Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 46 trang )

Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
BỘ MÔN: NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT NHẤT
TRONG CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM
(BEST AVAILABLE TECHNIQUE IN TEXTILE INDUSTRY)
GVHD: TS. LÊ THANH HẢI
HỌC VIÊN: TRẦN THÀNH ĐẠT - 201210014
NGUYỄN MINH HỒNG NGA – 1280100059
PHẠM THỊ VÂN - 201210038
LỚP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2012
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2013
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM ……………….4
1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM 4
1.1. Các quy trình cơ bản trong ngành công nghiệp dệt nguộm ______________________5
1.2. Các hóa chất dùng trong ngành dệt nhuộm __________________________________6
2. TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM 15
2.1. Các nguồn phát sinh nước thải dệt nhuộm __________________________________15
2.2. Phân loại nguồn nước thải dệt nhuộm _____________________________________16
CHƯƠNG II: KỸ THUẬT HIỆN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM………………………………………………… 18
1. TỔNG QUAN VỀ BAT 18
1.1. Khái niệm___________________________________________________________18
1.2. Thứ tự bậc ưu tiên các nội dung thực hiện trong BAT_________________________19


1.3. Quy trình áp dụng BAT ________________________________________________20
2. BAT TRONG NGĂN NGỪA Ô NHIỄM NGÀNH DỆT NHUỘM 21
2.1. Công tác quản lý nội quy _______________________________________________21
2. 2. Giải pháp kỹ thuật ____________________________________________________22
2.3. Quản lý lượng nước tiêu thụ và nguồn năng lượng___________________________30
2.4. Quản lý lượng dòng thải và chất thải rắn ___________________________________30
CHƯƠNG III: SO SÁNH BAT VÀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG NGÀNH
CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM………………………………………………………….32
CHƯƠNG IV:CASE STUDY – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH…………………………… 34
1. CÔNG TY CP NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN 34
1. 1. Thông tin cơ bản _____________________________________________________34
1. 2. Các loại sợi nhà máy sử dụng ___________________________________________35
1.3. Quy trình nhuộm sợi___________________________________________________35
1.4. Quy trình nhuộm vải (ví dụ cho nhuộm vải cotton 100%)______________________38
1. 5. Một số cải tiến trong sản xuất sạch hơn____________________________________39
2. CÔNG TY CP DỆT MAY PHƯỚC LONG KCN LÊ MINH XUÂN 43
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Công Toàn, Công nghệ nhuộm và hoàn tất, NXB Đại Học Quốc Gia Tp,HCM,
2005.
[2] Tổng công ty dệt may Việt Nam, Viện Kinh tế - Kỹ thuật dệt may, Kỹ thuật nhuộm in
hoa và hoàn tất vật liệu dệt, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2004.
[3] Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt
[4] Đặng Trấn Phòng, Sổ tay sử dụng thuốc nhuộm, tập 1, Thuốc nhuộm châu Á, NXB
Bách Khoa Hà Nội, 2008.
[5] IPPC, Reference document on Best Available Techniques for Textile Industry, July
2003.
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải

HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
4
CHƯ Ơ NG I:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM
1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm nói
riêng và ngành công nghiệp nói chung đã góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Ngành công nghiệp dệt nhuộm đã đáp ứng nhu cầu lớn trong nước và còn thu được một
lượng ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu. Mặt khác ngành còn giải quyết việc làm cho một số lượng
lớn lao động. Hiện nay, công nghiệp dệt nhuộm đã trở thành ngành mũi nhọn trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của nước ta, và đang được quan tâm mạnh mẽ của nhà nước và các
doang nghiệp. Một trong nhưng nhiệm vụ quan trọng của chiến lược của ngành là nâng cao
chất lượng vải, nâng tỉ lệ vải nội địa cung cấp cho may xuất khẩu.
 Năm 2012 ngành dệt may Việt Nam đã về đích thành công với 17,2 tỷ USD kim ngạch
(chưa kể 65 triệu USD kim ngạch xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày) đạt mức
tăng trưởng 8,5% so với năm 2011, đây là lần thứ 4 liên tiếp ngành dệt may đứng đầu
trong nhóm ngành hàng xuất khẩu của cả nước. Vinatex cũng đóng góp 2,6 tỷ USD vào
tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may và đạt mức tăng trưởng gần 14% so với
cùng kỳ.
 Mặc dù năm 2012 là năm có nhiều biến động bất lợi nhưng về cơ bản xuất khẩu sản
phẩm dệt may của Việt Nam sang các thị trường vẫn tăng trưởng ổn định. Cụ thể, kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 7,5 tỷ USD, tăng gần 9,2% so với cùng kỳ;
Nhật Bản đạt 2 tỷ USD, tăng 19,3%; Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USD tăng 9%; Các thị trường
khác như Liên Xô cũ, Châu Phi, Trung Đông… đạt 3,7 tỷ USD, tăng 20% so với cùng
kỳ; Duy chỉ có kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giảm từ 2,8 tỷ USD năm 2011
xuống 2,4 tỷ USD năm 2012.
Ở nước ta hiện nay ngoài các cơ sở, nhà máy dệt nhuộm lớn thì các làng nghề truyền thống
cũng đang phát triển mạnh mẽ. Song cùng với sự phát triển này là những phát sinh chất thải tác
động đến môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất. Theo đó, đây là vấn đề khiến cho các
nhà quản lý và các nhà khoa học quan tâm. Hàng năm ngành dệt nhuộm sử dụng lượng lơn

nước để sản xuất sau đó thải ra môi trường khi chưa được xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa đạt
tiêu chuẩn môi trường. Do vậy việc xử lý nước thải của nhà máy dệt nhuộm ngày càng trở
thành vấn đề cấp thiết.
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
5
1.1. Các quy trình cơ bản trong ngành công nghiệp dệt nguộm
Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm 3 quá trình cơ bản: Kéo sợi, Dệt vải và xử lý (nấu
tẩy), Nhuộm và hoàn thiện vải. Trong đó được chia thành các công đoạn sau:
 Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch và trọn đều.
Sau quá trình sạch bông được thu dưới dạng các tấm phẳng đều.
 Chải: Các sợi bông được chải song song và tạo thành các sợi thô.
 Kéo sợi, đánh bóng, mắc sợi: Tiếp tục kéo thô các máy sợi con để giảm kích thước sợi,
tăng độ bền và quấn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải. Tiế tục mắc sợi là
dồn qua các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi.
 Hồ sợi dọc: Hồ sợi bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hồ bao quang sợi,
tăng độ bền, độ trơn, độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải.
 Dệt vải: Kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc thành hình tấm vải mọc.
 Giũ hồ: Tách các thành phần của hồ bám trên vải mộc bằng phương pháo enzym (1%
enzym, muối và các chất ngấm) hoặc axit (dung dịch H
2
SO
4
0.5%). Vải sau khi giũ hồ
được giặt lại bằng nước, xà phòng, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy.
 Nấu vải: Loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên như dầu mỡ, sáp,… Vải
được nấu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất cao (2- 3 atm) và nhiệt độ
cao (120 – 130
0
C). Sau đó vải được giặt nhiều lần.

 Làm bóng vải: Làm cho sợi cotton trương nở, làm tăng kích thước các mao quản làm
cho sơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước hơn, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm.
 Tẩy trằng: Mục đích đẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn. Các chất tẩy
thương dùng: natri clorit, Natri hypoclorit hoặc hydro peroxyte cùng các chất phụ trợ.
 Nhuộm vải hoàn thiện: Mục đích tạo màu sắc khác nhau của vải. Thường sử dụng các
loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các hợp chất trợ nhuộm để tạo thành sự gắn màu
của vải.
 In hoa: Là tạo ra các vân hoa có một hoặc nhiều màu trên nền vải trắng hoặc vải màu.
Sau khi nhuộm và in, vải được giặt nhiều lần. Phần thuốc nhuộm dư không gắn vào vải
và các hóa chất sẽ đi vào nước thải.
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
6
 Văng khổ, hoàn tất vải: mục đích ổn định kích thước vải, chống nhàu và ổn định nhiệt,
trong đó sử dụng một số hóa chất chống nhàu, chất làm mềm và hóa chất như metylic,
axit axetic, formaldehit.
Hình 1.1:Quy trình công nghệ dệt nhuộm
1.2. Các hóa chất dùng trong ngành dệt nhuộm
1.2.1. Hóa chất thường dùng trong các giai đoạn tiền xử lý cho dệt nhuôm.
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
7
Trong dệt nhuộm, để quá trình nhuộm tốt và thành công thì giai đoạn tiền xử lý vải rất
quan trọng. Theo đó, để có chất lượng vải tốt trong gia đoạn này cần sử dụng những háo chất
thoogn dụng sau đây:
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
8
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân

9
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
10
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
11
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
12
1.2.2. Hóa chất thuốc nhuộm
1.2.2.1 Thuốc nhuộm hòa tan trong nước
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
13
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
14
1.2.2.2 Thuốc nhuộm không tan trong nước
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
15
2. TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM
2.1. Các nguồn phát sinh nước thải dệt nhuộm
Hình 1.2: Nguồn phát sinh nước thải dệt nhuộm
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
16
Theo đó, có thể tổng hợp lại tổng quát theo bảng sau:
Bảng 1: Chất ô nhiễm và đặc tính của nước thải

2.2. Phân loại nguồn nước thải dệt nhuộm
2.2.1. Nước thải sinh hoạt
Nhóm nước thải sinh hoạt bao gồm:
- Phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên trong nhà máy.
- Nước ngưng từ cá máy sấy, máy làm mát.
- Nước vệ sinh thông thường,…
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
17
2.2.2. Nhóm nước thải công nghiệp
- Các loại nước thải từ các mấy nấu, tẩy, nhuộm in hoa, hoàn tất.
- Các loại nước thải tự trạm pha chế hóa chất.
- Các loại nước thải sau khi vệ sinh máy móc thiết bị
2.2.3 Tính chất nước thải
Bao gồm 3 nhóm chính:
- Nhưng chất có thể dễ bị phân hủy sinh học và ít độc hại: Xơ sợi nguồn gốc thiên nhiên,
loại bột có nguồn gốc từ tinh bột dùng cho hồ sợ, các chất tẩy rửa loại LAB, axit hữu cơ acetic,
formic, muối trung tính,…
- Những chất khó phân huy sinh học: xơ sợi có nguồn gốc tổng hợp, thuốc nhuộm, chất
tăng trắng quang học, các chất nhũ hóa, tạo phức, càng hóa, chất làm mềm, các chất giặt,…
- Những chất độc hại đối với vi sinh vật: bao gồm: Các loại dầu hỏa, FO, dầu mỡ bôi
trơn; Các chất cầm màu; halogen huux cơ AOX; các kim loại nặng; dung môi hữu cơ;…
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
18
CHƯ Ơ NG II:
KỸ THUẬT HIỆN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM
1. TỔNG QUAN VỀ BAT
1.1. Khái niệm

Kỹ thuật tốt nhất có thể áp dụng (BAT) là ở mức hiệu quả nhất và tiên tiến nhất trong
việc phát triển những hoạt động và những phương pháp vận hành của chúng mà chính điều này
thể hiện tính khả thi áp dụng của những kỹ thuật cụ thể nhằm cung cấp (trên nguyên lý) cơ sở
cho giá trị phát thải cho phép nhằm phục vụ cho mục đích ngăn ngừa ô nhiễm, hoặc hạn chế
phát thải và tác động đến môi trường ở những nơi không áp dụng được (IPP, 2000).Với:
 “Kỹ thuật” bao gồm cả ứng dụng công nghệ và cách thức thiết kế, xây dựng, vận hành,
bảo trì và tháo dỡ công nghệ đó;
 “Có thể” bao gồm những kỹ thuật/công nghệ được phát triển ở quy mô cho phép áp
dụng ở những ngành công nghiệp có liên quan, trong điều kiện khả thi và kinh tế và kỹ
thuật, kể cả các xem xét về chi phí và hiệu quả;
 “Tốt nhất” có nghĩa là hiệu quả trong việc đạt được mức/khả năng cao nhất trong việc
bảo vệ môi trường tổng thể.
Trong đó, yếu tố “tốt nhất” là quan trọng nhất.
Hai khía cạnh quan trọng của khái niệm BAT có thể kể đến như sau:
1. Những gì cấu thành nên “tốt nhất” (best) hay “trong những thứ tốt nhất” (among the
best) dựa trên cơ sở tiềm năng giảm phát thải;
2. Những gì cấu thành nên “tốt nhất” dựa trên việc đạt đến mục tiêu môi trường được xác
định trước đối với một nhà máy cụ thể trên phương diện hiệu quả về kinh tế.
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
19
Khía cạnh thứ nhất chú trọng vào khả năng công nghệ. Còn khía cạnh thứ hai quan tâm
đến nhu cầu môi trường. Và hai khía cạnh này đều được quan tâm trong việc phát triển một hệ
thống thông tin trao đổi về BAT của IPPC.
Theo UNIDO, BAT đề cập đến những công nghệ sản xuất có tác dụng tốt nhất hiện có
trong việc bảo vệ môi trường nói chung, có khả năng triển khai trong các điều kiện thực tiễn về
kinh tế, kỹ thuật, có quan tâm đến chi phí trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai bao
gồm thiết kế, xây dựng, bảo dưỡng, vận hành và loại bỏ công nghệ (UNIDO, 1992). BAT còn
giúp đánh giá tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn.
1.2. Thứ tự bậc ưu tiên các nội dung thực hiện trong BAT

Trong khái niệm BAT, các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm được ưu tiên chú trọng hơn các kỹ
thuật xử lý cuối đường ống. Cụ thể thứ bậc ưu tiên thực hiện các nội dung thuộc BAT như sau:
1. Sử dụng công nghệ phát sinh ít chất thải;
2. Sử dụng ít hợp chất nguy hại hơn;
3. Tái sinh và quay vòng hơn nữa các hợp chất phát sinh và sử dụng cho chính quy trình
hay cho chính chất thải ở bất cứ nơi nào phù hợp;
4. Những quy trình, phương tiện hoặc phương pháp có thể so sánh được đang được phát
triển áp dụng thành công cho quy mô công nghiệp;
5. Cải tiến và thay đổi công nghệ dựa trên nền tảng thức và hiểu biết về khoa học;
6. Bản chất, tác động và lượng chất thải phát sinh cần quan tâm;
7. Hạn thử nghiệm vận hành những hoạt động mới hoặc hiện hữu;
8. Thời hạn cần để có thể giới thiệu kỹ thuật tốt nhất có thể áp dụng;
9. Mức tiêu thụ tài nguyên và nguyên liệu (kể cả nước) sử dụng cho quy trình sản xuất và
hiệu suất năng lượng của chúng;
10. Nhu cầu cần ngăn ngừa hay giảm thiểu tác động toàn diện của các phát thải ra môi
trường và các rủi ro của chúng;
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
20
11. Nhu cầu ngăn ngừa tai nạn và hậu quả cho môi trường.
12. Các thông tin công bố bởi Ủy ban châu Âu được chiếu theo sự trao đổi thông tin giữa
các nước thành viên và các ngành công nghiệp có liên quan về kỹ thuật tốt nhất sẵn có,
trong việc phối hợp giám sát và liên tục phát triển chúng, hoặc là của các tổ chức quốc tế
khác.
1.3. Quy trình áp dụng BAT
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình áp dụng BAT
Bước 1: BAT Selection
Để ứng dụng BAT ta cần chọn đối tượng cụ thể (ngành công nghiệp, công ty,…) để
đánh giá tiềm năng áp dụng BAT, từ đó căn cứ BAT được để xuất.
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải

HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
21
Bước 2: Xem xét độ tin cậy BAT được đề xuất (positive)
Ở bước này nhanh chóng xem xét công nghệ BAT dang được đề xuất có mang lại lợi ích
cho môi trường hay không, đó là một trong những tiêu chí đầu tiên phải xem xét
- Nếu không đáng tin cậy, dừng ngay lập tức
- Nếu đáng tin cậy, tiếp tục bước 3
Bước 3: Có chấp nhận BAT hay không (acceptable)
Tiếp tục bước 2 kiểm tra BAT có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, thực phẩm, nghề
nghiệp, an toàn cho ngành công nghiệp và những vấn đề đó có thể chấp nhận được hay không.
- Nếu không chấp nhận, dừng ngay lập tức
- Nếu khả thi thì ứng dụng BAT cho đối tượng được chọn
Bước 4: Xét tính khả thi (feasible)
Sau khi xem xét những thay đổi đã được chấp nhận, tiếp tục đánh giá các tác động của
BAT đối với kinh tế: nhà máy đang tồn tại, nhà máy mới, quy mô nhà máy.
- Nếu không chấp nhận, dừng ngay lập tức
- Nếu khả thi thì ứng dụng BAT cho đối tượng được chọn
Bước 5: Áp dụng BAT
2. BAT TRONG NGĂN NGỪA Ô NHIỄM NGÀNH DỆT NHUỘM
2.1. Công tác quản lý nội quy
Công nghệ đơn thuần thì có thể hiệu quả mang lại có thể không đạt mức tối ưu như
mong đợi, nó cần gắn liền với việc quản lý môi trường và vệ sinh tốt.
- Huấn luyện nâng cao nhận thức môi trường cho nhân viên.
- Bảo trì định kỳ các thiết bị máy móc nhằm đảm bảo hiệu suất làm việc là cao nhất.
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
22
- Lưu trữ hóa chất theo chỉ dẫn của nhà sản xuất trong MSDS. Cần tính đến việc tránh
tràn đổ hóa chất và phản ứng giữa các hóa chất. Nếu nguy cơ tràn đổ cao, một thủ tục
phòng chống ô nhiễm cũng như làm sạch và xử lý chất lỏng một cách an toàn phải sẵn

có tại nơi làm việc.
- Nâng cao kiến thức về mỗi loại hóa chất và nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình dệt
nhuộm
- Phân tích đầu vào (nguyên liệu thô, hóa chất, nhiệt, điện, nước), đầu ra (sản phẩm, nước
thải, khí thải, chất thải rắn) và theo dõi chúng thường xuyên.
2. 2. Giải pháp kỹ thuật
2.2.1. Công đoạn tiền xử lý
Làm sạch
- Lựa chọn vải dệt kim bằng máy dệt dùng dầu sinh học thay vì các loại dầu khoáng
truyền thống
- Giặt sạch vải bằng nước trước khi đốt lông để hạn chế phát sinh khí thải
- Xử lý khí thải bằng phương pháp lọc tĩnh điện
Giũ hồ
- Chọn loại vải được xử lý bằng công nghệ sử dụng lượng hồ (chất định hình) thấp nhất.
Lượng chất định hình được thêm vào để làm cho sợi vải cứng và dễ dàng trong quá trình
dệt. Tuy nhiên nếu lượng chất định hình bám trên bề mặt vải càng nhiều thì lượng nước giặt
tẩy và hóa chất tẩy rửa trong quá trình giũ hồ là rất lớn và việc phát sinh dòng thải có lưu
lượng lớn và nồng độ ô nhiễm cao là tất yếu. Theo thống kê thực tế có 50 – 70% lượng
COD của dòng thải sẽ phát sinh trong quá trình định hình và giũ hồ.
Công nghệ tốt nhất được sử dụng hiện nay đó là kết hợp công đoạn làm ướt sợi trước khi
đưa qua công đoạn định hình bằng cách nhúng cả khung sơi vào nước nóng sau đó đưa các
khung sợi này qua công đoạn định hình. Với cách làm này sẽ tối thiểu hóa được lượng
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
23
chất định hình sử dụng và hiệu quả định hình đồng đều, tăng khả năng bám của chất định
hình và giảm lượng lông xù trên sợi vải.
- Lựa chọn phương pháp giũ hồ bằng phương pháp enzim.
- Kết hợp công đoạn giũ hồ, giặt và tẩy trắng trong 1 bước
- Thu hồi và tái sử dụng lượng chất định hình bằng phương pháp siêu lọc

Sợi sau khi qua công đoạn định hình, sẽ được sấy khô và đem qua dệt. Vải đã dệt sẽ
được giặt và giũ hồ. Lượng hồ có trong nước giũ hồ này sẽ được tách lại bằng phương siêu
lọc để đưa về công đoạn định hình trước đó.
Hình 2.2: Thu hồi lượng chất định hình bằng phương pháp siêu lọc
Tẩy trắng
- Dùng H
2
O
2
là chất tẩy trắng tối ưu thay vì sử dụng các hợp chất có gốc ClO
2
, ClO.
- Dùng NaCl cho sợi lanh hoặc sợi libe (sợi vỏ) để chúng không bị tẩy khi tiếp xúc với
H
2
O
2
. Tẩy trắng 2 giai đoạn H
2
O
2
– ClO
2
thường được lựa chọn. Nó phải đảm bảo các
nguyên tố Clo tự do trong ClO
2
được sử dụng, Cl- ClO
2
được sản xuất từ H
2

O
2
.
- Hạn chế sử dụng NaClO, chỉ trong trường hợp muốn đạt đến độ trắng cao, độ mỏng của
sợi và bị khử trùng hợp (sự khử polyme hóa). Trong những trường hợp đặc biệt này, để
làm giảm sự hình thành các chất AOX nguy hại, quá trình tẩy trắng bằng NaOCl được
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
24
thực hiện qua quá trình 2 bước, trong đó H
2
O
2
được sử dụng trong bước thứ nhất và –
OCl trong bước thứ 2. Dòng ra của quá trình tẩy trắng được tách riêng với những dòng
khác và được hòa trộn với những dòng khác nhằm làm giảm sự hình thành các chất nguy
hại AOX.
Làm bóng
- Thu hồi NaOH từ dung dịch làm bóng bằng phương pháp bay hơi
- Những hiệu quả môi trường đạt được:
 Tính kiềm của nước thải được giảm xuống và nhờ đó nhu cầu acid sử dụng để
trung hòa nước thải được giảm tối thiểu
 Tái sử dụng dòng ra chứa kiềm để chuẩn bị cho quá trình xử lý khác.
Hình 2.3: Thu hồi NaOH bằng phương pháp bay hơi
Ngăn ngừa ô nhiễm – BAT trong Công nghệ Dệt Nhuộm GVHD: TS. Lê Thanh Hải
HV: Nhóm 10: Trần Thành Đạt – Nguyễn Minh Hồng Nga – Phạm Thị Vân
25
2.2.2. Nhuộm
- Giảm thiểu số lượng thuốc nhuộm (một cách để giảm lượng thuốc nhuộm là sử dụng hệ
ba màu).

- Pha chế thuốc nhuộm bằng hệ thống tự động, chỉ vận hành bằng tay với những loại
thuốc nhuộm không sử dụng thường xuyên.
Hình 2.4: Hệ thống định lượng và pha chế hóa chất tự động
- Trong những đường ống dẫn dài và liên tục, thể tích thấp nhất (thể tích chết) của những
đường ống phân phối có thể so với thể tích ở máng nhuộm, ưu tiên phân phối cho những
trạm tự động không được pha sẵn hóa chất với thuốc nhuộm và được tự động làm sạch
hoàn toàn.
- Sử dụng các thiết bị nhuộm hiện đại cho quá trình nhuộm theo mẻ với dung tỷ thấp và
ổn định
Máy móc hiện đại có thể vận hành với tỉ lệ dung dịch cố định thích hợp trong khi mức
nạp liệu chỉ bằng 60% công suất lý thuyết (hoặc thậm chí 30% với máy nhuộm sợi)

×