Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ giáo Dục IDJ                  doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.14 KB, 2 trang )


Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ giáo Dục IDJ
 






Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng








1
ĐỂ HỌC TỐT VÀ THI TÔT MÔN LỊCH SỬ

Hãy sáng tạo ra cách nhớ cho riêng mình
Học lịch sử không chỉ dừng lại ở chỗ học thuộc bài (biết) mà còn phải hiểu, mà phải hiểu
bằng chính tư duy của mình thì kiến thức học được mới vững chắc.
Học thế nào cho tốt?
Trong quá trình học, các em nên suy nghĩ để tập trung vào những kiến thức cơ bản mà
các tác giả
trình bày ở trong sách. Việc xác định được đâu là kiến thức cơ bản sẽ giúp các em
loại bỏ những kiến thức không cần thiết. Việc nhớ mặc dù không phải là mục đích cuối cùng
của việc học tập những kiến thức ghi nhớ được có ý nghĩa rất quan trọng, nó làm cơ sở cho
việc hệ thống hóa, khái quát hóa sau này.Một số thủ thuật ghi nhớ là các em có thể lấy ngày


sinh, hay nh
ững kỹ niệm quan trọng của mình để làm móc ghi nhớ sự kiện lịch sử. Cũng có thể
lấy những sự kiện lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ sự kiện lịch sử của dân tộc và ngược
lại. Ghi nhớ bằng việc thống kê lại những sự kiện trong cùng một thời kỳ hay một giai đoạn có,
ngày, tháng giống nhau, hay s
ố cuối cùng của năm giống nhau, những sự kiện diễn ra trên
cùng một địa phương và suy nghĩ sáng tạo ra những cách nhớ mới cho riêng mình.Sau khi đã
đi từ việc ghi nhớ các sự kiện cụ thể, chúng ta phải tìm cách ghi nhớ theo hướng ngược lại là đi
từ hệ thống khái quát trở về cụ thể bằng việc xem lại mục lục của sách giáo khoa xem trong
chương trình đã học có bao nhiêu chương (hay giai
đoạn lịch sử), nội dung xuyên suốt của mỗi
giai đoạn là gì, sự kiện nào thể hiện tiêu biểu cho nội dung đó. Công đoạn này giúp các em
nắm một cách bao quát những nội dung và giai đoạn lịch sử trách được viện lẫn lộn các giai
đoạn và sự kiện lịch sử với nhau. Ngoài ra trong quá trình học các em cũng có thể tự mình lập
ra các bảng, biểu, sơ đồ để ghi nhớ
được tốt hơn. Trong quá trình học tập nếu thấy có một
số khái niệm thuật ngữ chưa hiểu thì hỏi ngay thầy cô giáo để hiểu sâu hơn những vấn đề lịch
sử.
Làm bài thi thế nào cho tốt?
Đề thi trong nhiều năm qua vẫn bám sát chương trình và sách giáo khoa, thường trong
một đề thi gồm 4 câu, có một câu hỏi khó để phân hóa học sinh. Với loại câu hỏi này thí sinh
phải nắm kiến thức một cách khái quát, t
ổng hợp thì mới làm tốt được.Sau khi đã nắm vững
kiến thức các em hãu bước vào phòng thi một cách bình tĩnh và tự tin. Đọc đề dành 10 đến 15

Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ giáo Dục IDJ
 







Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng








2
phút để suy nghĩ về yêu cầu của đề ra. Viết đề cương và ghi nhanh những ý nghĩ để trả lời
những câu hỏi ở trên về sự kiện, vấn đề cụ thể mà đề yêu cầu. Nếu phân bố thời gian cho các
câu một cách hợp lý, có thể ghi thời gian dành cho từng câu, từng phần vào đề cương để nhắc
nhở cho khỏi quên trong quá trình làm bài. Câu nào dễ làm trước. Đừng mất thời gian nhiề
u
cho phần mở bài không cần thiết nên đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm thời gian. Viết nhanh
nhưng cố gắng viết rõ ràng, câu văn trong sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp. Nên dành thời gian để
xem lại bài viết nhằm chỉnh sửa những sai sót nếu có và bổ sung những kiến thức còn thiếu.
(Sưu tầm)

×