh tế. Các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là
một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

22

SVTH: NGUYỄN TRỌNG



VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư ít (so với ngành công nghiệp nặng,
giao thông vận tải, xây dựng…), thời gian thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật không
phức tạp.
Ý nghĩa của việc phát triển du lịch quốc tế bị động
Du lịch quốc tế bị động khác hẳn với du lịch quốc tế chủ động. Nó là
hình thức nhập khẩu đối với đất nước gửi khách đi ra nước ngồi (vì người dân
đem tiền tệ ra nước ngồi tiêu). Bù đắp vào đó là hiệu quả (chủ yếu về mặt xã
hội) của chuyến đi du lịch đối với người dân. Sau các chuyến đi, sức khoẻ của
người dân được củng cố, khách đi du lịch nước ngoài mở rộng sự hiểu biết về
mặt xã hội, nâng cao tầm nhìn và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Nếu đi du lịch kèm theo mục đích kinh doanh (ký kết hợp đồng, tìm
kiếm thị trường, đầu tư…), dẫn đến du lịch quốc tế bị động có ý nghĩa gián tiếp
về mặt kinh tế đối với đất nước.
Các ý nghĩa khác về mặt kinh tế của việc phát triển hoạt động kinh doanh
du lịch nói chung.
Du lịch phát triển sẽ tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương có
hoạt động du lịch từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực
thuộc quản lý trực tiếp của các địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của
các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn…
Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Trước hết
hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành, yêu cầu về sự
hỗ trợ liên ngành, là cơ sở cho các ngành khác (giao thơng vận tải, tài chính,
bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…) phát triển. Đối với
nền sản xuất xã hội, du lịch còn mở ra thị trường tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác,
sự phát triển của du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị
trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở
vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác.
Việc phát triển du lịch ở những nơi vùng sâu vùng xa cịn góp phần xố
đói giảm nghèo.

Bên cạnh sự phát triển của ngành du lịch như hiện nay, nhưng cũng
không tránh khỏi những mặt trái của sự phát triển ây.
Một số mặt tiêu cực do tác động của du lịch:
Về môi trường tự nhiên
Khách du lịch thường sử dụng nhiều nước, đồng thời lượng chất thải theo
đầu người cũng thường lớn hơn dân địa phương. Điều đó tạo ra sự thiếu hụt về
nguồn nước và gây ô nhiễm nguồn nước. Một du khách trung bình ở Barbados
dùng một lượng nước gấp 08 lần một người dân địa phương.
Sự tập trung khách quá đông ở các bãi tắm ven biển vào mùa hè làm cho
lượng rác thải tăng, môi trường nước ơ nhiễm. Ngồi ra cịn có thể làm tổn
thương đến một số hệ sinh thái ven biển vốn nhạy cảm với tác động không hợp
lý của con người.
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

23

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới
với nhiều loài động vật quý hiếm, các thác nước, hang động, các nơi có cảnh
quan đẹp, du khách đến đông sẽ gây ra hiện tượng quá tải và dĩ nhiên sẽ gây ảnh
hưởng đến môi trường nơi đó.
Cuộc sống và các tập quán của các động vật hoang dã có thể bị ảnh
hưởng do lượng lớn khách du lịch đến đông vào các thời điểm quan trọng trong
chu trình sống (di trú, kiếm ăn, sinh sản, làm tổ…).
Du lịch được coi là ngành công nghiệp khơng khói, tuy nhiên du lịch có
thể gây ơ nhiễm khí thơng qua phát xả khí thải động cơ xe máy, ô tô và tàu

thuyền khi vận chuyển khách.
Về mặt nhân văn
Du lịch hoạt động mang tính thời vụ, các nhu cầu vào các thời kỳ cao
điểm có thể vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng
của địa phương sẽ gây ách tắc giao thông, thiếu hụt về nước, năng lượng… đồng
thời tạo ra sự không ổn định về việc làm cho người lao động.
Việc xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (cơ sở lưu trú,
vui chơi giải trí…) có thể là ngun nhân của việc di chuyển chỗ ở và tái định
cư ngoài ý muốn của người dân địa phương.
Các tác động do thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có thể làm
nảy sinh do sự thiếu hài hoà về cảnh quan và về văn hoá – xã hội. Các tác động
tiêu cực của việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lên các tài nguyên có
giá trị thẩm mỹ cũng dễ nảy sinh. Việc xác định mức đóng góp của các cơ sở
hoạt động du lịch cho việc sử dụng nước, dịch vụ thoát nước, vệ sinh môi
trường… cũng dễ tạo nên mâu thuẫn đối với người dân địa phương.
Khách du lịch tập trung quá đông, dân cư địa phương sẽ bị cạnh tranh
tiện nghi giao thông, giá cả… và sẽ xuất hiện cảm giác bực bội của dân địa
phương đối với khách du lịch.
Các giá trị văn hố truyền thống có thể bị xói mịn. Giá trị văn hoá truyền
thống ở những miền núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp
xúc với các nền văn hoá xa lạ, do xu hướng thị trường hoá các hoạt động văn
hoá, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối
sống.
Ngồi ra cịn nhiều tiêu cực khác như có khả năng lây lan các bệnh
truyền nhiễm, các tệ nạn xã hội, gây rối trật tự an ninh xã hội, thậm chí cịn gây
bất ổn về chính trị…
Vấn đề cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng đúng mức:
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thế giới, truyền
thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN

LINH

24

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ ĐỊA PHƯƠNG
đẹp thiên nhiên phong phù và sự đa dạng của các nền văn hoá dân tộc, thời gian
gần đây Việt Nam đã nổi lên và trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du
khách quốc tế. Tuy nhiên, sự gia tăng lớn về khách du lịch, trong khi việc giữ
gìn cảnh quan, mơi trường tại các khu, điểm du lịch lại chưa được chú trọng
đúng mức, cộng thêm sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác và nạn chặt
phá rừng đã và đang gây ra các tác động không tốt tới môi trường du lịch.
Một số giải pháp phát triển du lịch
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã đặt ra mục tiêu “Từng bước
đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Phấn đấu
sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch
phát triển trong khu vực”. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010
cũng xác định mục tiêu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm
quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực; Phát triển nhanh dịch vụ du
lịch chất lượng cao; Đảm bảo quan hệ hài hoà giữa phát triển du lịch và quản lý
bền vững tài nguyên thiên nhiên, mơi trường và văn hố.
Thực tế cho thấy, những nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của ngành
du lịch bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của khách du lịch đến
hoặc trong phạm vi đất nước, xúc tiến du lịch ở nước ngoài, khuyến khích sự
tham gia của khu vực tư nhân, cải tiến quản lý nhà nước đối với các hoạt động
du lịch, đồng thời nâng cao nguồn nhân lực trong ngành. Để đạt được các mục
tiêu đề ra, chúng ta cần tập trung các giải pháp như sau:
Nhanh chóng hồn thiện cơ chế chính sách về du lịch, đặc biệt là các văn

bản hướng dẫn Luật Du lịch làm cơ sở cho công tác điều hành, quản lý nhà
nước, cũng như trong hoạt động kinh doanh của chính các doanh nghiệp.
Tổng cục Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp
hội và doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi) rà sốt các quy định có liên quan đến đầu tư, xúc tiến, quảng
bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế liên kết, phối hợp giữa các ngành,
các cấp và các doanh nghiệp… để tìm ra các quy định bất hợp lý làm cản trở sự
phát triển của ngành và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung, đồng thời kiến nghị
Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch xem xét, xử lý kịp thời.
Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch:
Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế tài chính cho hoạt
động xúc tiến, quảng bá du lịch.
Có chế tài huy động vốn nhiều hơn nữa từ doanh nghiệp cho quảng bá,
xúc tiến du lịch.
Gắn công tác xúc tiến, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư thương mại.
GVHD: ĐỖ PHƯƠNG QUYÊN
LINH

25

SVTH: NGUYỄN TRỌNG


×