Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

An toàn đập trước lũ lớn (8): Trao đổi ý kiến về sự cố đập khi lũ lớn pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.62 KB, 5 trang )

An toàn đập trước lũ lớn (8):
Trao đổi ý kiến về sự cố đập khi lũ lớn

An toàn đập đã và đang là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của các tổ chức và cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đập. Nhiều chuyên gia, bạn
đọc đã gửi ý kiến và nhiều tư liệu cho BBT. Tiếp đây là ý kiến của các vị:

Giả Kim Hùng, Trưởng Chi nhánh miền Trung, Tổng Cty Tư vấn Thủy
lợi Việt Nam (HEC)
Nguyễn Trường Chấng và
Nguyen Thanh Thien: bạn đọc website.

Sự cố đập Itaipu (Brazil)


Rất mong các vị chuy ên gia thủy lợi - thủy điện và bạn đọc tiếp tục tham gia cuộc
trao đổi 'bàn tròn' về chủ đề "An toàn đập trước lũ lớn" đã được khởi động.

Ô. Giả Kim Hùng: Trả lời ô.Hoàng Đức Vân
1/Đập vừa thi công xong mới tích nước ở mức nước đâng (M ND) bằng 70%
chiều cao đập mà đã rò chảy thành dòng ở mang cống, rõ ràng là công trình chưa
đảm bảo chất lượng có thể cả về thiết kế và thi công. Đây thuộc vấn đề " nối tiếp
thân đập đất với các công trình xây đúc " đã được quy định và chỉ dẫn rất kỹ trong
14TCN157-2005 về Tiêu chuẩn Thiết kế (TCTK) đập đất đầm nén,tại các điều ở
mục 6.2.
2/ Cách xử lý của bạn như vậy là kịp thời và cần thiết ,theo TCN157 -2005 điều
6.2.2 có chỉ dẫn : CỐNG NGẦM TRONG ĐẬP ĐẤT ,ĐÔNG THỜI NÊN BỐ
TRÍ TẦNG LỌC NGƯỢC Ở HẠ LƯU BAO QUANH CỐNG SAU KHỐI CHỐNG
THẤM ĐỂ ĐẢM BẢO DÒNG THẤM QUA MẶT TIẾP XÚC ĐƯỢC LỌC QUA
TẦNG LỌC KHÔNG MANG THEO HẠT ĐẤT CỦA THÂN ĐẬP" Sau khi xử lý
kịp thời thành công CẦN PHẢI XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ, phải xem lại đồ án TK và chất


lượng thi công đã theo đúng các TCTK và Thi công chưa, tìm đúng nguyên nhân
để có biện pháp xử lý triệt để lâu dài.Có điều kiện Bạn nên đọc tài liệu "Sự cố một
số công trình thủy lợi ở Việt Nam và các biện pháp phòng tránh" của GS.TS. Phan
Sỹ Kỳ và " Sự cố và nguyên nhân sự cố các công trình thủy công ở các nước" do
Trung quốc biên tập ( đã dịch và xuất bản ở VN).Một số sự cố công trình trong 2
tài liệu này vẫn còn có tính thời sự.
Ô. Nguyễn Trường Chấng: Vấn đề Kiểm định (KĐ) an toàn đập & một số kinh
nghiệm
Các đập thủy điện và các hồ chứa nước nên xây đủ vững chắc đến mức tràn và tại
mức tràn nên có bệ tràn (phải chịu tốn kém thêm), để khi có bão lũ nhỏ thì tích
nước, khi có bão lũ to đầy hồ thì nước tự do tràn an toàn theo bệ tràn , khi ấy
lượng nước tràn và cường độ nước chảy chỉ bằng lúc chưa xây hồ đập.
Việc xả lũ (qua cửa xả dưới chân hay thân đập) chỉ sử dụng khi cần cải tạo đáy hồ
hay khi cần chống hạn cho vùng hạ du. Như vậy sẽ không có vấn đề “có nguy cơ
vỡ đập” (vì đã xây đủ vững chắc đến mức sử dụng, và phải làm như vậy) hay “xả
lũ khi bão lũ lớn”(vì khi có bão lũ, vùng hạ du đang bị ngập mà có người mở cửa
đập xả thêm nước (dù đúng quy trình hay không hay dù có bảo đảm rằng chỉ xả
bằng lượng nước mới đến hồ) thì cũng dễ gây tranh cải hơn là do nước tràn tự
nhiên).
Cũng không thể xả lũ khi nghe bão sắp đến vì lỡ xả rồi mà bão không đến thì nước
đâu để chạy máy phát điện.
Các hồ chứa nước và các đập thủy điện cũ nên gia cố lại như vầy chăng ? Nếu làm
được như vậy thì các năm sau, khi có bão lũ dù mạnh đến đâu, các hồ chứa nước
và các đập thủy điện cũng không bị dân hạ du gán trách nhiệm làm lũ mạnh thêm.
Việc hồ thủy điện có làm hạ lưu ít nước hơn lúc chưa có thủy điện chỉ xảy ra trong
trường hợp hồ làm chuyển dòng chảy sang vùng khác hoặc có cửa đưa nước trong
hồ đi phục vụ thủy lợi nơi nào đó mà thôi
Ô. Nguyen Thanh Thien: Về thuỷ điện Hố Hô
Không phải đập Hố Hô chỉ gặp sự cố ở trận lũ vừa qua đâu. Trong khi còn ở giai
đoạn thi công, đập Hố Hô cũng đã bị một trận lũ tràn qua đập cuốn bay cả nhà

máy, xe ủi, tháp trộn bê tông ở phía hạ lưu. Chưa nói đến còn những vấn đề khác
nữa. Thiết nghĩ công tác vận hành khai thác của thuỷ điện Hố Hô cần được
nghiêm túc đánh giá và có giải pháp triệt để cho sự an toàn đối với sinh mệnh của
hàng ngàn người dân Hà Tĩnh./.

×