Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ
ww.hoc360.vn
QUAN ĐIỂM CỦA NAM CAO VỀ VĂN CHƯƠNG VÀ
NGHỆ THUẬT
K
ỷ niệm 50 năm ng
ày m
ất nhà văn Nam Cao
(30.11.1951-30.11.2001)
Nam Cao bước vào làng văn từ năm 1936, lúc ông
mới 19 tuổi, với những truyện ngắn đầu tay nhuốm đậm màu sắc lãng mạn. Phải đến khi
tuyệt tác Chí Phèo và tập
Đôi lứa xứng đôi
ra đời vào năm 1941, ý thức nghệ thuật hiện
thực của Nam Cao mới được khơi dòng mạnh mẽ.
Ngòi bút của Nam Cao dường như đã bắt được mạch sống cuộc đời và cái "tạng"
của riêng mình, liên tục cho ra mắt một loạt truyện ngắn và cả tiểu thuyết đặc sắc trong
vòng 3 năm, từ 1942 đến 1945. Như vậy là, phải mất gần 5 năm Nam Cao mới "cập bến"
chủ nghĩa hiện thực; so với các nhà văn hiện thực tiền bối xuất sắc như Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố thì quá trình "tìm đường" và "nhận đường" ở Nam
Cao diễn ra liên tục và vất vả hơn nhiều. Tuy nhiên, nhờ thế mà giai đoạn sáng tác sung
mãn nhất của đời văn Nam Cao luôn có sự đồng hành của hệ thống các quan điểm nghệ
thuật hiện thực, không ở bên ngoài hay phía trước để "dẫn đường" mà hóa thân trong
chính những hình tượng nhân vật sống động của tác phẩm, như Điền (
Trăng sáng
), Hộ
(
Đời thừa
), Lộc (Truy
ện người h
àng xóm), Ngạn (Nhìn ng
ười ta sung
sướng
) v.v
Với Nam Cao, nghề văn cần nhất là tiềm năng sáng tạo. Nhà văn chân chính
nhất thiết không phải là một "người thợ", dù có là người thợ khéo tay đi chăng nữa, do đó
đi theo lối mòn, rập khuôn, xơ cứng, theo Nam Cao, là điều tối kị đối với người nghệ sĩ.
Cạn nguồn sáng tạo, văn chương chỉ còn là thứ sản phẩm "rất nhẹ", "rất nông", "vô vị",
"nhạt phèo" – như suy nghĩ của nhân vật nhà văn Hộ trong truyện ngắn
Đời thừa
. Hộ cho
rằng: "Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có". Do vậy, để có thể "đem một chút
mới lạ gì đến văn chương" thì không thể thỏa hiệp được "thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ
dãi". Phải sáng tạo cái mới, và đạt tới mức sâu sắc. Song cái mới tuyệt nhiên không
phải là cái lạ lẫm, cái lập dị, tồn tại thuần túy tự thân; mà phải vì con người, vì
sự thật, vì thiên chức cao quý của nghệ thuật. Trong Nh
ững truyện không muốn
vi
ết
, nhân vật Cao kể rằng, mình đã bị bạn thân trách là "đổ đốn", "dơ dáng" vì "đem
chuyện hắn ra mà viết"; song Cao là người trong cuộc nên thấm thía những chuyện không
muốn viết ấy "bao giờ nghe cũng buồn". Vì sao? Nhân vật Điền phát biểu trong
Trăng
sáng: "Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta", và để cho sự
héo tàn tính người trong con người bớt đi giữa cuộc đời thì "nghệ thuật không cần phải là
áng trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ
kia, thoát ra từ những kiếp lầm than". Viết lời T
ựa
cho tập truyện
Đôi lứa xứng đôi
cuối
năm 1941, nhà văn Lê Văn Trương thẳng thắn nói rằng: "Giữa lúc người ta đắm mình trong
những truyện tình thơ mộng và hùa nhau "phụng sự" cái thị hiếu tầm thường của độc giả,
Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ
ww.hoc360.vn
ông Nam Cao đã mạnh bạo đi theo một lối riêng", cho dù "những cạnh của tài ông đã đem
đến cho văn chương một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn".
Nam Cao không đối lập mình với văn chương lãng mạn đang nở rộ lúc bấy giờ, song
nếu lãng mạn và kiểu cách tới mức gieo vào đầu người ta "đầm đìa thuốc phiện" giữa lúc
cuộc sống của những số phận "thấp cổ bé miệng" chứa chất bao điều khốn khổ, thì ông
nhất quyết không đồng tình. Nam Cao thành thực lớn tiếng bênh vực, đề cao kiểu văn
chương "thoát thai từ những kiếp lầm than". Chối bỏ điều này, với ông chỉ là thứ văn
chương nhạt nhẽo, vô duyên, thậm chí là dối trá, lừa mị. Trong tác phẩm
Trăng sá
ng, Nam
Cao đối sánh biểu tượng lãng mạn của ánh trăng với thực tế khách quan của nhân sinh để
khẳng định chân lý, lý tưởng của cái đẹp nằm ngay ở chính sự thật cuộc đời:" Chao ôi!
Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong những căn lều nát
mà trăng làm cho cái bề ngoài cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với
những đau thương của kiếp mình!". Đó là sự đối sánh cái bên ngoài và cái bên trong, cái
hiện tượng và cái bản chất, cái nội dung và cái hình thức. Bản chất của văn chương, theo
Nam Cao, phải nói cho được, cho rõ sự thật đang tàn phá nhân thể, nhân tính con người,
như Điền nghĩ: "Điền muốn tránh sự thực nhưng trốn tránh làm sao được" (
Trăng sáng
), và
như Lộc nói: "– Anh viết những cái gì? – Những cái tôi vừa nói với anh, nghĩa là sự thật"
(Truy
ện người h
àng xóm). Ở đây ta nhận thấy sự gặp gỡ giữa Nam Cao và một bậc thầy
khác của dòng văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945 – nhà văn Vũ Trọng Phụng. Không
giấu giếm lòng căm hờn trước trật tự xã hội đầy ngang trái đương thời, Vũ Trọng Phụng kêu
gọi sự can đảm và thành thực của nhà văn "tả chân": "Tôi và các nhà văn cùng chí hướng
như tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời". Nam Cao, như nhân vật Điền, "chẳng cần đi đâu
cả", "chẳng cần trốn tránh', "cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang
động của đời". Vừa đau đớn, vừa trầm tư mà lại ung dung lên lộ trình s
ự thực ở đời
, thế giới
nghệ thuật trong sáng tác Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám luôn đứng vững trên mảnh
đất điển hình hóa, coi trọng độ trung thực, chính xác của những chi tiết cụ thể, mang sắc
thái cá tính độc đáo trong mô tả con người và cuộc sống vốn là những nguyên tắc mỹ học
bao trùm của chủ nghĩa hiện thực.
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Nam Cao lên Việt Bắc, tự chiêm nghiệm và
trải nghiệm "đôi mắt nghệ thuật" của mình từ khói lửa của cuộc chiến tranh, lòng không
nguôi nghĩ suy về tư cách "con dân nước Việt", về trách nhiệm của nhà văn và văn
chương trước vận mệnh của dân tộc. Tự nhìn nhận cho đúng về mình cũng là để nhìn
người cho chân thực, để tự soi mình và để tiếp cận cuộc sống, sự thật. Trong nhật ký
Ở
r
ừng
, Nam Cao chân thành tâm sự: "Nhiều khi phải biết quên mình đi. Quên cái tên tuổi
của mình, nếu muốn thành người có ích. Có cần gì phải cầy cục ghi tên mình lại cho lịch
sử? Tạo ra lịch sử là một việc làm lớn lao hơn. Nhưng tạo ra lịch sử lại là sự nghiệp của số
đông. Ta nên nghĩ đến cái số đông nhiều hơn ta". Trước gian khổ và hy sinh lớn lao của
cuộc chiến tranh vệ quốc, mỗi người cần "biết hy sinh, biết chiến đấu, chiến đấu lặng lẽ,
chiến đấu không nghĩ gì đến tên mình, không nghĩ đến cả thân mình nữa". Cho nên, Nam
Cao luôn đặt công việc làm văn của mình bên cạnh công việc của những người đi kháng
Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ
ww.hoc360.vn
chiến nhằm tìm ra cái ý vị văn chương mà cuộc sống đang cần. Ông không giấu giếm sự
thật là trong ông tồn tại cả hai ý nghĩ về công việc làm văn. Một mặt, "vẫn còn những lúc
thằng nghệ sĩ cũ trong người tôi vùng dậy"; mặt khác, ông tự chất vấn mình: "Sao tôi lại
không thể dằn cái ý muốn kiêu căng của tôi xuống, để góp sức vào công việc "không
nghệ thuật" lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn", tức là
tham gia vào công tác tuyên truyền, động viên toàn dân kháng chiến cứu nước. Ý thức ấy
được Nam Cao nâng lên thành quan điểm lý luận có tính chất định hướng hoạt động sáng
tạo của mình trong bài viết Vài ý ngh
ĩ về văn nghệ
đăng trên báo C
ứu quốc
, tháng 7-
1948: "Điểm lại những tác phẩm cũ của chúng ta, chúng ta thấy tác phẩm nào cũng có
khuynh hướng cả. Riêng về địa hạt văn chương, từ Trần Tuấn Khải, Tản Đà đến Thế Lữ,
Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Vũ Hoàng Chương Từ T
ố Tâm
qua những tiểu thuyết của Tự Lực Văn đoàn đến những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Lê Văn Trương, Vũ Bằng, Nguyên Hồng, Tô
Hoài v.v đều đẩy cho người đọc có một thái độ nào đó trước cuộc đời, đẩy họ phản ứng
lại cuộc đời cách này hay cách khác Phân tích cho thật kỹ, bới tìm đến tận cái cốt ở bên
trong, ta thấy tác phẩm nào cũng tuyên truyền tranh đấu".
Những ý tưởng, quan điểm của Nam Cao về nghề văn và lao động sáng tạo nghệ
thuật, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám, cho thấy ông luôn "nhập cuộc" văn
chương bằng một cái tâm sáng trong, đầy nhiệt huyết. Khởi nguồn từ cội rễ nhân văn ấy,
tác phẩm của Nam Cao luôn cắm rễ sâu xa, gắn bó thắm thiết với mảnh đất hiện thực,
luôn sáng lên những suy tưởng lớn bởi sự khám phá chiều sâu số phận con người và cuộc
đời ngay trong những cái– hàng– ngày ấm nồng hơi thở sự sống. Cội rễ ấy đã nuôi dưỡng
và phát lộ tài năng văn chương xuất chúng của ông, đưa ông trở thành một nhà nhân đạo
lớn, một nhà văn hiện thực bậc thầy.
Hu
ế, tháng 9
-2001
NGUY
ỄN DUY TỪ
(ngu
ồn: TCSH số 153
- 11 - 2001)