Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bà bầu dễ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.73 KB, 5 trang )



Khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu, chị em nên đi khám
bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Bà bầu dễ mắc
nhiễm khuẩn
đường tiết niệu
- Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nhiễm khuẩn đường
tiết niệu đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy khi bị mắc
chứng bệnh này, mẹ bầu sẽ phải làm gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu là chứng bệnh nhiễm trùng hệ
tiết niệu. Căn bệnh này tương đối phổ biến ở chị em độ tuổi
20-50 và có khoảng 50% phụ nữ đã trải qua ít nhất một lần
mắc căn bệnh này. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy
ra bất cứ thời điểm nào trong đời nhưng khi mang thai, phụ
nữ thường nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn.
Nguyên nhân của bệnh nhiễm khuẩn đường niệu?
Bệnh nhiễm khuẩn đường niệu gây ra do vi khuẩn xâm nhập
vào niệu đạo (ống trong bàng quang để nước tiểu đi qua) và
vào bàng quang. Một khi vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh
chóng sẽ gây ra nhiễm trùng. Đôi khi, các vi khuẩn có hại
xuất phát từ khu vực hậu môn và chị em dễ dàng bị nhiễm
trùng do niệu đạo của họ ngắn và mở ra gần hậu môn hơn.
Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do
những thay đổi đáng kể của họ khi mang thai. Mức tăng của
các hormone progesterone làm cho cơ bắp của urethras khó
thư giãn. Điều này dẫn đến nước tiểu từ thận đến bàng
quang của bạn bị chậm lại, để nhiều thời gian hơn cho vi
khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng trước khi chúng thoát ra
khỏi cơ thể.


Cận nhận biết sớm những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường
niệu. (Ảnh minh họa)
Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể di chuyển đến
thận, gây nhiễm trùng thận và có nguy cơ gây thiệt hại
nghiêm trọng cho cơ quan này. Khi mang thai, nếu bị nhiễm
trùng thận mà không được điều trị ngay sẽ làm tăng nguy cơ
sảy thai hoặc sinh non. Do vậy, khi phát hiện ra bệnh nhiễm
trùng đường niệu, bạn cần được chữa trị kịp thời.
Các triệu chứng nhiễm trùng đường niệu:
- Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Đau bụng dưới, lưng dưới, xương chậu hoặc các vùng
xung quanh.
- Một cảm giác rằng bạn không thể đi tiểu nổi.
- Thay đổi lượng nước tiểu bạn vẫn đi (nhiều hơn hoặc ít
hơn)
- Nước tiểu có màu khác hoặc có máu, có mùi lạ.
- Có nhu cầu đi nhà vệ sinh thường xuyên.

Khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu, chị em nên đi khám
bác sĩ. (Ảnh minh họa)
- Nhiệt độ trong cơ thể thay đổi bất thường lúc nóng, lúc
lạnh.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
Chú ý: Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu đau dữ dội vùng
thận, nhiệt độ cơ thể tăng cao thì rất có thể tình trạng bệnh
đã lây lan sang thận.
Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn đường niệu khi
mang thai
Nếu bị nhiễm khuẩn đường niệu trong thời gian mang thai,
bạn sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào

mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ cho bạn sử
dụng những loại thuốc hợp lý để tránh ảnh hưởng đến thai
kỳ.
Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, một số biện pháp
đơn giản mà hữu hiệu làm bệnh tình thuyên giảm nhanh
chóng hơn là uống nhiều nước, nước ép nam việt quất, đi
tiểu thường xuyên…

×