ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
------
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ BÀI :
HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN
TRONG CAO TRÀO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH 1930 - 1931
MỞ ĐẦU
Cao trào 1930 –1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc diễn tập
đàu tiên của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho cuộc
cách mạng tháng tám thành công sau này. Cao trào này đã dành được những
thắng lưọi đáng kể và gây tiếng vang lớn. Một trong những nhân tố góp phần tạo
nên thắng lợi đó phải kể đến công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng của
Đảng những năm 1930 – 1931.
Trong lí luận cách mạng thì nhiệm vụ tuyên truyền trong bất cứ thời đại
nào cũng nhằm phục vụ cho yêu cầu chính trị thời đại đó.
Đảng ta trong vận động quần chúng đấu tranh muốn nắm được động lực
chính của cách mạng chính là quần chúng công nông thì công tác tuyên truyền là
không thể thiếu được. Vì vậy ngay từ khi ra đời trong chỉ đạo cao trào 1930 –
1931, công tác tuyên truyền được Đảng ta quan tâm và chỉ đạo sát sao, kĩ lưỡng.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN NGHỆ
TĨNH TRONG CAO TRÀO 1930 – 1931
1. Cơ cấu tổ chức
Đảng ta xác định được vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền nên
khi mới thành lập trong án nghị quyết của TW toàn thể Hội nghị lần 2 (03 /
1931) đã đề ra nhiệm vụ : tổ chức Bộ tuyên truyền từ TW đến xứ uỷ , tổng uỷ …
và việc chọn người làm công tác đó cũng rất quan trọng có chọn lọc và các cơ
quan lãnh đạo cũa Đảng phải kiểm tra và lãnh đạo chặt chẽ, sát sao. Bộ phận
tuyên truyền là một thành phần rất quan trọng tổ chức từ xứ uỷ Trung kì đến tận
chi bộ:
- Xứ uỷ:
Sau khi Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời (17.06.1929), chi bộ đã phân
công đồng chí Trần Văn Cung và Nguyễn Phong Sắc chỉ đạo phong trào ở Nghệ
Tĩnh. Ngay từ đầu các đồng chí rất chú trọng đến công tác tuyên truyền. Vừa
làm công tác đảng vừa là người chịu trách nhiệm tuyên truyền ấn loát, đồng chí
Trần Văn Cung, Võ Mai, Nguyễn Phong Sắc đã từng bước một gây dựng cơ sở
Đảng vững mạnh ở Nghệ Tĩnh. Theo tài liệu của Mật thám Pháp để lại , qua hồi
ký các đảng viên hoạt động 1930 – 1931 như Nguyễn Lợi, Chu Văn Riện, Võ
Mai… Chúng ta có thể thấy rõ cơ cấu trong tổ chức xứ uỷ Trung kỳ đầy đủ các
bộ phận:
1. Ban tuyên truyền: 3 người
2. Ban công nhân: 3 người
3. Ban nông dân: 3 người
4. Ban thanh niênn cộng sản: 3 người
5. Ban chống đế quốc chủ nghĩa : 3 người
6. Ban quân sự: 3 người
7. Ban phụ nữ :
Qua đó chúng ta thấy rằng ban tuyên truyền là ban quan trọng nhất trong
các ban.
- Tỉnh uỷ:
Xem xét sơ đồ của các tổ chức tỉnh uỷ Hà Tĩnh do đồng chí Trần
Hưng( tức Hoặc) là bí thư vẽ năm 1931, qua đó chúng ta có thể hình dung được
tổ chức tỉnh uỷ Nghệ An trong thời kì đó. Trước khi thành lập, Ban thường vụ
( từ 5/1930 – 1/1931) lãnh đạo tỉnh bộ Hà Tĩnh có năm đồng chí trong ban cán
sự. Đồng chí cán bộ tuyên truyền có vị trí thứ 3 sau dồng chí bí thư và phó bí
thư. Cán bộ tuyên truyền phụ trách tiểu ban tuyên truyền và ấn hành cuả tỉnh.
- Huyện uỷ:
Ban lãnh đạo huyện gọi là Ban trị sự. Đồng chí trị sự tuyên truyền phụ
trách tiểu ban tuyên truyền ấn hành .
- Chi bộ:
Đồng chí tuyên truyền là Uỷ viên Ban chấp hành chi bộ.
Ở thời điểm này, tổ chức nông hội( tỉnh bộ nông) cũng được cơ cấu các
thành phần như tỉnh uỷ - đồng chí phụ trách tuyên truyền từ cấp tỉnh đến xã bộ
nông đều nằm trong Ban cán sự .
Từ tháng 01/ 1931 trở đi, phong trào đáu tranh của nhân dân lên cao; công
tác tuyên truyền đòi hỏi phát triển cao hơn. Lúc này Ban thường vụ tỉnh bộ Hà
Tĩnh thành lập gồm có : Bí thư, tuyên truyền vào quần chúng. Đồng chí uỷ viên
thường vụ tuyên truyền phụ trách tiểu ban tuyên truyền ( gồm có 3 đồng chí) và
tiểu ban án hành (3 đồng chí). Trong tổ chức huyện uỷ, tổng uỷ, chi bộ, các
đồng chí tuyên truyền thuộc Ban thường vụ.
- Tỉnh đoàn thanh niên:
Xác định lực lượng thanh niên là đội quân xung kích của Đảng nên viẹc
tuyên truyền giáo dục trong tổ chức này được Đảng quan tâm đặc biệt. Vai trò
của công tác tuyên truyền được đặt trong Ban thường vụ từ cấp Tỉnh đến chi bộ
đoàn.
- Tổ chức tổng nông hội:
Đồng chí tuyên truyền cũng là Uỷ viên ban thường vụ từ Tỉnh dến xã bộ
nông.
Tóm lại, về mặt tổ chức Đảng ta đã đặt tuyên truyền vào vị trí quan trọng
từ TW xuống tận cơ sở. Như vậy thường xuyên quán triệt được các chủ trương,
nghị quyết của cấp trên, mặt khác có sự chỉ đạo sát sao của cấp lãnh đạo tạo điều
kiện cho công tác tuyên truyền phát triển mạnh trong quần chúng cách mạng
làm tiền đề cho phong trào đấu tranh lên cao.
2. Hoạt động tuyên truyền
- Các hình thức bí mật :
Báo chí là một trong những hình thức tuyên truyền bí mật đặc sắc.Báo chí
thực sự là một mặt trận rất ác liệt mà ở đó các chiến sỹ cách mạng phải trả bằng
máu và trí sáng tạo của mình để hoàn thành sứ mạng vẻ vang của báo chí vô sản
mà Lê nin đã vạch ra: “ tờ báo không những là người tuyên truyền tập thể mà
còn là người tổ chức tập thể” và “báo chí của Đảng không những hoạt động với
tư cách là một cơ quan báo chí mà với tư cách là một tế bào tổ chức”. Nhằm
tuyên truyền giác ngộ công nhân và nông dân đấu tranh các tổ chức của Đảng
Cộng Sản đã in ấn, lưu hành bí mật nhiều tờ báo cách mạng.
- Báo chí của Xứ uỷ Trung kỳ:
Tháng 6 / 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng đã phái đồng chí Nguyễn
Phong Sắc và Trần Văn Cung vào Nghệ An cùng đ/c Võ Mai lập ra xứ bộ Trung
kỳ. Ban chỉ đạo và cơ quan ấn loát của xứ uỷ đặt tại Vinh.
Tờ báo “Bôsêvích” ra đời nhằm tuyên truyền đường lối chủ trương của
Đảng (07/1929).Đến tháng 08/1929, ra báo “Công hội”, 10 / 1929 ra báo “Công
nông binh”. Sau hội nghị hợp nhất của Đảng 03/02 /1930, đ/c Nguyễn Phong
Sắc được cử phụ trách xứ uỷ Trung kỳ kiêm trực tiếp chỉ đạo phong trào Nghệ
An.
Từ đó cơ sở Đảng ở Nghệ Tĩnh phát triển mạnh và việc cần thiết của công
tác giáo dục truyền thống của Đảng trong đó vai trò của báo chí cũng nổi lên
hàng đầu. Đó cũng là cơ sở cho hoạt động báo chí của Đảng ở Nghệ Tĩnh trở
nên phong phú và mang nhiều sắc thái.
Ngọn lửa Xô Viết Nghệ Tĩnh nổ ra thì số báo “Người lao khổ” đầu tiên
của Xứ uỷ Trung kỳ ra mắt. Tên tuổi tờ báo này gắn với cao trào 1930 – 1931.
Nó góp phần trực tiếp chỉ đạo và tổ chức cuộc “tổng diễn tập” đầu tiên của cách
mạng nước ta.
Số 2 của tờ báo ra ngày 02/05/1930, đã cổ vũ phong trào đấu tranh cách
mạng tiến lên. “Người lao khổ” không những được phát hành rộng trong toàn xứ
mà còn được tuyên truyền ra toàn quốc, thông báo tình hình đấu tranh và kêu gọi
cả nước hưởng ứng. Đến tháng 10 / 1930, “Người lao khổ” dổi tên thành “Lao
khổ”. Từ số 25 ra ngày 10/01/1931 tờ “Lao khổ” lại đổi tên là “Công nông binh”
(kỷ niệm liên hiệp công nông binh Đông Dương, kỷ niệm Bến Thuỷ đấu tranh).
Tháng 06/1931, Xứ uỷ Trung kỳ ra tuyên bố thủ tiêu tờ “Công nông binh”
và “Tranh đấu”. Ra tờ “Vô sản” để làm cơ quan cho xứ uỷ và tờ “Chỉ đạo” để
sửa lại cách làm việc của Đảng.
- Báo chí của các tỉnh Đảng bộ và huyện đảng bộ:
Mặc dù lưu hành trong các vùng hẹp, có đối tượng , có người đọc riêng tờ
báo của các tỉnh đảng bộ là sự cụ thể hoá công tác chỉ đạo của Đảng. Đây thực
sự là những tế bào tổ chức gắn chặt với những hoạt động Cách mạng của quần
chúng. Trong nghị quyết của TW tháng 10/1930 đã lưu ý đến việc ra những tờ
báo địa phương, báo “Sản nghiệp”. Đến tháng 4/1931, xứ uỷ Trung kỳ đã ra
nghị quyết nhấn mạnh: Muốn cho báo phong phú về nội dung cách mạng và lôi
cuốn người đọc nhất là làm cho quần chúng nhận thấy tờ báo Đảng là tờ báo của
mình và duy trì lấy báo thì “ các tỉnh uỷ, huyện uỷ quan trọng phải hết sức ra
báo, tổ chức việc làm báo và khuyến khích cho các chi bộ , nhất là các chi bộ
nhà máy phải ra báo sản nghiệp. Phải để cho chi bộ tự viết lấy báo, tự in lấy, tự
kiếm tiền duy trì lấy báo”.
Báo “Tiến lên” là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ tỉnh Nghệ An ra đời
khoảng tháng 5/1930. Hiện nay rải rác 6 số từ 1931 – 1932. Tháng 05/1933 thay
tên “Tiến lên” bằng tờ “Tự cứu”.
Khu bộ vinh có tờ “Chuông vô sản” ra đời khoảng giữa năm 1931. nhưng
đến đầu năm 1932 đổi tên là “Cờ dân đạo”. Đến tháng 15/02/1932 (tờ số 2) lấy
tên là “Sóng cách mạng” ra mỗi tháng 2 kỳ. Báo “Bước tới” của tỉnh đảng bộ Hà
Tĩnh.
Vào cuối 1929, tờ báo quần chúng bí mật đầu tiên ở Nghệ An xuất hiện tờ
“Xích sinh” cơ quan ngôn luận của Sinh hội đỏ trường Quốc học vinh và do
đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo. Đến giữa 1930 đổi tên là “Người
học trò” và sang năm 1931 đổi tên là “Học sinh”.
Song song với các tờ báo của xứ uỷ, tỉnh uỷ, các huyện đảng bộ cho in tờ
báo cơ quan ngôn luận của huyện mình để tuyên truyền cổ động các cấp. Các
loạt báo của các cấp uỷ đảng ra đời và được lưu hành rộng rãi: báo “Tự cứu” của
huyện Can Lộc, báo “Tiếng gọi” củaThạch Hà, báo “Cổ động” của Đức Thọ,
báo “Bước tới” của Cẩm Xuyên… ở Nghệ An, huyện bộ Anh Sơn ra báo
“Gương vô sản”, huyện bộ Quỳnh Lưu ra báo “Lao động”, báo “Nhà quê” của
Thanh Chương, báo “Giác ngộ” của Nam Đàn, báo “Dân nghèo” của Nghi
Lộc…
Ngoài ra các cơ quan ngôn luận của xứ uỷ, tỉnh uỷ còn in lại các báo của
trung ương như báo “ Búa liềm”, “Cờ đỏ”, “ Bônsêvích” nhằm đảm bảo sự chỉ
dạo của trung ương thông qua các cơ quan ngôn luận của mình trong hoàn cảnh
cực kỳ khó khăn về ấn loát và phát hành. Vì thế, các loại báo này đều có chữ