Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tập bài giảng Lịch Sử Lớp 11 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.36 KB, 74 trang )

Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TIẾP THEO)
Chương I: CÁC NƯỚC CHÂU Á ,CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH
(Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
Bài1 Tiết: 1.
NHẬT BẢN
Ngày soạn:05/08/11
Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị thực chất là một cuộc cách
mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển sang gia đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc
đấu tranh của GCVS cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những
chính sách cải cách đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao
CNĐQ thường gắn với chiến tranh.
3. Về kĩ năng: Nắm vững và biết giải thích các khái niệm “cải cách”, biết sử
dụng lược đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
- Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11
chương trình lịch sử lớp 11gồm các phần
+ Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo
+ Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945
Lịch sử Việt Nam 1858 – 1918
2.Dẫn dắt vào bài mới.
Trong bối cảnh chung của các nước phương Đông vào giữa thế kỉ XIX đứng
trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây nhưng với Nhật
Bản lại thoát ra số phận của một nước thuộc địa và phụ thuộc rồi trở thành một đế


quốc hùng mạnh ở khu vực Châu á .Vậy xuất phát từ nguyên nhân nào mà Nhật Bản
có được điều đó ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 1
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
GV: Giới thiệu khái quát về nước Nhật
cuối TK XIX và chế độ Mạc Phủ.
Vị trí của NB : Một quần đảo ở Đông
Bắc Á trải dài theo hình cánh cung bao
gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo
lớn : Honsu, Hocai đo, Kyusu, và
Sikôku. NB nằm giữa vùng biển NB và
nam TBD ,Phía Đông giáp Bắc Á và
Nam Triều Tiên .Diện tích : 374.000
km2 .Vào nữa đầu thế kỉ XIX chế độ
phong kiến NB khủng hoảng suy yếu
GV: Giải thích chế độ Mạc Phủ ?
Vua Nhật được tôn là Thiên Hoàng có
vị trí tối cao song quyền lực thực tế nằm
1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX
đến trước 1868.
Đến giữa TK XIX chế độ Mạc Phủ ở N
Bản đứng đầu là tướng quân( SôGun)
lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm
trọng.
- Kinh tế:
+ NN: Lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất
mùa, đói kém ….
+ CN: Kinh tế hàng hóa phát triển, công
trường thủ công xuất hiệnngày càng
nhiều, k tế tư bản phát triển nhanh

chóng nhưng bị phong kiến cản trở.
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
1
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
trong tay tướng quân (Sôgun) đóng ở
phủ chúa –Mạc Phủ . 1603 dòng họ
TôKưgaoa nắm chức vụ tướng quân ,vì
thế thời kì này ở NB gọi là chế độ Mạc
Phủ
GV:Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Nhật Bản cuối TK XIX NTN ? Tại sao
lại như vậy.
GV: Sự suy yếu của NB nữa đầu thế kỉ
XIX trong bối cảnh thế giới lúc đó dẫn
đến hậu quả nghiêm trọng gì ?
Vì sao các nước đế quốc bắt đầu tấn
công xâm lược Nhật Bản ?
GV:Yêu cầu đặt ra cho Nhật Bản lúc
này là gì ? Tại sao lại như vậy ?
Trước nguy cơ bị Xâm lược Nhật Bản
đã lựa chọn con đường nào ? Bảo thủ
hay cải cách ?
GV: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự
sụp đổ chế độ Mạc Phủ
Những cải cách của Thiên Hoàng Minh
Trị sau khi lên ngôi ?
GV: Việc chính phủ cho phép mua bán
ruông đất có tác hại gì đối với nông dân
?
Ruộng đất rơi vào tay địa chủ mới và

phú nông
GV:Vì sao trong lĩnh vực quân sự Nhật
bản chú ý hiện đại hóa theo kiểu
phương Tây ?
GV:Vì sao Nhật Bản coi giáo dục là
chìa khóa cho công cuộc hiện đại hóa ?
Vì: Nâng cao dân trí ,đáp ứng nhu cầu
tiếp thu kĩ thuật cùng với sự phát triển
của xã hội
GV:Em có nhận xét gì về những cải
cách của Thiên Hoàng ?
GV :Qua các nội dung của cuộc cải cách
Minh Trị tính chất của cuộc cải cách là
gì ? Tại sao nói như vậy ?
GV :Ý nghĩa lớn nhất của cuộc cải cách
Minh Trị là gì ?
Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật
- Xã hội: Nhân dân + Tư sản >< Phong
kiến
- Chính trị: Thiên Hoàng >< Tướng
quân Sôgun.
- Các nước đế quốc Âu –Mĩ bắt đầu tấn
công Nhật Bản
+ Trước tiên là Mĩ dùng vũ lực buộc N
Bản phải “mở cửa”sau đóAnh,Pháp,
Nga, Đức cũng ép Nhật kí các hiệp ước
bất bình đẳng
+Trước nguy cơ bị Xâm lược Nhật Bản
hoặc duy trì chế độ PK trì trệ, bảo thủ
hoặc phải cải cách.

2. Cuộc Duy tân Minh Trị
Tháng 1.1868 sau khi lên ngôi Thiên
Hoàng Minh trị tiến hành cải cách đất
nước trên tất cả các lĩnh vực
* Nội dung cuộc cải cách:
- Chính trị:
+Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập
chế độ mới (TS đóng vai trò quan
trọng). Ban hành Hiến pháp mới.
+Thực hiện quyền bình đẳng ban bố các
quyền tự do
- Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ, thị trường, chú
trọng phát triển công thương nghiệp
TBCN
+Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của
phong kiến, cho phép mua bán ruộng
đất
- Quân sự:
+Quân đội được tổ chức theo kiểu
phương Tây chế độ nghĩa vụ quân sự
thay cho chế độ trưng binh,chú trọng
sản xuất vũ khí, đóng tàu chiến…
- Văn hóa – giáo dục: thi hành chính
sách giáo dục bắt buộc, chú trọng
KHKT, tiếp thu trình độ phương
Tây.Cử học sinh giỏi đi du học phương
Tây
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
2

Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
Bản đang dần chuyển sang một nước đế
quốc ?
Những biểu hiện của nền kinh tế TBCN
ở Nhật Bản sau cải cách ?
Do tiềm lực kinh tế mạnh, Nhật Bản
thực hiện chính sách bành trướng hiếu
chiến không thua kém các nước phương
Tây nào
-Uy hiếp Bắc Kinh ,chiếm cửa biển Lữ
Thuận ,nhà Thanh phải nhượng Đài
Loan và Liêu Đông cho Nhật. 1904-
1905 gây chiến với Nga buộc Nga phải
nhường cửa biển Lữ Thuận ,đảo
Xakhalin, thừa nhận Nhật Bản chiếm
đóng Triều Tiên
GV:Tại sao nói Nhật Bản có đặc điểm
chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân
phiệt ?
* Tính chất: Cuộc cải cách Minh Trị
mang tính chất một cuộc cách mạng tư
sản.
* Ý nghĩa: - Đưa nước Nhật từ một
nước PK trở thành nước đế quốc.
- Làm cho nước Nhật thoát khỏi thân
phận một nước thuộc địa.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa.
* Kinh tế:
- Kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ sau

cải cách 1868.
- Các công ty độc quyền ra đời Mitxui,
mitsubisi…. Chi phối đời sống kinh tế
chính trị của Nhật Bản
* Chính trị:
- Đối nội:
+ Bần cùng hóa nhân dân lao động.
+ Bóc lột công nhân nặng nề => 1901
Đảng XHDC của công nhân được thành
lập
- Đối ngoại:
+ Xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng
với các nước phương Tây.
+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật
Bản thực hiện chính sách bành trướng
xâm lược (năm 1874 NB xâm lược Đài
Loan,Năm 1894-1895 chiến tranh với
Trung Quốc ,Năm 1904-1905 chiến
tranh với Nga)
Kl: Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc
4. Sơ kết bài học.
- Củng cố: Nguyên nhân nào làm cho Nhật Bản từ một nước PK lạc hậu trở thành
một nước đế quốc chủ nghĩa, thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa ?
- Dặn dò: Học bài cũ, đọc và soạn trước bài Ấn Độ .
- Ra bài tập: Liên hệ tình hình Nhật Bản cuối thế kỷ XIX với tình hình Việt
Nam ?
Sưu tầm những tranh ảnh về nước Nhật hiện nay về các lĩnh vực
văn hóa, giáo dục, xã hộ
Bài 2 Tiết: 2.
ẤN ĐỘ

Ngày soạn:10/08/11
Ngày dạy:
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
3
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
Làm cho học sinh thấy được sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối
TK XIX đầu TK XX.Hiểu được nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. Hiểu được vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặc biệt
Đảng Quốc Đại.
Nắm được khái niệm “ Chấu Á thức tỉnh “ và phong trào giải phóng dân tộc thời
kì đế quốc chủ nghĩa
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Lên án sự thống trị dã man, tàn bạo của thực
dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ; đồng tình với tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn
Độ chống đế quốc.
3. Về kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh
tiêu biểu.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Các nhận vật lịch sử cận đại Ấn Độ
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm ra bài cũ:
Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng Tư sản ?
Tại sao trong hoàn cảnh lịch sử Châu Á, Nhật Bản thoát khỏi thân phận thuộc địa
trở thành một nước đế quốc . Những sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX N Bản
chuyển sang giai đoạn ĐQCN?
2 Dẫn dắt vào bài mới.
Cuối thế kỷ XIX Nhật Bản nhờ cuộc cải cách Duy tân Minh Trị từ một nước

phong kiến lạc hậu trở thành một nước Đế quốc. Các nước Châu Á khác thì sao ?
chúng ta tiếp tục nghiên cứu về một nước ở Châu Á: Ấn Độ.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
Khái quát tình hình Ấn Độ từ nữa sau
thế kỷ XIX ?
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
GV: Anh đã thi hành chính sách cai trị
nhân dân Ấn Độ như thế nào?
GV:Những chính sách thống trị của TD
Anh dẫn đến hậu quả ntn đối với Ấn Độ
?

1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa
sau thế kỷ XIX.
Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ
- Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến
Ấn Độ suy yếu → các nước phương Tây
chủ yếu là Anh – Pháp đua nhau xâm
lược
- Kết Quả :Đến giữa thế kỷ XIX, TD
Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách
thống trị Ấn Độ.
Chính sách cai trị của thực dân Anh
+ Kinh tế: Đẩy mạnh khai thác, vơ vét
tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân
công rẻ mạt → Ấn Độ trở thành thuộc
địa quan trọng nhất của thực dân Anh
+ Chính trị - xã hội: Cai trị trực tiếp, chia

rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp.
+Về văn hóa – Giáo dục: Thi hành chính
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
4
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
Gv giải thích “XiPay”:
GV:Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa(tại
sao binh lính Ấn Độ nằm trong quân đội
thực dân Anh lại đứng lên khởi nghĩa
chống thực dân Anh) ?
GV: Diễn biến chính của cuộc Khởi
nghĩa Xipay ?
GV:Qua diễn biến của cuộc khởinghĩa
em cho biết tính chất của phong trào
đấu tranh ?
GV:Thử nêu nguyên nhân thất bại của
cuộc k/n Xipay ?
Cuộc nổi dậy tự phát ,chưa có đường lối
lãnh đạo lại gặp phải sự đàn áp tàn bạo
của thực dân Anh đồng thời do mâu
thuẫn nội bộ nghĩa quân,phương thức
tác chiến
GV:Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
Xipay ?
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
Sau khởi nghĩa XiPay TDAnh tăng
cường thống trị bóc lột Ấn Độ.GCTS
Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh
.Đây là GCTS d tộc có mặt sớm nhất

châu Á trên vũ đài chính trị. Sự trưởng
thành của g/c này đặt ra yêu cầu thành
lập những tổ chức chính đảng riêng
GV:Em có nhận xét gì về chủ trương
đấu tranh của Đảng Quốc đại ?
GV:Vì sao trong Đảng Quốc đại có sự
phân hóa ?
GV:Phong trào đấu tranh 1905 – 1908
sách giáo dục ngu dân ,khuyến khích tập
quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa
=> Hậu quả: Kinh tế suy yếu,đời sống
nhân dân cực khổ, mâu thuẫn dân tộc,
giai cấp nổ ra….
3.Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 –
1859).
- Nguyên nhân:
+ Ách thống trị tàn bạo thựcdânAnh,
tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc
phạm
+ Binh lính Ấn Độ bất mãn=>khởi nghĩa
- Diễn biến.
+ 10.5.1857 binh lính ở Mirut nổi dậy
+ Cuộc K/n phát triển nhanh chóng giải
phóng nhiều vùng rộng lớn ở Bắc, Trung
Ấn.nghĩa quân đã lập được chính quyền
giải phóng một số thành phố lớn ( lực
lượng tham gia là binh lính, nông dân)
+ Đến 1859 TD Anh đàn áp, dập tắt cuộc
K/n.
-Ý nghĩa.

+ Nêu cao tinh thần bất khuất chống TD
của nhân dân Ấn Độ.Ý thức vươn tới
độc lập của nhân dân Ấn Độ
+ Mở dầu cho phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc sau này.
3. Đảng Quốc Đại và phong tràodân
tộc (1885 – 1908)
- Sự thành lập Đảng Quốc Đại.
+ Cuối 1885 Đảng Quốc dân đại hội
(Đảng Quốc đại) thành lập.
+ Chủ trương:Từ(1885- 1905)Đảng đấu
tranh ôn hòa, bất bạo động, đòi cải
cách….
+ Do thái dộ thỏa hiệp của những người
cầm đầu và chính sách hai mặt của chính
quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc Đại bị
phân hóa thành hai phái:Ôn hòa và phái
Cực đoan(cấp tiến)
=> Phái dân chủ cấp tiến (Tilắc) chủ
trương kiên quyết đấu tranh.
+ Đầu TK XX TD Anh tăng cường
chính sách chia để trị, đàn áp Đảng Quốc
đại, bắt phái cấp tiến.
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
5
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
có nét gì mới so với trước ?
TiLắc bị đày đi Mianma và mất ở Bom
bay 1/8/1920 hình ảnh của ông vẫn mãi
trong lòng ND Ấn Độ.Ne6bru thủ tướng

đầu tiên của nước cộng hòa Ấn Độkính
tặng Ti Lắc danh hiệu “Người cha của
cách mạng Ấn Độ”
GV:Vì sao phong trào tạm ngừng?
- Phong trào đấu tranh 1905 – 1908.
+ Do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm
ý thức dân tộc.
+ Lần dầu tiên công nhân Ấn Độ tham
gia phong trào (bãi công của công nhân
Bombay 1908).6.1908 TD Anh bắt Ti
Lắc kết án 6 năm tù ,công nhân Bom bay
đã tổng bãi công 6 ngày để ủng hộ Ti
Lắc
=> Cao trào cách mạng 1905-1908 mang
đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức
tỉnh của nhân dân Ấn Độ tuy nhiên chính
sách chia rẽ của thực dân Anh làm cho
phong trào tạm ngừng.
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố:
+ Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ ?
+ Sự phân hóa của Đảng Quốc đại ? Vì sao phong trào đấu tranh thất bại ?
- Dặn dò:
+ Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
+ Nghiên cứu bài 3 Trung Quốc.
- Ra bài tập:
+ Làm bài tập SGK trang 12.
+ Em hãy so sánh phong trào cách mạng 1885- 1908 với khởi nghĩa Xipay ?
Lực lượng tham gia ,Lãnh đạo, đường lối, mục tiêu,kết quả phong trào
Bài 3 Tiết: 3

TRUNG QUỐC
Ngày soạn:15/08/11
Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
Làm cho HS thấy được sự suy yếu của chế độ PK Mãn Thanh đã biến Trung
Quốc trở thành nước nữa thuộc địa, nữa phong kiến. Nét chính về phong trào chống
phong kiến và đế quốc của nhân dân Trung Quốc.
Ca1ckha1i niệm “Nữa thuộc địa nữa phong kiến”, “Vận động duy tân”
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
Biểu lộ sự cảm thông, khâm phục đối với nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu
tranh chống đế quốc phong kiến đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi
3. Về kĩ năng:
Biết nhận xét đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong
việc để Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc.
Biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày sự kiện các phong trào Nghĩa Hòa
Đoàn và Cách mạng Tân Hợi
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
6
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
Lược đồ phong trào Nghĩa Hòa đoàn, lược đồ cách mạng Tân Hợi, tranh ảnh về
Tôn Trung Sơn, về Cách mạng Tân Hợi …
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ.
Vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ
chống thực dân Anh ?
2.Dẫn dắt vào bài mới:
Vì sao cuối thế kỷ XIX, Trung Hoa một nước rộng lớn, đông dân nhất thế giới lại
bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé ? Nhân dân Trung Quốc đã đấu tranh

chống đế quốc giành độc lập dân tộc như thế nào ?
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV:Em hãy cho biế những hiểu biết của
em về đất nước Trung Quốc (Vị trí, dân
số, lịch sử văn hóa)
Tại sao nói sang thế kỷ XIX Trung
Quốc trở thành “miếng mồi” ngon cho
các nước đế quốc xâu xé ?
GV:Các nước phương Tây dùng thủ
đoạn gì để xâm lược,len chân vào thị
trường Trung Quốc,làm thế nào để bắt
Trung Quốc mở cửa?
- Năm cửa biển T Quốc phải mở cho
thương nhân Anh buôn bán là Quảng
Châu, Phúc Châu, Ninh Ba, Hạ Môn,
Thượng Hải.
GV:Thế nào là nước nữa thuộc địa nữa
phong kiến?
Hình 6: Trung Quốc được ví như một
chiếc bánh khổng lồ cầm nĩa đứng xung
quanh là Nhật hoàng, Nga,Anh, Pháp,
Đức, Mĩ nét mặt ông nào cũng đăm
chiêu chắc hẳn đang nghĩ cách len chân
vào thị trường TQuốc “cắt một miếng
bánh béo bở”
GV:Vì sao không một nước tư bản thực
dân nào 1 mình xâm lược thống trị
Trung Quốc?

Hoạt động: nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu về phong trào Thái
Bình Thiên Quốc (ng nhân bùng nổ,
chính sách của thái bình thiên quốc, ý
nghĩa lịch sử)
Nhóm 2: Tìm hiểu về phong trào Duy
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc
xâm lược.
- Nguyên nhân:
+ Các nước TB phương Tây phát triển
tăng cường tìm kiếm thị trường, thuộc
địa.
+ Trung quốc là nước đông dân, giàu tài
nguyên, kinh tế kém phát triển.
+ Chế độ phong kiến trên đà suy yếu.
=> TQ trở thành “miếng mồi” ngon cho
các nước đế quốc.
- Quá trình xâm lược:
+ Thế kỉ XVIII các nước đế quốc đi đầu
là Anh đòi Mãn Thanh “mở cửa” để buôn
bán thuốc phiện.
+ 6.1840 Chiến tranh thuốc phiện bùng
nổ(6.1840- 8. 1842) Anh nhảy vào Trung
Quốc.Chính quyền Mãn Thanh phải kí
Hiệp ước Nam Kinh 1842 phải chấp nhận
các điều khoản thiệt thòi: bồi thường
chiến phí (21tr bảng) mở cửa …. Đây là
mốc mở đầu quá trình biến T Quốc từ một
nước phong kiến độc lập trở thành một
nước thuộc địa nữa p kiến

+ Cuối thế kỷ XIX các nước đế quốc Đức,
Pháp, Nga, Nhật chia nhau Trung Quốc.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân
Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX.
- Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
(1851- 1864)
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
7
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
Tân (ng nhân bùng nổ, nội dung cải
cách,tính chất, ý nghĩa lịch sử, nhuyên
nhân thất bại)
Nhóm 3: Tìm hiểu về phong trào
Nghĩa Hòa Đoàn (Sự phát triển của
phong trào,mục tiêu đấu tranh,thái độ
của triều đình Mãn Thanh,nguyên nhân
thất bại, tính chất, ý nghĩa lịch sử)
Nội dung cải cách:
GV:Em rút ra nhận xét gì về các cuộc
cuộc đấu tranh chống phong kiến ,đế
quốc ở T Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX ?
Nguyên nhân thất bại?
+ Chưa có tổ chức chính đảng lãnh đạo
+ Sự bảo thủ hèn nhát của triều đình
phong kiến
+ Do đế quốc và phong kiến cấu kết đàn
áp
Tiểu sử TT Sơn ?

GV:Đường lối đấu tranh và mục tiêu
của đồng minh Hội
GV:Em có nhận xét gì về chủ nghĩa
Tam Dân và mục tiêu Đồng Minh Hội?
(Tích cực và hạn chế)
GV:Em nêu nguyên nhân dẫn đến cách
mạng Tân Hợi?
Liên quân 8 nước: Anh, Nhật, Đức, Mĩ,
Nga, Pháp, Áo – Hung, Italia.
GV:Tại sao khi Viên Thế Khải nắm
+ 1.1.1851 Hồng Tú Toàn lãnh đạo nhân
dân nổi dậy khởi nghĩa Kim Điền ( Quảng
Tây) sau đó lan rộng khắp cả nước
+ Quân KN đã xây dựng được Cquyền
(Thiên Kinh), thi hành nhiều CS tiến bộ.
+ 19.7.1864 Mãn Thanh tấn công Thiên
Kinh đàn áp phong trào => Cuộc Kn thất
bại.
- Phong trào Duy tân
Trước nguy cơ bị xâm lược một số nhân
vật tiến bộ thuộc giới sĩ phu T Quốc chủ
thương tiến hành cải cách để cứu vãn tình
thế .Đó là cuộc vận động Duy Tân do
Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh
đạo được sự đồng tình ủng hộ của vua
Quang Tự nhưng phong trào nhanh chóng
thất bại
- Phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
+ 1899 bùng nổ ở Sơn Đông và nhanh
chóng lan rộng đến Bắc Kinh.

+1900 liên quân 8 nước tấn công đàn áp
phong trào và tiến vào Trung Quốc.
+ Mãn Thanh kí điều ước Tân Sửu (1901)
với ĐQ => Trung Quốc trở thành nước
nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân
Hợi (1911).
- Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng
Minh Hội
+ Tôn Trung Sơn (SGK)
+ 8.1905 TT Sơn tập hợp giai cấp tư sản
T quốc thành lậpTrung Quốc Đồng minh
hội – chính đảng của giai cấp tư sản ra
đời.
+ Cương lĩnh của TQĐMH dựa vào chủ
nghĩa “Tam dân” của TTS.
+ Mục tiêu là đánh đổ Mãn Thanh, thành
lập Dân quốc, bình đẳng cho dân cày.
-Cách mạng Tân Hợi.
Nguyên nhân
+ Nhân dân T.Quốc mâu thuẫn với đế
quốc phong kiến
+Duyên cớ: do chính quyền nhà Thanh
trao quyền kiểm soát đường sắt cho ĐQ,
bán rẻ quyền lợi dân tộc p trào giữ
đường bùng nổ.Nhân cơ hội đó ĐMHội
phát động đấu tranh
Diễn Biến
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
8

Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
chức Đại Tổng thống thì cách mạng
chấm dứt ?
T/C:Vì không thủ tiêu chế độ sở hữu
ruộng đất phong kiến ,không chia ruộng
đất cho dân cày ,không xóa bỏ ách nô
dịch của nước ngoài
+ 10.10.1911 Khởi nghĩa ở Vũ Xương và
nhanh chóng lan rộng khắp miền Trung,
Nam T.Quốc.
+ 29.12.1911TT Sơn được bầu làm đại
tổng thống . Quốc dân đại hội họp ở Nam
Kinh thành lập Trung Hoa Dân
quốc.Trước thắng lợi của cách mạng ,tư
sản thương lượng với nhà Thanh (Viên
Thế Khải)
+12.2.1912 Vua Thanh (Phổ Nghi) thoái
vị .TTSơn buộc phải từ chức
+ 6.3.1912 Viên Thế Khải nhậm chức Đại
Tổng thống Trung Hoa Dân quốc =>
Cách mạng chấm dứt.
- Tính chất,ý nghĩa của Cách mạng Tân
Hợi.
Tính chất: CM manh tính chất là cuộc
CM dân chủ tư sản không triệt để
Ý nghĩa:
+ Chấm dứt chế độ PK lỗi thời mở đường
cho CNTB phát triển.
+ CM đã ảnh hưởng đến phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc các nước ở Châu

Á
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố:
Nguyên nhân nào dẫn đến việc Trung Quốc bị biến thành nước thuộc địa ?
- Dặn dò: Trả lời các câu hỏi SGK và nghiên cứu trước bài “Các nước Đông Nam
Á”
- Ra bài tập: Lập bảng liệt kê các sự kiện về quá trình đấu tranh của nhân dân
Trung Quốc chống đế quốc và phong kiến ?
Bài 4 Tiết: 4,5
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
Ngày soạn:20/08/11
Ngày dạy:
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
Làm cho học sinh biết được nửa sau thế kỉ XIX các nước đế quốc mở rộng và
hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh của nhân dân
Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân.
Thấy rõ vai trò của các giai cấp đặt biệt là giai cấp tư sản dân tộc và GCCN trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động
của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Bồi dưỡng tinh
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
9
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của các nước trong
khu vực.
3. Về kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
để trình bày những sự kiện tiêu biểu. Rèn luyện kỉ năng so sánh, để chỉ ra được những
nét chung, riêng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước trong khu

vực.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồng Đông Nam Á cuối thế ki XIX đầu thế kỉ XX.
Tranh ảnh các nhân vật, sự kiện lịch sử
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm ra bài cũ:
Nguyên nhân ,kết quả cuả cách mạnh Tân Hợi. Tại sao nói cách mạng Tân
Hợi 1911 ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng Tư sản không triệt để ?
2.Dẫn dắt vào bài mới.
Ở Trung Quốc các nước đế quốc tấn công xâm lược và Trung Quốc trở thành
nước ½ thuộc địa ½ nửa phong kiến. Vậy các nước Đông Nam Á thì như thế nào ?
Nhân dân các nước Đông Nam Á đã đấu tranh chống CNĐQ ntn chúng ta hãy tiếp tục
nghiên cứu về các nước ĐNA.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1:Cả lớp và cá nhân
GV dùng lược đồ ĐNÁ giới thiệu về vị
trí địa lí, lịch sử- văn hóa ,vị trí chiến
lược của ĐNÁ
GV:Tại sao các nước Đông Nam Á lại
trở thành đối tượng xâm lược của các
nước phương Tây ?
GV:Trong khu vực ĐNÁ nước nào là
thuộc địa sớm nhất ? ĐNÁ chủ yếu là
thuộc địa của thực dân nào? Có nước
nào thoát khỏi số phận thuộc địa
không ?
Inđônêxia là nước thuộc địa sớm nhất ở
ĐNÁ
GV:Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở

ĐNÁ giữ được nền độc lập tương đối về
chính trị của mình ?
1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa
thực dân vào các nước Đông Nam Á.
-Nguyên nhân ĐNÁ bị xâm lược
+ Các nước tư bản Âu- Mĩ hoàn thành
cuộc cách mạng tư sản và đẩy mạnh xâm
lược thuộc địa
+ Các nước ĐNA có vị trí chiến lược
quan trọng (GV chỉ trên bản đồ)
+ Là khu vực rộng lớn, đông dân, giàu
tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa
lâu đời.
+ Từ giữa thế kỉ XIX Chế độ phong kiến
lâm vào khủng hoảng triền miên về k tế ,
chính trị, xã hội. kinh tế kém phát triển.
 Tạo điều kiện cho các nước tư bản
phương tây xâm lược ĐNÁ(trừ Xiêm)
- Quá trình xâm lược.
+ Từ TK XV,XVIXIX Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược
Inđônêxia.
+Từ giữa TK XVI TBN xâm lược
Philippin. Từ(1889 – 1902) Philippin là
thuộc địa của Mĩ
+ TD Anh chiếm Miến Điện (1885), Mã
Lai (Malayxia + Xingapo) đầu TK XX
+ TD Pháp chiếm ba nước Việt Nam,
Lào, Campuchia cuối TK XIX
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.

10
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
GV:Em có nhận xét gì về sự phân chia
Đông Nam Á giữa các nước đế quốc
thực dân ?
Việc phân chia đó nói lên điều gì ?
Hoạt động 1:Cá nhân
+ Inđônêxia là một quần đảo rộng lớn
với 13.600đảo lớn nhỏ,trong đó có hai
đảo lớn nhất là đảo Giava và Sumtơra
+ Là một nước giàu tài nguyên: Hồ tiêu,
hương liệu,dừa vì vậy còn gọi là “Đảo
dừa”. Là nơi trao đổi hàng hóa quốc tế ,
là điểm dừng chân của thương nhân
nhiều nước : thương nhân Hồi giáo
người Ấn Độ, Hồi giáo Ả Rập, Ba Tư vì
thế đạo Hồi có ảnh hưởng lớn ở
Inđônêxia là một quốc gia Hồi giáo
GV:Đọc SGK và nêu những nét lớn
trong phong trào chống thực dân Hà
Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a ?
GV: Nhận xét chung về phong trào đấu
tranh của nhân dân Inđônêxia ?
Phi-lip-pin là quốc gia hải đảo được ví
như một “ dải lửa” trên biển .Vì sự hoạt
động của nhiều núi lửa .Năm 1521 đoàn
thám hiểm của Magienlăng là những
người pTây đầu tiên có mặt trên quần
đảo này .1571 TBN dùng sức mạnh
quân sự đánh chiếm toàn bộ Phi-lip-pin

và xdựng T.Phố Manila
GV:Quá trình đấu tranh của nhân dân
Philippin chống Tây Ban Nha ?
GV:Vì sao cả hai xu hướng đấu tranh
+ Xiêm (Thái Lan ) Anh- Pháp tranh
chấp  vẫn giữ được độc lập
2. Phong trào chống thực dân Hà Lan
của nhân dân In-đô-nê-xi-a. (SGK)
-1825- 1830 khởi nghĩa do Đipôrêgôrô
lãnh đạo.
-10.1873 khởi nghĩa nhân dân đảo Achê
- 1873 – 1909 khởi nghĩa ở Tây
Xumatơra
-1878 – 1907 KN Ba Tắc
- 1884 – 1886 KN Calimanta
- 1890 KN nông dân do samin lãnh đạo
- Phong trào công nhân : mạnh dẫn đến
sự thành lập các tổ chức
+ Hội công nhân đường sắt (1905)
+ Hiệp hội công nhân xe lửa (1908)
+ Liên minh xã hội dân chủ (1914)
 tạo đk tuyên truyền CN Mác  sự ra
đời ĐCS 5.1920
Cuối TK XIX đầu TKXX XH Inđônêxia
phân hóa sâu sắc GCCN và tư sản ra đời
đóng vai trò nhất định trong phong trào
yêu nước
3. Phong trào chống thực dân ở Phi-
lip-pin.
- Giữa TK XVI Tây Ban Nha xâm lược

Phi-lip-pin và tiến hành khai thác thuộc
địa
- Năm 1872 nhân dân Ca-vi-tô nổi dậy
khởi nghĩa nhưng bị đàn áp.
- Những năm 90 củathế kỷ XIX xuất
hiện 2 xu hướng đấu tranh ở Phi-lip-pin:
+ Xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan
+ Xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-
ô. Năm 1896 Bô-ni-pha-xi-ô phát động
K/n nhưng bị đàn áp.
N D Cải cách Bạo động
Phương
pháp
Tiến hành cải
cách tuyên
truyền khơi
dậy ý thức đt
Phát động
kn vũ trang
gp đất
đaichia
ruộng đất
Lực “liên minh “Liên hiệp
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
11
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
của nhân dân Philippin chống Tây Ban
Nha đều không giành được thắng lợi ?
GV:Mĩ đã từng bước biến Philippin trở
thành thuộc địa như thế nào ?

Cam puchia là một nước nghèo, kinh tế
chậm phát triển .Là nước có lịch sử văn
hóa lâu đời.Từ TK V thành lập nước, là
quốc gia phật giáo với 95% dân số theo
đạo phật ,tộc đa số là người khơme mọi
công dân CPC đều mang quốc tịch
khơme
- Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình
phong kiến Nô rô đôm suy yếu phải
thần phục Thái Lan
GV:Nhận xét về phong trào đấu tranh
của nhân dân CPC cuối TK XIX ?
-Nổ ra liên tục có cuộc kn kéo dào 30
năm ,thu hút sự tham gia đông đảo của
tầng lớp nhân dân
- có sự phối hợp chiến đấu của nhân dân
VN đặt biệt là trong cuộc khởi nghĩa
của Pu côm bô được coi là biểu tượng
liên minh liên đấu của nhân dân
- Kết cục thất bại
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV: Em biết gì về nước Lào?
GV:Nguyên nhân thất bại ,ý nghĩa lịch
sử?
lượng
tham
gia
Philippin”:trí
thức,địa chủ,
tư sản

những
người con
yêu quí của
nhân
dân”QCND
Xu
hướng
Không có tổ
chức sâu rộng
trong quần
chúng nên
yếu ớt
Được quần
chúng ủng
hộ thành
CMTS
Lãnh
đạo Hô xê Ri dan
Bô ni pha
xi ô
Kết quả Thất bại 
thức tỉnh tinh
thần dân tộc
Giải phóng
nhiều vùng
- Năm 1898 Mĩ nhân cơ hội xâm nhập
Phi-lip-pin đánh bại Tây Ban Nha.
- Nhân dân Philippin nổi dậy đấu tranh
chống Mĩ nhưng đến 1902 thì thất bại =>
Philippin trở thành thuộc địa của Mĩ.

4. Phong trào đấu tranh chống thực
dân Pháp của nhân dân Campuchia.
Quá trình xâm lược
-Giữa TK XIX Pháp từng bước xâm
chiếm CPC
- 1863 Pháp ép buộc Nô rô đôm chấp
nhận quyền bảo hộ
- 1884 Pháp buộc vua Nô rô đôm kí hiệp
ước 1884 biến CPC thành thuộc địa của
Pháp
- Ách thống trị của Pháp làm cho ND
CPC bất bình vùng dậy đấu tranh
Phong trào đấu tranh chống Pháp của
nhân dân CPC
-1861 – 1892 Si vô tha tấn công vào U
đông – Phnôm pênh  thất bại
- 1863 – 1866 cuộc Kn Achaxoa diễn ra
ở các tỉnh giáp biên giới VN ,nhân dân
Châu Đốc ( Hà Tiên ) ủng hộ A cha
xoa chống Pháp  thất bại
- 1866- 1867 cuộc Kn Pucômbô ,lập căn
cứ ở Tây Ninh (VN) sau đó tấn công về
CPC kiểm soát Paman tấn công U đông
5. Phong trào đấu tranh chống thực
dân Pháp của nhân dân Lào đầu TK
XX.
Bối cảnh lịch sử
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
12
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.

GV:Nhận xét chung về phong trào đấu
tranh chống Pháp của nhân dân Lào –
CPC ?
GV:Tại sao trong bối cảnh chung của
Châu Á Thái Lan không bị xâm lược
mà vẫn giữ được độc lập?
-Tên Xiêm được phát hiện đầu tiên đầu
TKXI  giữa TK XII .Xiêm có nghĩa là
nâu ,hung hung màu sẫm ,chỉ người
Thái có nước gia thẫm màu . 1939
Xiêm được đổi thành “Vương quốc
Thái Lan”(đất nước của người Thái)
Hoạt động 2: Nhóm và cá nhân
Nhóm 1: Những cải cách của Xiêm về
mặt kinh tế ? Tác dụng của nó?
Nhóm 2: Những cải cách của Xiêm về
mặt chính trị, xã hội và ngoại giao? Tác
dụng của nó?
Nhóm 3: Vì sao những cải cách của
Xiêm lại thành công mà những cải cách
của Việt Nam cùng thời lại thất bại
“ Ngoại giao cây tre”
+ Ra-ma V chú trọng hoạt động ngoại
giao, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau
giữa Anh – Pháp để giữ độc lập.
Xiêm nằm giữa các vùng thuộc địa của
Anh và Pháp .Phía tây là Mianma thuộc
địa của Anh  Xiêm không lệ thuộc
hẳn một nước nào mà vẫn tồn tại với tư
cách 1 vương quốc độc lập

-Giữa TK XIX chế đô phong kiến suy
yếu ,Lào [hải thuần phục Thái Lan
- 1893 Pháp đàm phán với Xiêm buộc
Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở
Lào  Lào trở thành thuộc địa của Pháp
(1893)
Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào
-1901-1903 cuộc kn do Pha ca đuốc chỉ
huy, giải phóng Xa va na khét ,đường 9
biên giới Việt - Lào  thất bại
- 1901-1907 cuộc khởi nghĩa trên cao
nguyên Bô lô ven d0 Ong Kẹo,Com ma
đam chỉ huy thất bại
6. Xiêm giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỉ
XX.
* Bối cảnh lịch sử
- Giữa thế kỷ XIX Xiêm thực hiện chính
sách đóng của để tránh sự xâm nhập của
Phương Tây.
Giữa TK XIX đứng trước sự đe dọa xâm
lược của phương Tây ,RaMaIV (Mông -
kút ở ngôi từ 1851- 1868) đã thực hiện
mở cửa buôn bán với nước ngoài
- Năm 1868 Ra-Ma( Chu-la-long-con ở
ngôi 1868- 1910) lên ngôi tiến hành cải
cách đất nước :
*Nội dung cải cách
-Kinh tế:
+ NN: Giảm nhẹ thuế khóa (ruộng) nâng
cao năng xuất lúa, tăng nhanh lượng gạo

xuất khẩu
+CTN: Khuyến khích tư nhân bỏ vốn
kinh doanh ,xây dựng nhà máy ,mở hiệu
buôn và ngân hàng
- Chính trị
+ Xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người
lao động
+ Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc
cho vua có hội đồng nhà nước (nghị viện
)
+ Năm 1892 Ra-ma V tiến hành nhiều
cải cách(quân đội, tòa án, trường học )
theo khuôn mẫu phương Tây => Xiêm
phát triển theo hướng TBCN.
Ngoại giao
+ Mềm dẻo ,lợi dụng vị trí “nước đệm”
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
13
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
+ Sẵn sàng từ bỏ các vùng đất phụ cận
( vốn là lãnh thổ cùa CPC, Lào,và
Mianma) để giữ gìn chủ quyền đất nước
Tính chất: Cái cách manh tính chất
CMTS không triệt để
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố: Nguyên nhân nào biến Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược
của thực dân Phương Tây ? Vì sao những cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á
chống TD đều thất bại ?
- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK và nghiên cứu bài 5.
- Ra bài tập: Lập bảng niên biểu về quá trình đấu tranh chống thực dân của nhân

dân ĐNA?
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 30/08/11
Ngày dạy:
Tiết: 5.
Bài 5
CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH
(Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Biết được quá trình xâm lược Châu Phi và khu vực Mĩlatinh của
các nước thực dân đế quốc trong thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Hiểu rõ những phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế và có thái
độ đồng tình với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu
Phi và khu vực Mĩ Latinh.
3. Về kĩ năng: Phân biệt được những điểm giống nhau và khác nhau của tình
hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
14
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồ châu Phi và khu vực Mĩ Latinh + Các tài liệu tranh ảnh và tham khảo có
liên quan.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm ra bài cũ:
Nguyên nhân nào biến khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các
nước thực dân phương Tây ? Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á
chống thực dân phương Tây đều bị thất bại ?
2.Dẫn dắt vào bài mới.
Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á lần lượt trở thành thuộc địa và nữa thuộc

địa của thực dân phương Tây. Còn Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh thì như thế nào ?
Để biết được tình hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh cuối TK XIX – đầu TK XX
như thế nào chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài 5.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV dùng lược đồ Châu Phi cuối TK
XIX đầu TK XX giới thiệu đôi nét về
Châu Phi ?
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
GV:Nguyên nhân nào biến Châu Phi trở
thành đối tượng xâm lược của thực dân
phương Tây ?
GV:Quá trình xâm lược châu Phi của
các nước Phương Tây diễn ra như thế
nào ?
GV: Em có nhận xét gì về việc phân
chia châu Phi giữa các nước thực dân
phương Tây ?
GV:Việc phân chia không đều đó thể
hiện điều gì
GV:Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân
dân châu Phi chống thực dân đều thất
bại ?
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV giới thiệu đôi nét về khu vực MiLa
Tinh ?
Cư dân bản địa ở đây là người In đian
chủ nhân của nhiều văn hóa nổi tiếng
:VH Maya , VH Inca ,VH Adơ tếch, các

nền văn hóa này để lại dấu vết của
1. Châu Phi.
- Châu phi là lục địa rộng lớn, giàu tài
nguyên, có bề dày lịch sử => đối tượng
xâm lược của phương Tây.
- Từ giữa TKXIX TD Châu Âu bắt đầu
xâm lược Châu Phi
- Những năm 70 – 80 TK XIX các nước
TB PTây đua nhau sâu xé Châu Phi
- Quá trình xâm lược của phương
Tây
+ Anh: chiếm Nam Phi, Ni-giê-ri-a,
đông Phi, Kê-ni-a, Xô-ma-li, U-gan-đa
v.v….
+ Pháp: chiếm Tây Phi, Ma-đa-gat-ca,
Xô-ma-li, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra, An-giê-
ri v.v…
+ Đức: chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây
Nam phi, Tan-da-ni-a, v.v….
+ Bỉ: chiếm Công –gô
+ Bồ Đào Nha: chiếm Mô-dăm-bich,
=> Đầu TK XX việc phân chia thuộc
địa giữa các nước đế quốc ở C.Phi đã
căn bản hoàn thành
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của
nhân dân Châu Phi
+ 1837- 1870 cuộc khởi nghĩa của Áp
đen ca de ở Angiêri thu hút đông đảo
ND tham gia  thất bại
+ 1879- 1882 ở Ai cập Atmet Arabi

lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ”  thất
bại
1882- 1898 Muhamet Átmet đã lạnh
đạo ND Xu Đăng chống TD Anh  thất
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
15
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
ngững TP . Từ TK XV sau phát kiến địa
lí của Cô lômbô TD TBN, BĐN xâm
lược Mĩ La tinh  Tk XIX đa số các
nước MĩLaTinh đều là thuộc địa của
TBN, BĐN
GV:Tại sao gọi là Mĩ Latinh ?
Vì cư dân ở đây nói tiếng TBN hay
BĐN( ngữ hệ La tinh)
- GV: Sau khi xâm lược Mĩ La-tinh, chủ
nghĩa thực dân đã thiết lập ở đây chế độ
thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác
dã man, tàn khốc.
- GV minh họa: Các nước thực dân đã
thành lập các đồn điền, khai thác hầm
mỏ, thẳng tay đàn áp sự phản kháng của
các bộ lạc người da đỏ, nhiều người da
đỏ bị bắt làm nô lệ.
GV: Nêu một vài cuộc đấu tranh tiêu
biểu của nhân dân Mĩ Latinh chống
thực dân phương Tây ?
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
GV: Vì sao trong khi các nước châu Á,
Châu Phi bị các nước thực dân biến

thành thuộc địa thì khu vực Mĩ Latinh
lại giành được độc lập ?
- GV hỏi: Em hãy nhận xét về phong
trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?
- GV: Sau khi giành độc lập từ nay Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha, tình hình Mĩ
La-tinh như thế nào?
+ Âm mưu của Mĩ là gạt bỏ thực dân
châu Âu thay vào đó là sự thống trị của
Mĩ, biến Mĩ La-tinh thành “sân sau” của
Mĩ.
bại
1889 ND Êtiôpia tiến hành kháng chiến
chống TD Italia. 1.3.1896 Italia thất
bại .Êtiôpi gữa được độc lập cùng với
Libêria là những nước Châu phi giữa
được độc lập ở cuối TK XIX đầu TK
XX
(- Nhân dân các nước châu Phi đấu
tranh quyết liệt chống thực dân xâm
lược, tuy nhiên đều bị thất bại.)
 Nhận xét chung
- Nổ ra liên tục ,sôi nổi hầu hết đều thất
bại
-do chênh lệch lực lượng ,trình độ tổ
chức thấp bị TD đàn áp
Ý nghĩa : Thể hiện tinh thần yêu nước
tạo tiền đề cho g đoạn đầu TK XX
2. Khu vực Mĩ Latinh.
- Đầu thế kỉ XIX, đa số các nước Mĩ

La-Tinh đều là thuộc địa của Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha.
- Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ
thống trị phản động,dã man,tàn khốc
+ Tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa,
chiếm đất đai lập đồn điền
+ Đưa người Châu Phi sang để khai thác
tài nguyên
⇒ Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
diễn ra quyết liệt
* Phong trào đấu tranh giành độc lập
- Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX nhân
dân các nước Mĩ Latinh nổi dậy đấu
tranh giải phóng dân tộc.
+ Cuối TK XVIII bùng nổ cuộc đấu
tranh của nhân dân Haiti (1791) 1804
giành thắng lợi HaiTi trở thành nước
Cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ
+ Trong những năm đầu TK XIX phong
trào đấu tranh nổ ra sôi nổi quyết liệt
các quốc gia độc lập ra đời : Mêhicô
(1821),Achentina(1816),
Urugoay(1828), Paragoay(1811),
Braxin(1822), Cô lôm bia (1830),
Êcuađo(1830)
- Đầu TK XX hầu hết các nước Mĩ
Latinh đều giành được độc lập trừ một
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
16
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.

số vùng đất nhỏ.
* Tình hình Mĩ La-tinh sau khi giành
độc lập và chính sách bành trướng của

- Sau khi giành được độc lập các nước
Mĩ Latinh có nhiều bước tiến về kinh tế,
xã hội.
- Những năm đầu TK XX Mĩ đã tiến
hành nhiều biện pháp và biến khu vực
Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
- Thủ đoạn thực hiện
+Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của người
châu Mĩ”1823, thành lập tổ chức
“Liên Mĩ”.
+ Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha
khỏi Mĩ La-tinh.
+ Thực dân chính sách cái gậy lớn và
ngoại giao đôla để khống chế Mĩ La-
tinh.
⇒ Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu
mới của Mĩ
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố: Trong bối cảnh chung của thế giới đều bị thực dân phương Tây biến
thành thuộc địa, vì sao Mĩ Latinh lại giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha
và Bồ Đào Nha ?
- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK và nghiên cứu bài Chiến tranh thế giới
thứ nhất.
- Ra bài tập: Vẽ lược đồ về sự phân chia châu Phi của các nước thực dân phương
Tây ?
- Bài tập:


Ngày dạy:04/09/11
Ngày soạn:
Bài 6 Tiết: 6 - 7
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1914 – 1918)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
17
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
Hiểu rõ chiến tranh thế giới thứ nhất là biểu hiện của mâu thuẫn giữa đế quốc với
đế quốc. Giải thích được vì sao Đảng Bônsêvích Nga đứng vững trước thử thách của
chiến tranh.
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nắm được diễn biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ các
cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
4. Về kĩ năng:
- Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết
luận, nhận định, đánh giá.
- Phân biệt các khái niệm “chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “chiến
tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất, bảng thống kê hậu quả cuộc chiến tranh,
tranh ảnh về chiến tranh.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Kiểm ra bài cũ: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh
biểu hiện như thế nào ?

2. Dẫn dắt vào bài mới. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX việc phân chia thuộc địa
trên thế giới và sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc đẫ dẫn đến một cuộc
chiến tranh đế quốc. Cuộc chiến tranh đó đã diễn ra như thế nào, kết cục ra sao chúng
ta hãy nghiên cứu bài học.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
18
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
* Hoạt động 1 : Cả lớp
-GV treo bản đồ “Chủ nghĩa tư bản”
(thế kỉ XVI - 1914). Giới thiệu bản đồ :
bao gồm 2 nội dung chính.
Thể hiện sự phân chia thuộc địa giữa
các nước đế quốc
GV: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến
tranh thế giới thứ hai là gì ?
(Vì sao giai đoạn này lại nảy sinh mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc?)
GV:Sự phát triển không đều của chủ
nghĩa tư bản và sự phân chia thuộc địa
không đều sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gì
?
Hoạt động 2 : Cá nhân
GV yêu cầu HS theo dõi SGK những
cuộc chiến tranh giành thuộc địa đầu
tiên giữa các đế quốc, sau đó nêu nhận
xét.
Người ta thường ví những cuộc chiến
tranh cục bộ này như “khúc dạo đầu của

bản hòa tấu đẫm máu, đó là Chiến tranh
thế giới thứ nhất”.
Hoạt động 3 : Cả lớp
Âm mưu chủ yếu của hai khối quân sự
Liên minh và Hiệp ước ?
GV đặt câu hỏi : Qua tìm hiểu mối quan
hệ quốc tế thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,
em hãy rút ra đặc điểm nổi bật trong
quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế
kỷ XX là gì? Nguyên nhân của chiến
tranh?
Duyên cớ để chiến tranh bùng nổ ?
GV có thể cung cấp thêm : Đến năm
1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe
đế quốc cơ bản đã xong. Ngày
I . Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỉ XX. Nguyên nhân dẫn đến
chiến tranh.
Cuối XIX đầu XX sự phát triển không
đều về kinh tế chính trị của CNTD đã
làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng
giữa các nước đế quốc
-Sự phân chia thuộc địa giữa các đế
quốc cũng không đều. Đế quốc già
(Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc
trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
 mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về
vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt
-Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa
đã nổ ra ở nhiều nơi.

+Chiến tranh Trung - Nhật (1894 -
1895).
+Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha 1898
+Chiến tranh Anh-Bôơ (1899 – 1902).
+Chiến tranh Nga –Nhật(1904 – 1905)
-Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc
địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất.Là đầu
mối của mọi mâu thuẫn tranh chấp và
căng thẳng giữa các nước đế quốc
=> Hình thành hai khối quân sự >< sâu
sắc.
+ Khối liên minh1882: Đức + Áo -
Hung +Italia: chủ trương chia lại thế
giới.
+ Khối hiệp ước1907: Anh + Pháp +
Nga: Giữ nguyên hiện trạng thế giới.
=> Nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
* Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Sâu xa:
+Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về
vấn đề thuộc địa
+ Sự phát triển không đều của các nước
đế quốc
Trực tiếp: Sự hình thành hai khối quân
sự đối lập kình địch nhau
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
19
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở
Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo

Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-
ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì
bị một phần tử người Xéc-bi ám sát.
Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo
phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là
chiến tranh đã được châm ngòi.
-GV dẫn dắt : Chiến tranh bùng nổ như
thế nào ? Diễn biến của chiến tranh.
*Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân
GV:Trình bày những sự kiện chủ yếu
trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh
từ 1914 – 1916 ?
GV:Tại sao lại gọi là chiến tranh thế
giới?
Chiến tranh chia làm 2 giai đoạn 1914 -
1916 và 1917 - 1918,
* Hoạt động 2:
- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về
giai đoạn một của chiến tranh? (Về cục
diện chiến trường, về mức độ chiến
tranh).
- GV dẫn dắt: Chiến tranh tiếp diễn như
thế nào? Phe nào thắng, phe nào thua?
Chúng ta tiếp tục theo dõi giai đoạn II
của chiến tranh.
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
+ Về việc Mĩ tham chiến: GV giải thích
vì sao Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp
ước.
GV:Cách mạng tháng Hai ở Nga có ý

nghĩa như thế nào đối với nhân dân Nga
và cuộc chiến tranh thế giới ?
GV:Thắng lợi của Cách mạng tháng
Mười Nga có ý nghĩa như thế nào đối
với nhân dân Nga và thế giới ?
GV:Vì sao khi Mỹ tham gia chiến tranh
quân Đức liên tiếp bị thất bại ?
GV:Hậu quả của cuộc chiến tranh đối
với nhân dân thế giới và nhân dân các
nước châu Âu ?
Hoạt động 3:Nhóm
Nhóm 1: Những hậu quả mà cuộc chiến
tranh để lại cho nhân loại? Biện pháp
ngăn ngừa chiến tranh ngày nay.
Nhóm 2: Vì sao Mĩ trở nên giàu có sau
chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Duyên cớ
+ Ngày 28.6.1914 thái tử Áo – Hung bị
ám sát => phe Đức + Áo – Hung chớp
thời cơ gây chiến tranh.
II. Diễn biến của chiến tranh.
1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
- Ngày 28.7.1914 Áo – Hung tuyên
với Xéc bi.
- Ngày 1.8 và 3.8.1914 Đức tuyên
chiến với Nga, Pháp.
- Ngày 4.8.1914 Anh tuyên chiến
với Đức => Chiến tranh đế quốc lan
rộng thành c/t TG.
- Ở mặt trận phía Tây: Đêm

3.8.1914 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang
Pháp.PaRi bị uy hiếp, quân Pháp có
nguy cơ bị tiêu diệt
- Ở mặt trận phía Đông: Nga tấn
công vào Đông Phổ,đã cứu nguy cho
RaRiquân của hai bên rút xuống chiến
hào cầm cự ở cả hai mặt trận Đông và
Tây
- Năm 1915 Đức-Áo-Hung tấn công
nhằm tiêu diệt Nga => đến cuối năm hai
bên ở thế cầm cự.
- Năm 1916 Đức chuyển hướng tấn
công Pháp(Vecđoong)=> Cuối 1916
không tiêu diệt được Pháp, Đức phải rút
lui.
=> Cuối 1916 Đức-Áo-Hung từ thế
phản công => phòng ngự.
2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918).
- Tháng 2.1917 nhân dân Nga làm cách
mạng lật đổ Nga Hoàng => Giai cấp TS
nắm quyền vẫn theo đuổi chiến tranh.
- 2.4.1917 Mĩ tuyên chiến với Đức,
tham chiến với phe hiệp ước
- Tháng 11.1917 nhân dân Nga làm
cuộc cách mạng XHCN thành công =>
nước Nga rút khỏi chiến tranh thế giới.
- Tháng 7.1918 quân Mỹ đổ bộ vào
châu Âu => Quân Anh, Pháp phản công
quân Đức trên các mặt trận.
- Cuối 9.1918 quân Đức liên tiếp thất

Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
20
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
Nhóm 3: Kết cục của chiến tranh gợi
cho em suy nghĩ gì?
Nhóm 4:Tính chất của cuộc chiến tranh
?
HS phát biểu cảm nghĩ cảu mình về kết
cục chiến tranh (căm ghét chủ nghĩa
thực dân và chiến tranh, thương xót
những người dân vô tội bị sát hại bởi
đạn của chiến tranh, những người lính
bị lôi cuốn trở thành công cụ của chiến
tranh).
GV: Qua kết cục của chiến tranh, GV
giáo dục cho HS tư tưởng yêu hòa bình,
ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, sẵn
sàng đấu tranh vì nền hòa bình thế giới.
GV:Tại sao nói thắng lợi của Cách
mạng tháng Mười Nga làm thay đổi cục
diện thế giới ?
Đây là hệ quả ngoài ý muốn của các
nước đế quốc khi tham chiến?
bại => Đồng minh của Đức lần lượt đầu
hàng.Bungari(19.9) Thổ Nhĩ Kì((30.10)
Áo- Hung(2.11)
-3.10 chính phủ mới ở Đức thành lập
- 9.11.1918 CM Đức bùng nổ vua
VinHem II phải chạy sang Hà Lan
- 11.11.1918 Đức ký hiệp định đầu hàng

=> chiến tranh kết thúc sự thất bại hoàn
toàn phe Đức, Áo- Hung
III. Kết cục của chiến tranh thế giới
thứ nhất.
-CTTG I kết thúc(1914-1918) đã gây
nên thiệt hại nặng nề về người và của :
1,5 tỉ người lôi cuốn vào vòng khói lửa
hơn 10 tr người chết, 20 tr người bị
thương, nhiều làng mạc, phố xá, nhà
máy, xí nghiệp bị phá hủy, chi phí chiến
tranh 8,5 tỉ đô la.
- Nền kinh tế các nước châu Âu bị tàn
phá nặng nề => trở thành con nợ của
Mỹ.
- Mỹ giàu lên sau chiến tranh nhờ buôn
bán vũ khí.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười
Nga trong chiến tranh làm thay đổi tình
hình thế giới.
* Tính chất:
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc
chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố: Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh
TG 1?
- Dặn dò: Trả lời các câu hỏi trong SGK và xem trước bài 7 Những thành tựu văn
hóa
- Ra bài tập: Lập bảng niên biểu các sự kiện quan trong của cuộc chiến tranh TG
1 ?
Ngày soạn :15/09/11

Ngày dạy:
Bài 7 Tiết 8 .
NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
21
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- Học sinh kết hợp với các kiến thức đã học các môn Địa lý, Ngữ văn … để hiểu
được sự phát triển của văn học, nghệ thuật, tư tưởng …. Thời Cận đại và ảnh hưởng
của nó.
-Nắm được cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng dẫn đến sự ra đời CN XHKH
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
- Hình thành ý thức say mê học tập, tìm hiểu, sáng tác.
- Trân trọng và phát huy những giá trị thành tựu văn học nghệ thua65tma2 con
người đã đạt được trong thời cận đại
3. Về kĩ năng:
Biết liên hệ, phân tích đánh giá nhứng thành tựu văn hóa và tác dụng của nó đối
với xã hội.
- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện.
- Biết trình bày một vấn đề có tính logic
- Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Sách giáo khoa + Sách giáo viên + Hình ảnh + tư liệu
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ.
Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh TG thứ nhất 1914 – 1918 ?
2.Dẫn dắt vào bài mới.
Thời cận đại chủ nghĩa tư bản đã thắng thế trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa tư bản
chuyển lên chủ nghĩa đế quốc bên cạnh những mâu thuẩn, những bất công trong xã

hội cần lên án thì đây cũng là thời kỳ đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực văn
học - nghệ thuật, khoa học kỹ thuật. Bài học này sẽ giúp các em nhận thức đúng
những vấn đề này.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
* Hoạt động 1 : Cá nhân
GV:Tại sao đầu thời cận đại nền văn
hóa thế giới, nhất là ở châu Âu có
điều kiện phát triển?
Gợi ý: Kinh tế phát triển, mối quan hệ
xã hội thay đổi, đó chính là hiện thực để
có nhiều thành tựu về văn học nghệ
thuật giai đoạn này.
GV:Nêu tên một vài tác giả văn học nổi
tiếng thời kỳ cận đại ?Các thể loại văn
học trong thời kỳ này ?
GV:Vai trò của triết học Ánh sáng ?
Những tư tưởng mới trong trào lưu
Triết học Aïnh sáng được ví “Như
những khẩu đại bác, mở đường cho bộ
binh xuất kích”.
1. Sự phát triển của văn hóa trong
buổi đầu thời cận đại.
- Văn học
+ Xuất hiện nhiều nhà văn nhà thơ lớn
Coóc-nây, La Phông-ten, Mô-li-e
(Pháp).
+ Nhiều thể loại như bi kịch, hài kịch,
truyện ngụ ngôn v.v….
- Âm nhạc.

+ Sự xuất hiện của các nhạc sĩ thiên tài
như Bét-to-ven (Đức), Mô-da (Áo).
+ Các tác phẩm âm nhạc mang đậm tinh
thần dân chủ, cách mạng.
- Về tư tưởng.
+ Sự ra đời của trào lưu triết học Ánh
sáng có vai trò quan trọng trong cách
mạng TS Pháp và sự phát triển của
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
22
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
GV hỏi: Những thành tựu văn hóa đầu
thời cận đại có tác dụng gì?
+ Phản ánh hiện thực xã hội ở các nước
trên thế giới thời kỳ cận đại.
+ Hình thành quan điểm, tư tưởng của
con người tư sản, tấn công vào thành trì
của chế độ phong kiến, góp phần vào
thắng lợi của chủ nghĩa tư bản
Hoạt động 1: Cá nhân
Cho HS đọc SGK, xem ảnh của các nhà
tư tưởng tiến bộ: Xanh Xi-mông, Phu-
ri-ê, Ô-oen và trả lời câu hỏi: Tư tưởng
chính của các ông là gì? Nó có thể trở
thành hiện thực trong bối cảnh xã hội
bấy giờ không?
GV:Ý nghĩa của văn học thời kỳ đầu
thế kỷ XX ?
* Hoạt động 3: Nhóm
Nhóm 1:-Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời

của Chủ nghĩa xã hội khoa học?
-Nhóm 2:Nội dung cơ bản
-Nhóm 3:-Điểm khác với các học
thuyết trước đây?
- Điểm khác: Xây dựng học thuyết của
mình trên quan điểm, lập trường giai
cấp công nhân, thực tiễn đấu tranh của
phong trào cách mạng vô sản thế giới
⇒ hình thành hệ thống lý luận vừa mới
khoa học vừa cách mạng.
-Nhóm4:Vai trò của Chủ nghĩa xã hội
khoa học?
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đỉnh cao của
trí tuệ loài người, là cương lĩnh cách
mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản, xây dựng xã hội cộng sản
và mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát
Châu Âu.
+ Các địa biểu như: Mông-te-xki-ơ,
Vôn-te, Ruýt-xô v.v….
2. Thành tựu của văn học nghệ thuật
từ đâu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
- Văn học.
+ Các tác phẩm văn học đã phản ánh
toàn diện hiện thực xã hội phương Tây
dưới sự thống trị của giai cấp Tư sản.
+ Các tác phẩm văn học đã lên án, phê
phán sâu sắc xã hội phong kiến lỗi thời,
xã hội tư bản bóc lột
+ Các tác phẩm văn học còn thể hiện

lòng yêu thương con người, nhất là
nhân dân lao động, thể hiện lòng yêu
nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân
đạo sâu sắc.
- Nghệ thuật.
+ Cuối TK XIX các lĩnh vực nghệ thuật
như kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc rất
phát triển.
+ Nhiều thiên tài xuất hiện như:
- Về Mĩ thuật: như Van Gốc (Hà Lan),
Pi-cat-xô (TBN) v.v…
- Về âm nhạc :có Trai-cốp-xki (Nga)
điển hình của âm nhạc hiện thực.
-Tác dụng: Phản ánh hiện thực xã hội ở
các nước trên thế giới thời kỳ cận
đại.Mong ước xây dựng một xã hội tốt
đẹp hơn.
3. Trào lưu tu tưởng tiến bộ và sự ra
đời, phát triển của CNXHKH giữa
XIX đầu XX.
- Trào lưu tư tưởng tiến bộ.
+ Dưới sự áp bức của chủ nghĩa tư bản
một số nhà tư tưởng tiến bộ mong muốn
xây dựng một xã hội tiến bộ không có
áp bức, bóc lột.
+ Các đại biểu: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê
(Pháp), Ô-oen (Anh).
+ Tư tưởng của các ông không thực
hiện được trong điều kiện phát triển của
CNTB => CNXH không tưởng.

* Triết học Đức và kinh tế chính trị học
Anh:
- Hê-ghen (1770 - 1831) và Phoi-ơ-bác
(1804 - 1872) là những nhà triết học nổi
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
23
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
triển của khoa học (tự nhiên và xã hội,
nhân văn).
Sự ra đời của trào lưu tư tưởng tiến bộ ?
tiếng người Đức. Hê-ghen là nhà duy
tâm
khách quan còn Phoi-ơ-bách là nhà duy
vật siêu hình
- Khoa Kinh tế - chính trị cổ điển phát
sinh ở Anh với các đại biểu như
AđamXmít (1723 - 1790) và Ri-các-đô
(1772 - 1823) ⇒ mở đầu “lí luận về giá
trị lao động” nhưng chỉ mới nhìn thấy
mối quan hệ giữa vật và vật chứ chưa
thấy mối quan hệ giữa người với người.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Sự phát triển của g/c VS, phong trào
công nhân => CNXHKH ra đời (Mác –
Ănghen).
+ CNXHKH kế thừa và phát triển
những thành tựu KHTN và XH mà loài
người đạt được.
+ Học thuyết của CNXHKH xây dựng
trên quan điểm lập trường của giai cấp

công nhân.
+ Học thuyết của CNXHKH gồm:Triết
học, kinh tế chính trị trị học và CN
XH KH .

4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố: Học thuyết của chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch
sử nào ?
- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
- Ra bài tập: Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc,
họa sĩ thời Cận đại ?
- Bài tập: Trả lời các câu hỏi
+ Lập bảng hệ thống kiến thức về thành tựu của văn hóa thời cận đại (với các
nhà văn hóa và trào lưu tư tưởng tiêu biểu)
+ Dẫn một vài tác phẩm văn học, nghệ thuật (tự chọn) nêu sự phản ánh đời
sống xã hội và tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
Ngày soạn: 20/9/11
Ngày dạy:
Bài 8 Tiết: 9.
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
24
Tập bài giảng Lịch Sử lớp 11.
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
Học sinh hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại về:
Các cuộc cách mạn tư sản; các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa;
phong trào công nhân cuối TK XIX đầu TK XX; chiến tranh TG lần thứ 1…
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
Củng cố thái độ, tư tưởng, tình cảm đúng đắn qua các bài đã học.

3. Về kĩ năng:
Rèn luện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện v.v…
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm ra bài cũ.
- Những tác động của việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất?
2.Dẫn dắt vào bài mới.
Phần lịch sử thế giới cận đại từ Cách mạng Hà Lan đến kết thúc Chiến tranh thế giới
thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga có những nội dung:
- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế và sự xâm lược của chủ nghĩa
tư bản, phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.
Để hiểu được các nội dung trên bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến
thức đã học.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
GV hướng dẫn HS xác định cụ thể
những sự kiện lịch sử cơ bản của thời
cận đại.
* Hoạt động 1:Nhóm
Nhóm 1. Hãy nêu nguyên nhân bùng
nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, diễn
biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử, hạn chế
của các cuộc Cách mạng tư sản thế kỉ
XVI - XIX?
Nhóm 2. Hãy nêu những đặc điểm
chung và đắc điểm riêng của các cuộc
Cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI - XIX?
Nhóm 3. Khái niệm cách mạng tư sản
(phân biệt với cách mạng xã hội chủ

nghĩa về nguyên nhân, mục địch, lực
lượng tham gia, lực lượng lãnh đạo, kết
quả, ý nghĩa).
Các nhóm lên trình bày, GV chốt lại:
Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân
trực tiếp?
I. Những kiến thức cơ bản của
chương trình
- Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
- Sự phát triển của phong trào công
nhân quốc tế.
- Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và
phong trào đấu tranh của các dân tộc
chống chủ nghĩa thực dân.
- Lập bảng về thắng lợi của cách mạng
tư sản và sự xác lập chủ nghĩa tư bản
Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với
quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc
- Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng
nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản
(Có nhiều nguyên nhân khác nhau tùy
thuộc vào mỗi nước) VD
-Động lực cách mạng: Quần chúng nhân
Đinh Văn Nam – Trường Đại Học Khoa Học.
25

×