Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Quan điểm của Mác-LêNin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sụ nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.65 KB, 18 trang )

Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
Khoa Lí luận chính trị
TIỂU LUẬN
Môn: Nguyên lí Mac – Lenin 1
Đề tài : Quan điểm của Mác-LêNin về con người và vấn đề xây dựng nguồn lực
con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Tên Sinh viên : Tạ Huy Thành
Lớp : A6-TC K48
Giáo viên : Trần Huy Quang
1 Tạ Huy Thành A6-TC K48
Hà Nội 8/11/2009
2 Tạ Huy Thành A6-TC K48
3 Tạ Huy Thành A6-TC K48
Mục lục :
Phần : Trang
Lời mở đầu 4
Chương I : Lý luận của chủ nghĩa Mác-LêNin về con người 5
I.1 Bản chất con người 5
I.2 Lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin về con người 7
Chương II : Vấn đề con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nươc ta hiện nay.
11
II.1 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
11
II.2 Mục tiêu con người trong Công nghiệp hóa-
Hiện đại hóa
12
II.3 Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nguồn lực
cho con người ở nước ta hiện nay
14


Chương III : Tổng kết 16
4 Tạ Huy Thành A6-TC K48
Lời mở đầu
Khi đất nước ta bước vào thế kỉ 21, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH,HĐH) vẫn còn đang dang dở. Trong bối cảnh các hệ thống xã hội
chủ nghĩa tan rã làm cho các tư tưởng tự do tìm kiếm con đường khả quan
nhất cho sự phát triển của Việt Nam dễ đi đến sự phủ nhận vai trò, khả năng
của chủ nghĩa Mác-Lê Nin
Song khi ta nhìn nhận lại một cách khách quan và toàn diện, nhìn vào
khả năng, những gì đã đạt được, đang làm được và sẽ làm được của chủ nghĩa
Mác-LêNin thì ta không thể phủ nhận được sự nổi trội và triển vọng của nó
trong sự nghiệp phát triển con người trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta
hiện nay.
Phát triển con người toàn diện, đây chính là động lực và cũng là mục tiêu
nhân đạo của sự nghiệp CNH, HĐH mà nước ta đang tiến hành. Ta không thể
phủ nhận vai trò quan trọng của nguồn lao động nước ta trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội và trong sự phát triển nền kinh tế đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, theo cơ chế thị trường. Nghị quyết ĐH Đại biểu toàn
quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và
phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định
thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Thực tế đã chứng tỏ
rằng nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì nên kinh tế của chúng
ta chưa thế thoát ra khỏi sự nghèo nàn và lạc hậu. Tuy nhiên với nền kinh tế
của chúng ta hiện nay thì khó có thể xây dựng một nguồn nhân lực chất
lượng cao, đáp ứng những yêu cầu thiết yếu để xây dựng đất nước. Để thoát
khỏi vòng luẩn quẩn này thì không thể không xây dựng một tầm nhìn chiến
lược về con người, nâng cao chất lượng của người lao động, trong đó, tư
tưởng Mác-LeeNin chính là nền tảng xây dựng nên tầm nhìn chiến lược đó.
Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài
tiểu luận: “Quan điểm của Mác-LêNin về con người và vấn đề xây dựng

nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta.”
5 Tạ Huy Thành A6-TC K48

Chương I : Lý luận của chủ nghĩa Mác-LêNin về con người.
1. Bản chất con người.
a. Các quan điểm về con người của các nhà Triết học trước Mác.
Từ xưa đến nay, trong những vấn đề được bàn cãi nhất trong giới triết
học nói riêng và trong nghiên cứu khoa học nói chung thì vấn đề con người
luôn được đưa lên hàng đầu. Không những thế, đề tài con người được các nhà
nghiên cứu đặc biệt chú ý. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là
do con người là sinh vật cao cấp và phát triển nhất trên trái đất. Trong quá
trình lâu dài gần 5 tỉ năm của trái đất thì con người mới xuất hiện được
khoảng gần 300000 năm trước, tuy nhiên trong khoảng thời gian đó con
người với sự phát triển vượt bậc so với các loài sinh vật khác và nhanh chóng
trở thành kẻ thống trị của thế giới.
Lĩnh vực Triết học là một trong những môn khoa học đầu tiên của loài
người, tuy nhiên, bản thân triết học luôn luôn thay đổi và đấu tranh không
ngừng, chính vì vậy mà luôn luôn có nhiều hướng giải quyết cho cùng một
vấn đề. Do đó, vấn đề con người từ xưa đến nay theo từng thời kì, từng các
nhân mà có rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo phân tích của những nhà
Triế học cổ đại thì con người là vật cao quý nhất trong trời đất, trong vũ trụ, là
chua tể của muôn loài và chỉ đứng sau thần linh. Chủ nghĩa duy tâm và tôn
giáo thì lại cho rằng: Phần hồn trong con người là do thượng đế sinh ra, quy
định và điều khiển mọi hành động của thể xác, linh hồn tồn tại mãi mãi, khi
thể xác mất đi thì hồn lại nhập vào thể xác khác và tiếp tục điều khiển thể xác
đó. Ngược lại với ý kiến trên thì chủ nghĩa duy vật lại coi phần xác là pần
quyết định và chi phối phần hồn, tất nhiên là chẳng có linh hồn nào bất tử cả.
Đó chỉ là một số trong rất nhiều nhận thức về con người. Theo thời gian thì
các nhận thức về con người ngày càng phát triển hơn và các nhà triết học đã

ngày càng hoàn thiện nhận thức về bản chất con người, phát triển và khắc
phục những điểm bất hợp lí của các lí luận trước đó . Đến thế kí XV – XVIII thì
những quan điểm triết học về con người trên cơ sở tự nhiên đã bắt đầu phát
triển và chiếm ưu thế. Tuy nhiên những nhà triết học cổ điển Đức từ Carter
đến Hegel (Hê – ghen) đã xây dựng quan điểm triết học về con người theo
hướng của chủ nghĩa duy tâm. Trong đó Hegel quan niệm con người là hiện
thân của ý niệm tuyệt đối là con người ý thức và do đó đời sống con người chỉ
được xem xét về mặt tinh thần. Tuy nhiên Hegel cũng chính là người đầu tiên
thông qua việc xem xét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần mà phát hiện
ra quy luật về sự phát triển của đời sống tinh thần và cá nhân.
Đến thời Feuerbach thì ông lại phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác
trong quan điểm của Hegel. Theo quan điểm của Feuerbach thì con người
chính là một sản phẩm của tự nhiên và có bản năng tự nhiên, ông đã dùng
những thành tựu của khoa học để chứng minh mối liên hệ của tư duy với
những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người. Tuy nhiên sai lầm
6 Tạ Huy Thành A6-TC K48
của Feuerbach là khi ông giải thích con người trong mối liên hệ cộng đồng thì
Feuerbach lại rơi vào lập trường của chủ nghĩa duy tâm.
Nói chung lại từ Carter đến Feuerbach đã có một bước tiến dài trong việc
tìm ra bản chất của con người. Tuy nhiên trong lí luận của họ còn rất nhiều
hạn chế, những quan điểm về con người còn chưa đầy đủ và chặt chẽ, mang
xu hướng duy tâm cá nhân khá nhiều. Sau này, chủ nghĩa Mac đã kế thừa và
khắc phục những hạn chế đó, xây dựng một hệ thống quan niệm đầy đủ nhất
về bản chất con người, vai trò của của con người trong xã hội.
b. Bản chất của con người trong tự nhiên và xã hội.
Theo khoa học hiện nay đã chứng tỏ rằng con người là một sản phẩm
của tự nhiên theo quá trình tiến hóa mà phát triển như ngày nay. Tuy con
người đã vượt xa so với những loài sinh vật còn lại nhưng con người vẫn
không thể lột bỏ hết được những cái tự nhiên để tách biệt hoàn toàn với tổ
tiên, với những loài sinh vật khác. Trong con người vẫn tồn tại những cái thú

tính hoang dại của tổ tiên mình, những cái đó thuộc về bản năng của con
người, những bản năng gốc mà chính nhờ nó con người đã sống và phát triển
đến ngày hôm nay.
Điều giống nhau và cũng là điểm khác nhau giữa con người với những
sinh vật khác chính là sự phát triển về nhận thức và ý thức của con người. Lao
động là phương thức tồn tại của con người. Con người tồn tại được chỉ khi
tiến hành lao động sản xuất của cải vật chất để phục vụ cho chính cuộc sống
của mình. Cũng chính nhờ lao động mà con người hình thành được ý thức.
Mặt khác, trong các mối quan hệ xã hội thì quan hệ trong sản xuất lao động
xuất hiện đầu tiên và trở thành quan hệ nền tảng cho sự xuất hiện của các mối
quan hệ xã hội khác trong các lĩnh vực đời sống và tinh thần của con người.
Con người là sản phẩm của tự nhiên, con người sản xuất ra của cải vật
chất, tác động vào tự nhiên để làm thay đổi tự nhiên, do đó con người chính
là chủ thể cải tạo tự nhiên. Tuy nhiên con người sống phụ thuộc vào thiên
nhiên. Do đó con người được tự nhiên sinh ra, vừa bị phụ thuộc và vừa tác
động vào thiên nhiên, Con người tác động vào thiên nhiên theo cách không
tự nhiên ( nhân tạo), bắt thiên nhiên phải phục vụ cho con người. Bằng hoạt
động lao động sản xuất, con người sáng tạo ra toàn bộ nền văn hóa vật chất,
tinh thần. Cũng như trong hoạt động kinh tế ( một phương thức của sản xuất)
thì vai trò của con người đóng góp quan trọng nhất, do đó, để xây dựng một
nền kinh tế vững mạnh, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
hiểu rõ bản chất con người, xây dựng một nguồn lực vững mạnh là một yêu
cầu thiết yếu.
7 Tạ Huy Thành A6-TC K48

×