Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cao huyết áp ở trẻ em: căn bệnh giết người giấu mặt potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.03 KB, 5 trang )

Cao huyết áp ở trẻ em: căn bệnh giết người giấu
mặt


Các chuyên gia Hiệp hội Y học Mỹ (AMA) vừa kết
thúc nghiên cứu dài kỳ và cảnh báo mối nguy hiểm
tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của trẻ em, trong số này
có bệnh cao huyết áp, căn bệnh giết người thầm lặng
nhưng lại dễ bị bỏ qua. Theo số liệu của bệnh viện
Boston, có tới 75% số trẻ em mắc bệnh nhưng lại
không được phát hiện, tại Mỹ hiện có gần 2 triệu trẻ
em độ tuổi từ 3 - 18 mắc bệnh tiền cao huyết áp và
cao huyết áp.
Cũng theo các chuyên gia ở AMA, việc bỏ qua căn
bệnh cao huyết áp ở trẻ em dễ hiểu bởi ngộ nhận cho
rằng nó xuất hiện ở nhóm người lớn, cao tuổi có tiền
sử mắc bệnh chứ ít khi xuất hiện ở nhóm trẻ tuổi. Tuy
nhiên, trong thực tế tỷ lệ trẻ em mắc bệnh béo phì,
lười vận động khá cao nên căn bệnh này lại càng phát
triển và đang trở thành đại dịch. Rất may, cao huyết
áp ở nhóm người trẻ tuổi có thể điều trị dễ dàng bằng
cách thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, trong đó
nên chú ý đến 5 khuyến cáo dưới đây:

1. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý: trọng lượng cơ
thể được tính bằng công thức BMI, nếu BMI hợp lý
sẽ làm giảm rủi ro mắc bệnh cao huyết áp cao. BMI
được tính bằng công thức: BMI = Trọng lượng:
(Chiều cao)2. Trọng lượng tính bằng kg, chiều cao
tính bằng mét. Ví dụ, một người nặng 55kg, cao 1,6m
thì BMI = 55: (1,6)2 = 21,48. Nếu IBM 18,5 - 24,9 là


bình thường, nếu từ BMI = 25 - 30 là thừa cân và trên
30 được xem là béo phì.

2. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, hợp lý,
hạn chế ăn thực phẩm ăn nhanh, nhiều đường nhiều
mỡ. Tăng cường chế độ ăn uống giàu chất xơ, chú
trọng đến rau xanh, trái cây và đảm bảo đủ dưỡng
chất, calo cần cho mỗi ngày.
3. Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ: phần lớn
trẻ mắc bệnh cao huyết áp là lười vận động trong khi
đó lại thường lạm dụng đồ ăn, đồ uống giàu calo,
nhiều đường, mỡ, nhưng nếu duy trì cuộc sống vận
động, hạn chế ngồi trước màn hình vi tính, TV, tăng
cường tập thể dục, hoạt động thể chất thì tỷ lệ béo
phì, dư thừa trọng lượng sẽ giảm hẳn và kết quả ít
mắc bệnh hơn.

4. Giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và muối:
hầu hết các loại thức ăn nhanh trên thị trường hiện
nay đều có hàm lượng natri (muối), chất béo và
đường rất cao nên hợp với khẩu vị của giới trẻ và ăn
lâu ngày thành nghiện, hậu quả phát sinh béo phì, cao
huyết áp. Để hạn chế, các bậc cha mẹ quan tâm nhiều
hơn đến chuyện ăn uống của con trẻ, tăng cường các
bữa ăn tại gia đình, đủ chất và có lợi cho sức khỏe,
hạn chế tối đa 3 chất bất lợi kể trên.

5. Dạy trẻ cách đối phó với stress: theo nghiên cứu
của các chuyên gia ở bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) thì
stress (căng thẳng) là thủ phạm làm gia tăng bệnh cao

huyết áp, kể cả người lớn lẫn trẻ em, vì vậy duy trì
cuộc sống không stress sẽ có lợi, hạn chế tối đa nguy
cơ mắc bệnh tâm thần và cuối cùng là giảm huyết áp.

×