Vũ Thị Thương-k42
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐIỂM
TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay, tin học đã trở nên phổ biến với mọi người từ mọi cấp
học, từ mọi ngạch-bậc của xã hội. Cùng với sự phát triển đó, mọi phần mềm ứng
dụng tương ứng với từng chức năng cụ thể cũng đã ra đời. Song, không thể có
được một phần mềm có thể cung cấp hết các chức năng cho mọi công việc, từ công
việc kế toán, quản lý nhân viên đến quản lý nhân sự, quản lý bán hàng Bởi, mỗi
chức năng cần có một yêu cầu riêng, có những nét đặc trưng mà không phần mềm
nào có thể đáp ứng được.
Do vậy trong việc phát triển phần mềm, sự đòi hỏi không chỉ là chính xác, xử lý
được nhiều nghiệp vụ mà còn phải đáp ứng các yêu cầu khác như: giao diện thân
thiện, sử dụng tiện lợi, bảo mật cao, tốc độ xử lý nhanh,….
Ví dụ như việc quản lý điểm số của học sinh trong trường THPT. Nếu có sự hỗ
trợ của tin học thì việc quản lý từ toàn bộ hồ sơ học sinh, lớp học, giáo viên đến
các nghiệp vụ tính điểm trung bình, xếp loại học lực cho học sinh trở nên đơn giản,
thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngược lại các công việc này dòi hỏi rất
nhiều thời gian và công sức mà sự chính xác và hiệu quả không cao, vì hầu hết đều
làm bằng thủ công khá vất vả.
1
Vũ Thị Thương-k42
2. Giới thiệu sơ lược về phần mềm:
a. Mục đích:
- Mang tính chuyên nghiệp cho việc quản lý của trường.
- Hồ sơ lưu trữ của nhà trường sẽ được tốt hơn.
- Đáp ứng nhu cầu xử lý tính toán, tìm kiếm, thống kê, xuất báo cáo
thông tin và điểm số của học sinh một cách nhanh chóng, chính xác và có hiệu
quả.
b. Công việc chính:
- Nhập thông tin học sinh khi mới vào trường.
- Phân lớp học sinh vào đầu năm học.
- Phân công giáo viên.
- Nhập điểm cho học sinh.
- Tính điểm trung bình môn học, học kỳ, cả năm và xếp loại học tập
cho học sinh.
- Tra cứu học sinh, tra cứu giáo viên.
- Thống kê kết quả học sinh vào cuối học kỳ, cuối năm học.
- Thống kê danh sách giáo viên, danh sách học sinh.
2
Vũ Thị Thương-k42
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1. Phát biểu vấn đề:
Đây là công cụ hỗ trợ khá tốt, dễ sử dụng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế
khi dùng Excel để quản lý điểm.
- Giao diện khó tương thích.
- Truy xuất thông tin khó khăn, mất thời gian.
- Độ an toàn cho dữ liệu không cao.
Do đó việc ra đời một phần mềm để giải quyết những hạn chế trên là hết sức
cần thiết.
2. Mục tiêu:
Mục tiêu của dự án đặt ra là mức độ tự động hóa cho công việc báo cáo, lưu
trữ, tra cứu thông tin, kết quả học tập của học sinh. Đồng thời lưu trữ thông tin của
học sinh trong một khoảng thời gian dài. Với một giao diện thân thiện, bắt mắt sẽ
giúp cho việc quản lý của Ban Giám Hiệu, GV cũng như thủ thư dễ dàng hơn, mà
không cần đòi hỏi cao về trình độ tin học.
1. Lợi ích mang lại:
Giảm bớt công việc cho bộ phận quản lý điểm của học sinh. Bên cạnh có thể
tạo các mẫu báo ngắn về kết quả học tập của từng lớp, từng học sinh, … khi cần.
3
Vũ Thị Thương-k42
2. Thời gian dự tính:
Do thời gian thực tập khoảng 60 ngày, nên dự án phải được hoàn thành trong
8 tuần.
3. Người dùng: Ban Giám Hiệu, Giáo Vụ, Giáo Viên .
BGH đóng vai trò Admin: lập bảng phân công GV, thay đổi qui định.
Giáo Vụ đóng vai trò User: tiếp nhận học sinh, lập danh sách phân lớp.
Giáo Viên đóng vai trò User: nhập bảng điểm, lập báo cáo tổng kết.
3. Tiêu chuẩn đánh giá:
1. Đánh giá, xếp loại học lực:
Loại Giỏi: ĐTB các môn từ 8.0 trở lên (một trong hai môn Toán và Ngữ Văn
từ 8.0 trở lên), không có môn nào dưới 6.5.
Loại Khá: ĐTB các môn từ 6.5 trở lên (một trong hai môn Toán và Ngữ Văn
từ 6.5 trở lên), không có môn nào dưới 5.0.
Loại Trung Bình: ĐTB các môn từ 5.0 trở lên (một trong hai môn Toán và
Ngữ Văn từ 5.0 trở lên), không có môn nào dưới 3.5.
Loại Yếu: ĐTB các môn từ 3.5 trở lên, không có môn nào dưới 2.0.
Loại Kém: các trường hợp còn lại.
2. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ
và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với giáo viên, với bạn bè và quan hệ
4
Vũ Thị Thương-k42
XH; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động
tập thể của lớp, của trường và hoạt động XH; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và
bảo vệ môi trường.
Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung Bình, Yếu sau khi kết thúc
học kỳ, năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ kết quả xếp
loại hạnh kiểm học kỳ 2.
3. Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại:
Lên lớp:
Hạnh kiểm và học lực từ Trung Bình trở lên.
Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không
phép, nghỉ liên tục hoặc nghĩ nhiều lần cộng lại.)
Lưu bang:
Nghỉ quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép,
nghỉ liên tục hoặc nghĩ nhiều lần cộng lại.)
Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại Yếu.
Sau khi đã được thi lại một số môn học có Điểm TB dưới 5.0 để xếp loại lại
học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại Trung Bình.
Hạnh kiểm cả năm xếp loại Yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện
trong hè nên vẫn không được xếp loại lại về hạnh kiểm.
Thi lại:
5
Vũ Thị Thương-k42
Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ Trung Bình trở lên nhưng học lực
cả năm học loại Yếu, được lựa chọn một số trong các môn học có Điểm TB cả năm
học dưới 5.0 để kiểm tra lại. Điểm kiểm tra lại thay cho Điểm TB cả năm học của
môn học đó để tính lại Điểm TB các môn học cả năm học và xếp loại lại về học
lực; nếu đạt loại Trung Bình thì được lên lớp.
Rèn luyện trong hè:
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ Trung Bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả
năm học xếp loại Yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong hè, hình thức rèn
luyện do Hiệu Trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong hè được thông báo đến
chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư
trú. Cuối hè, nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ
thì giáo viên chủ nhiệm đế nghị Hiệu Trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu
đạt loại Trung Bình thì được lên lớp.
4. Quy định:
Tuổi học sinh phải 10 đến 30.
Mỗi lớp không quá 50 học sinh.
Điểm số được lấy theo thang điểm 10, nếu môn nào lấy theo thang điểm 100
thì quy về thang điểm 10.
Điểm kiểm tra miệng và 15 phút hệ số 1, điểm kiểm tra 1 tiết và kiểm tra thực
hành từ 1 tiết trở lên hệ số 2, điểm thi học kỳ hệ số 3.
6
Vũ Thị Thương-k42
Điểm trung bình môn học kỳ 1 hệ số 1, điểm trung bình môn học kỳ 2 hệ số 2.
Môn Toán và Ngữ văn hệ số 2.
5. Quản lý:
- Năm học: Một năm học có 9 tháng.Thông tin lưu trữ: Mã năm học,
Tên năm học.
- Học kỳ: Một năm học có 2 học kỳ. Thông tin lưu trữ: Mã học kỳ,
Tên học kỳ.
- Khối lớp: Một trường có 3 khối lớp. Thông tin lưu trữ: Mã khối
lớp, Tên khối lớp, Hệ số.
- Lớp: Một lớp có 1 giáo viên chủ nhiệm. Thông tin lưu trữ: Mã
Lớp, Tên lớp, Mã khối lớp, Mã năm học, Mã giáo viên, Sỉ số.
- Môn học: Môn Văn và Toán hệ số 2, các môn còn lại hệ số 1.
Thông tin lưu trữ: Mã môn học, Tên môn học, Hệ số, Số tiết.
- Điểm:
Điểm trung bình môn học:
• Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của
điểm các bài KTtx, KTđk, KThk với các hệ số theo quy định:
ĐKTtx + 2 * ĐKTđk + 3 * ĐKThk
ĐTBmhk =
Tổng các hệ số
7
Vũ Thị Thương-k42
• Điểm trung bình môn học cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng
của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính theo hệ số 2:
ĐTBmhkI + 2 * ĐTBmhkII
ĐTBmcn =
3
Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học:
• Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng
của điểm trung bình môn học kỳ của tất cả các môn với hệ số (a, b…) của từng
môn học:
a * ĐTBmhk Toán +…+ b * ĐTBmhk Vật lí
ĐTBhk =
Tổng các hệ số
• Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBcn) là trung bình cộng
của điểm trung bình cả năm của tất cả các môn học, với hệ số (a, b…) của từng
môn học:
8
Vũ Thị Thương-k42
a * ĐTBmcn Toán +…+ b * ĐTBmcn Vật lí
ĐTBcn =
Tổng các hệ số
• Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên
hoặc thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số.
a. Kết quả: Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá. Thông tin
lưu trữ: Mã kết quả, Tên kết quả.
b. Học lực: Dựa theo tiêu chuẩn xếp loại học lực.
Thông tin cần lưu trữ: Mã học lực, Tên học lực, Điểm cận trên, Điểm cận dưới,
Điểm khống.
- Hạnh kiểm: Dựa theo tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm.
Thông tin cần lưu trữ: Mã hạnh kiểm, Tên hạnh kiểm.
- Học sinh: Thông tin cần lưu trữ: Mã học sinh, Tên học
sinh, Giới tính, Ngày sinh, Nơi sinh, Dân tộc, Tôn Giáo, Họ tên cha, Nghề nghiệp
cha, Họ tên mẹ, Nghề nghiệp mẹ.
- Giáo viên: Thông tin cần lưu trữ: Mã giáo viên, Tên giáo
viên, Chuyên môn giảng dạy, Điện thoại, Giới tính.
9
Vũ Thị Thương-k42
- Người dùng: những người thuộc bảng Người dùng mới
có thể đăng nhập vào hệ thống. Thông tin cần lưu trữ: Mã người dùng, Tên người
dùng, Loại người dùng, Tên đăng nhập, Mật khẩu.
6. Nghiệp vụ:
- Tiếp nhận học sinh: khi học sinh đến nhập học giáo vụ lưu thông tin
học sinh trong bảng Học sinh.
- Lập bảng phân lớp: Giáo vụ phân bổ học sinh đến các lớp học.
- Nhập bảng điểm môn: Giáo viên hoặc Giáo vụ sẽ nhập điểm cho học
sinh sau mỗi đợt kiểm tra hoặc thi học kỳ.
- Lập bảng phân công giáo viên: BGH có nhiệm phân công giáo viên chủ
nhiệm hoặc giảng dạy từng lớp.
- Tra cứu học sinh.
- Tra cứu giáo viên.
- Lập báo cáo tổng kết.
- Thay đổi quy định: BGH: về sỉ số, về độ tuổi, về thang điểm.
7. Hệ thống báo cáo:
- Kết quả học kỳ theo lớp học.
- Kết quả học kỳ theo môn học.
- Kết quả cả năm theo lớp học.
- Kết quả cả năm theo môn học.
10
Vũ Thị Thương-k42
8. Quản lý hệ thống:
BGH có quyền:
Phân quyền người dùng.
Thiết lập đường dẫn tới CSDL.
Sao lưu và phục hồi dữ liệu.
11
Models
Use Case Diagrams
Class Diagramsm
Object Diagrams
Collaboraon Diagrams
Statechart Diagrams
Acvity Diagrams
Sequence Diagrams
Component Diagrams
Deployment Diagrams
Vũ Thị Thương-k42
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tổng quan về UML:
- UML được tạo ra nhằm chuẩn hóa ngôn ngữ mô hình hóa.
- UML là ngôn ngữ dùng để đặc tả, trực quan hóa và tư liệu hóa phần
mềm hướng đối tượng.
- UML chứa tất cả các mức mô hình hóa khác nhau trong qui trình
phát triển bao gồm 9 loại sơ đồ trong đó 5 dùng để biểu diễn khía cạnh tĩnh và 4
dùng để biểu diễn khía cạnh động của hệ thống.
2. Các biểu đồ (Diagrams) trong UML:
12
Vũ Thị Thương-k42
a. Biểu đồ lớp (Class Diagrams):
Là một mô hình tĩnh để biểu diễn các lớp đối tượng và mối quan hệ giữa
chúng, nó không thay đổi trong hệ thống theo thời gian. Miêu tả các lớp bao gồm
cả hành vi và trạng thái, cùng với quan hệ giữa các lớp.
b. Biểu đồ đối tượng (Object Diagrams):
Chỉ chứa các đối tượng và giá trị dữ liệu. Đối tượng là một thể hiện cụ thể của
một thành phần hoặc toàn bộ sơ đồ lớp, thường được dùng khi muốn xem xét chi
tiết của một lớp. Thông qua đó có thể phát hiện sai lầm khi thiết kế sơ đồ lớp.
c. Biểu đồ Use Case (Use Case Diagrams):
- Khái niệm actor: là những người dùng(tác nhân) hay hệ thống khác ở
bên ngoài phạm vi của hệ thống mà có tương tác với hệ thống, có thể là một
người/nhóm người, một thiết bị hoặc một hệ thống khác, có thể trao đổi thông tin
với hệ thống với vai trò của người cung cấp lẫn người nhận thông tin.
- Biểu đồ Use case bao gồm một tập hợp các Use case, các actor và thể
hiện mối quan hệ tương tác giữa actor và Use case. Nó rất quan trọng trong việc tổ
chức và mô hình hóa hành vi của hệ thống.
d. Biểu đồ tuần tự (Sequence Diagrams):
Biểu diễn sự tương tác giữa các đối tượng tham gia vào một usecase và thông
điệp được truyền giữa các đối tượng trong usecase đó.Sơ đồ tuần tự đặc biệt thích
hợp để định nghĩa các tương tác phức tạp theo thời gian. Sơ đồ tuần tự thường
13
Vũ Thị Thương-k42
thích hợp hơn sơ đồ công tác trong các trường hợp sau: có rất nhiều tương tác
trong một hành vi cụ thể, trình tự của tương tác khá phức tạp.
e. Biểu đồ cộng tác (Collaboration Diagrams):
Gần giống như biểu đồ tuần tự, biểu đồ cộng tác là một cách khác để thể hiện
một tình huống có thể xảy ra trong hệ thống. Nhưng nó chỉ mô tả sự tương tác giữa
các đối tượng mà không quan tâm đến trình tự thời gian xảy ra tương tác.
f. Biểu đồ trạng thái (Statechart Diagrams):
Là đồ thị có hướng với các nút là các trạng thái nối với nhau bởi các cung mô
tả việc chuyển đổi trạng thái. Mô tả chu trình sống của các đối tượng chính từ khi
sinh ra, hoạt động và mất đi. Mỗi đối tượng có thể có nhuều sơ đồ trạng thái theo
các góc nhìn khác nhau.
g. Biểu đồ hoạt động (Activity Diagrams):
Được dùng để mô hình hóa các quá trình nghiệp vụ ở mức cao. Nó chỉ ra: các
bước trong luồng công việc, các điểm quyết định, ai có trách nhiệm thực hiện từng
bước, các đối tượng ảnh hưởng đến luồng công việc.
h. Biểu đồ thành phần (Component Diagrams):
Chỉ ra cách tổ chức và sự phụ thuộc của các thành phần (component). Nó liên
quan tới biểu đồ lớp, trong đó một thành phần thường ánh xạ tới một hay nhiều
lớp, giao diện , cộng tác.
14
Vũ Thị Thương-k42
i. Biểu đồ triển khai (Deployment Diagrams):
Phân bố vật lý của hệ thống.
3. Biểu đồ use case (Usecase Diagrams):
a. Một số lưu ý khi thiết kế usecase:
- Nên đơn giản và cô đọng.
- Không viết ngay mọi usecase mà phát triển chúng dần dần.
- Xem xét lại các usecase một cách thường xuyên.
- Gán độ ưu tiên cho các usecase.
- Bảo đảm chúng có duy nhất một mục tiêu hữu hình và có thể kiểm
tra được.
- Viết ra theo quan điểm của người dùng và dùng ngôn ngữ kinh
doanh.
- Thiết lập khung hệ thống rõ ràng và không đưa vào các chi tiết.
- Sử dụng hiệu ứng để minh họa dòng usecase.
- Không được chấp nhận usecase nếu chỉ mới đọc qua một lần.
- Xem kĩ các dòng thay thế và các dòng ngoại lệ.
b. Vai trò của biểu đồ Use-case:
Mô hình hóa hệ thống sắp được xây dựng:
Cách sử dụng hệ thống (“use case”).
15
Vũ Thị Thương-k42
Các thực thể có liên quan: Ai sẽ tương tác với hệ thống
(“actor”).
Cung cấp một chuỗi hoạt động thống nhất trong quá trình phát
triển hệ thống.
Mục tiêu: làm cho hệ thống đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng.
Cùng một mô hình use-case được dùng trong các giai đoạn thu
thập yêu cầu, phân tích - thiết kế, và kiểm tra.
Biểu đồ use-case là cầu nối giữa các chức năng và hành vi của
hệ thống với khách hàng/người dùng cuối.
c. Lợi ích của biểu đồ use-case:
Dễ hiểu:
Sử dụng các thuật ngữ mà khách hàng/người tiêu dùng hiểu
được.
Kiểm tra lại hiểu biết về hệ thống của người phát triển.
Cho biết ngữ cảnh của các yêu cầu:
Nhận diện người dùng.
Nhận diện gia diện hệ thống.
Sắp xếp lại yêu cầu hệ thống theo một trình tự logic.
Giúp kiểm tra lại sự thiếu sót (nếu có) của các yêu cầu
16
Vũ Thị Thương-k42
Giúp người dùng dễ dàng chấp nhận các yêu cầu hệ thống.
d. Các ký hiệu cơ bản:
Actor:
Hình 1. Actor
Actor không phải là một phần của hệ thống. Đó là thực thể có
tương tác với hệ thống. Một actor có thể:
Là một người/nhóm người, một thiết bị hoặc một hệ thống khác.
Trao đổi thông tin với hệ thống với vai trò của người cung cấp lẫn người nhận
thông tin.
Các loại actor chính:
Một người dùng.
Một hệ thống khác.
Một sự kiện thời gian.
Use – case:
Hình 2. Use-case
17
Vũ Thị Thương-k42
Là một chuỗi các hành động mà hệ thống thực hiện mang lại một
kết quả quan sát được đối với actor.
Quan hệ giữa tác nhân và use case:
Hình 3. Quan hệ giữa tác nhân và use case
Quan hệ giữa các use case:
Quan hệ tổng quát hóa (generalization): chỉ ra một vài tác nhân
hay usecase có một số cái chung, giống nhau.
Kết hợp generalization giữa các use case:
Hình 4. Kết hợp generalization giữa các use case
Kết hợp generalization giữa các actor:
Hình 5. Kết hợp generalization giữa các actor
Quan hệ mở rộng <<extend>> giữa các usecase: được dùng khi
chúng ta có một use case tương tự nhưng cần thêm một vài xử lý đặc biệt (có thể
có hoặc có thể không).
18
Vũ Thị Thương-k42
Hình 6. Quan hệ <<extend>> giữa các usecase (UseCase2 mở rộng của
UseCase1)
Quan hệ bao hàm <<include>> giữa các usecase: quan hệ giữa
những usecase với usecase được tách ra có quan hệ <<include>>.
Hình 7. Quan hệ <<include>> giữa các usecase (UseCase1 phải thực hiện
UseCase2)
Các ký hiệu cơ bản:
Lớp (class):
• Ký hiệu: một lớp được mô tả gồm 3 thành phần: Tên, các
thuộc tính, các thao tác.
19
Tên lớp
Các thuộc nh
Các thao tác
using System;
public class PhieuMuon
{
private DocGia _dg;
}
using System;
public class DocGia
{
private PhieuMuon _pm;
}
Vũ Thị Thương-k42
• Ví dụ: lớp Hóa _đơn
Hình 8. Các ký hiệu cơ bản của biểu đồ lớp
Quan hệ kết hợp (Asocciation):
Hình 9. Mối kết hợp giữa các lớp
Tên mối kết hợp: Giải thích rõ bản chất của kết hợp
20
Vũ Thị Thương-k42
Hình 10. Bản chất mối kết hợp giữa các lớp
Bản số: Cho biết số lượng các đối tượng ở bên kia so với 1 đối tượng
của đầu bên này của kết hợp.
Hình 11. Bản số kết hợp giữa hai lớp
Quan hệ kết tập (Aggregation):
Đối tượng của lớp này chứa hay bao gồm nhiều đối tượng của lớp
khác.
Quan hệ toàn thể - bộ phận (whole-part)
Ví dụ:
Hình 12. Quan hệ kết tập
Quan hệ hợp thành (Composition):
Quan hệ whole-part tương tự aggregation.
Gắn kết chặt.
Whole tạo à part tạo.
21
Các bản số:
1 1 ~ 1
0 * ~ *
1 *
0 1
m n
Vũ Thị Thương-k42
Whole hủy à part hủy.
Hình 13. Quan hệ hợp thành
Các kiểu lớp (StereoType):
Boundary class (lớp biên):
• Giao tiếp người dùng.
• Form trong C#, Frame trong Java….
• Nắm giữ sự tương tác giữa phần bên ngoài với phần bên trong của hệ
thống (giao diện chương trình).
• Ký hiệu:
Hình 14. Lớp biên
Control class (lớp điều khiển):
• Phối hợp sự tương tác giữa các lớp.
• Thể hiện trình tự xử lý của hệ thống trong một hay nhiều use-case.
• Ký hiệu:
22
Vũ Thị Thương-k42
Hình 15. Lớp điều khiển
Entity class (lớp thực thể):
• Các thực thể chứa thông tin trong hệ thống.
• Mô hình hóa các thông tin lưu trữ lâu dài trong hệ thống, nó thường
độc lập với các đối tượng khác ở xung quanh.
• Ký hiệu:
Hình 16. Lớp thực thể
System boundary (khung hệ thống):
• Biểu diễn phạm vi của hệ thống
• Các usecase được đặt bên trong khung hệ thống
• Ký hiệu:
Hình 17. khung hệ thống
e. Biểu đồ tuần tự:
Các bước tạo một biểu đồ tuần tự:
Xác định ngữ cảnh.
23
Vũ Thị Thương-k42
Xác định các đối tượng tham gia.
Thiết lập chu kỳ sống (lifeline) cho mỗi đối tượng.
Thêm các thông điệp vào.
Đặt các tiêu điểm trên các lifeline.
Xem xét lại hồ sơ.
Các thành phần của biểu đồ tuần tự:
Actor
Object
Linelife
Tiêu điểm
Message
Phương thức (procedure): là một phương thức của B mà đối tượng A
gọi thực hiện.
Hình 18. procedure
Thông điệp (Message): là một thông báo mà B gởi cho A.
Hình 19. Message
24
Vũ Thị Thương-k42
Ví dụ biểu đồ tuần tự:
Hình 20. Biểu đồ tuần tự
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH
I. Sơ đồ use case:
1. Sơ đồ use-case tổng quát:
Hình 21. Sơ đồ use-case tổng quát
25