Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cảnh giác với bệnh giao mùa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.08 KB, 5 trang )


Thời tiết giao mùa dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. (Ảnh minh
họa)
Cảnh giác với bệnh giao mùa
- Ai cho rằng giao mùa là lãng mạn sẽ phải nghĩ lại khi bỗng
dưng dễ ho, cảm sốt, mẩn ngứa… hơn bình thường.
Đây là lúc mọi người, nhất là dân văn phòng, phải cảnh giác với
một rắc rối mang tên “bệnh giao mùa”.
Vào khoảng thời gian này, mỗi ngày lên công ty, bạn thường nghe
những tiếng ho, sổ mũi sụt sịt, thậm chí, có người ốm lăn lóc phải
nghỉ phép vài ngày. Mọi người than thở với nhau về chứng đau
đầu, cảm sốt, viêm da, đau khớp…

Nguyên nhân là do cơ địa yếu, stress, áp lực công việc… tuy nhiên
một phần cũng là do thời tiết đang độ giao mùa. Nhiệt độ chênh
lệch cao, sáng và chiều tối lạnh trong khi buổi trưa lại nóng là điều
kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển.

Các bệnh hô hấp và tiêu hóa

Bệnh giao mùa “tấn công” cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt là
nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi và những trẻ nhỏ biếng ăn kéo dài, sức
đề kháng giảm sút. Mùa này cũng là mùa của các dịp lễ hội như
Giáng Sinh, Tết… sự tập trung người đông đúc cũng chính là môi
trường lý tưởng để bệnh đường hô hấp lây lan nhanh.

Bệnh lây nhiễm qua những dịch tiết hô hấp chứa siêu vi bắn ra mỗi
khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện.

Bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi
Trung ương (Hà Nội) cho biết, đối với bệnh viêm mũi dị ứng, nếu


không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của
người bệnh như thở khó, lừ đừ, cơ thể thiếu ô xy, giao tiếp hạn chế,
mất khứu giác, ăn không ngon…

Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi lao động mà
nguyên nhân là bởi họ thường xuyên tiếp xúc với không khí bụi
bẩn. Khí hậu ẩm ướt trong mùa mưa cũng dễ gây bệnh viêm tai với
những biểu hiện ban đầu là chảy mủ tai.

Nếu bệnh nhân không điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng viêm
xương chũm, viêm màng não, áp xe não và tổn thương dây thần
kinh mặt. Cũng do không khí lạnh, lượng histamin trong máu tăng
lên, men chua dạ dày bài tiết nhiều, đường tiêu hóa bị co bóp mạnh
và mất cân bằng.

Thời tiết giao mùa sẽ khiến chúng ta dễ mắc các bệnh về đường hô
hấp. (Ảnh minh họa)
Bệnh da liễu

Theo các bác sĩ da liễu, bệnh viêm da do côn trùng đốt có thể gây
thành dịch thường bùng phát nhất là thời điểm cuối năm. Bệnh
càng dễ phát triển khi bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất, xà bông,
phấn hoa…

Những chứng viêm da mãn tính như bệnh chàm, mề đay… sẽ có
điều kiện tái phát khi thời tiết chuyển mùa.

Việc điều trị chủ yếu là chống dị ứng và tránh các chất kích thích
da, không tự thoa các loại kem, thuốc chưa có sự hướng dẫn của
bác sĩ. Sau khi bị côn trùng tấn công, hoặc dính chất tiết Pederin

của chúng, nạn nhân thường có biểu hiện lâm sàng với những tổn
thương thành dải đỏ, phù.

Nhiều trường hợp có mụn nước, mụn mủ ở những vùng da hở. Ban
đầu, cảm giác hơi ngứa, căng đỏ một vùng, 6 – 12 tiếng sau, vùng
da này sưng nề, rồi thành phỏng nước, mủ.

Nếu bị nặng, sẽ cảm thấy ngấy sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng
cổ, nách, bẹn… Đề phòng bệnh này, cần chú ý, khi làm việc dưới
ánh đèn, tránh quệt tay khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt.

Buổi tối khi tắm, rửa, cần chú ý giũ mạnh khăn mặt trước rồi mới
dùng. Vào những ngày mưa to ngập nước, nên mua sẵn bình thuốc
xịt diệt côn trùng. Nếu thấy vùng da rát bỏng, đỏ, nổi mẩn… nên
rửa ngay bằng nước muối loãng hay xà phòng… nhằm ngăn không
cho nổi phỏng nước.

Giải pháp thông minh và đơn giản để tăng sức đề kháng

Để phòng tránh, hiện nay có nhiều giải pháp, trong đó tiêm vắc xin
phòng chống một số bệnh cũng là giải pháp tốt. Giữ ấm thân thể và
cổ, uống nhiều nước, ăn hoa quả, tăng cường dinh dưỡng trong bữa
ăn để tăng cường sức đề kháng.

Nên thường xuyên nhỏ mắt, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, rửa
tay bằng xà phòng trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh. Vệ sinh nhà cửa, vật
dụng, đồ chơi hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đối với
giới văn phòng, hạn chế ngồi quạt hoặc máy lạnh, giữ ấm cổ và cơ

thể mỗi sáng đi làm, tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn và chăm
chỉ tập thể dục để tăng cường sức đề kháng.
Một số phương thuốc đơn giản trị cảm cúm, bệnh hô
hấp hiệu quả


Đông y cho rằng cảm cúm là nhiễm phong hàn hoặc
phong nhiệt. Có nhiều bài thuốc, cây thuốc nam quanh
nhà, quanh vườn có tác dụng phòng chống cảm sốt như:
- Ăn tỏi hàng ngày bằng cách nuốt 2 – 3 tép tỏi tươi
sau các bữa ăn.


- Kinh giới tươi và gừng sống giã nát, vắt lấy nước
uống có thể trị chứng ho, cảm.


- Tía tô được dùng như mộtvị thuốc trị cảm cúm nhức
mỏi, ho suyễn, tạo hưng phấn, có thể nấu cháo hoặc
xông hơi.


- Quả lê có vị ngọt, hơi chua, tính lạnh, không độc,
vào các kinh phế, vị. Có công dụng nhuận phổi, tiêu
đờm, giáng hỏa, trị ho hiệu quả.

×