Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ                          docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.07 KB, 5 trang )

Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ
 






Giáo viên : Hoàng Thị Hằng







1
Âm mưu mới của Pháp- Mỹ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava
Sau tám năm tiến hành chiến tranh ở Đông Dương thực dân Pháp suy yếu rõ rệt, tất cả
các âm mưu, kế hoạch chiến tranh Pháp đề ra đều bị ta đánh bại, vùng chiếm đóng ngày càng
bị thu hẹp. Quân Pháp trên chiến trường ngày càng đi vào thế phòng ngự, bị động.
Trước sự suy yếu của Pháp, đế quốc Mỹ ngày càng can thi
ệp sâu vào cuộc chiến tranh
Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài chiến tranh, bên cạnh đó Mỹ tích cực chuẩn bị thế chân
Pháp ở Đông Dương.
Trong khi đó, cách mạng nước ta có bước phát triển vượt bậc. Trên lĩnh vực quân sự, ta
liên tiếp thu được các chiến thắng lớn, vùng giải phóng ngày càng được mở rộng. Qua lãnh đạo
cách mạng, Đảng ta trưởng thành vững mạnh, bên cạnh đó cuộc cách mạng nước ta còn nhận
đượ
c sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Có thể thấy so sánh lực lượng trên chiến lúc này, cách mạng Việt Nam chiếm ưu thế,


chính vì vậy nếu kéo dài chiến tranh, thực dân Pháp càng vấp phải khó khăn. Do đó, dưới sự
giúp đỡ của Mỹ, Pháp lại tiến hành một kế hoạch quân sự mới, quy mô lớn hòng nhanh chóng
chuyển bại thành thắng. Pháp mong muốn lần này sẽ giành được thắng lợi lớn trên m
ặt trận
quân sự làm sức ép trên bàn ngoại ngoại giao đối với ta.
Kế hoạch quân sự mới của Pháp được tướng Nava vạch ra với hi vọng trong vòng 18
tháng Pháp sẽ giành được một thắng lợi quyết định về quân sự đẻ kết thúc chiến tranh. Kế
hoạch này gồm hai bước:
Bước thứ nhất: Trong thu - đông 1953 và xuân 1954 giữ vững thế phòng ngự chiến
lược ở miền Bắc và tiế
n công bình định ở miền Nam và miền Trung, giành lấy nguồn nhân lực
Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ
 






Giáo viên : Hoàng Thị Hằng







2
và vật lực, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V. Đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh
lực, xây dựng đội quân cơ động mạnh.

Bước thứ hai: Từ thu - đông năm 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực
hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những
điều kiện có lợ
i cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.
Để thực kế hoạch trên, thực dân Pháp ra sức bắt lính để mở rộng ngụy quân, rút các
lực lượng lính Âu- Phi tinh nhuệ của chúng ở một số vị trí về tập trung lại, đồng thời tăng viện
binh để xây dựng một lực lượng cơ động mạnh với mục đích quyết chiến với chủ lực của ta.
Với những hành độ
ng đó, bước vào cuối năm 1953, chúng đã tập trung ở đồng bằng
Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động trong tổng số 84 tiểu đoàn cơ động của chúng trên toàn
Đông Dương.
Kế hoạch quân sự Nava là kế hoạch dựa trên sự nỗ lực quân sự cao nhất của cả Pháp
và viện trợ của Mỹ với số quân đông nhất, khối quân cơ động mạ
nh nhất và phương tiện chiến
tranh nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp. Với kế hoạch này, cả Pháp và
Mỹ đều tin tưởng sẽ nhanh chóng đạp tan chủ lực Việt Minh, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Theo kế hoạch đó, Pháp liên tiếp mở các cuộc tiến công, càn quét trong vùng chúng
chiếm đóng và tấn công hậu phương của ta ở cả ba miền làm cho cách mạng nước ta gặp
không ít tổn thất.
Trước tình hình mới, B
ộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp và đưa ra kế
hoạch Đông- Xuân 1953- 1954.
Chủ trương đánh giặc được Đảng đề ra là tấn công vào các hướng địch tương đối yêu,
nhằm tiêu diệt sinh lực địch, buộc địch phải phân tán lực lượng.
Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ
 







Giáo viên : Hoàng Thị Hằng







3
Bộ chính trị đưa ra phương châm đánh giặc là chủ động, cơ động, linh hoạt và phải dựa
trên các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược và tác chiến là tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực
lượng kháng chiến của ta, đánh chắc thắng, chọn những nơi địch sở hở mà đánh và kiên quyết
phải buộc địch phân tán lực lượng.
Công tác chuẩn bị kế ho
ạch tác chiến được khẩn trương chuẩn bị. Hội đồng cung cấp
tiền phương được thành lập để chỉ đạo việc cung cấp sức người, sức của và tổ chức vận chuyển
ra mặt trận.
Quyết tâm của chúng ta là phải đập tan kế hoạch Nava từ bước đầu, do vậy ta chủ
động tiến công trên các hướng:
Tiến công địch ở thị xã Lai Châu (tháng 12 năm 1953)
Ngày 10/12/1953, m
ột bộ phận chủ lực của ta tiến công lên Tây Bắc, giải phóng thị xã Lai
Châu, bao vây, uy hiếp Điện Biên Phủ. Sở dĩ ta chọn hướng Tây Bắc là hướng đầu tiên của
chiến dịch vì lực lượng địch ở đây tương đối yếu. Phát hiện sự di chuyển của quân ta, Nava
quyết định điều 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ t
ăng cường cho Điện Biên Phủ,
nhằm bảo vệ Tây Bắc, Thượng Lào và phá cuộc tiến công Đông – Xuân của ta.
Như vậy, Điện Biên Phủ đã trở thành nơi tập trung quân thứ hai của thực dân Pháp sau

đồng bằng Bắc Bộ.
Tiến công địch ở Trung Lào
Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt đã tiến công Trung Lào, tiêu diệt trên 3 tiểu
đoàn lính Âu - Phi, giải phóng 4 vạn km
2
và thị xã Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xavannakhét và
căn cứ Xênô. Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Xênô.
Xênô trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của thực dân Pháp.
Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ
 






Giáo viên : Hoàng Thị Hằng







4
Tiến công địch ở Thượng Lào
Cuối tháng 1/1954, liên quân Việt - Lào mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào, giải
phóng lưu vực sông Nậm Hu, toàn tỉnh Phongxalì, mở rộng căn cứ kháng chiến, nối khu giải
phóng Sầm Nưa của bạn với khu Tây Bắc của ta, uy hiếp địch ở Mường Sài và Luông Phabang.
Lo sợ, Nava buộc phải dùng đường hàng không đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cườ

ng cho
Luông Phabang và Mường Sài.
LuôngPhabăng và Mường Sài thành trở thành nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp.
Tiến công địch ở Tây Nguyên
Đầu năm 1954, quân ta tiến công địch ở Tây Nguyên, giải phóng toàn bộ tỉnh Kon Tum
và bao vây, uy hiếp Plâyku. Thắng lợi này của ta buộc Pháp phải bỏ rở cuộc tấn công Tuy Hòa
(Phú Yên) để tăng cường lực lượng cho Plâyku.
Plâyku biến thành nơi tập trung binh lực thứ năm của địch.
Tấn công địch
ở chiến trường sau lưng địch
Phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính diện, phong trào chiến tranh du kích đã phát triển
mạnh ở vùng sau lưng địch từ đồng bằng Bắc Bộ đến Bình- Trị- Thiên, Nam Trung Bộ và Nam
Bộ, làm cho địch phải phân tán thêm lực lượng để chống đỡ.
Có thể thấy những kết quả mà cách mạng nước ta đạt được trong giai đoạn Đông-
Xuân 1953- 1954,
đã làm bước đầu phá sản kế hoạch Nava. Thực dân Pháp một tập trung lực
lượng xây dựng khối cơ động mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ, nhưng ta đã bắt chúng phải phân nhỏ
lực lượng ra năm địa điểm: Điện Biên Phủ, Xênô, LuôngPhabăng và Mường Sài, Plâyku, đồng
bằng Bắc Bộ. Kết quả này giúp cách mạng nước ta từ chỗ chỉ giữ th
ế chủ động ở chiến trường
Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ
 






Giáo viên : Hoàng Thị Hằng








5
chính là Bắc Bộ, giờ đây, ta đã tiến lên giữ thế chủ động chiến lược trên toàn bộ chiến trường
Đông Dương. Những thắng lợi đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta tiến lên mở trận
"quyết chiến chiến lược" ở Điện Biên Phủ.



×