Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quản lý người dùng nhóm pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.44 KB, 13 trang )

QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG, NHÓM
1. QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG
Thông tin của người dùng chủ yếu được lưu trong tập tin /etc/passwd, Linux có ba loại người dùng cơ bản:
supper user, system user, regular user.
• Super user: là người dùng quản trị của hệ thống Linux hoặc Unix, thường gọi với tên là người dùng root.
Người dùng này được hệ thống cung cấp một định danh quản lý UID có giá trị 0.
• System user: là người dùng được tạo ra khi ta cài đặt chương trình, dịch vụ hệ thống.
• Regular user: tạm gọi là user thường, những user này chỉ được quyền login vào hệ thống và sử dụng tài
nguyên. UID của người dùng này thường có giá trị >=500.
a. Tập tin /etc/passwd
Tập tin /etc/passwd đóng vai trò sống còn đối với một hệ thống Unix, Linux. Mọi người đều có thể đọc
được tập tin này nhưng chỉ có root mới có quyền thay đổi nó.
Mỗi tài khoản được lưu trong một dòng gồm bảy cột:
 Cột 1 : tên người sử dụng
 Cột 2 : liên quan đến mật khẩu tài khoản và “x” đối với tài khoản đang hoạt động Linux
 Cột 3,4: định danh tài khoản (UID) và định danh nhóm (GID)
 Cột 5 : tên đầy đủ của người sử dụng.
 Cột 6 : thư mục cá nhân (Home Directory)
 Cột 7 : chương trình sẽ chạy đầu tiên sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống
b. Tập tin /etc/shadow
Tập tin /etc/shadow lưu trữ mật khẩu thực sự của người dùng, mật khẩu này đã được mã hóa. Ngoài thông
tin mật khẩu, file này còn lưu trữ các tùy chọn mật khẩu và tùy chọn của tài khoản.
Mỗi tài khoản thường có khoảng tám cột:
 Cột 1: phải khớp với username trong file /etc/passwd
 Cột 2: mật khẩu đã được mã hóa
 Cột 3: số ngày từ 1/1/1970 đến ngày thay đổi mật khẩu
 Cột 4: số ngày tối thiểu yêu cầu thay đổi mật khẩu
 Cột 5: số ngày tối đa mật khẩu được sử dụng
 Cột 6: số ngày ra cảnh báo trước khi mật khẩu không còn hợp lệ
 Cột 7: số ngày quy định account bị vô hiệu
 Cột 8: ngày vô hiệu hóa tài khoản tính từ ngày 1/1/1970.


c. CÁC THAO TÁC TRÊN NGƯỜI DÙNG
 Tạo tài khoản người dùng
Cú pháp : #useradd [tùy chọn] <tên user>
Chú ý: Nếu không chỉ định user mới tạo vào một nhóm nào thì hệ thống sẽ tự động tạo ra nhóm cùng tên với tên
user và thêm user vào nhóm này
Các tùy chọn:
 -c “thông tin người dùng”.
 -d <thư mục cá nhân>.
 -m tạo thư mục cá nhân nếu chưa tồn tại.
 -g <nhóm của người dùng>.
Ví dụ: Tạo user có tên nvb
#useradd –c “Nguyen Van B” nvb
#passwd nvb
#useradd –c ”Nguyen van a” -d /home/nva -m -g hocvien nva
Sử dụng lệnh su <username> để chuyển đổi giữa các người dùng.
 Thay đổi thông tin người dùng
Cú pháp: #usermod [tùy chọn] <tên user>
Những [tùy chọn] tương tự như lệnh useradd.
Ví dụ: cho tài khoản nvb vào nhóm admin
#usermod –g admin nvb thêm user nvb vào nhóm admin
 Tạm khóa tài khoản người dùng
Khóa Mở khóa
passwd –l <username> passwd –u <username>
usermod –L <username> usermod –U <username>
 Hủy tài khoản
Lệnh userdel dùng để xóa một tài khoản. Ngoài ra, bạn cũng có thể xóa một tài khoản bằng cách xóa đi
dòng dữ liệu tương ứng với tài khoản đó trong tập tin /etc/passwd.
Cú pháp : #userdel [option] <username>
Ví dụ : #userdel –r nvb -r các file tồn tại trong thư mục riêng của người dùng sẽ bị xóa bỏ.
2. QUẢN LÝ NHÓM

a. THÔNG TIN CỦA NHÓM
• Thiết lập những người dùng có chung một số đặc điểm nào đó hay có chung quyền hạn trên tài nguyên
vào chung một nhóm.
• Mỗi nhóm có một tên riêng và một định danh nhóm, một nhóm có thể có nhiều người dùng và người
dùng là thành viên của một hoặc nhiều nhóm.
• Thông tin về nhóm lưu tại tập tin /etc/group. Mỗi dòng định nghĩa một nhóm, các trường trên dòng
cách nhau bằng dấu “:”. Cú pháp mô tả thông tin nhóm trong file /etc/group.
<tên-nhóm>:<pass-của-nhóm>:<định-danh-nhóm>:<user-thuộc-nhóm>
b. CÁC THAO TÁC TRÊN NHÓM
 Tạo nhóm
Cú pháp: #groupadd <groupname>
Ví dụ: #groupadd hocvien
 Thêm người dùng vào nhóm
Cú pháp: #usermod –g <tên-nhóm > <tên-tài-khoản>
#usermod –G test,hocvien hv1 user hv1 thuộc cả 2 nhóm test và hocvien (không có
khoảng trắng test,hocvien và user sẽ bị hủy các
nhóm mà trước đây là thành viên)
#usermod -l hocvien1 hv1 đổi tên đăng nhập hv1 thành hocvien1
 Hủy nhóm
Cú pháp: #groupdel <groupname>
Ví dụ: Xóa nhóm hocvien
#groupdel hocvien các user trong nhóm vẫn còn

 Xem thông tin về user và group
Ta có thể dùng lệnh groups hoặc id để xem thông tin về một tài khoản hay một nhóm nào đó trong hệ
thống.
Cú pháp: #id <option> <username>
Ví dụ: Ta muốn xem groupID của một user hv2 ta dùng lệnh:
#id –G hv2
Để xem tên nhóm của một user dùng lệnh: groups <username>

Ví dụ:
[root@server ~]# groups root
root : root bin daemon sys adm disk wheel
Xóa user khỏi nhóm:
c. QUYỀN TRÊN FILESYSTEM
• Linux cho phép người dùng xác định các quyền đọc (read), ghi (write) và thực thi
(execute) cho từng đối tượng. Có ba đối tượng
 Người sở hữu (the owner)
 Nhóm sở hữu (the group owner)
 Người khác (“other users” hay everyone else)
• Quyền đọc (Read – r – 4) cho phép đọc nội dung tập tin
• Quyền ghi (Write – w – 2) dùng để tạo, thay đổi hay xóa tập tin
• Quyền thực thi (Execute – x – 1) cho phép thực thi chương trình
Ví dụ: lệnh ls –l myfile
-rw-r r 1 fido users 163 Dec 7 14 : 31 myfile
Các ký tự -rw-r r biểu thị quyền truy cập của tập tin myfile (chủ sở hữu – nhóm
sở hữu – người dùng khác)
• Tổ hợp của ba quyền trên có giá trị từ 0 đến 7
 0 or : không có quyền 000
 1 or x : execute 001
 2 or -w- : write-only (race) 010
 3 or -wx : write và execute 011
 4 or r : read-only 100
 5 or r-x : read và execute 101
 6 or rw- : read và write 110
 7 or rwx : read, write và execute 111
 GÁN QUYỀN CHO NGƯỜI DÙNG
Sử dụng lệnh ll hoặc ls –l để xem chi tiết
• Lệnh chmod: cấp quyền hạn truy cập của tập tin hay thư mục
Cú pháp: #chmod [tùy chọn] [tập tin]

Các tùy chọn:
Nhóm người dùng Thao tác Quyền hạn
u : user
g : group
o : other
a : all
+ : thêm quyền
- : xóa quyền
= : gán quyền
r : read
w : write
x : excute
Ví dụ: Thêm quyền write cho nhóm trên tập tin myfile.
#chmod g+w myfile
#chmod a+wrx myfile
#chmod 755 myfile
• Lệnh chown: dùng thay đổi người sở hữu.
Cú pháp : #chown [người dùng:nhóm] [tập tin/thư mục]
Ví dụ:
#chown hv1 /bt/test.txt
Chuyển chủ sở hữu của file test.txt là người dùng hv1
• Lệnh chgrp: dùng thay đổi nhóm sở hữu.
Cú pháp : #chgrp [nhóm] [tập tin/thư mục]
Ví dụ:
#chgrp users /tmp/test
Chuyển chủ sở hữu của tập tin /tmp/test là nhóm users
• Lệnh umask: Là lệnh cho phép thiết lập quyền mặc định của người dùng truy xuất
filesystem, mặc định giá trị umask là 022 .
• Quyền mặc định của file hoặc thư mục được xác định là phần bù của umask xét
trên ba bit quyền hạn của hệ thống dành cho người dùng.

• Đối với tập tin quyền tối đa mà hệ thống tự động có thể gán là rw. Do đó,
quyền tối đa của file tính theo hệ thập phân là 666. (666 – 022 = 644: đọc ghi –
đọc - đọc).
• Đối với thư mục thì quyền tối đa của từng người dùng là 777. (777 – 022 =
755: đọc, ghi, thực thi – đọc, thực thi - đọc, thực thi)
Cú pháp lệnh umask:
#umask <giá trị>
#umask 020
Hãy đăng nhập vào hệ thống và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xem nội dung tập tin /etc/passwd và cho biết có bao nhiêu người dùng do hệ
thống tạo ra? (đếm số dòng dùng lệnh wc /etc/passwd hoặc sử dụng vi). Người
dùng nào có UID = 100. (dùng lệnh grep để tìm kiếm hoặc sử dụng vi)
2. Cho biết có bao nhiêu người dùng có UID=0, GID=0. Dùng vi ghi nhận danh sách
những người dùng này vào tập tin /baitap/dsuser. (Sử dụng grep để tìm kiếm và
sử dụng vi để ghi nhận)
3. Xem nội dung tập tin /etc/group và cho biết có bao nhiêu nhóm do hệ thống tạo
ra. (sử dụng vi rồi hiển thị số dòng)
4. Tạo các nhóm sau: hocvien, admin, user.
#useradd –c”Nguyen van a” -d /home/nva -m -g hocvien nva
a. Trong nhóm hocvien tạo các nhóm người dùng:
i. hv1 có mật khẩu 123456
ii. hv2 có mật khẩu 123456
iii. hv3 có mật khẩu 123456
b. Trong nhóm admin tạo các người dùng:
i. admin1 có mật khẩu 123456
ii. admin2 có mật khẩu 123456
iii. admin3 có mật khẩu 123456
c. Trong nhóm user tạo các người dung:
i. user1 có mật khẩu 123456
ii. user2 có mật khẩu 123456

5. Xem UID, GID của các người dùng vừa tạo ra
6. Cấp cho người dùng admin1 và admin2 có quyền quản trị hệ thống như người
dùng root (Đặt UID=0 trong tập tin /etc/passwd)
7. Hủy người dùng hv3 trong nhóm hocvien (kiểm tra lại trong /etc/passwd)
8. Chỉnh sửa thông tin trong phần mô tả của người dùng admin1 và admin2 là
“Nguoi dung quan tri hẹ thong” để phân biệt với những người dùng khác trong
hệ thống (usermod -c)
9. Chuyển người dùng user1 trong nhóm user sang nhóm hocvien
10.Khóa hai user user1 và user2, sau đó kiểm tra bằng cách logout
11.Mở khóa cho user1
12.Xóa user2 khỏi hệ thống
13.Chép file /etc/passwd sang file /data/dsuser (cp /etc/passwd /data/dsuser)
14.Cấp quyền hạn cho tập tin /data/dsuser như sau: chủ sở hữu có quyền đọc(4),
ghi(2); nhóm sở hữu có quyền đọc; những người khác không có quyền truy cập(0).
#chmod u+rw g+r o-rw dsuser
#chmod 640 /data/dsuser
15.Cấp quyền hạn cho thư mục /baitap như sau: người sở hữu có quyền đọc, ghi, thực
thi (7); nhóm sở hữu có quyền đọc(4); những người khác không có quyền truy cập.
#chmod 740 /baitap
16.Tạo quyền hạn mặc định cho tập tin sao cho: người sở hữu có quyền đọc, ghi (6);
nhóm sở hữu có quyền đọc (4); những người khác không có quyền (0) (umask
026). Thử tạo tập tin, thư mục và so sánh quyền hạn mặc định với những tập tin và
thư mục trước khi đặt lại quyền hạn mặc định.
17.Thay đổi chủ sở hữu và nhóm sở hữu của tập tin /data/dsuser thành người dùng
hv1 và nhóm hocvien
#chown hv1:hocvien /data/dsuser

Quản trị tài khoản
B1. Thực hiện, giải thích câu lệnh và kết quả của từng lệnh dưới đây. Sau khi thực hiện
mỗi lệnh, kiểm tra nội dung của các tập tin /etc/passwd, /etc/shadow, /etc/group và

thư mục /home xem có những thay đổi gì?
useradd UserA
useradd 12usera
useradd usera$
useradd -u 0 -o useradmin
useradd -G groupa,groupb,groupc userb
useradd -G root,apache userc
useradd -g groupc userd
B2. Thực hiện và giải thích ý nghĩa câu lệnh dưới đây, sau đó khảo sát tập tin /etc/group
xem có những thay đổi gì?
groupadd groupa && groupadd groupb && groupadd -g 0 -o groupc
B3. Thực hiện lại bài B1. Sau đó xem lại thông tin tài khoản bằng lệnh id tentaikhoan.
B4. Giải thích kết quả khi thực hiện thủ tục: chuyển sang tty3 và đăng nhập với quyền
tài khoản userc.
B5. Sử dụng lệnh passwd để gán mật mã truy nhập cho các tài khoản useradmin, userb,
userc. Khảo sát tập tin /etc/passwd và /etc/shadow xem có những thay đổi gì?
B6. Thực hiện các thủ tục sau, tìm sự khác nhau của kết quả và giải thích:
− Đăng nhập với quyền tài khoản useradmin (tại tty4)
− Đăng nhập với quyền tài khoản userb (tại tty5)
− Đăng nhập với quyền tài khoản userc (tại tty6)
B7. Tạo tài khoản có tên usera$. Đánh giá kết quả.
Tạo tài khoản usera, mở tập tin /etc/passwd và /etc/shadow sửa tên usera thành
user$. Sau đó gán mật mã cho usera$. Đánh giá kết quả.
B8. Thực hiện lần lượt:
− Khóa tài khoản userb. Tìm sự thay đổi trong /etc/shadow
− Mở khóa tài khoản userb. Tìm sự thay đổi trong /etc/shadow
− Xóa mật mã tài khoản userb. Tìm sự thay đổi trong /etc/shadow
B9. Thực hiện sửa nội dung trong /etc/shadow, (và đăng nhập lại để kiểm chứng) để
− Khóa tài khoản userc.
− Mở khóa tài khoản userc.

− Xóa mật mã tài khoản userc.
B10. Thực hiện thay đổi các thông tin (UID, GID, home dir, shell) tài khoản userd bằng
lệnh usermod. Mở các tập tin /etc/passwd, /etc/shadow, /etc/group, và đăng nhập lại
với quyền userd (nếu cần) để kiểm chứng.
B11. Thực hiện thay đổi nội dung tập tin /etc/login.defs và /etc/default/useradd, sau đó
tạo tài khoản có tên userx. So sánh thông tin tài khoản userx với tài khoản usera$.
Quyền tập tin
B1. Tạo thư mục /baitap và tập tin /baitap/abc.txt (nội dung bất kỳ). Xác định nhóm, chủ
nhân và quyền của thư mục, tập tin vừa tạo?
B2. Xem quyền mặc định khi tạo tập tin bằng lệnh umask -S. Thực hiện thay đổi quyền
mặc định khi tạo tập tin, sau đó tạo tập tin abc1.txt và thư mục tm1 (trong /baitap)
để kiểm chứng.
Cho nhận xét về quyền của tập tin mới tạo khi quyền mặc định có quyền x.
B3. Dùng lệnh chmod để thay đổi lại quyền cho các tập tin trong /baitap, sử dụng cả
phương pháp tượng trưng và tuyệt đối (dùng lệnh ls -l để kiểm chứng kết quả)
B4. Thực hiện tuần tự và giải thích
−chmod 700 /baitap/abc.txt. Đăng nhập với quyền userb, và mở xem tập tin
/baitap/abc.txt. Cho biết kết quả?
− Đổi chủ nhân tập tin abc.txt thành userb. Đăng nhập với quyền userb, và truy
xuất tập tin /baitap/abc.txt. Cho biết kết quả?
− Đăng nhập với quyền userd, và truy xuất tập tin /baitap/abc.txt. Cho biết kết
quả?
−Thực hiện lệnh chmod 755 /baitap/abc.txt && chown :groupc /baitap/abc.txt.
Đăng nhập với quyền userd, và truy xuất tập tin /baitap/abc.txt. Cho biết kết
quả?
B5. Thực hiện và giải thích
−Lệnh mkdir /baitap2 ; chmod 777 /baitap2
− Đăng nhập với quyền userb, tạo một tập tin có tên “tap tin cua b.txt” trong
/baitap2.
− Đăng nhập vói quyền userc, thực hiện sửa, xóa tập tin do userb tạo. Cho biết kết

quả.
−Thực hiện lệnh chmod 1777 /baitap2 ; ls -l /baitap2. Kết quả?
− Đăng nhập với quyền userb, tạo một tập tin có tên “tap tin 2 cua b.txt” trong
/baitap2.
− Đăng nhập vói quyền userc, thực hiện sửa, xóa tập tin do userb tạo. Cho biết kết
quả.
B6. Tạo một symbolic link cho một tập tin bất kỳ. Tiến hành thay đổi quyền của
symbolic link mới tạo này. Cho biết kết quả.

×