Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề phòng nhiễm khuẩn đường niệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.48 KB, 5 trang )

Đề phòng nhiễm khuẩn đường niệu

Nhiễm khuẩn đường niệu gây áp-xe quanh thận (x).

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người
cao tuổi (NCT) thì gặp nhiều khó khăn hơn do sức đề kháng của NCT ngày một
suy giảm. Đường tiết niệu bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và
niệu đạo. Mỗi khi bị viêm một trong các bộ phận đó thì có thể làm ảnh hưởng đến
toàn bộ đường tiết niệu, nhất là ảnh hưởng đến thận. Đối với NCT, việc phát hiện
sớm bệnh viêm đường tiết niệu cũng như thực hiện một số biện pháp phòng bệnh
là hết sức cần thiết.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đối với NCT, do sức đề kháng ngày một giảm, thường mắc chứng sa sút trí
tuệ (ảnh hưởng rất lớn đến sự điều hoà của thần kinh trung ương), đi tiểu không
kiểm soát được nên dễ bị viêm đường tiết niệu ngược dòng. NCT có thể gặp
nhiễm khuẩn đường tiết niệu cả phần trên (thận) và cả phần dưới (niệu quản, bàng
quang và niệu đạo). Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến nhiễm khuẩn đường tiết
niệu ở NCT. Nguyên nhân có thể từ nội tại (nội sinh) và cũng gặp nguyên nhân
bên ngoài đưa đến (ngoại sinh). Nguyên nhân nội sinh gây nhiễm khuẩn đường
tiểu ở NCT như sỏi đường tiết niệu, một số trường hợp do cản trở dòng chảy của
nước tiểu, lâu dần nước tiểu bị nhiễm vi sinh vật gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
như một số bệnh của tiền liệt tuyến, bệnh đái tháo đường, chấn thương cột sống,
nằm lâu do bại liệt hoặc do bất động bởi cố định xương bị gãy (gãy xương đùi
hoặc xương chậu hay gặp ở NCT). Một số nguyên nhân ngoại sinh gây nên viêm
đường tiết niệu như nong niệu đạo, mổ lấy sỏi hoặc mổ u xơ tiền liệt tuyến bị bội
nhiễm, viêm tiền liệt tuyến đưa đến viêm đường tiết niệu.
Về căn nguyên gây nhiễm khuẩn cũng rất đa dạng nhưng chủ yếu là do vi
khuẩn. Một số vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng đường tiết niệu như E.coli,
Proteus, Enterobacter, S. sprophyticus, S. epidermidis, N. gonorrheae, C.
trachomatis, Mycoplasma... Trong các căn nguyên vi khuẩn này thì chiếm tỷ lệ
cao nhất vẫn là E.coli, thứ đến là Proteus, S. saprophyticus (tụ cầu hoại sinh).


Ngoài ra người ta còn gặp một số NCT bị viêm đường tiết niệu do vi nấm.
Những biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Một số triệu chứng hay gặp viêm đường tiết niệu ở NCT như đau lưng. Đau
lưng có thể âm ỉ và xuất hiện từng lúc nhưng có khi đau thành cơn rõ rệt, nhất là
những lúc có bưng bê hoặc xách, mang vật nặng. Nhiều trường hợp có sốt và rét
run (tuy nhiên ở NCT có sức đề kháng kém thì sốt nhẹ hoặc không sốt mà chỉ thấy
ớn lạnh), đi tiểu nhiều lần, tiểu khó (buồn đi tiểu nhưng không tiểu được) và có thể
tiểu đau, buốt. Màu của nước tiểu có thể đục, có thể màu hồng (đái ra máu đại
thể). Nếu viêm đường tiết niệu do có vật cản như sỏi đường tiết niệu thì thường
kèm theo đau lưng hoặc có cơn đau quặn thận có thể bị đái dắt, đái buốt... Để chẩn
đoán viêm đường tiết niệu, ngoài các triệu chứng lâm sàng cần làm các xét nghiệm
có liên quan như siêu âm, chụp Xquang, xét nghiệm nước tiểu tìm căn nguyên vi
khuẩn bằng cách cấy nước tiểu đúng thường quy mới hy vọng tìm ra căn nguyên
gây nhiễm khuẩn.
Hậu quả của viêm đường tiết niệu ở NCT
Viêm đường tiết niệu ở NCT nếu không phát hiện và điều trị tốt có thể đưa
đến một số biến chứng rất nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp tính có thể đưa
đến suy thận, áp-xe quanh thận. Viêm đường tiết niệu cũng có thể đưa đến nhiễm
khuẩn huyết là một bệnh cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của NCT.


Nên làm gì để phòng bệnh viêm đường tiết niệu

ở NCT?

Một biện pháp mà hầu như nên làm thường xuyên
là vệ sinh cá nhân. Vệ sinh đường sinh dục ngoài và xung
quanh vùng sinh dục. Nên tập thói quen uống nhiều nước
nhưng nên uống vào buổi sáng và chiều, cần hạn chế uống
nhiều nước trước khi đi ngủ buổi tối để tránh đi tiểu đêm

làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mỗi lần buồn đi tiểu là phải
đi tiểu ngay không được nhịn tiểu bởi vì nhịn tiểu làm cho
nước tiểu ứ đọng thời gian lâu sẽ gây bội nhiễm vi khuẩn
và nguy cơ sẽ làm nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược
dòng. Trước khi đi ngủ buổi tối nên nhớ đi tiểu. Nếu NCT
bị các bệnh như sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu
quản, sỏi bang quang...), các bệnh về tiền liệt tuyến thì cần
được khám bệnh để được giải quyết càng sớm càng tốt
tránh ảnh hưởng gây viêm đường tiết niệu khi đã biết rõ

nguyên nhân.

×