Lúc nào cần bổ sung dinh dưỡng
cho trẻ ?
Hầu như các bậc cha mẹ thấy con thiếu gì thì bổ sung
đó hoặc chạy theo những lời quảng cáo mà quên những
yếu tố tác động đến sự phát triển lâu dài.
Cha mẹ thường mong con mình cao to và bụ bẫm nên
thường có tâm lý muốn đạt điều này thật nhanh. Thực ra,
cân nặng và chiều cao là những giá trị phát triển thể chất dễ
quan sát nhất nhưng chưa đánh giá hết sự phát triển về trí
tuệ, miễn dịch và những yếu tố khác trong sự phát triển
toàn diện của trẻ.
Nuôi trẻ trong 3 năm đầu rất khó khăn.
Nuôi trẻ trong 3 năm đầu, đặc biệt là dưới 1 tuổi, thường
gặp rất nhiều khó khăn do sức của trẻ còn yếu, hệ thống
miễn dịch chưa hoàn thiện nên hay mắc các bệnh đường hô
hấp và tiêu hóa...
Trong thời gian này, cần lưu ý trong lựa chọn nguồn dinh
dưỡng hằng ngày, đặc biệt là nguồn dinh dưỡng từ sữa để
giúp cho trẻ phát triển toàn diện và cân đối về thể chất, tinh
thần, trí tuệ cũng như miễn dịch chống bệnh. Cần nắm rõ
các thời điểm nhạy cảm sau đây để can thiệp dinh dưỡng
tốt nhất cho trẻ:
- Về thể chất: Trẻ có 2 giai đoạn phát triển vượt bậc. Giai
đoạn 0 đến 5 tuổi (chịu tác động chủ yếu của chế độ dinh
dưỡng) và giai đoạn tiền dậy thì (chịu tác động chính của
hormone và đồng thời chế độ dinh dưỡng).
Ở cả hai giai đoạn này nên duy trì cân nặng và chiều cao ở
mức cân đối, tránh suy dinh dưỡng cũng như béo phì. Cần
lưu ý cung cấp đầy đủ những chất hỗ trợ cho sự phát triển
của các cơ quan trong cơ thể như trí não, tiêu hóa, xương
khớp... Nhiều trẻ có cân nặng và chiều cao tốt nhưng vẫn
thiếu một số chất như sắt, kẽm, vi lượng, chất xơ, một số
acid amin.
- Về tâm thần vận động: Ba năm đầu tiên có vai trò quyết
định sự phát triển của hệ thần kinh. Lúc trẻ 3 tuổi, não nặng
gấp 3 lần lúc sinh và đạt 85% não của người trưởng thành.
Khi trẻ 6 tuổi, não trẻ đã bằng não của người lớn. Do đó,
những dưỡng chất cần cho phát triển của não và hệ thần
kinh nên được cung cấp từ rất sớm, ngay từ giai đoạn bào
thai (ví dụ DHA, ARA, phospholipids, cholin, acid béo
thiết yếu, cholesterol, sắt, iod, vi lượng...).
Có những nghiên cứu cho thấy sử dụng DHA có hiệu quả
nhiều nhất trong thai kỳ và 6 tháng đầu tiên. Việc cung cấp
dinh dưỡng nên đi đôi với việc tập luyện các phản xạ thần
kinh, rèn luyện khả năng tư duy và khả năng tập trung của
trẻ.
- Về miễn dịch: Trong 6 tháng đầu tiên, trẻ được bảo vệ
nhờ lượng kháng thể IgG từ mẹ thông qua nhau thai, đồng
thời trong sữa mẹ có chứa nhiều chất chống bệnh (như
lactoferrin, lysozyme, IgA). Sau đó trẻ dễ bị bệnh hơn do
miễn dịch của bản thân chưa hoàn chỉnh và lượng kháng
thể mẹ cho cạn dần.
Các kháng thể chống lại kháng nguyên polysaccharide của
vi trùng chỉ tốt khi trẻ được 2 đến 3 tuổi, trong khi những
kháng thể chống bệnh (IgM và IgG) chỉ đạt được nồng độ
của người lớn khi trẻ 4 đến 6 tuổi. Những miễn dịch khác
(như tuyến ức, hệ võng nội mô...) còn hoàn thiện cho đến
tuổi dậy thì. Do đó, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan
trọng trong phát triển và hoàn thiện miễn dịch của cơ thể.
Những chất có vai trò điều hòa hay hỗ trợ phát triển miễn
dịch là các acid béo thiết yếu, DHA, ARA, một số acid béo
chuỗi ngắn, một số acid amin, nucleotide, folate, sắt, kẽm,
vitamin ADE, vitamin BC, chất xơ...
Chế độ dinh dưỡng để giúp có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
cũng là yếu tố quan trọng trong việc phòng chống bệnh tật,
vì đường tiêu hóa là nơi tiếp xúc nhiều nhất với các tác
nhân gây bệnh, từ nhiễm trùng đến dị ứng. Đường tiêu hóa
cũng là nơi tạo ra hơn 80% lượng kháng thể IgA của cơ thể
giúp trung hòa tác nhân gây bệnh và các độc tố của chúng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cân bằng quá trình viêm
và dị ứng của cơ thể, làm giảm thiểu nguy cơ dị ứng thức
ăn, các bệnh lý liên quan đến dị ứng khác (như suyễn,
chàm, viêm dạ dày ruột dị ứng...), bệnh lý viêm mạn (như
viêm đường tiêu hóa mạn, bệnh Crohn, tiểu đường, bệnh
Celiac)... thậm chí lymphoma, leucemie...