Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài thu hoach học phần địa lí tự nhiên Việt Nam đại cương_Ghềnh Đá Dĩa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.04 KB, 7 trang )

Bài thu hoach học phần địa lí tự nhiên Việt Nam đại cương
GHỀNH ĐÁ DĨA
I. Vị Trí:
Dọc bờ biển của đất nước
Việt Nam có rất nhiều ghềnh đá
song có lẽ độc đáo và hấp dẫn
vào bậc nhất phải kể đến ghềnh
Đá Dĩa. Ghềnh Đá Dĩa thuộc xã
An Ninh Đông, huyện Tuy An,
tỉnh Phú Yên cách ngã ba ngã ba
Ngân Sơn, quốc lộ 1A khoảng
12km về phía Đông và cách
thành phố Tuy Hòa khoảng 40
km, được Bộ Văn Hóa-Thể
Thao và Du Lịch công nhận Di
tích thắng cảnh cấp quốc gia
ngày 23\01\1997. Nơi đây được chọn điểm đến ưu tiên trong năm du lịch quốc gia
năm 2011.
II.Đặc điểm tự nhiên:
Nhìn từ trên cao, ghềnh đá như một tổ ong khổng lồ màu đen tuyền. Các cột đá có
tiết diện hình lục giác hoặc tròn giống chiếc đĩa cao chừng 60 - 80cm, dựng đứng, đều
đặn, lớp nọ xếp liền lớp kia. Có những chỗ đá xếp cao và thẳng, có những chỗ đá lại
xếp trải dài hoặc nghiêng
nghiêng, rất giống những
chiếc dĩa đặt chồng lên
nhau. Đó cũng là lí do vì
sao ghềnh có tên là Đá Đĩa.
Nhìn từ xa, người ta
cứ tưởng đá là những cột
đá chất chồng lên nhau.
Đến thật gần để quan sát,


những cột đá tưởng chừng
rời rạt này thật ra là một
khối đá to khoảng hơn
1km
2
. Bề mặt khối đá có những vết nứt thẳng gần như đều đặn tạo hình khối lục giác
và hình tròn. Ai mới nhìn vào cứ tưởng có một người khổng lồ xếp chồng những cột
đá này làm quà tặng cho con người. Ước tính, có khoảng 35.000 cột đá xếp chồng tạo
nên danh thắng này. Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở ghềnh Đá Đĩa là loại đá
SVTH: Trần Phương Tâm, MSSV: 6106744 trang:1
Bài thu hoach học phần địa lí tự nhiên Việt Nam đại cương
bazan được hình thành được hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa vùng cao
nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa), cách vị trí ghềnh Đá Đĩa hiện nay khoảng 30km. Khoảng
200 triệu năm trước, núi lửa hoạt động, nham thạch phun từ miệng núi lửa ra sát biển,
gặp nước biển lạnh nên lập tức bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực
gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những
cột đá bị cắt thành nhiều khúc. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng
đứng hoặc xiên ngang, đồng thời lại có những đường nứt ngang cắt các cột đá thành
nhiều khúc.
Qua nhiều năm, ghềnh Đá
Đĩa nửa nổi nửa chìm trong
nước biển, sóng vỗ lên mài
dũa cho đá một màu đen
huyền, có những chỗ in
dấu thời gian hằn xuống
lốm đốm như tổ ong. Giữa
ghềnh là một lõm trũng,
nước đọng thành từng
vũng. Xung quanh vũng,
đá dựng tầng tầng, thẳng

tắp.Sự vô tình của tự nhiên
đã tạo nên một kiệt tác mà
kỹ thuật hiện đại khó làm được. Xung quanh có khá nhiều đảo, núi đá nhưng chỉ có
Ghềnh Đá Đĩa được thiên nhiên ưu ái tác tạo thành. Nếu nói đây là nàng con gái mỹ
miều trước biển thật không ngoa
Bên cạnh ghềnh Đá Đĩa là khu vực Bãi Bàng với những tảng đá màu vàng óng ả.
Phía bên này làng chài là những hàng dừa xanh cao vút. Tại đây, bạn có thể lắng nghe
tiếng gió vi vu hòa lẫn tiếng sóng rì
rào.
Phía Nam ghềnh Đá Đĩa có bãi cát hình
lưỡi liềm, trắng, sạch và mịn, dài
khoảng 3km, đây là nơi lý tưởng để
xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu
dịch vụ thể thao trên biển. Phía Bắc
ghềnh Đá Đĩa có bãi đá nham thạch rất
đẹp trãi dài trên 500m, lên đến ghềnh
SVTH: Trần Phương Tâm, MSSV: 6106744 trang:2
Bài thu hoach học phần địa lí tự nhiên Việt Nam đại cương
Đèn là cửa vịnh Xuân Đài - một vịnh nổi tiếng của Phú Yên đang khảo sát đề nghị
công nhận vịnh đẹp thế giới.
Thả mình trong một không gian thơ mộng, với bãi cát trắng mịn, nước biển trong
xanh, phong cảnh còn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ… chắc chắn sẽ để lại ấn tượng khó
quên cho bạn khi đến thăm Phú Yên, vùng đất xưa nay vẫn được mệnh danh là “trù
phú và yên bình” nhất của dải đất miền Trung
Thoạt nhìn, cứ tưởng như có sự sắp xếp của bàn tay con người. Nhưng đó phải là
người khổng lồ, bởi lẽ để có được những tảng đá dựng đứng nặng hàng tạ, đều đặn
như hình ngũ giác, lớp nọ xếp liền theo lớp kia trên một vùng rộng lớn không thể con
người một sớm một chiều làm được.
Ở chỗ nước ngập, con tàu biển bám vào đá dày đặc. Rong mức (một loài rong
biển) dạt vào ghềnh, phơi khô trên đá thành từng mảng. Gỡ một nhúm rong mứt, cắn

vào, thấy mằn mặn, dai dai, rất thích. Du khách khắp nơi về thăm Ghềnh Ðá Ðĩa đi
chân không trên đá nghe êm mát. Trai gái ngồi trên đá tự tình nghe gió rì rào và sóng
vỗ. Xa xa là bãi
Bàng - bãi tắm cát
như tấm nệm trắng
tinh chờ đón du
khách.Ðứng trên
Ghềnh Ðá Ðĩa du
khách sẽ thấy những
ngư ông xô thuyền,
dùng đá cuội ném
cá. Từng đàn cá bơi
trong màu nước
trong veo bị tung đá
bắn lên cao. Ngư
ông nghiêng người
cúi xuống nhặt
những con cá bạc
tròn múp, mình
cong cong bỏ vào thuyền mang về.Nối liền với Ðá Ðĩa là ngọn núi nhỏ xinh xinh được
tạo bởi những cột đá hình đa giác. Du khách muốn đến đây phải băng qua ghềnh nhỏ.
Một bên là vực sâu, sóng va vào đá ràn rạt, hắt vị mặn nồng lên cao. Bước thêm một
đoạn nữa du khách sẽ thấy những cây xấu hổ, xương rồng trổ hoa nơi lưng chừng núi
như bức tranh chấm phá kỳ ảo của thiên nhiên. Ðến Ðá Ðĩa du khách sẽ bị cuốn hút
bởi vẻ đẹp huyền hoặc. Ở giữa ghềnh có một lõm trũng. Nước mưa và nước biển đọng
SVTH: Trần Phương Tâm, MSSV: 6106744 trang:3
Bài thu hoach học phần địa lí tự nhiên Việt Nam đại cương
vào tạo thành một vũng, lâu ngày các loài cá nhỏ đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng bơi lội
tung tăng. Xung quanh lõm, đá dựng tầng tầng. Người tham quan sau một chặng
đường mệt mỏi cứ việc dựa lưng vào đó mà ngơi nghỉ thảnh thơi. Sóng đập vào ghềnh

thường xuyên và bất ngờ nên khách mới đến lơ mơ dễ bị ướt cả áo quần. Những ngọn
sóng đập và ghềnh tạo nên những chùm tia nước trắng xóa, rất đẹp.Bên cạnh ghềnh Đá
Đĩa là khu vực bãi Bàng, với những tảng đá màu vàng sáng nằm lặng yên dưới những
tàng cây bàng rợp mát. Đây là nơi nghỉ ngơi, cắm trại, dã ngoại lý tưởng. Bãi Bàng đã
từng ghi vào ca dao:
"Chiều chiều sóng vỗ bãi Bàng Một ngày xa bạn, (dẫu) ăn vàng (cũng) không
ngon!"
Đá Đĩa, bãi Bàng còn gắn liền với một địa danh phía trên đó là "hòn đá lực
lượng", một hang đá sâu và rộng có thể chứa được cả trăm người. Nơi đây là lưu
truyền những huyền thoại về một thời chiến tranh: có một đại đội chủ lực của ta ban
ngày ẩn náu trong hang, ban đêm xuất kích như thần, giáng cho quân thù những đòn
sấm sét, bất ngờ.
Nhưng người chụp ảnh nếu không đề phòng có thể ướt cả ống kính."Chồng đĩa"
thiên nhiên này rộng hàng nghìn mét vuông, nằm sát mép biển. Mặc cho sự bào mòn
của thời gian và sóng biển, ghềnh đá vẫn giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu. Hàng triệu cột đá
tựa vào nhau, uốn thành từng cụm, với hình dạng và độ cao khác nhau.
Xung quanh vũng, đá dựng tầng tầng, ngồi ở đây tựa lưng vào đá, để tâm hồn thư
thái mà ngắm từ trời cao lồng lộng đến biển rộng mênh mông. Nắng hồng, gió mát hòa
với tiếng sóng vỗ nhịp đều, trong khung cảnh ấy lòng ai không xao động. Du khách
cũng có thể đi theo tuyến đường ven biển, từ tp.Tuy Hòa đến ghềnh Đá Đĩa dài khoảng
35km, hiện đang thi công xây cầu bê tông thay cho cầu gỗ.
Khi vào mùa xuân hoặc mùa hè, du khách có thể đi bằng thuyền (mất từ 1- 2giờ),
xuất phát từ bến cảng phường 6, tp.Tuy Hòa đi dọc ven bờ biển ra hướng Bắc là đến
ghềnh Đá Đĩa.Tuyến đi này khá thú vị bởi du khách thường có thể ngắm cảnh đẹp của
biển, các bãi tắm, các hòn đảo…Trong suốt hành trình vừa có thể kết hợp tham quan
vịnh Xuân Đài. Hoặc từ bến cảng Dân Phước, thị xã Sông Cầu, du khách có thể đi
thuyền tham quan vịnh Xuân Đài đi ra cửa vịnh ở phía Nam là đến ghềnh Đá Đĩa.
III.Tiềm năng du lịch:
Tất nhiên, ở Việt Nam không có nơi nào kỳ lạ thế ngoài ghềnh Đá Dĩa.Tuy nhiên
ghềnh Đá Đĩa không phải là điểm du lịch đắt khách, bởi khách đến đây không có sẵn

SVTH: Trần Phương Tâm, MSSV: 6106744 trang:4
Bài thu hoach học phần địa lí tự nhiên Việt Nam đại cương
khách sạn để nghỉ ngơi cũng chả có quán xá, nhà hàng để ăn uống, thư giãn. Du khách
đến đây vẫn còn khá thưa thớt, vì khu vực này đây không có bãi biển để tắm hoặc dịch
vụ khai thác du lịch ở đây còn quá nghèo nàn.Thêm nữa, đường đến ghềnh nhiều đoạn
khó đi, chỉ 40 km nhưng bạo tay lái cũng phải đi hơn tiếng đồng hồ Đường vào
ghềnh đá này không xa lắm nhưng đủ làm nản lòng những ai chỉ thích tiện nghi. Còn
đối với những khách du lich mê khám phá, đây là một chuyến đi đầy thú vị. . Đừng
quá lo lắng! Sự thân thiện của cư dân bản địa và thiên nhiên tuyệt mỹ giá trị gấp mấy
lần những tiện nghi của resort xếp hạng sao. Để hành lý sang một bên, khách có thể
buông câu câu cá biển. Thú vị nhất là cùng thanh niên địa phương lần mò trong các
vách đá cập bờ biển xeo vú nàng, một loại ốc hình nón. Hải sản săn bắt được làm bữa
ăn thêm thịnh soạn toàn những sơn hào hải vị.
Tắm biển, mò
bắt hải sản đã
chán, khách
ngồi trên
những phiến đá
ngắm biển
cũng cảm thấy
xứng đáng với
công sức mình
bỏ ra. Hàng
ngàn năm nay,
sóng biển ngày
đêm vỗ về
ghềnh đá, tung lên những đợt trắng xóa, văng tung tóe. Vùng biển này hoang sơ đến
mức không thể hoang sơ hơn. Con người sống chan hòa và trân trọng thiên nhiên nên
vạn vật được giữ nguyên nét nguyên thủy của nó. Đó chính là điều kiện tốt để thu hút
khách du lich, níu chân khách trở lại lần sau. Trên đường thiên lý, Ghềnh Đá Đĩa luôn

tạo sự hấp dẫn, buộc khách phải dừng chân. Hiện nay, đường vào đây đang được nâng
cấp và mở thêm tuyến đường mới, hứa hẹn là vùng đất du lịch tiềm năng cho nhà đầu
tư. Phú Yên có bề dày văn hóa gắn với lịch sử mở mang bờ cõi. Đặc biệt, lễ hội dân
gian ở đây rất phong phú, là những sản phẩm du lịch độc đáo. Hàng năm, tỉnh này có
hàng chục lễ hội dân gian, như: đánh bài chòi, cầu ngư, lễ ở các đền chùa của người
Việt và người Hoa, lễ đâm trâu của người Ba Na, lễ bỏ mã của người Ê-đê
Sau khi đi hết con đường cực hơn đi cày, trước mắt khách du lich là một bãi đá
khổng lồ nhô ra biển trông như những chiếc cột được đục đẽo đều đặn chất chồng lên
SVTH: Trần Phương Tâm, MSSV: 6106744 trang:5
Bài thu hoach học phần địa lí tự nhiên Việt Nam đại cương
nhau theo hình xiên. Mọi vất vả, mệt nhọc như tan biến, nhiều người hét lên thể hiện
một cảm giác thật đã khi tận mắt chứng kiến tuyệt tác của thiên nhiên Tất nhiên, tất
cả những cản trở đó không thể ngăn được những khách hiếu kỳ muốn tới chiêm
ngưỡng một trong những thắng cảnh được xem là một tác phẩm kỳ lạ của thiên nhiên.
Ngoài giá trị cảnh quan thiên nhiên vô cùng kỳ thú, nơi đây còn là một hiện tượng
địa chất độc đáo ở Việt Nam đang cần các nhà địa chất học khám phá, giải mã. Được
công nhận là danh thắng quốc gia năm 1998, ghềnh Đá Đĩa đã khiến nhiều du khách
từng đặt chân đến không khỏi trầm trồ kinh ngạc. Người cất công đến đây chủ yếu là
những người ưa du lịch bụi và những tay chơi ảnh nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Có lẽ
vì thế, xem ảnh ghềnh Đá Đĩa trên các trang web du lịch và trên bưu ảnh đẹp hơn bên
ngoài khá nhiều.
Thực tế, ghềnh không quá lớn, cũng không thật cao để tạo nên sự kỳ vĩ, nhưng
quả thật những phiến đá xanh hay sẫm màu nước biển dựa vào nhau nghiêng hay
thẳng, theo chiều dọc hay chiều ngang đều toát lên vẻ mạnh mẽ và nhịp điệu riêng biệt
khiến cho những ai từng tới đây đều có một ấn tượng đặc biệt. Du lịch tắm biển nghỉ
dưỡng cũng bắt đầu phát triển tại đây. Bãi cát trắng sạch và thoai thoải nếu được đầu
tư thỏa đáng chắc chắn sẽ giúp Phú Yên có nguồn thu đáng kể từ nghềnh du lịch
không khói.Thả mình trong một không gian thơ mộng, với bãi cát trắng mịn, nước
biển trong xanh, phong cảnh còn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ… chắc chắn sẽ để lại ấn
tượng khó quên cho bạn khi đến thăm Phú Yên, vùng đất xưa nay vẫn được mệnh

danh là “trù phú và yên bình” nhất của dải đất miền Trung.Du khách đến đây có cảm
giác như được chiêm ngưỡng một tác phẩm "trò chơi Lego". Những viên đá hình tròn
và đa giác xếp chồng, khít vào nhau trông thật lạ. Mỗi viên đá có độ cao chừng 60 - 80
cm. Có những chỗ đá xếp cao và thẳng. Có những chỗ đá lại xếp trải dài hoặc nghiêng
nghiêng, trông như những chiếc đĩa đặt chồng lên nhau một cách cẩu thả.
Trong năm 2010, khi tuyến đường du lịch ven biển từ thành phốTuy Hòa đến
ghềnh Đá Đĩa và tuyến đường từ quốc lộ 1A đến ghềnh Đá Đĩa được hoàn thành tiềm
năng du lịch to lớn của danh thắng độc đáo này sẽ đột phá mạnh mẽ, trổ thành điểm
thu hút khách và là điểm nhấn của du lịch Phú Yên trên bản đồ du lịch Việt Nam và
thế giới. Đặc biệt, ghềnh Đá Đĩa sẽ là một điểm đến ưu tiên của du khách trong năm
du lịch quốc gia năm 2011 được tổ chức tại Phú Yên.
SVTH: Trần Phương Tâm, MSSV: 6106744 trang:6
Bài thu hoach học phần địa lí tự nhiên Việt Nam đại cương

,
SVTH: Trần Phương Tâm, MSSV: 6106744 trang:7

×