Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một đời người cần bổ sung bao nhiêu i-ốt là đủ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.48 KB, 5 trang )

Một đời người cần bổ sung bao nhiêu i-ốt là đủ?
I-ốt là nguyên tố vô cơ vi lượng, mặc dù chỉ cần một lượng rất nhỏ
nhưng không thể thiếu đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, con người
không tự tổng hợp được i-ốt mà phải bổ sung từ bên ngoài Dù bổ sung
i-ốt qua muối ăn hằng ngày là rất đơn giản và hiệu quả nhưng khi thực
hiện vẫn gặp nhiều bất cập. TS. Lê Phong - Trưởng phòng chỉ đạo tuyến
Bệnh viện Nội tiết Trung ương chia sẻ với độc giả báo SK&ĐS về vấn đề
này.
- Thưa TS, năm 2005, Dự án (DA) phòng chống bướu cổ đã công bố hoàn
thành được mục tiêu thanh toán các rối loạn do thiếu hụt i-ốt (CRLTI) trên
phạm vi toàn quốc, tại sao thời gian gần đây, các kết quả điều tra dịch tễ lại
cho thấy nguy cơ các bệnh do rối loạn thiếu hụt i-ốt có xu hướng quay trở
lại?
- Có thể nói việc thanh toán CRLTI trong giai đoạn 1995-2005 là một thành
công rực rỡ của sự phối hợp đồng bộ giữa ngành y tế, các bộ/ngành, các cấp
chính quyền và sự ủng hộ nhiệt tình của người dân. Tuy nhiên, khi chương
trình phòng chống RLTI chuyển đổi từ chương trình mục tiêu quốc gia thành
chương trình hoạt động thường xuyên thì tình trạng thiếu i-ốt đang có nguy
cơ tái diễn trở lại, nghiên cứu của chúng tôi tại một số điểm cho thấy việc
thiếu i-ốt đang tái diễn ở đồng bằng và các thành phố lớn, đó là do:
- Khi không còn DA mục tiêu, Ban chỉ đạo tại Trung ương (TW) giải thể, vì
thế không còn sự phối hợp liên ngành trong việc i-ốt hóa muối cung cấp cho
nhân dân (đây lại là quy định bắt buộc của Ủy ban phòng chống các rối loạn
thiếu hụt i-ốt quốc tế đối với bất kỳ quốc gia nào).
- Kinh phí bị cắt giảm nghiêm trọng, mỗi năm Bộ Y tế cấp cho 6 tỷ đồng,
trong đó chủ yếu dùng để mua hóa chất trộn muối, hóa chất xét nghiệm muối
và nước tiểu khoảng 5,7-5,8 tỷ, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 2/3
nhu cầu của các đơn vị sản xuất. Kinh phí chi cho hoạt động chuyên môn tại
TW mỗi năm chỉ 200-300 triệu đồng. Không còn kinh phí Trung ương cấp
cho các địa phương.


Khám phát hiện bướu cổ.
- Không có kinh phí, các hoạt động thường quy tại Trung ương như công tác
chỉ đạo tuyến, các hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn ở
tuyến dưới, hoạt động sản xuất muối trên toàn quốc không thực hiện được.
- Cán bộ làm công tác phòng chống bướu cổ tại Trung ương chuyển sang
làm công tác khác, do đó không thực hiện được nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát nên các hoạt động bị thả nổi. Hiện tại Trung ương chỉ còn vài cán
bộ hoạt động kiêm nhiệm làm công tác phòng chống bướu cổ.
- Nghị định 163/2005/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 19/1999/NĐ-
CP, trong đó điều quan trọng và then chốt nhất liên quan đến i-ốt muối hóa
toàn dân theo các quy chuẩn quốc tế - rằng muối dùng cho người ăn phải là
muối i-ốt lại bị loại bỏ.
- Từ năm 2006, kinh phí chi cho hoạt động phòng chống bướu cổ (PCBC) do
UBND các tỉnh, thành phố cung cấp cho các hoạt động thường quy tại địa
phương. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, dẫn đến nhiều
địa phương không bố trí kinh phí hoặc chỉ bố trí một lượng kinh phí quá ít
cho hoạt động PCBC tại địa phương.
- Không có kinh phí triển khai các hoạt động thường quy, hoạt động PCBC
bị buông lỏng, cán bộ làm công tác PCBC chuyển sang làm công tác khác
dẫn đến nguy cơ tan rã hệ thống.
- Việc triển khai thành lập hệ thống trung tâm nội tiết (TTNT) theo quy định
của Chính phủ diễn ra chậm, hiện cả nước mới có 11 TTNT, chủ yếu ở khu
vực phía Bắc. Các tỉnh còn lại tồn tại ở nhiều mô hình khác nhau như Trung
tâm y tế dự phòng, Trung tâm sốt rét - nội tiết; Trung tâm sốt rét - bướu cổ;
Trung tâm dinh dưỡng nên rất khó khăn trong chỉ đạo điều hành.

Cần bổ sung i-ốt vào thực phẩm.
- Xin ông cho biết, Nghị định 163/2005 của Chính phủ từ năm 2005 đến nay
đã được thực hiện như thế nào?
- Nghị định 163/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày

29/12/2005 quy định rất rõ chức năng của các bộ, ngành, chính quyền các
cấp về cung ứng và sản xuất muối i-ốt. Tuy nhiên, việc thực thi nghị định
không được quan tâm hay nói cách khác, chưa đi vào cuộc sống. Bộ Tài
chính - Bộ Y tế cũng có Thông tư liên bộ 147/YT-TC qui định mức chi cho
giám sát chất lượng muối nhưng nhiều tỉnh không cấp kinh phí cho hoạt
động này.
- Như trên ông đã nói, việc bổ sung i-ốt vào muối ăn hằng ngày là biện pháp
hiệu quả trong việc dự phòng các rối loạn do thiếu hụt i-ốt? Tuy nhiên, có
nhiều người lo lắng rằng i-ốt sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, do đó việc bổ
sung i-ốt vào muối ăn liệu có mang lại hiệu quả như mong muốn?
- I-ốt là nguyên tố vô cơ vi lượng rất cần cho con người thường xuyên, liên
tục mà con người không tự tổng hợp được. Trong khi đó, lượng i-ốt từ bên
ngoài cung cấp qua thức ăn ngày càng nghèo đi do hiện tượng i-ốt trong đất
bị mất dần bởi mưa, lũ cuốn trôi
Trên thế giới đã có nhiều phương pháp bổ sung thêm i-ốt cho con người như
dùng dầu i-ốt, muối i-ốt (MI), các chế phẩm khác như nước uống, bánh kẹo,
đồ ăn đóng hộp Ở Mỹ, Thụy Sĩ và một số quốc gia khác cũng đã sử dụng
muối i-ốt để bổ sung i-ốt. Ở nước ta, việc bổ sung i-ốt qua con đường dùng
MI được áp dụng từ năm 1976, đây là cách thức hiệu quả nhất vì sự tiện lợi,
dễ sử dụng, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục, kinh tế, phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
Chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng muối i-ốt ở nhiệt độ cao vì i-
ốt trộn vào muối dưới dạng KIO3 (Kali iodate) loại này rất bền vững ở môi
trường nhiệt đới như nước ta, cho nên việc sử dụng muối i-ốt trước, trong và
sau nấu đều không ảnh hưởng đến nhu cầu cần thiết hàng ngày của con
người và cũng không gây ra tác hại gì đối với con người.
- Vậy một người từ khi sinh ra cho tới cuối đời, ngày nào cũng bổ sung i-ốt
như vậy liệu có đưa lượng i-ốt quá nhiều vào cơ thể? Và khi cơ thể tích lũy
nhiều i-ốt như vậy thì có bị ảnh hưởng gì không, thưa TS?
- Các nhà khoa học đã ví von rằng: Kể từ khi ở trong bụng mẹ đến khoảng

60 tuổi, nhu cầu i-ốt của một người chỉ cần khoảng 1 thìa cà phê i-ốt, có
nghĩa là mỗi quí, số lượng i-ốt chỉ cần bằng đầu đinh ghim mà thôi. Tuy
nhiên, việc hấp thụ i-ốt phải liên tục, đều đặn. Thực tế ở người bình thường
cần 100-120 microgram i-ốt/người/ ngày. Phụ nữ mang thai cần 150
microgram i-ốt/người/ngày. (Cũng nên lưu ý rằng thai nhi chịu ảnh hưởng
rất nhiều nồng độ i-ốt của người mẹ mà ít chịu ảnh hưởng hormon tuyến
giáp của người mẹ). Cơ thể là một khối thống nhất, khi nồng độ i-ốt quá cao,
thường vượt trên 1.000 microgram/người/ngày thì nó sẽ ngừng điều tiết i-ốt.
Các nhà khoa học trên thế giới đã tính toán lượng i-ốt có trong thực phẩm và
lượng i-ốt bổ sung sao cho không thiếu cũng không thừa và càng không thể
tích lũy i-ốt trong cơ thể con người được.
Vấn đề trở ngại lớn nhất hiện nay là phải lưu ý sử dụng muối i-ốt cũng như
muối thường, lượng gia vị mặn ăn hằng ngày không vượt quá 6g
muối/người/ngày. Nếu ăn mặn quá sẽ gây nên tăng huyết áp.

×