Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.03 KB, 3 trang )

Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ


Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng


2011
1

Cao trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong những nǎm 1930-1931 tuân theo một
quy luật chung là ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.
Đế quốc Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên vai giai cấp công
nhân, nhân dân lao động Pháp và các thuộc địa của Pháp. Đối với nước ta vào những nǎm
1924-1929, đế quốc Pháp tǎng cường đầu tư, khai thác và bóc lột. Nên kinh tế Việt Nam
vốn đã kiệt quệ do chính sách bóc lột thậm tệ của thực dân Pháp, nay lại càng kiệt quệ. Đờ
i
sống của các tầng lớp nhân dân ta đều bị đe doạ, trong đó công nhân và nông dân chịu
nhiều tai hoạ nhất.
Để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp và bọn vua quan phong kiến, làm cho
nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, Đảng chủ trương phải thu phục cho được đại bộ phận
giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng". Nhiệm vụ của Đảng là
"phải lấy nh
ững sự nhu yếu hàng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra
chiến trường cách mạng để dự bị họ về phía võ trang bạo động sau này" Theo phương
hướng đấu tranh đó, phong trào công nông được dấy lên từ cuối nǎm 1929 đến nǎm 1930.
Tiếp theo cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Phú Riềng (Nam Bộ) tháng 2-1930, cuộc
bãi công của 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định kéo dài ba tuần lễ, từ ngày 25 tháng
3 đến ngày 16 tháng 4 do Tỉnh uỷ Nam
Định và Đảng uỷ nhà máy tổ chức. Ngay sau đó


ngày 19 tháng 4, 400 công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ, thành phố Vinh đình công đòi
tǎng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ngoài những cuộc đấu tranh của công nhân, còn
có những cuộc đấu tranh của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác như: cuộc
biểu tình của nông dân Hà Nam, Thái Bình, đòi giảm sưu thuế nổ ra trong tháng 4-1930.
Những cuộc đấu tranh lớn nói trên của công nhân và nông dân là những "pháo hiệu" mở
đầu cao trào cách m
ạng mới ở Việt Nam, chứng tỏ vai trò dẫn đầu cao trào là giai cấp công
nhân và tiếp theo là giai cấp nông dân. Trên cơ sở phong trào công nông bước đầu phát
triển và thắng lợi, Đảng kêu gọi quần chúng tiếp tục đấu tranh đòi tǎng lương, giảm giờ làm
cho công nhân, giảm sưu, hoãn thuế cho nông dân để thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế lao
động 15-1930. Cuộc đấu tranh ngày 1-5-1930 là một bước ngoặt đánh dấu phong trào đấu
tranh củ
a quần chúng phát triển thành cao trào cách mạng. Ngày đó, từ thành thị đến nông
thôn ở nhiều nơi trong cả nước treo cờ Đảng, rải truyền đơn, tổ chức mít tinh, biểu tình,
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ


Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng


2011
2
tuần hành thị uy, khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế đã kết hợp với khẩu hiệu chính
trị. Nhiều cuộc bãi công, biểu tình đã liên tiếp nổ ra từ các xí nghiệp công nghiệp ở thành thị
đến các vùng nông thôn ở nhiều tỉnh trong cả nước. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cuộc
bãi công của công nhân các nhà máy với các cuộc biểu tình của nông dân ở làng xã, sự
đ
oàn kết đấu tranh giữa công nhân và nông dân làm cho đế quốc Pháp lúng túng, bị động,
lo sợ. Tháng 9-1930, cao trào tiếp tục phát triển lên đỉnh cao. Những khẩu hiệu chính trị
được kết hợp chặt chẽ với các yêu sách về kinh tế trong hàng loạt các cuộc đấu tranh ở

khắp cả nước. ở Nghệ An, Hà Tĩnh từ cuối tháng 8 đến đâu tháng 9-1930 là thời kỳ "đấu
tranh kịch liệt", diễn ra nhiều cuộc đấu tranh quy mô huyện và liên huyệ
n với hàng nghìn,
hàng vạn dân chúng tham gia. Những cuộc đấu tranh tiêu biểu như cuộc biểu tình của
3.000 nông dân huyện Nam Đàn ngày 30-8, của 20.000 nông dân Thanh Chương ngày 1-9,
của 3.000 nông dân huyện Can Lộc ngày 7-9, của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên
ngày 12-9-1930. Phần lớn những cuộc biểu tình này là những cuộc đấu tranh chính trị có vũ
trang tự vệ. Quần chúng phá huyện đường, đốt giấy tờ, phá nhà giam, phá xiềng gông, giải
phóng những người bị bắt.
Trước khí thế đấ
u tranh mạnh mẽ của quần chúng, bọn thực dân, phong kiến hoảng
sợ, nhiều tên tri huyện, lý trưởng nộp lại ấn tín hoặc chạy trốn, nhiều nơi chính quyền địch
tan rã. Trong tình hình đó, Xô viết Nghệ Tĩnh, một hình thức chính quyền đâu tiên của công
nông trong lịch sử cách mạng Việt Nam xuất hiện. Xây dựng được đội quân chủ lực của cách
mạng, thực hiện được liên minh công nông là một thành tích n
ổi bật của Đảng ta trong cao
trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.
Thực tế lịch sử cho thấy, trong cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh,
công nông thể hiện một nghị lực cách mạng Phi thường và sức mạnh to lớn. Hàng triệu
nông dân đã đứng lên cùng với giai cấp công nhân phối hợp đấu tranh chống đế quốc,
phong kiến. Đó là nhờ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đúng, gắn nhi
ệm vụ chống đế quốc với
nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện giải phóng dân tộc và ruộng đất cho dân cày, đáp
ứng nguyện vọng thiết tha của công nông. Nhưng nếu chỉ, thấy lực lượng cách mạng có hai
giai cấp công nhân và nông dân thì sẽ dẫn đến cô độc, hẹp hòi, hạn chế việc mở rộng lực
lượng cách mạng. Trong chỉ thị thành lập Hội Phản đế
đồng minh Đông Dương ra ngày 18-
11-1930, Thường vụ Trung ương Đảng đã phân tích, chỉ rõ tính "biệt phái" của phong trào,
thiếu một tổ chức thật quảng đại quần chúng để lôi cuốn các tầng lớp trí thức dân tộc, tư
sản dân tộc, địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn quốc gia độc lập. Đó là

nhận thức mới, cách nhìn mới, đánh giá đúng các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc củ
a Đảng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ


Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng


2011
3
Chỉ có như vậy mới tập hợp được lực lượng của cả dân tộc. Vì "Cách mạng tư sản dân
quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng,
thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công". Đội quân chính trị quần chúng có tính
quyết định là công nông, nhưng muốn đánh đổ kẻ thù lớn mạnh, đạt tới th
ắng lợi nhanh
nhất và giảm bớt tổn thất cho cách mạng, đội quân chính trị ấy không thể chỉ có công nông,
mà phải bao gồm hết thảy các giai cấp và tầng lớp có khả nǎng chống đế quốc và phong
kiến

(Nguồn: www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30061&cn_id=210417)

×