Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bản tin phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật số 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 12 trang )

 KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA GHÉP TRÁI VỤ
 CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LOẠI BỆNH KHI UỐNG BIA NHIỀU
 ALÔ! BÁC SĨ ƠI
SỐ 5 (14)
5-2011
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT
2
- Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
Chòu trách nhiệm xuất bản
ThS. NGUYỄN ĐỨC KIÊN
Chủ tòch Liên hiệp các hội KH&KT
tỉnh Bắc Giang
Biên tập
LS. HOÀNG VĂN THÀNH
CN. NGUYỄN THỊ THỦY
CN. NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Thư ký biên tập
ThS. NGUYỄN VĂN CHỨC
Trình bày
HOÀNG PHONG
Bản tin xuất bản hàng tháng
Thông tin đóng góp xin vui lòng
liên hệ Ban biên tập - Liên hiệp
các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh
Bắc Giang
Đòa chỉ: Số 48 - Ngô Gia Tự -
TP Bắc Giang
Điện thoại: 0240 3 828 981
Fax: 0240 3 850 349
BẢN TIN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC
KHOA HỌC & KỸ THUẬT


In 500 cuốn, khổ 20 x 28 cm. Giấy phép xuất bản
số 23/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông
Bắc Giang cấp ngày 01 tháng 4 năm 2011.
Chế bản và in tại Nhà in Báo Bắc Giang.
TRONG SỐ NÀY
TIN TỨC - SỰ KIỆN
NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP
SỨC KHỎE - ĐỜI SỐNG
 Từ 01/6/2011, điều chỉnh giá bán điện
theo cơ chế thò trường
 Người thu nhập thấp được trợ cấp khó khăn
 Kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ
 Phòng, chống bệnh đạo ôn gây hại cho lúa
 Nhận biết bệnh cúm gia cầm
 Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa
 Làm gì khi đầy bụng, khó tiêu?
 Hiểm họa từ những bát tiết canh
 Cảnh giác với những loại bệnh khi
uống bia nhiều
 Phòng chống các bệnh mùa hè
 Alô! Bác só ơi!
Website: www.busta.vn
3
Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật -
TIN TÛÁC - SÛÅ KIÏÅN
Tûâ 01/6/2011, àiïìu chónh giấ
bấn àiïån theo cú chïë thõ trûúâng
N
gày 15/04/2011, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết đònh số

24/2011/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giá
bán điện theo cơ chế thò trường. Theo đó, giá bán
điện chỉ được điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ
bản biến động so với thông số đã được sử dụng để
xác đònh giá bán điện hiện hành.
Các thông số đầu vào khác của giá bán điện chỉ
được xem xét để điều chỉnh giá bán điện sau khi
có báo cáo quyết toán, kiểm toán theo quy đònh.
Thời gian điều chỉnh giá bán điện giữa hai lần liên
tiếp tối thiểu là ba tháng. Việc điều chỉnh giá bán
điện theo cơ chế thò trường phải thực hiện công
khai minh bạch.
Trường hợp cần thiết, Nhà nước sử dụng quỹ
bình ổn giá điện và các biện pháp khác để bình ổn
giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến
ổn đònh kinh tế vó mô và an sinh xã hội.
Trường hợp giá nhiên liệu, tỷ lệ ngoại tệ tại thời
điểm tính toán biến động so với thông số đã được
sử dụng để xác đònh giá bán điện hiện hành và cơ
cấu sản lượng điện phát thay đổi so với kế hoạch
phát điện hiện hành đã được Bộ Công thương phê
duyệt, làm giá bán điện tại thời điểm tính toán giảm
từ 5% trở lên so với giá bán điện hiện hành thì Tập
đoàn Điện lực Việt Nam quyết đònh điều chỉnh
giảm giá bán điện tương ứng, đồng thời báo cáo Bộ
Công thương, Bộ Tài chính để giám sát.
Trong trường hợp giá bán điện tại thời điểm tính
toán so với giá bán điện hiện hành tăng với mức
5%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều
chỉnh giá bán điện ở mức tương ứng sau khi đăng

ký và được Bộ Công thương chấp thuận. Trong thời
gian 5 ngày, Bộ Công thương có trách nhiệm trả lời
và nếu chưa có ý kiến trả lời, Tập đoàn Điện lực
Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện
5%.
Trong trường hợp giá bán điện tại thời điểm tính
toán so với giá bán điện hiện hành tăng với mức
trên 5%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo Bộ
Công thương và gửi Bộ Tài chính để thẩm đònh. Bộ
Công thương có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sau 5 ngày
làm việc kể từ khi nhận được ý kiến thẩm đònh của
Bộ Tài chính. Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ
Công thương trình Thủ tướng Chính phủ mà chưa
có ý kiến trả lời, cho phép Tập đoàn Điện lực Việt
Nam được điều chỉnh giá bán điện ở mức 5%.
Quyết đònh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
1/6/2011

Ngûúâi thu nhêåp thêëp àûúåc
trúå cêëp khố khùn
N
gày 30/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết đònh số 471/2011/QĐ-TTg về
việc trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng
lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp
ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó
khăn.
Theo đó, năm nhóm đối tượng được hưởng trợ

cấp với các mức 100.000 đồng/người và 250.000
đồng/người:
Nhóm thứ nhất: Đối tượng là những người có hệ
số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch,
bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống, mức hưởng
250.000 đồng/người.
Nhóm thứ hai: Người hưởng lương hưu, trợ cấp
bảo hiểm xã hội mức thấp, đời sống khó khăn được
hưởng trợ cấp khó khăn là những người có mức
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 2,2 triệu
đồng/tháng trở xuống, mức hưởng 250.000
đồng/người.
Nhóm thứ ba: Người có công với cách mạng
hưởng trợ cấp thường xuyên (không bao gồm đối
tượng hưởng trợ cấp tuất), mức hưởng 250.000
đồng/người.
Nhóm thứ tư: Người hưởng trợ cấp tuất (bao gồm
cả đối tượng hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội và
trợ cấp tuất đối với người có công), mức hưởng
100.000 đồng/ngườì.
Nhóm thứ năm: Hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới
theo Quyết đònh số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, mức hưởng
250.000 đồng/người. Quyết đònh có hiệu lực từ
30/3/2011

4
- Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
1. Giống

- Sử dụng các giống cà chua
chống chòu bệnh virut, có khả năng
ra hoa đậu quả tốt trong điều kiện
nhiệt độ cao như VL 3500, VL 642,
Savior, DV 2926, Kim cương, Trang
nông 05… làm ngọn ghép.
- Gốc ghép là giống cà tím EG
203.
2. Thời vụ trồng
Từ ngày 15/5 đến 15/9, tập trung
chủ yếu vào tháng 7 - 8.
3. Làm đất
Cày hoặc cuốc đất, phơi ải ít nhất
1 tuần. Làm đất tơi xốp rồi lên luống;
mặt luống rộng 90 - 100 cm; rãnh
rộng 35 - 40 cm, sâu 30 - 35 cm.
Trước khi trồng, phủ mặt luống bằng
màng nilon phủ đất màu đen có ánh
bạc ; nếu phủ bằng rơm rạ thì phủ
sau khi trồng để tăng độ ẩm, giảm
cỏ dại…
4. Bón phân
- Phân bón cho cà chua nên sử
dụng các loại phân hỗn hợp NPK.
Giai đoạn đầu cây sinh trưởng
chậm, phải bổ sung lượng nhỏ phân
đạm và lân. Có thể kết hợp phun
phân bón lá có hàm lượng các chất
trung và vi lượng cao hoặc chứa các
axit amin như Agrodream, WEHG…

- Lượng phân bón cho 1 sào (360
m
2
) như sau:
+ Bón lót: trước khi trồng 3 - 7
ngày, vãi đều phân trên mặt đất
trước khi lên luống 300 kg phân
chuồng hoai mục + 15 kg lân Lâm
Thao + 2 kg kali trộn đều hoặc 150
kg hữu cơ vi sinh bón vào hốc.
+ Bón thúc lần 1: sau khi trồng 3
ngày, bón 30 - 40 kg phân vi sinh
Biogro hoặc tưới các chế phẩm kích
thích ra rễ xung quanh gốc.
+ Bón thúc lần 2: sau khi trồng 15
ngày, dùng 1 kg urê + 2 kg NPK đầu
trâu hoà nước tưới xung quanh gốc.
+ Bón thúc lần 3 sau trồng 35
ngày; lần 4 sau trồng 60 ngày; lần 5
sau trồng 70 - 80 ngày đối với cây
sinh trưởng vô hạn. Lượng bón cho
mỗi lần: 1 kg urê + 1 kg kali + 2 kg
NPK đầu trâu hoà nước tưới xung
quanh gốc.
+ Bón thúc bằng phân bón lá có
hàm lượng vi lượng cao như Botrac,
HK… sau trồng từ 5, 20, 35, 50 ngày.
5. Kỹ thuật trồng
- Khoảng cách: hàng cách hàng
65 - 70 cm, cây cách cây 45 - 50

cm; mật độ 900 - 1.000 cây/360 m2.
- Trồng cây vào chiều mát, khi
trồng và quá trình chăm sóc không
vun đất cao quá vết cây ghép.
- Sau trồng, dùng que tre cắm để
buộc cây bằng dây mềm giữ cho
cây không bò lay vết ghép.
- Cắm giàn ngay sau khi trồng (đối
với đất phủ nilon) hoặc cắm khi cây
cao 50 - 60 cm (đối với đất phủ rơm rạ).
6. Chăm sóc
a. Tưới nước
- Sau khi trồng phải tưới nước
ngay, dùng gáo tưới cách hốc từ 7 -
10 cm cho đến khi cây hồi xanh
hoàn toàn.
- Khi cây bắt đầu sinh trưởng
mạnh, tưới rãnh từ 7 - 10 ngày/lần.
b. Tỉa chồi
- Tỉa bỏ tất cả các chồi nhánh trên
thân chính, chỉ giữ các chồi nhánh
mọc dưới nách lá xuất hiện chùm
hoa đầu tiên.
- Khi trên cây đạt số chùm hoa
cần thiết thì bấm ngọn và những
chồi nách không cần thiết.
7. Sử dụng thuốc đậu quả
Trong điều kiện trồng cà chua trái
vụ, sử dụng thuốc đậu quả như
CPA, GA3 nồng độ 10 - 15 ppm để

phun hoặc nhúng lên chùm hoa.
Trong quá trình phun, chú ý không
để thuốc bắn lên ngọn sinh trưởng
của cây.
8. Phòng trừ sâu bệnh chủ yếu
a. Đối với bệnh
- Luân canh các cây trồng khác họ.
- Làm sạch cỏ dại, tỉa bỏ lá già cho
thông thoáng nhằm hạn chế nơi trú
ngụ của sâu bọ trưởng thành. Nhổ
bỏ những cây bò bệnh để hạn chế
nguồn bệnh.
- Bón phân cân đối giữa các nguyên
tố đa lượng NPK, không bón quá
nhiều đạm.
- Bệnh virut: Dùng bẫy dính màu
vàng, phun dầu khoáng SK,
Selecron, Actra diệt bọ phấn để hạn
chế sự lây lan của virut. Khi phát
hiện cây bò bệnh virut, cần nhổ bỏ
ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi
bột hoặc Basudin.
- Bệnh cháy lá: Khi bệnh mới xuất
hiện, phun thuốc Rhidomin, Score,
Daconil, Kocide, Champion, Zineb,
Benlate… kết hợp tỉa bỏ các lá bệnh,
tưới đủ ẩm, bón vôi.
- Bệnh thán thư, mốc xám lá: Khi
cây còn nhỏ đến cây 50 ngày tuổi,
sử dụng thuốc Score, TriB1 phun

vào gốc, cách 20 ngày phun 1 lần.
b. Đối với sâu
- Sâu vẽ bùa: Phun Polytrin,
Ofunack khi sâu mới xuất hiện. Ngắt
bỏ các lá bò hại nặng tập trung đem
chôn để giảm thiểu nguồn gây hại.
Kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ
Công nghệ ghép cà
chua trên gốc cà tím
EG203 và kỹ thuật
trồng cà chua ghép
trái vụ của Viện
Nghiên cứu Rau quả
đã được áp dụng
thành công vào sản
xuất ở các tỉnh đồng
bằng sông Hồng. Xin
giới thiệu tóm tắt kỹ
thuật trồng cà chua
ghép trái vụ như sau:
(Xem tiếp trang 7)
5
Bản tin Phổ biến kiến thức
Khoa học & Kỹ thuật -
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
B
ệnh đạo ôn là một trong những
bệnh gây hại nhất đối với cây
lúa. Bệnh có thể gây hại trên cổ
lá nên gọi là thối cổ lá, hoặc gây hại

trên cổ bông nên được gọi là thối cổ
bông làm lép hạt; đôi khi bệnh có thể
gây lem vỏ hạt lúa. Bệnh nặng sẽ làm
mất trắng năng suất nếu bà con nông
dân không phát hiện sớm và phòng trò
kòp thời.
1. Triệu chứng bệnh
Đốm bệnh điển hình trên lá có hình
thoi, những đốm to thì hai đầu nhọn,
tâm màu xám trắng. Trên giống
nhiễm, các vết bệnh rất to có thể dài
đến 1,5 cm thường liên kết với nhau
tạo thành mãng cháy khô trên lá. Trên
giống kháng, các vết bệnh thường rất
nhỏ, bằng đầu kim màu nâu, rất dễ
nhầm lẫn với vết bệnh
2. Các yếu tố giúp phát sinh bệnh
- Điều kiện khí hậu thời tiết:
Bệnh này thường phát triển mạnh trong
điều kiện khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao,
mưa nhỏ kéo dài, đêm sương mù nhiều.
- Điều kiện khô hạn:
Điều kiện khô hạn làm cây lúa thiếu
nước, quá trình trao đổi chất kém, khả
năng hấp thu dinh dưỡng yếu, cây lúa
không chống chọi được bệnh.
- Mật độ gieo trồng:
Mật độ gieo sạ cũng có liên quan
đến khả năng phát triển của bệnh
cháy lá. Gieo sạ càng dày, tán lá lúa

càng nhiều, khả năng che khuất càng
lớn, ẩm độ dưới tán lá càng cao, điều
kiện vi khí hậu càng thuận lợi cho nấm
cháy lá phát triển.
- Phân bón:
Ba loại phân N-P-K đều có ảnh
hưởng rất lớn đến việc phát sinh bệnh
nếu bón không cân đối. Thông thường
bón dư thừa phân đạm sẽ làm tăng
bệnh; dư phân lân không thấy rõ ảnh
hưởng lên bệnh. Tuy nhiên, nếu bón
thêm phân lân trên vùng đất phèn sẽ
hạn chế bệnh cháy lá rất rõ ràng.
Phân kali có ảnh hưởng rất phức tạp
trên sự phát triển của bệnh cháy lá;
bón dư thừa đạm và kali đều làm tăng
bệnh; bón đạm vừa phải kết hợp đủ
lượng kali thì sẽ giảm bệnh rất rõ. Do
đó, trong giai đoạn sau trổ nếu ruộng
bò nhiễm bệnh cháy lá hoặc thối cổ
bông thì không được bón thêm phân
bón lá có nitrat kali.
- Giống lúa:
Thông thường các giống lúa cao sản
ngắn ngày khi được phóng thích đưa
vào sản xuất đại trà thì đã được các
nhà khoa học lai tạo, tuyển chọn để
cây lúa có khả năng ít nhiều mang gen
có thể kháng hay chống chòu lại bệnh
cháy lá. Bà con nên thay đổi giống

mới sau một thời gian canh tác.
3. Biện pháp phòng trò
Cần áp dụng biện pháp phòng trừ
dòch hại tổng hợp IPM:
- Nên chọn mua giống lúa xác nhận
ở nhà cung cấp giống tin tưởng, phải
có tính "kháng bệnh" hoặc "kháng
vừa" kết hợp với khả năng kháng được
rầy nâu. Các giống này phải phù hợp
với chân đất tại đòa phương cũng như
năng suất cao và chất lượng tốt. Bà
con có thể tham khảo một số giống
như sau: IR64, VNĐ 95-20, VNĐ 99-3,
OMCS 2000, OM 1490, MTL 250, OM
3536, VĐ 20, Jasmine 85
- Nên chọn hạt giống sạch bệnh,
khử lẫn tạp hạt cỏ, xử lý một số loại
bệnh trên vỏ hạt bằng cách pha 20cc
thuốc CRUISER Plus với 2 lít nước
phun lên 100kg hạt giống trong giai
đoạn ủ từ 6-12 giờ trước khi đem đi
gieo sạ.
- Nên dùng biện pháp sạ hàng với
lượng giống trung bình: 80-120 kg/ha
- Bón phân cân đối N-P-K, không
bón thừa phân đạm: 80-100kg/ha là
đủ. Nên bón phân đạm theo nhu cầu
cây lúa, áp dụng bảng so màu lá lúa
LCC.
- Sau mùa thu hoạch nên cày vùi

rơm rạ để trả lại nguồn hữu cơ cho đất
đồng thời diệt được mầm bệnh; hạn
chế đốt rơm vì biện pháp này chỉ trả lại
một số chất khoáng có trong tro; đất
dần dần kém màu mỡ mau suy kiệt.
- Vệ sinh đồng ruộng bằng cách thu
gom, tiêu diệt lúa rày-lúa chét, cỏ dại
mọc ven bờ là nơi lưu tồn và lây lan
mầm bệnh sau này.
- Giữ mực nước đầy đủ thường
xuyên trên mặt ruộng tùy theo nhu
cầu nước theo từng giai đoạn của cây
lúa, tránh để ruộng khô nước khi bệnh
cháy lá xảy ra.
- Cần thăm đồng thường xuyên, phát
hiện kòp thời khi bệnh chớm xuất hiện.
- Biện pháp hóa học: Điều chỉnh bét
phun cho hạt thuốc thật mòn, đủ lượng
nước 400-500 lít/ha với nồng độ theo
khuyến cáo. Các loại thuốc thông
dụng hiện nay: Filia 52.5 SE, Beam 75
WP, Flash 75 WP, Fuan 40 EC, Fuji
One 40 EC, Rabcide 20 SC hoặc 30
WP, Kian 50 EC, Kitazin 50 EC,
Kitatigi 50 ND hoặc 10 H, Vikita 50 ND
hoặc 10 H

Hương Thủy (bt)
Phòng, chống
Phòng, chống

bệnh đạo ôn
bệnh đạo ôn
gây hại
gây hại
cho lúa
cho lúa
6
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
- Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
H
iện nay dòch cúm
gia cầm (CGC)
đang xuất hiện
trong cả nước và nguy cơ
lây lan ra diện rộng là rất
cao. Vì vậy việc nhận biết
và phát hiện bệnh, áp dụng
các biện pháp phòng
chống dòch kòp thời sẽ giúp
bà con hạn chế được thiệt
hại trong chăn nuôi.
Cách nhận biết
Tuỳ theo loài bò nhiễm mà
triệu chứng bệnh cúm gia
cầm có những biểu hiện
khác nhau.
- Ở gà, thời gian ủ bệnh
từ vài giờ đến 3 ngày; gà bò
nhiễm trùng huyết, viêm
đường hô hấp, xuất huyết ở

nội tạng và tổ chức dưới da.
Gà nhiễm vi-rút cúm H5N1
chết nhanh, trong vòng 48
giờ; tỉ lệ chết lên đến 90%.
Đàn gà nhiễm bệnh có các
triệu chứng như xù lông,
tiêu chảy và có âm hô hấp.
Trước khi chết, gia cầm có
biểu hiện bại liệt và xoăn
vặn cổ. Triệu chứng có thể
quan sát được là phổi xung
huyết trầm trọng, lách sưng
to; mề, tiền mề, ruột và da
xuất huyết.
Bệnh tích xuất huyết
niêm mạc dạ dày cơ và dạ
dày tuyến rất dễ nhầm với
bệnh Newcastle; gan xung
huyết, phù nề có các điểm
hoại tử dễ nhầm với bệnh
tụ huyết trùng.
- Ở vòt, triệu chứng thể
hiện nhẹ hơn gà. Đa số vòt
mang trùng không thể hiện
triệu chứng và chết thể cấp
tính với biểu hiện thần
kinh, co giật. Bệnh tích
viêm nhẹ mí mắt, xuất
huyết nội quan, biểu hiện
của bệnh rất giống với

bệnh dòch tả vòt.
Phòng bệnh
- Đổi mới phương thức
chăn nuôi: Chăn nuôi tập
trung, cách xa khu dân cư
theo quy trình khép kín là
điều kiện hàng đầu trong
phòng bệnh. Cần tổ chức
mạng lưới cung ứng vắc-xin
đầy đủ và kòp thời để người
dân chủ động tiêm phòng
cho đàn gia cầm với tỉ
lệ 100%.
- Kiểm soát giết mổ: Xây
dựng các lò giết mổ gia
cầm tập trung để kiểm soát
nguồn gốc và tình hình dòch
bệnh, áp dụng dây chuyền
giết mổ tự động và đóng gói
sản phẩm khi đưa ra tiêu
thụ.
- Không buôn bán gia
cầm sống tại các chợ và
khu vực đông dân cư.
- Tiêm phòng vắc-xin
H5N1 cho gà, vòt. Gà 2 - 5
tuần tuổi 0,3ml/con; trên 5
tuần tiêm 0,5ml/con; sau đó
4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.
Vòt 2 - 5 tuần tuổi tiêm

0,5ml/con; sau 28 ngày
tiêm nhắc 1ml/con; sau đó
4 tháng tiêm nhắc 1 lần.
- Tăng cường dinh dưỡng:
Trong khẩu phần ăn hàng
ngày của gia cầm đảm bảo
đầy đủ dưỡng chất để tăng
cường miễn dòch, giảm
nguy cơ nhiễm bệnh.
- Tiêu độc khử trùng:
Phun thuốc sát trùng 2
lần/tuần bằng các loại
thuốc thông dụng như alde-
hyde (formol, glutaralde-
hyd), phenol, các phức hợp
chứa Iodine, các loại hóa
chất gây ôxy hóa (sodium
dodecyl sulfate). Chúng
đều có hiệu quả trong diệt
trừ mầm bệnh ở ngoài môi
trường, áo quần, dụng cụ,
phương tiện vận chuyển.
- Giám sát chặt sức khoẻ
đàn gia cầm, phát hiện
nhanh những biểu hiện bất
thường như giảm ăn, giảm
đẻ, gia cầm chết đột ngột
đều phải lấy mẫu đi xét
nghiệm.
- Thực hiện các biện

pháp nhằm ngăn ngừa sự
tiếp xúc của gia cầm nuôi,
chim và gia cầm hoang dã,
ngăn ngừa lây truyền bệnh
qua các nhân tố trung gian
như thức ăn, nguồn nước,
phương tiện vận chuyển,
khách tham quan
- Khi có kết quả xác đònh
bệnh cúm phải thực hiện
tiêu huỷ toàn đàn và các
biện pháp phòng chống
dòch theo hướng dẫn của cơ
quan thú y

Thu Hiền (bt)
Nhận biết bệnh cúm gia cầm
Nhận biết bệnh cúm gia cầm
7
Bản tin Phổ biến kiến thức
Khoa học & Kỹ thuật -
NƯNG - LÊM - NGÛ NGHIÏÅP
B
ệnh lùn sọc đen hại lúa do virus
gây ra, môi giới truyền bệnh là
Rầy lưng trắng và Rầy nâu nhỏ.
Rầy lưng trắng chích hút vào cây lúa
bò bệnh khoảng 15 phút có thể mang
mầm bệnh đến khi chết, thời gian
virus ủ bệnh trong cơ thể rầy và có

thể truyền được bệnh khoảng 7-10
ngày. Thời gian cây lúa ủ bệnh và
biểu hiện ra bên ngoài muộn từ 16-21
ngày, gây khó khăn trong việc điều
tra phát hiện bệnh ở giai đoạn mạ - đẻ
nhánh. Nhằm hạn chế bệnh lùn sọc
đen hại lúa vụ đông xuân làm ảnh
hưởng đến năng suất, bà con nông
dân cần lưu ý sử dụng các biện pháp
như sau:
1. Biện pháp giống:
- Sử dụng giống lúa xác nhận để
gieo cấy, không nên sử dụng thóc thòt
để làm giống.
- Trên một vùng đất canh tác và một
chu kỳ gieo cấy một vụ, một năm nên
cơ cấu giống lúa khác nhau.
- Sử dụng giống lúa cứng cây, ít bò
nhiễm rầy để gieo cấy: Xi21, Xi23,
Lúa lai, Khang dân, HT6, PC6, TH5.
2. Biện pháp canh tác:
- Thu dọn sạch tàn dư thực vật trên
đồng ruộng, trên các đường mương
nước. Cày đất sớm để vùi gốc rạ và
lúa chét.
- Không cấy hoặc gieo sạ quá dày,
nếu sạ 2-4 kg giống/sào; nếu cấy mật
độ từ 36 - 49 khóm/m
2
(cấy 1-3

dảnh/khóm).
- Bón phân cân đối theo yêu cầu 4
đúng: đúng liều lượng, đúng theo yêu
cầu của từng thời kỳ sinh trưởng của
cây lúa, đúng tỷ lệ các loại phân và
đúng với từng loại đất.
- Điều tiết nước hợp lý theo từng thời
kỳ sinh trưởng của cây lúa.
3. Biện pháp hóa học:
- Biện pháp hóa học sử dụng khi
cần thiết, trên cơ sở điều tra mật độ
rầy; Các loại thuốc phun trừ rầy tại
từng thời điểm của cây lúa bà con nên
theo sự chỉ dẫn của cán bộ BVTV,
Khuyến nông, HTX
* Lưu ý:
- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng
cách ngâm hoặc phun thuốc Cruiser
Plus 312.5FS; Gaucho 600FS;
Enaldo 40FS
- Khi sử dụng thuốc phải đảm bảo yêu
cầu 4 đúng và phải đảm bảo đủ nước.
Để hạn chế bệnh lùn sọc đen hại
lúa ở vụ Đông xuân năm nay, bà con
cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ
thuật trên

Anh Tâm (bt)
Biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa
- Sâu đục quả: Có thể phun một

trong các loại thuốc sau: Sherpa,
Sumialpha, Cidi, Sumicidin… nên luân
phiên thay thuốc để sâu không quen
thuốc, ngừng phun khi chuẩn bò thu
quả. Nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh
học BT, Centary, Depel, thuốc điều
hoà sinh trưởng như Atabron, Nomolt,
Mymi… phun khi sâu tuổi nhỏ. Kết hợp
bắt sâu, ngắt bỏ ổ trứng, hái quả bò
sâu đục đem chôn hoặc ủ phân. Trên
ruộng xuất hiện cả sâu, bệnh, có thể
kết hợp phun thuốc sâu và thuốc
bệnh, không pha chung các thuốc
gốc đồng như Kocide, Champion.
Chú ý: Nồng độ, liều lượng, thời
gian và cách phun phải theo hướng
dẫn sử dụng ghi trên bao bì thuốc.
9. Thu hoạch
- Thu hoạch đúng lúc khi cà chua
chuyển sang màu hồng hoặc đỏ,
không để quả giập nát, sây sát. Dùng
các xô nhựa sạch thu quả, phân loại
quả; sau đó xếp quả vào các thùng gỗ
nhỏ, bảo quản nơi thoáng mát.
- Nếu thời tiết quá nóng hoặc mưa
nhiều nên thu quả ở giai đoạn xanh
già hoặc bắt đầu chín để tránh tình
trạng mưa nhiều làm nứt quả hoặc
quả nám do nắng. Sau khi thu hoạch
đưa quả về nơi thoáng mát, sử dụng

ethrel để rấm chín quả

Bá Dương (bt)
KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA
(Tiếp theo trang 4)
8
SÛÁC KHỖE - ÀÚÂI SƯËNG
Đ
ầy bụng khó tiêu là triệu chứng cảm thấy no hơi, nặng
bụng, chướng bụng, có khi buồn nôn và nôn. Hiện tượng
này thường xảy ra sau khi ăn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khó tiêu, đầy bụng như do ăn
uống (ăn nhiều tinh bột, lạm dụng chất béo, gia vò, ăn quá
nhanh, nhai không kỹ, ăn xong lại đi nằm ngay ); lạm dụng
các chất kích thích: rượu, cà phê, thuốc lá (các chất này làm
tăng tiết acid dòch vò có thể gây thêm cảm giác nóng rát ở vùng
thượng vò); do nuốt nhiều không khí (trong và giữa các bữa ăn);
do hệ tiêu hóa kém: như có người thiếu dòch men (còn gọi là
enzym) tiêu hóa hoặc có sự giảm nhu động dạ dày đưa đến dạ
dày đẩy thức ăn xuống ruột chậm gây nên tình trạng ứ trệ thức
ăn ở dạ dày hoặc do thiếu mật giúp tiêu hóa chất béo
Theo phương pháp dân gian thường dùng và rất có hiệu quả
là bạn hãy nướng ngay 1 củ gừng bằng ngón tay cái, sau đó
cạo vỏ, giã nhỏ cho nước nóng vào khoảng chừng nửa chén
(bát) cho chút đường vô sẽ dễ uống hãy húp từng ngụm nhỏ
từ từ, sau đó xoa nóng toàn lưng đến khi ợ hơi được là tốt.
Tuy nhiên đầy bụng khó tiêu còn là triệu chứng của các bệnh
hệ tiêu hóa (như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày
thực quản, ung thư dạ dày ); các bệnh rối loạn chuyển hóa
(đái tháo đường, cường giáp); do nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay

do dùng thuốc chữa bệnh Có thể dùng các thuốc trò đầy
bụng, khó tiêu như sau :
- Thuốc chống acid, chống tiết acid và chống đầy hơi: Loại
này được dùng khi bò chứng khó tiêu, đầy hơi do thừa acid dòch
vò như maalox plus, phosphalugel, gasvicon, pepsan Các
thuốc này vừa có tác dụng trung hoà acid, vừa chống đầy hơi
trong dạ dày.
- Ngoài ra có thể dùng thuốc kháng thụ thể H2 (ranitidin),
thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol). Nếu bò
chứng khó tiêu đầy bụng kèm theo ợ chua do trào ngược dạ
dày thực quản nên dùng các thuốc có chứa thêm thành phần
là alginat (gasvicon). Do khi trào ngược alginat có tác dụng
tráng bảo vệ niêm mạc thực quản không để acid dòch vò hại
thực quản.
- Thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày: được dùng khi sự
co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày
xuống ruột chậm. Một số thuốc có thể dùng như metoclo-
pramid, domperidon (motilium-M)
- Thuốc giúp tiêu hóa: đó là các men tiêu hóa để giúp sự tiêu
hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như neopeptin, alipase,
festal , có thể dùng thêm thuốc hỗ trơ sự tiết mật (chophytol)

Thu Hà (bt)
T
iết canh là món ăn truyền thống lâu đời của người
dân Việt Nam, được nhiều người ưa thích. Khi ăn
tiết canh, chúng ta cần lưu ý vấn đề vệ sinh vì đây
là món ăn sống, không an toàn, nên có nhiều bệnh
truyền nhiễm của loại động vật có thể lây sang người,
trong đó có bệnh liên cầu khuẩn và bệnh giun xoắn có

thể làm chết người.
Dễ ngộ độc thực phẩm
Ngành y tế nỗ lực khuyến cáo người dân và có nhiều
biện pháp ngăn ngừa, tuyên truyền tới người dân
không nên ăn tiết canh có nguồn gốc từ động vật. Một
phần do tình hình dòch bệnh ở gia súc, gia cầm đang
có chiều hướng phức tạp, nguy cơ nhiễm khuẩn là rất
cao. Phần khác là tiết canh thường làm ở những nơi
không hợp vệ sinh và không đảm bảo được an toàn vệ
sinh thực phẩm nên rất dễ ngộ độc tiết canh.
Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc
Trong huyết tươi (máu động vật) có rất nhiều vi
trùng, virus còn sống. Người ăn tiết canh thường cho
thêm chanh vào để vi trùng co lại vì axit. Tuy nhiên,
đối với các loại biến thể nguy hiểm như H1N1 thì gần
như không có cách gì tránh được. Huyết được nấu chín
chưa chắc diệt được những loại virus nguy hiểm như
vậy, nên sử dụng huyết tươi là vô cùng nguy hiểm.
Người ăn tiết canh có thể bò lây trực tiếp rất nhiều bệnh
từ máu của động vật, do máu tươi vào dạ dày người sẽ
thấm rất nhanh qua niêm mạc, thấm thẳng vào máu
ngay lập tức.
Đồng thời có thể bò nhiễm các loại như: sán, sán lãi
móc, nhiễm lãi theo đường máu, tạo ra các ổ lãi nguy
hiểm trong gan, mật hoặc gây ra các khối nghẽn tắc
trên não. Từ những búi lãi này, người bò nhiễm có thể
bò tắc mật. Tế bào gan của người bệnh bò phá huỷ, gan
bò chảy máu, viêm gan, xơ gan… Quá trình chọc tiết lợn
không đảm bảo vệ sinh trong những điều kiện như
nước bò nhiễm độc, nhiễm chì hay dính phân… đều gây

ra sự nhiễm độc trực tiếp với cơ thể người ăn tiết canh
sau đó.
Biện pháp phòng ngừa
Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh
những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra, Chi cục
ATVSTP khuyến cáo người dân: Không nên ăn món
ăn sống như: gỏi cá, tiết canh; thực hiện ăn chín uống
sôi, vận động người thân trong gia đình ăn uống hợp
vệ sinh, bỏ thói quen ăn uống lạc hậu gây hại đến sức
khỏe. Đặc biệt, khi có ngộ độc xảy ra cần đến ngay
cơ sở y tế gần nhất

Tú Anh (bt)
- Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
Làm gì khi
đầy bụng, khó tiêu?
Hiểm họa từ những
bát tiết canh
9
Bản tin Phổ biến kiến thức
Khoa học & Kỹ thuật -
SÛÁC KHỖE - ÀÚÂI SƯËNG
M
ùa hè nóng nực, ta thường uống
bia để giải nhiệt, nhưng uống
nhiều bia sẽ không tốt cho sức
khỏe và dẫn tới một số bệnh không tốt
cho sức khỏe. Uống nhiều bia mùa hè
có thể dẫn đến bệnh tê thấp, gây ảnh
hưởng không tốt tới thận, gan, tim và dạ

dày. "Đa phần lượng nước uống vào sẽ
được bài trừ nhưng cồn lại được hấp thụ
rất nhanh vào trong cơ thể". Các
chuyên gia cho biết. Nếu uống bia lạnh
nguy hại càng lớn. Nhiệt độ của bia
lạnh thấp hơn 20 - 30
o
C so với cơ thể
người, uống nhiều sẽ làm hạ nhiệt trong
dạ dày khiến lưu lượng máu giảm, từ đó
gây nên mất cân bằng chức năng sinh
lý và ảnh hưởng đến chức năng tiêu
hoá, nghiêm trọng thì có thể dẫn đến
các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như
đau bụng cấp từng cơn co giật, đi ngoài
nhiều lần, viêm tuyến tụy cấp tính…
Mặt khác, uống nhiều bia dễ làm cho
màng kết dính dạ dày tổn thương, dẫn
tới bệnh viêm dạ dày hay viêm loét
đường tiêu hoá với các biểu hiện như ợ
chua, chướng bụng, ăn uống không
tiêu…
Uống bia quá lạnh còn có thể gây
đau bụng, đi ngoài. Biểu hiện ban đầu
là cảm giác lợm cổ, buồn nôn, sau đó
mới bò đau bụng đi ngoài (mỗi ngày từ
3-5 lần, thậm chí 10 lần). Đến lúc này,
người bệnh mới biết là mình "uống hỏng
cả bụng rồi". Nếu không kòp thời đi
khám bác sỹ thì rất dễ bò rối loạn tiêu

hoá, nghiêm trọng sẽ dẫn đến mất
nước quá nhiều, thậm chí choáng sốc.
Mùa hè uống nhiều bia còn làm cho
tuyến tụy phải hoạt động nhiều, dễ dẫn
đến viêm t cấp tính. Có rất nhiều
người vốn dó đã mắc bệnh sỏi mật, lúc
ăn nhiều uống nhiều, đặc biệt là sau khi
uống nhiều bia sẽ dễ bò viêm tụy cấp
tính. Biểu hiện sớm nhất và điển hình
nhất của người mắc bệnh này là bụng
trên đau liên tục, có lúc kèm theo các
triệu chứng như buồn nôn, chướng
bụng, đi ngoài, sốt… Trong trường hợp
này cần phải đi viện ngay, không nên
chần chừ.
Đa phần các chất dinh dưỡng đều
được cơ thể hấp thụ nhưng phần lớn
chất cồn thì phải thông qua gan chuyển
đổi. Lâu dài sẽ có thể dẫn đến bệnh xơ
gan hoặc ung thư gan, giảm thọ. Rất
nhiều đấng mày râu lúc uống bia còn
lấy các thực phẩm nhiều dầu mỡ làm
mồi nhậu; trong sinh hoạt hằng ngày thì
thiếu vận động nên dễ sinh bệnh gan
nhiễm mỡ. Khi trẻ khỏe thì không có
biểu hiện, triệu chứng gì nhưng khi có
tuổi, chướng bụng, toàn thân mệt mỏi,
ăn uống không ngon miệng, đi ngoài,
nôn mửa, đau bụng, xuống cân nhanh
chóng, một số người bệnh còn phát

sốt mới phát hiện.
Để giải khát, rất nhiều người lấy bia
thay nước trắng. Đây là một cách làm
rất “phản khoa học". Các chuyên gia
cho rằng: người hay uống bia, nồng độ
axit trong nước tiểu sẽ tăng cao, dễ
mắc bệnh sỏi thận. Sỏi thận có thể tồn
tại trong người rất lâu mà không có biểu
hiện gì rõ rệt. Những cơn đau do sỏi
thận có thể là đau từng cơn và đau giao
nhau, thường đau ở vùng eo và vùng
bụng, nhiều lần đau từng cơn thì sẽ dẫn
đến đau triền miên. Còn một triệu
chứng khác là đi tiểu ra máu, lúc đau
thường đi tiểu ra máu, sau khi hoạt
động thể lực thì tiểu ra máu càng trầm
trọng.
Nồng độ cồn ở trong bia mặc dù thấp
nhưng nhiệt lượng mà cồn sản sinh ra
sẽ khống chế việc ăn uống bình
thường của người bệnh. Khi người mắc
bệnh tiểu đường uống quá nhiều bia sẽ
khiến các loại thuốc đặc trò mất tác
dụng.
Trong bia chứa lượng nước lớn, uống
vào sẽ tăng thêm gánh nặng cho tim.
Nếu thường xuyên uống vào nhiều, tim
sẽ liên tục bò tổn thương vì nồng độ cồn
sẽ gây ra, khiến tim bò phình to, dẫn
đến tâm lực mệt mỏi


Hồng Hạnh (bt)
M
ùa hè đến, có nhiều bệnh dòch
phát triển ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe của nhân dân. Các
bệnh như tiêu chảy, sốt xuất huyết, viêm
não Nhật Bản, bệnh tay chân miệng và
đặc biệt là Bệnh cúm A (H1N1). Bệnh
cúm A (H1N1) Là bệnh hô hấp cấp tính
ở người, có tính lây truyền cao do virus
cúm A (H1N1) gây ra. Bệnh có triệu
chứng giống như cúm, nhiễm trùng
đường hô hấp dưới hoặc biểu hiện hội
chứng viêm đường hô hấp cấp nặng, có
thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Bệnh cúm A (H5N1): Là bệnh hô hấp
cấp tính và có tính rất nguy hiểm do
virus cúm A (H5N1) gây ra, virus này
chủ yếu gây bệnh trên gia cầm, các
động vật máu nóng và trên người. Triệu
chứng của bệnh về cơ bản cũng giống
như cúm A (H1N1), tức là: Ho, sốt, hắt
hơi, sổ mũi, mệt mỏi, nhiễm trùng đường
hô hấp dưới, diễn biến nhanh và gây tử
vong rất nhanh.
Chúng ta có thể phòng bệnh cúm A
(H5N1) bằng cách: Không vận chuyển,
giết mổ, mua bán và sử dụng gia cầm
chết hoặc gia cầm nghi bò bệnh. Khi có

gia cầm chết phải báo ngay cho cán bộ
thú y hoặc chính quyền đòa phương,
không vứt xác gia cầm bừa bãi. Chỉ ăn
thòt và các sản phẩm gia cầm đã nấu
chín kỹ, không ăn tiết canh, thòt, trứng
nấu còn lòng đào. Thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng và tăng cường vệ sinh cá
nhân, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia
cầm. Khi có người bò ho, sốt cao có liên
quan đến gia cầm bệnh, chết phải đến
ngay cơ sở y tế để được khám, điều trò
kòp thời.
Bệnh tiêu chảy cấp: Có thể là tiêu
chảy thường hoặc tiêu chảy cấp nguy
hiểm do phẩy khuẩn tả, kiết lỵ, thương
hàn. Bệnh tả là bệnh tối nguy hiểm có
thể gây tử vong cao. Mùa hè ở nước ta
có khí hậu nóng ẩm nên các loại vi
khuẩn dễ phát triển trong thực phẩm,
thức ăn, làm cho thức ăn nhanh bò hỏng,
Cảnh giác với những loại bệnh
khi uống bia nhiều
Phông, chưëng cấc bïånh ma hê
(Xem tiếp trang 11)
10
- Bản tin Phổ biến kiến thức Khoa học & Kỹ thuật
SÛÁC KHỖE - ÀÚÂI SƯËNG
Chảy máu khi đánh răng
Gần đây mỗi lần đánh răng là tôi
lại bò chảy máu nhưng không thấy

đau đớn gì. Như vậy xin hỏi có sao
không? Cách điều trò như thế nào?
K
hông có thể coi là chuyện bình
thường, sau khi đánh răng lại
thấy máu ở lợi hoặc nhổ ra
máu. Lợi lành mạnh không thể chỉ qua
động tác của bàn chải đưa qua đưa lại
trên răng, mà gây chảy máu được. Có
khả năng là bạn đang có bệnh viêm
lợi hoặc viêm chân răng, cần được
thăm khám và điều trò. Các bệnh ở lợi
thường bắt nguồn từ việc đóng cao
răng và thường gây 2 bệnh thể: Viêm
lợi và viêm chân răng (còn gọi là nha
chu viêm). Viêm lợi là loại viêm nông
trên bề mặt của lợi có thể gây đau,
viêm đỏ và chảy máu. Để điều trò viêm
lợi cần tăng cường bảo vệ cần tăng
cường vệ sinh răng miệng và thường
xuyên lấy cao răng ở phòng khám
răng hàm mặt. Nha chu viêm là thể
bệnh tiến triển nặng hơn của bệnh
viêm lợi. Ngoài triệu chứng viêm lợi,
có thể còn có biểu hiện bò tụt lợi, lung
lay răng và do đó là dấu hiệu báo
động bệnh cần được điều trò ngay.
Nếu để muộn, bệnh nhân chẳng
những có nguy cơ bò mất toàn bộ răng
mà tình trạng nhiễm trùng lợi còn có

thể dẫn tới sự tổn thương cho các cơ
quan khác của cơ thể

Khi trẻ bò tưa miệng thì làm gì
để nhanh khỏi nhất?
T
ưa miệng là do một loại nấm có
tên là Canđia albicans gây ra.
Nấm này có thể lây từ tay này
sang tay người chăm sóc, chai sữa,
đầu vú. Biểu hiện lúc đầu là chấm
trắng nhỏ giống như cặn sữa, sau đó
lan rộng thành mảnh trắng trên mặt
lưỡi, vòm miệng, trong má. Nếu nấm
mọc nhiều có thể lan xuống họng, khí
quản, thực quản, dạ dày gây tiêu
chảy. Tưa làm cho trẻ đau miệng, khó
bú và quấy khóc. Do vậy, cần vắt sữa
mẹ hoặc cho ăn bằng thìa để giảm
đau. Trong dân gian có thể đánh tưa
miệng bằng mật ong lau vào lưỡi,
khoang miệng ngày 3 - 4 lần hoặc
dùng nước rau ngót giã nhỏ lau ngày
3-4 lần trong 2 - 3 ngày cũng có hiệu
quả. Nếu không khỏi cần đưa trẻ đi
khám để được hướng dẫn cụ thể

Bs. NGUYỄN MẠNH TUẤN
Vitamin A giúp phòng chống
ung thư?

Tôi nghe nói vitamin A rất tốt cho
bệnh ung thư không biết có đúng
không? Cách bổ sung vitamin như
thế nào?
T
heo kết quả nghiên cứu thực
nghiệm và lâm sàng của y học
hiện đại, vi-ta-min A có khả
năng dự phòng các loại bệnh ung thư
như: Phổi, thực quản, vòm miệng, đại
tràng, thực tràng, tiền liệt tuyến….
Thông qua các cơ chế: Khống chế
phân hoá tế bào thượng bì, cản trở
phát triển tế bào dạng vẩy thậm chí
nghòch chuyển tế bào dạng vẩy xúc
tiến bình thường hoá thói quen của tế
bào thượng bì. Tiền chất vitamnin A là
chất chống ôxy hoá, có thể loại bỏ gốc
tự do của ôxy. Vitamin A cản trở sự kết
hợp chặt chẽ chất gây ung thư với
AND, tăng cường sự thích nghi của cơ
thể trong môi trường sống ô nhiễm,
luôn biến đổi, tu chỉnh lại các tổn
thương của AND, ngăn cản sinh
trưởng khối u, thậm chí làm khối u tiêu
dần và tế bào trở lại hoạt động bình
thường. Vitamin A tăng khả năng đáp
ứng miễn dòch của cơ thể, ức chế tế
bào khối u đối với sự hợp thành chất
PGE2 của tiền liệt tuyến. Ngoài ra,

vitamin A có thể hạn chế nhân tố phát
triển của các chứng viêm, chứng
nhiễm trùng cơ hội như mụn nhọt,
mẩn ngứa.
Rau màu xanh thẫm và xanh lục,
quả màu đỏ và vàng chứa nhiều tiền
chất vitamin A. Khẩu phần ăn hàng
ngày cung cấp vitamin A hợp lý là:
50% vitamin A từ rau quả tươi, 25% từ
cá thòt và gia cầm; 15% từ chế phẩm
sữa; 10% từ trứng và các thực phẩm
khác. Không nên bổ sung vitamin A
dười dạng thuốc, nếu phải dùng cần
phải có chỉ đònh của bác só và uống
theo đúng liều lượng đã chỉ dẫn bởi vì
vitamin A dưới dạng thuốc rất dễ gây
thừa và nhiễm độc, khi đó tác dụng
chống ung thư của vitamin A có thể bò
đảo ngược lại là gây kích thích phát
triển ung thư

Bs. Lê Quang Hồng
Ăn gì khi bò gan nhiễm mỡ
Tôi năm nay 60 tuổi bò gan nhiễm
mỡ và thỉnh thoảng có tăng huyết
áp. Xin bác só cho biết bệnh có nguy
hiểm không, phải ăn kiêng như thế
nào?
G
an nhiễm mỡ là biểu hiện hay

gặp trong nhiều bệnh khác
nhau như: ở người nghiện
rượu, người thoái hoá mỡ gan không
do rượu, người béo, người bò bệnh đái
tháo đường, ở những người có tăng
cholesterol, triglycerid trong máu
Gan nhiêm mỡ đơn thuần không gây
nguy hiểm, tuy nhiên nếu là biểu hiện
trong bệnh khác về lâu dài sẽ để lại
hậu quả nặng nề như ở người nghiện
rượu. Giai đoạn đầu chỉ biểu hiện
thoái hoá mỡ nếu tiếp tục uống rượu
sẽ dẫn tới xơ gan do rượu. Nếu bác chỉ
có gan nhiễm mỡ đơn thuần thì không
nên ăn chất béo, phủ tạng động vật,
lòng đỏ trứng, óc lợn, óc trâu, bò, cần
hạn chế bia rượu, không để tăng cân
hoặc để béo, ăn nhiều thức ăn có chất
xơ, nhiều rau quả tươi. Nếu bác có
tăng huyết áp thì cần phối hợp điều trò
tại chuyên khoa tim mạch hoặc lão
khoa 
Lan Anh (th)
11
Bản tin Phổ biến kiến thức
Khoa học & Kỹ thuật -
HỖI ÀẤP PHẤP LÅT
Hỏi: Chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt được quy đònh như thế nào?
Đáp: Điều 42 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em năm 2004 quy đònh:
1. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền của trẻ em;
hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ
em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để bảo đảm cho mọi
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa
được chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức
cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi
dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ
giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.
3. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em
trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của
trẻ em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức
cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Hỏi: Trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập cho
trẻ em được quy đònh như thế nào?
Đáp: Điều 28 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em năm 2004 quy đònh:
1. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ
em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo
dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ
cao hơn.
2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách
nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức,
thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho
trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội
trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông
phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật
chất, thiết bò dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.
4. Người phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh trong nhà trường phải được đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức
tốt, yêu nghề, yêu trẻ, được tạo điều kiện để hoàn thành
nhiệm vụ.
5. Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí,
cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã
hội trong giáo dục

HT
(ST từ Hỏi đáp luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em)
bò ôi, thiu, là nguyên nhân gây nên nhiều
trường hợp bò tiêu chảy. Mặt khác, sau
những ngày mưa bão, lũ lụt thì các vi
khuẩn càng có điều kiện sinh sôi, phát
tán trong môi trường đất, nước, thực
phẩm, làm cho số người mắc tiêu chảy
càng tăng cao.
Để tránh không bò tiêu chảy hoặc tả, lỵ
thương hàn, chúng ta cần: Tăng cường
vệ sinh cá nhân. Bảo vệ nguồn nước và
dùng nước sạch đặc biệt là trong mùa
mưa bão, sát khuẩn nước bằng Cloramin
B, không đổ chất thải, nước giặt, rửa
xuống giếng, ao, hồ, sông, suối. Bảo
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm như ăn

chín, uống chín, không ăn rau sống,
không uống nước lã, không ăn các thức
ăn dễ bò nhiễm khuẩn như mắm tôm
sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh,
nem chua. Bên cạnh đó, cần tránh tập
trung ăn uống đông người trong các dòp
ma chay, cưới xin, cúng giỗ…, hạn chế
tiếp xúc với người bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết: Là bệnh nhiễm
virus sốt xuất huyết Dengue cấp tính do
muỗi truyền (muỗi vằn Aedes Aegypti).
Muỗi vằn thường đẻ trứng và nở thành
loăng quăng/bọ gậy ở các dụng cụ chứa
nước quanh nhà, nơi chứa nước tự nhiên
như hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa, các vật
dụng chứa nước sinh hoạt để lâu ngày
như chum, vại, bể nước mưa, lọ hoa…
hoặc các đồ phế thải chứa nước như lốp
xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa… Bệnh
sốt xuất huyết có thể gây tử vong và gây
thành dòch lớn, hiện chưa có vaccine
phòng bệnh. Để phòng bệnh sốt xuất
huyết, người dân cần loại bỏ nơi sinh
sản của muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy
bằng cách thường xuyên thu gom, tiêu
hủy các đồ phế thải chứa nước như lốp
xe, chai lọ vỡ, vỏ đồ hộp, gáo dừa…
Thường xuyên thau rửa chum vại, bể
nước mưa, lọ hoa, úp ngược các vật
dụng chứa nước không dùng đến như

xô, chậu, chén bát, máng nước uống của
gia súc, gia cầm. Tổ chức phun hóa chất
diệt muỗi quy mô cộng đồng hoặc phun
diệt muỗi trong nhà bằng các bình xòt
muỗi cầm tay.
Bệnh viêm não Nhật Bản: Là bệnh
do một loại virus có tên là virus viêm não
Nhật Bản gây nên, trung gian truyền
bệnh là muỗi Culex, một loại muỗi
thường sống ở các vùng có nhiều ao tù
và đồng ruộng lúa nước. Ổ chứa virus
viêm não Nhật Bản thường là lợn, dơi,
chim hoang dã. Bệnh viêm não Nhật Bản
thường có tỷ lệ mắc cao vào mùa hè, có
thể gây tử vong hoặc để lại di chứng suốt
đời và có thể gây thành dòch lớn. Bệnh
viêm não Nhật Bản có thể phòng bằng
cách: Tiêm vaccine phòng bệnh, thường
chỉ tiêm cho trẻ em, mỗi trẻ cần được
tiêm đủ ba mũi theo hướng dẫn của cán
bộ y tế. Ngoài ra, cần thực hiện các biện
pháp chống muỗi đốt và loại bỏ nơi sinh
sản của muỗi, thả cá tại các ao, hồ,
ruộng lúa nước để diệt loăng quăng (bọ
gậy), làm chuồng gia súc xa nhà.
Bệnh tay chân miệng: là bệnh truyền
nhiễm do virus đường ruột, thường gặp
nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do
enterovirus 71 (EV71) gây nên. EV 71 là
virus gây bệnh nguy hiểm dễ dẫn tới

viêm não và tử vong. Bệnh lây từ người
sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước
bọt, dòch tiết mũi, họng, dòch của các
bọng nước khi vỡ hoặc qua đường phân
- miệng tức là mắc bệnh do ăn phải thức
ăn, nước uống bò nhiễm virus (vì virus
tồn tại trong nước, đất, rau và các loại
thức ăn khác). Đây là bệnh dễ trở nên
nguy hiểm vì có thể diễn tiến rất nhanh
với các biến chứng nặng như suy tuần
hoàn, suy hô hấp, hôn mê, co giật và
dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ. Bệnh
này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến
3 tuổi, đặc biệt là các cháu đang đi nhà
trẻ, mẫu giáo. Cách phòng bệnh là:
tránh tiếp xúc với các nguồn lây theo
đường tiêu hóa; tăng cường vệ sinh cá
nhân, rửa tay bằng xà phòng (nhất là
sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc
với phân, nước bọt). Rửa sạch sàn nhà,
vật dụng đồ chơi của trẻ, lau sàn nhà
bằng dung dòch sát khuẩn Cloramin B
2%. Khi có trẻ bò bệnh phải cách ly tại
nhà, không cho đến nhà trẻ, trường học
trong tuần đầu tiên của bệnh.
Mọi người dân cần tăng cường sức
khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách
ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa
quả, thức ăn có nhiều vi-ta-min; có chế độ
làm việc, sinh hoạt, luyện tập thể thao và

nghỉ ngơi hợp lý. Khi có người bò bệnh
hoặc nghi bò các bệnh trên cần phải đến
ngay cơ sở y tế để được khám, điều trò và
xử lý kòp thời, không để bệnh lây lan ra
người thân và cộng đồng

HT
PHÒNG, CHỐNG
(Tiếp theo trang 9)
TRANG GIÚÁI THIÏÅU THAÂNH TÛÅU KHOA HOÅC VAÂ KYÄ THUÊÅT

×