Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Bài giảng điện tử môn sinh học: Cây Đước ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.14 KB, 12 trang )


Cây Đước Cà mau
Dũng sĩ bảo vệ môi trường
Nhiều điều kỳ diệu độc đáo về cây
đước có thể nhiều người chưa biết

Sơ lược về cây đước

Cây đước- có tên khoa học là Rhizophora
apiculta Blume, họ Rhizophoraceae.Tên khác:
Đước đôi, Đước xanh

Là thành phần chính của các rừng ngập mặn. Là
loại cây ưa mọc trên đất phù sa cận sinh, nhất là
đất phù sa bùn mịn, nơi có nước mặn hoặc lợ,
thủy triều lên xuống định kỳ.

Là loại cây cao nhất trong các loài thảo mộc
thuộc rừng ngập mặn. Đây là loại cây có chiều
cao trung bình 20- 25m. Có nơi cây cao trên
30m (trong rừng đước nguyên sinh Cà Mau ).

Bộ rễ độc đáo

Độc đáo nhất của cây
đước là ở bộ rễ. Bao
gốm rễ cọc và rễ phụ.
Rễ cọc nhỏ cắm sâu
xuống đất, còn rễ phụ
(gọi là chang đước ) thì
rất lớn, mọc tua tủa


xung quanh gốc, cắm
sâu vào đất, giữ cho cây
đứng vững.

Có nơi cây cao to, bộ rễ
rất lớn tựa như các cột
nhà (cột cái & cột con).
Người thợ rừng có thể
sử dụng nó làm chòi
tránh mưa tránh nắng.

Cây đước
& bộ rễ
Đước con mới trồng trong rừng đước tái sinh đã
vững vàng tư thế Dũng sĩ trước bão giông !

Sức sống của đước & rừng đước

Cây đước khi đã mọc thành
rừng thì không có một loại
cây gì có thể chen vào cạnh
tranh được nên rừng đước
thường có sự phân chia lãnh
địa rõ ràng: đước ra đước,
mắm ra mắm, chà là ra chà
là… chúng sống chung trong
môi trường là đầm lầy ngập
mặn chứ không sống chung
bên cạnh nhau.


Đây cũng là điểm khác biệt
của rừng đước so với các
loại rừng khác.
Cây đước luôn đứng
vững trên đất sình lầy, gió
rung chẳng chuyển, bão
lay chẳng sờn.

Ra hoa
kết trái
cũng
độc đáo

Trái đước nảy mầm từ lúc còn treo lơ lửng trên cây, khi rụng xuống
được sóng biển trôi dạt khắp nơi, gặp nơi bùn lầy, trái đước trụ lại, rễ
non bám vào phù sa;

Quá trình bén rễ cũng là quá trình nâng trái đước đứng thẳng lên.
Sau 20 đến 25 ngày bám rễ trong đất, mầm đước đã có một búp non
màu đỏ như lửa và xòe hai lá xanh đầu tiên.
Đước từ lúc ra
hoa đến khi trái
chín phải mất 6
tháng;

Giữ cho rừng đước phát triển ?

Từ khi trái đước rụng xuống
đến khi khai thác được gỗ phải
mất khoảng thời gian 20 năm


Để duy trì & phát triển rừng
đước thì con người phải giữ
giống,trồng có qui hoạch tốt
hơn.

Cánh rừng đước sẽ còn cho
nhiều lợi ich: chắn sóng, giữ
đất, nuôi trồng hải sản

Rừng Đước còn là nơi cư trú
của nhiều loại chim, tôm, cá,
cua, làm cân bằng sinh thái bờ
biền
ND Cà mau thu trai đước để
nhan giống thành rừng

Nhà máy lọc nước biển

Một đặ tính đáng quí của
Đước chịu được mặn và
giữ nước lọc.

Lá đước rất cứng, có
màng sáp và bóng loáng
phản quang để giữ nước.

Trong lá có cấu tạo đặc
biệt để thải muối thừa ra
khỏi cơ thể.


Các nhà khoa học đang
tìm hiểu nghiên cứu đặc
điểm này của cây Đước
để áp dụng vào công
nghệ lọc nước biển.
Người ta gọi cây Đước là
"máy lọc nước biển thành
nước ngọt màu xanh".

Cây đước-nhiều công dụng.

Vỏ đước già có nhiều chất ta-nin, dùng làm thuốc nhuộm
rất tốt. Màu nâu là màu nhuộm độc đáo được lấy từ vỏ
của đước.

Cây đước có thể hầm than. “Than đước” một loại than
thượng hạng, tạo nhiệt mạnh, được thị trường ưa
chuộng.

Gỗ đước còn được làm ván sàn rất đẹp và chắc - mà bà
con vùng Năm Căn ngày ấy hay dùng. Ở vùng ngập
nước, cây đước làm cột, làm kèo không sao bì được.

Nhưng công dụng chính vẫn là ngăn chặn sóng biển, giữ
gìn phù sa, giữ đất bải bồi là hết sức to lớn mà cây đước
rừng ngập mặn mang lại.

Mô hình KT rừng đước + tôm


Rừng đước Năm
Căn-Cà Mau hiện
đang phát triển mô
hình nuôi tôm sinh
thái dưới tán rừng.

Đây là mô hình
nuôi tôm duy nhất
trên cả nước, được
các tổ chức châu
Âu cấp chứng chỉ
công nhận đạt
chuẩn quốc tế.
Mô hình rừng - tôm thường được
áp dụng đại trà tại huyện Ngọc
Hiển, bắt đầu khi cây đước chưa
khép tán thì mang lại hiệu quả.

Niềm tự hào của Cà Mau.
Trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và Mỹ, rừng
đước Cà Mau là căn cứ địa
cách mạng đầu não kháng
chiến không những của Cà
Mau mà còn là của các tỉnh
miền Tây Nam Bộ.
Nếu như cây tre là biểu tượng
của làng quê Bắc Bộ thì cây
đước, rừng đước là biểu
tượng- niềm tự hào của Cà

Mau.
Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng
Gió càng lay càng vững thành
đồng”.
Ngoài giá trị lâm sinh, Đước
còn gắn liền với lịch sử và
văn hóa của một vùng đất -
vùng đất Mũi Cà Mau

Góp thêm tiếng nói cho Rừng
Ngày Môi trường thế giới
năm nay nhấn mạnh chủ
đề “ Rừng-cuộc sống từ
thiên nhiên”,
NST bổ sung 1 số điều kỳ
diệu của cây đước và
rừng đước để góp thêm
tiếng nói bảo vệ rừng- nói
chung , bảo vệ rừng
đước- nói riêng
Rừng dước Năm Căn – Cà Mau
Sưu tầm và biên soạn : Phạm Huy Hoạt 5/6/2011

×