Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bệnh Học Thực Hành: NÃI TIỄN pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.65 KB, 9 trang )

NÃI TIỄN
Đại Cương
Là một dạng chàm ở trẻ nhỏ còn bú (Anh Nhi Thấp Chẩn).
Còn gọi là ‘Lác Sữa’
Từ Nãi Tiễn xuất hiện trong sách ‘Ngoại Khoa Chính Tông’. Sau này các y gia dựa
theo nguyên nhân gây nên bệnh mà đặt nhiều tên khác nhau. Thí dụ như khi có thai
người mẹ ăn thức ăn cay nóng, vì vậy gọi là ‘Thai Tiễn’, ‘Thai Liễm’. Hoặc dựa
vào nguyên nhân do sữa gây nên vì vậy gọi là ‘Nhũ Tiễn’, ‘Nãi Tinh Sang’.
Tương đương với chứng Thấp chẩn nơi trẻ nhỏ của YHHĐ.
Nguyên nhân
. Do nhiệt độc từ trong thai truyền sang, thường do người mẹ khi có thai ăn những
thức ăn tanh, béo, nướng, khiến cho phong bị động hóa thành nhiệt gây nên.
. Do người mẹ sẵn có thấp nhiệt ở bên trong chuyển vào bào thai khiến cho khi
sinh ra, đứa trẻ bị nhiễm thấp nhiệt, phát ra ngoài da gây nên bệnh.
. Thấp nhiều sẽ khiến cho thủy tràn ra gây nên chứng ‘thấp liễm’ (Chàm ướt), nếu
nhiệt nhiều thì nổi vết ban đỏ, thành chứng ‘Can Liễm’ (Chàm khô).
Triệu Chứng
+ Chứng Thấp Nhiệt (Thấp Liễm – Chàm Ướt): Gặp nơi những trẻ mập, thường
phát ở vùng đầu mặt, gáy cổ những vùng có nhiều nếp (hăm). Vùng da có vết ban,
có nước rỉ ra, rồi khô, thành vẩy, ngứa, táo bón, nước tiểu vàng, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, hóa thấp, tư âm, chỉ dưỡng. Dùng bài Tả Hoàng Tán gia
giảm: Hoắc hương, Hoàng bá (sao), Phục linh bì, Hoàng cầm (sao) đều 6g, Thạch
cao (sống) 10g, Sơn dược, Phòng phong, Sơn chi đều 4,5g, Cam thảo 3g. Sắc uống.
+ Chứng Thai Nhiệt (Can Liễm – Chàm Khô): Thường gặp nơi trẻ gầy ốm, kém
dinh dưỡng, da mặt vàng, bắp thịt teo gầy, trên da có những đám (vệt) ban đỏ, rịn
ra ít nước dính hoặc khô, ngứa, ăn uống kém, bú xong khá lâu thì nôn ra, tiêu lỏng
hoặc tiêu phân sống, lưỡi đỏ sậm, ít rêu, mạch Hoãn.
Điều Trị: Thanh Tâm, đạo xích, phù Tỳ, dục âm. Dùng bài Tam Tâm Đạo Xích
Tán gia giảm: Liên kiều tâm, Sơn chi tâm đều 3g, Liên tử tâm, Huyền sâm, Thuyền
thoái đều 6g, Sơn dược, Bạch truật, Bạch thược (sao), Cốc nha (sao), Mạch nha
(sao) đều 10g, Cam thảo tiêu 4,5g, Đăng tâm 3 cọng. Sắc uống.


Thuốc Bôi
+ Trứng gà, bỏ tròng trắng chỉ lấy tròng đỏ, chiên lấy chất dầu trên mặt trưng,
Hàng phấn 10g, trộn đều, bôi (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị Học).
+ Bạch cương tằm, tán nhuyễn, sắc lấy nước rửa (Bì Phu Bệnh Trung Y Liệu Trị
Học).
+ Hoàng bá, Thạch cao, Bạch chỉ đều 30g, Hoàng liên, Ngũ bội tử đều 15g, Lô
cam thạch 24g. Tán nhuyễn, hòa với dầu (mè, dừa ) bôi (Bì Phu Bệnh Trung Y
Liệu Trị Học).
+ Lá Trầu không, giã nát, ngâm với rượu (khoảng 5~7 ngày), bôi lên vết chàm,
ngày 2 lần (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Chú ý: Trường hợp nhẹ điều trị có thể khỏi, không để lại sẹo. Nếu sau hai năm lại
bị tái phát, kéo dài không khỏi, có thể chuyển thành chứng ‘Tứ Loan Phong’ (Di
Truyền Quá Mẫn Tính Bì Viêm).
Bệnh Án Điển Hình
Trích trong ‘Đương Đại Danh Y Lâm Chứng Tinh Hoa’).
Trương X, nữ, 4 tuổi. Sau khi sinh 2 tháng thì bị chứng ‘thai liễm sang’. Đã trị
nhiều phương pháp hơn 3 năm qua. Nước vàng vẫn rỉ ra, vết thương không giảm.
Khe ngón tay ngón chân, vùng hố nách, mặt trong bắp đùi đều lở loét hoặc có có
từng đám ướt, da trắng bệch, khô, mủn, ngứa, lưỡi đỏ, ít rêu mà khô, mạch Tế Sác.
Chẩn đoán là Thấp chẩn mạn tính, thuộc loại âm hư, huyết táo.
Điều trị: Dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận táo, chỉ dưỡng.
Dùng: Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược, Bạch vi, Tử thảo, Thảo hà xa đều 15g,
Đơn bì, Bạch tiên bì, Kinh giới, Thanh đại, Cam thảo (sống) đều 6g, Hoàng bá,
Thủy ngưu giác, Xích thược đều 3g.
Dùng bài thuốc trên uống hơn một tháng. Uống hơn 20 thang thì hết thấp tà, vết
chàm ở da biến mất. Dùng bài thuốc trên bỏ Kinh giới, Bạch tiên bì, uống 4 thang
nữa, bệnh khỏi hẳn.
NẤM ĐẦU
Nấm đầu là loại nấm da nông phát sinh ở da đầu, tóc do nhiễm nấm, có tên là Thốc
Sang, Lại đầu sang.

Đặc điểm của bệnh là đầu có nhiều vảy kết thành đám, rất ngứa, tóc gãy và có các
chấm đen nhỏ, hình dáng cánh bướm vàng và khai mùi nước tiểu, trẻ nhỏ dễ bệnh,
lây truyền mạnh, lưu hành nhiều ở vùng nông thôn.
Nguyên Nhân:
Thường do phong độc xâm nhập gây bệnh.
Phần nhiều do cắt tóc, tấu lý lỏng lẻo, hoặc do tỳ vị thấp nhiệt nung nấu bốc lên
đầu gặp phải trùng độc sinh bệnh.
Thấp thịnh thì ngứa nhiều, chảy nước, phong nhiệt thịnh thì tóc khô, tróc vảy; lâu
ngày gây tổn thương da lông nên tóc rụng mà không mọc sinh chứng Thốc ban.
Triệu Chứng
1. Nấm vàng (Hoàng tiên): Bệnh phát sinh chủ yếu ở trẻ em 5 - 10 tuổi. Có lịch sử
tiếp xúc, gia đình, làng xóm hoặc tập thể có người bệnh tương tự. Bắt đầu vùng da
quanh lỗ nang lông có sần chẩn (lấy lỗ nang lông làm trung tâm) hoặc bào mủ nhỏ
phát triển dần to bằng hạt đậu nành khô kết lại thành vảy dày màu vàng, nhìn như
hình bướm chung quanh lồi, giữa lõm, sợi tóc mọc lên ở giữa gọi là vảy nấm vàng.
Lớp vảy khó bóc, nếu bóc sẽ lộ lóp da đỏ hồng nhuận ướt. Lớp da bị bệnh lan ra
tăng nhiều dần và dính kết với nhau thành mảng màu vàng dày, có mùi hôi đặc biệt
như nước tiều chuột, là đặc điểm quan trọng của bệnh nhân. Ngứa là triệu chứng
nổi bật, một số ít loét làm mù, kèm theo hạch bạch huyết lân cận sưng đau. Một số
ít lan ra ngoài da đầu như mặt, cổ gọi là nấm vàng, thân mình hoặc là móng tay
chân gọi là nấm móng. Đem sợi tóc mắc bệnh soi dưới kính hiển vi sẽ phát hiện
những sợi tơ nấm hoặc bào tứ nấm hình thuẫn.
2. Nấm trắng (Bạch tiên): Thường gặp ở trẻ em tuổi học trò, nam nhiều hon nữ.
Tổn thương da thường bắt gặp ở đỉnh đầu hoặc vùng chẩm, xuất hiện những sần
chẩn nang lông màu hồng nhạt, phủ một lớp vảy trắng hoặc trắng xám, lan dần ra
chung quanh các nơi khác ở đầu, rải rác to nhỏ không đều, phần lớn là những đám
vảy tròn hoặc hình không đều bờ rõ. Trong vùng bệnh tóc khô, dễ gãy, tóc nhổ
không đau, tóc bị bệnh thường tại vùng cách da đầu 2-4 cm, gãy nên tóc dài ngắn
không đều nhau, quanh vùng tóc khô thường có vành đai nấm màu trắng xam bọc
xung quanh.Ngứa ở mức độ khác nhau. Một số ít có sần chẩn đỏ sưng, làm mủ, kết

vảy hơi đau. Bệnh kéo dài nhiều năm, thường đến tuổi dậy thì có thể khỏi tự nhiên.
Soi sợi tóc bệnh dưới kính hiển vi có thể phát hiện nha bào nấm hình tròn.
3. Nấm chấm đen: Chủ yếu phát bệnh ở trẻ em, người lớn có ít. Bắt đầu ở da có hạt
tròn nhỏ hoặc ban vảy trắng rải rác bờ rõ. Ban nhỏ nhưng nhiều chân nấm phát
sinh viêm rõ hoặc có sẹo chấm. Do trong tóc có nhiều nấm ký sinh nên tóc mọc ra
khỏi da là đứt để lại chấm đen. Triệu chứng chủ yếu là ngứa, bệnh kéo là; nhiều
năm không khỏi. Sợi tóc bị bệnh phát hiện nha bào nấm hình lớn xếp thành chuỗi.
Chẩn Đoán:
Chẩn đoán nấm tóc chủ yếu dựa vào kết quả xét nghiệm phát hiện có nha bào nấm.
Cần phân biệt với :
Bạch tiên phong (viêm bã nhờn): phần nhiều gặp ở người lớn, viêm tại chỗ rõ rệt
kết vảy bã nhờn, tóc thưa nhưng không có tóc gãy, xét nghiệm nấm âm tính.
- Vảy nến: có ban vảy trắng dày ở đầu nhưng không có tóc gãy, các vùng khác của
cơ thể có tổn thương vảy nến. Xét nghiệm nấm âm tính.
Điều Trị:
a - Thấp Nhiệt: da có bào mủ, vỡ chảy nước nhầy, kết vảy vàng, có mùi hôi của
nấm, ngứa, nóng trong người, khát không muốn uống. Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy,
mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc, sát trùng. Dùng bài Khổ Sâm Hoàn hợp
Trị Tiên Phong gia giảm (Khổ sâm, Thạch xương bồ, Phù bình, Thường nhĩ.
Thương truật, Khổ sâm, Ô tiêu xà, Hoàng cầm, Hương phụ).
b - Huyết táo: Da đỏ nhạt, vảy thành miếng, sợi tóc khô, dễ gẫy rụng, hơi ngứa,
miệng khô, ít uống nước, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu ít hoặc vàng mỏng, mạch nhỏ.
Điều trị: Dưỡng huyết, nhuận da, sát trùng. Dùng bài Khổ Sâm Hoàn hợp Tứ Vật
Thang gia giảm.
2. Phép trị bên ngoài:
a - Cắt tóc: Cạo đầu 1 lần lúc bắt đầu, sau đó cứ 7 – 10 ngày cạo tóc 1 lần, 3 lần là
1 liệu trình. Nếu vùng bệnh nhỏ có thể dùng nhíp nhổ sạch, 7 - 10 ngày 1 lần, 3 lần
là 1 liệu trình.
b - Gội đầu: Mỗi ngày dùng nước nóng có xà bông hoặc 10% nước phèn chua gội 1

lần, gội sạch hết vảy trong thời gian 1 tháng.
c - Bôi thuốc: Bôi mỡ Lưu huỳnh hoặc mỡ Hùng hoàng 10% mỗi ngày 2 lần sáng
và tối, liên tục trong 6 tuần. Bôi xong đắp giấy dầu, đội mũ.
d - Đắp thuốc Đông y: Dùng Hoàng bá, Hoàng tinh lượng vừa đủ, sắc lấy nước đắp
lên.
Bài thuốc kinh nghiệm:
1. Khô phàn 30g, Hồ tiêu 15 hột. Tất cả tán bột mịn, dùng dầu mè trộn bôi.
3. Khổ Luyện Lưu Hoàng Cao : Khổ luyện tử sao vàng tán bột mịn cùng với bột
lưu hoàng trộn đều chế thành cao mềm 20% Khổ luyện tử và 10% Lưu hoàng. Cạo
hết tóc vùng bệnh, mỗi ngày dùng xà bông gội sạch và bôi thuốc 1 lần, 3 tháng là 1
liệu trình. Sau 3 tuần, mỗi tối bôi thêm cồn Iod 5-7%. Báo cáo đã dùng trị cho 48
bệnh nhân đều khỏi (xét nghiệm soi nha bào nấm mỗi tuần 1 lần, 3 lần liên tục âm
tính). (Bộ Môn Bệnh Ngoài Da, Viện Y Học Quý Dương Tỉnh Quý Châu).
Dự Phòng Và Điều Dưỡng
1 Thường xuyên kiểm tra đầu trẻ em để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm.
2. Đối với áo quần đồ dùng của trẻ mắc bệnh phải thường xuyên phơi giặt nhúng
nước sôi để diệt nấm. Dụng cụ cắt tóc nên thường xuyên tiệt trùng để tránh môi
giới truyền bệnh.
3. Tóc của bệnh nhi có bệnh phải được đốt tiêu hủy diệt nấm.
4. Người bệnh và thầy thuốc phải nắm phương pháp điều trị, bên ngoài kiên trì
dùng thuốc điều trị đến lúc khỏi bệnh.
5. Cao Tỏi Trị Nấm Đầu (Vương Chánh Nghi, Bộ Môn Vi Sinh Vật, Viện Y Học
Tứ Xuyên): Chọn tỏi vỏ tím, bỏ vỏ, rửa sạch. Giã nát, ép lấy nước. Trộn với Sulfat
Magnesium 5g, mỡ Dê 5g, mỡ Heo 60g, trộn thật đều, chế thành mỡ Tỏi tỉ lệ khác
nhau để dùng. Lúc bắt đầu từ 1-4 tuần, bôi mỡ tỏi tỷ lệ 30%, từ 5-8 tuần bôi tăng
loại 50%, từ tuần thứ 9 trở đi bôi loại 70%. Phải cắt tóc trụi vùng bệnh và mỗi ngày
trước khi bôi phải rửa sạch bằng nước xà bông mỗi ngày 1 lần, và sau khi bôi phải
đội mũ vải để phòng ngứa gãi. Đã trị 95 ca các loại nấm đầu khỏi 6 ca, tốt 6 ca,
tiến bộ nhiều 49 ca, 64% bệnh nhân có kết quả tốt.


×