Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đồ án nghệ thuật giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.51 KB, 36 trang )

Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua nhiều thời kỳ, ngôn ngữ đã và đang phát triển không ngừng. Nó thể hiện,
diễn đạt tâm tư, suy nghĩ và mong ước của mọi người, mọi thế hệ. Đặc biệt là trong
thế kỉ XXI, thế kỉ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại sẽ mở ra cơ
hội tốt đẹp cho sự phát triển toàn diện của đất nước ta.
Tiếng Việt là công cụ giao tiếp chính giữa các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở
một số phạm vi sử dụng, có sự "cạnh tranh" giữa tiếng Việt với một số tiếng nước
ngoài, đặc biệt là với tiếng Anh. Từ đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự
trong sáng của tiếng Việt trong xã hội phát triển hiện nay.
Tuy vậy, tiếng Việt luôn luôn có vai trò quyết định trong việc giữ gìn và bảo tồn
các di sản văn hóa của mình. Những "tranh chấp" mới xuất hiện và cũng là gay gắt
nhất của các biến thể mới trong tiếng Việt (kể cả phạm vi phong cách) là giữa xu
hướng "quốc tế hóa" và xu hướng "Việt hóa".
Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài này là mong muốn trong mỗi chúng ta
nên nhận định đúng về ngôn ngữ giao tiếp và đặc biệt là giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
2. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp (cụ thể là tiếng Anh)
3. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần chính:
Phần A: Cơ sở lý luận về ngôn ngữ giao tiếp
Phần B: Thực trạng của việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt
Phần C: Giải pháp cho việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt.
Vì đề tài này mới và rộng nên thiếu sót trong quá trình hoàn thành đồ án là khó
tránh khỏi. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cám ơn!
GVHD: Lê Thị Hải Vân 1 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN




























GVHD: Lê Thị Hải Vân 2 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
3. KẾT CẤU ĐỀ TÀI 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2
MỤC LỤC 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP 4
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIAO TIẾP 4
1.1.2. Chức năng và vai trò của giao tiếp 4
1.1.3. Nguyên tắc trong giao tiếp 5
1.1.4. Phương tiện giao tiếp 7
1.2. NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP 10
1.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ 10
1.2.2. Chức năng và vai trò của ngôn ngữ 10
1.2.3. Phân loại ngôn ngữ 11
1.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT 12
1.3.1. Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước 12
1.3.2. Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc 12
1.3.3. Tiếng Việt trong thời kỳ độc lập tự chủ 12
1.3.4. Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc 12
1.3.5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LẠM DỤNG NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO
TIẾP TIẾNG VIỆT 13
2.1. SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 13
2.1.1. Sự hình thành và thâm nhập của ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt 13
2.1.2. Sự thông dụng của tiếng nước ngoài (cụ thể là tiếng Anh) tại Việt Nam 16
2.2 NHỮNG ĐỐI TƯỢNG TIẾP NHẬN NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP 18

2.2.1. Giới trẻ 20
2.2.2. Giới công sở 21
2.3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC LẠM DỤNG NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP 23
2.3.1. Nguyên nhân khách quan 23
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan 23
2.4. ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐÊN SỰ TRONG SÁNG
CỦA TIẾNG VIỆT 23
2.4.1. Những mặt tích cực của ảnh hưởng tiếng nước ngoài 23
2.4.2. Những mặt trái của việc lạm dụng tiếng nước ngoài 24
2.5. Ý THỨC VÀ VĂN HÓA TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG SÁNG, KỂ CẢ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NƯỚC
NGOÀI 29
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆC LẠM DỤNG NGÔN NGỮ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP
TIẾNG VIỆT 31
3.1. BẢO VỆ TIẾNG VIỆT BẮT ĐẦU TỪ NHÀ TRƯỜNG 31
3.2. GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT 31
3.2.1. Về phần của đảng và nhà nước. 31
3.2.2. Về phần của toàn dân: 32
KẾT LUẬN 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
GVHD: Lê Thị Hải Vân 3 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÔN NGỮ GIAO TIẾP
1.1. Tổng quan về giao tiếp
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp
Giao tiếp là mối quan hệ qua lại giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc
tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về
cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác,
giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người- người, hiện thực hoá các
quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình

thức khác nhau sau đây:
- Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
- Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
- Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng.
1.1.2. Chức năng và vai trò của giao tiếp
1.1.2.1. Chức năng thông tin
GVHD: Lê Thị Hải Vân 4 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
Qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi
cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu nhận và xử lý
thông tin là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách.
1.1.2.1. Chức năng cảm xúc
Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc
mới giữa các chủ thể. Vì vậy giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình
cảm của con người.
- Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau
Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen…
của mình, do đó các chủ thể có thể có nhận thức được về nhau làm cơ sở đánh giá lẫn
nhau. Điều này quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá
của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình.
- Chức năng điều chỉnh hành vi
Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân,
trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có
thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể
khác.
- Chức năng phối hợp hoạt động
Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải
quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung. Đây là một chức năng giao tiếp
phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội loài người, nhu cầu giao

tiếp là một trong những nhu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người.
Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã
hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân
mình, tự đối chiếu so sánh với người khác vơí chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân
mình như một nhân cách để hình thành thái độ giá trị cảm xúc. Hay nói một cách khá
đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức
1.1.3. Nguyên tắc trong giao tiếp
GVHD: Lê Thị Hải Vân 5 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
1.1.3.1. Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu:
Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta
thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp, ít khi tách ra được
dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm của họ và lại càng không xác
định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có thể có của những ưu điểm và nhược điểm
đó. Con người cũng dễ bị chi phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu".
Kết quả là dễ mắc sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật
ứng xử là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu.
Ở nguyên tắc này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành công,
ta tạm chia thành các bước sau:
Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người. Thấy cái mạnh,
lợi thế của ta (cái ta có mà người không có).
Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây sự tin tưởng).
Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và cách cộng tác,
tương lai của sự cộng tác đó.
Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình.
1.1.3.2. Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án:
Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức tín tốt, những
mặt mạnh, những ưu điểm ) và có cả những giá trị âm (-) (những tính xấu, những mặt
yếu, những khuyết điểm ) thì với người này có thể tới 90 (+), có 10 (-) hoặc ở người

khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-). Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra "dấu cộng"
trong cả khối "dấu trừ" và phát hiện kịp thời "dấu trừ" trong "vô khối dấu cộng" để có
thể dự đoán được tác động có hại của mặt trái "dấu trừ" mà khởi thủy của nó chỉ là
một chấm nhỏ rất mờ nhạt trong cả khối "dấu cộng".
Điều quan trọng hơn trong phép ứng xử là tìm ra những chất xúc tác để kích thích
phản ứng đổi dấu tích cực xảy ra theo hướng 1 (+) trở thành n (+) và n (-) giảm xuống
còn 1 (-).
1.1.3.3. Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu:
GVHD: Lê Thị Hải Vân 6 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
Điều khó nhất trong giao tiếp ứng xử là đối tượng thờ ơ, không có nhu cầu. Bạn sẽ
ứng xử như thế nào khi đối tượng không muốn nói chuyện, không muốn nghe bạn can
ngăn, không muốn hợp tác với bạn v.v ?
- Hãy gợi trí tò mò hoặc cho họ thấy cái lợi, cái vui mà bạn đang có, còn người ấy
đang thiếu, đang cần.
- Chỉ cho họ bằng cách nào đó, thấy tia hy vọng vào kết quả, gây thiện cảm, tạo sự tin
tưởng.
- Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến chứ không có lùi,
ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào đó đã được hình thành.
- Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc đang tiến hành.
- Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp.
- Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới ủng hộ.
- Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất, có thể tạo ra những
vấp ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phòng tính tự kiêu.
Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi người phải biết ứng biến và điều quan
trọng hơn là hãy tìm cho được sơ đồ đi tới thành công riêng của mình.
1.1.4. Phương tiện giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các ứng xử rất đa dạng và
phong phú, thể hiện qua ngôn ngữ nói và viết: qua nét mặt, cử chỉ, tư thế, giọng nói,
trang phục, cách sử dụng không gian trong giao tiếp… Đó là một hệ thống toàn vẹn,

không có sự tách rời giữa biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Các
phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đích giao tiếp thành hiện thực
trong thực tế.
1.1.4.1. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ, con
người có thể truyền đi bất cứ lại thông tin nào, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả
sự vật. Nó dựa vào các yếu tố:
GVHD: Lê Thị Hải Vân 7 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
- Nội dung ngôn ngữ: nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức để tồn tại là: Khách quan
và chủ quan. Hiểu được cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong giao tiếp, còn
được gọi là khả năng đồng cảm.
- Tính chất của ngôn ngữ: Gồm nhịp điệu, âm điệu, ngữ điệu… Có vai trò hết sức
quan trọng trong giao tiếp, nó tạo lời thế cho ta để giao tiếp được thành công. Điệu bộ
khi nói sẽ phụ học theo lời nói để giúp thêm nghĩa cho nó. Tuy nhiên điệu bộ phải phù
hợp với phong tục tập quán, nền văn hóa, do đó đừng gò ép mình bằng cách bắt chước
điệu bộ của người khác, vì điệu bộ tự nhiên là đáng yêu nhất.
Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tín hiệu thứ
hai: lời nói và chữ viết.
Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp xã hội bởi
nó có những chức năng: chức năng thông báo, chức năng diễn cảm và chức năng tác
động.
Giao tiếp ngôn ngữ có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức. Trong giao tiếp, tùy
vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh… mà người ta sử dụng các hình thức biểu đạt
ngôn ngữ khác nhau. Theo như cách chia của trường phái Palo Alto thì có giao tiếp chỉ
định và giao tiếp loại suy; hay bác sỹ Nguyễn Khắc Viện thì lại gọi là giao tiếp nói chỉ
(chỉ định) và giao tiếp nói ví (loại suy). Trong tiếng Việt tương ứng với cách gọi như
trên ta còn có thể gọi là hiển ngôn và hàm ngôn.
1.1.4.2. Phương tiện giao tiếp bằng phi ngôn ngữ
Là tất cả các kích thích bên ngoài và tâm lí bên trong của con người không phải là

lời nói và chữ viết, bao gồm sự chuyển động của thân thể, các đặc điểm của cơ thể
được biểu lộ ra ngoài, các đặc điểm giọng nói và sự sử dụng không gian và thời gian.
Nghiên cứu phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ rất quan trọng, nó giúp ta nhạy
cảm hơn trong giao tiếp.
- Ngôn ngữ cơ thể
• Sự biểu cảm: nét mặt, nụ cười, ánh mắt…
• Những minh họa: điệu bộ, cử chỉ đi kèm và bổ túc cho lời nói.
• Những biểu tượng: Những động tác được “từ điển hóa” một cách chính xác.
GVHD: Lê Thị Hải Vân 8 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
- Đặc điểm cơ thể
• Ngoại hình là nững đặc điểm tự nhiên ít thay đổi ngư: Dáng người, màu da và
những đặc điểm thay đổi đượcnhuw tóc, râu, trang điểm trang sức.
• Dựa vào ngoại hình để lựa chọn trang phục phù hợp trong mỗi môi trường giao
tiếp.
- Tư thế: Nó liên quan mật thiết với vai trò vị trí xã hội của cá nhân, thông thường
một cách vô thức, nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đảm nhận
• Sự đi đứng: Dáng đi, thế đứng nói lên được phong cách của người giao tiếp.
• Thế ngồi: Thể hiện được đức tính và bản chất của người giao tiếp.
- Giọng nói: Là nhịp điệu, âm thanh, ngữ điệu được sử dụng khi nói để thể hiện mối
quan hệ tâm trạn, suy nghĩ của người nói đồng thời tạo tâm lí thoải mái và hứng thú
cho người nghe.
- Khoảng cách: Là phương tiện để bộc lộ mối quan hệ tình cảm giữa các bên với
nhau.
Có 4 khoảng cách giao tiếp
• Khoảng cách thân mật: 0-0.5m
• Khoảng cách riêng tư: 0.5-1m
• Khoảng cách xã hội: 1-3.5m
• Khoảng cách xã giao: 3.5-7.5m
Những hành vi giao tiếp đặc biệt: Gồm những động tác ôm hôn, vỗ vai, xoa đầu,

khoác vai, bắt tay…Nó chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt.
- Ngoại cảnh:
• Thời gian: Có sự sắp xếp thời gian và luôn đúng hẹn, đúng giờ biểu hiện một
tác phong nghiêm túc và lịch sự.
• Môi trường; Giao tiếp hiệu quả còn dựa vào bầu không khí, nhiệt độ, ánh sáng,
âm thanh thích hợp.
- Đồ vật:
GVHD: Lê Thị Hải Vân 9 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
• Những phụ kiện đi kèm trong quá trình giao tiếp thể hiện phong cách của người
giao tiếp.
• Trong giao tiếp người ta dùng những trang sức, quà tặng, giỏ xách, đồng hồ…
đều mang những thông điệp xác định.
• Hình thức có thể là tặng quà, bưu ảnh, hoa, đồ lưu niệm…
Tóm lại, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ chịu ảnh hưởng rất lớn của các
yếu tố văn hóa, đặc điểm dân tộc, phong tục, tập quán.
1.2. Ngôn ngữ trong giao tiếp
1.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ
Giống như các phạm trù khác, ngôn ngữ cũng có rất nhiều khái niệm:
- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu quan trọng và độc đáo nhất trong giao tiếp của loài
người; là phương tiện để biểu hiện và phát triển tư duy, bảo lưu và chuyển giao có
hiệu lực nhất các truyền thống lịch sử - văn hoá của một dân tộc.
- Ngôn ngữ là một loại hệ thống tín hiệu bao gồm mặt hình thức và mặt nội dung.
- Ngôn ngữ là âm thanh có ý nghĩa và hệ thống mà loài người dùng để liên lạc, cảm
thông và diễn đạt tư tưởng với nhau.
Tóm lại: Ngôn ngữ có thể được hiểu là hệ thống những âm, những từ và những
quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương
tiện để giao tiếp với nhau.
1.2.2. Chức năng và vai trò của ngôn ngữ
- Chức năng chỉ nghĩa: Từ ngữ chỉ bản thân, sự vật hiện tượng, đã được chuẩn

hóa từ xưa đến nay.
- Chức năng khái quát hóa: Là hệ thống những từ ngữ chỉ một loại sự vật hiện
tượng có chung thuộc tính bản chất.
- Chức năng thông báo: Là truyền đạt và tiếp xúc thông tin để biểu cảm, thúc
đẩy và điều chỉnh hoạt động của con người.
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển loài người, làm cho đời sống tâm lý con người khác xa về chất so với con vật.
GVHD: Lê Thị Hải Vân 10 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
1.2.3. Phân loại ngôn ngữ
1.2.3.1. Ngôn ngữ bên ngoài
Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, được dùng để truyền
đạt và tiếp thu tư tưởng, ý nghĩ. Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm hai loại: Ngôn ngữ nói
và ngôn ngữ viết.
- Ngôn ngữ nói
Là ngôn ngữ hướng vào người khác, có người nói và có người nghe.
• Ngôn ngữ nói là lời nói và âm thanh; giọng nói, ngữ điệu là phương tiện chính
để nói.
• Về điều kiện sử dụng, trong khi nói, người nghe và người nói phải có quan hệ
với nhau, hoặc cùng chung một chủ đề gì đó.
• Phương tiện phụ trợ gồm các yếu tố như ngữ điệu, cử chỉ, cảm xúc…
• Biểu hiện phương tiện ngôn ngữ: từ ngữ đa dạng, phong phú, nhiều loại, nhiều
tầng nghĩa,…Câu ngắn hoặc các câu tỉnh lược vì trong khi nói người nói có thể chỉnh
sửa được.
• Ngôn ngữ gồm có ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ độc thoại: là loại ngôn ngữ mà trong đó một người nói và những người
khác nghe.
Ngôn ngữ đối thoại: là ngôn ngữ diễn ra giữa hai hay một số người khác nhau.
- Ngôn ngữ viết
Là ngôn ngữ được thể hiện bằng các kí hiệu chữ viết và được tiếp nhận bằng cơ

quan thị giác. Ngôn ngữ viết cần chính xác, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc ngữ pháp,
cấu trúc câu, chính tả và logic.
• Về điều kiện sử dụng, người viết và người đọc có thể không quen nhau và
không phải trực tiếp mặt đối mặt.
• Phương tiện phụ trợ là các quy tắc về chính tả, chữ viết,…
• Biểu hiện phương tiên ngôn ngữ: từ và câu có tính chuẩn xác và tính chuyên
môn cao.
GVHD: Lê Thị Hải Vân 11 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
1.2.3.2. Ngôn ngữ bên trong
Là ngôn ngữ cho mình, hướng vào chính mình giúp con người suy nghĩ được, tự
điều chỉnh, tự giáo dục. Ngôn ngữ bên trong không phải là phương tiện giao tiếp.
1.3. Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt.
1.3.1. Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước
Thời kỳ này, tiếng Việt chưa có thanh điệu, còn có hai âm tiết ( 1 mờ 1 rõ ) còn
đậm nét Nam Á, chưa phân hoá thành hai tiếng Việt và Mường.
1.3.2. Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
Tiếng Việt và tiếng Mường bắt đầu phân hoá, tiếng Việt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của tiếng Hán về các mặt ngữ âm, từ vựng và cả ngữ pháp, các thanh điệu tăng lên gấp
đôi.
1.3.3. Tiếng Việt trong thời kỳ độc lập tự chủ
Thời kỳ này một hệ thống chữ viết đã được xây dựng nhằm ghi lại tiếng Việt.
Đó là chữ Nôm. Tiếng Việt thời kỳ này đã rất giống với tiếng Việt hiện đại, cặp âm
tiết mờ và rõ đã biến mất, xuất hiện nhóm phụ âm đầu bl, ml, tl….
1.3.4. Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc
Dưới thời Pháp thuộc, ngôn ngữ hành chính, ngoại giao, giáo dục lúc này là tiếng
Pháp nhưng tiếng Việt vẫn không ngừng tự khẳng định mình. Tiếng Việt ngày càng
tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển dồi dào.
1.3.5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng Tháng 8 đến nay
Sau cách mạng tháng Tám, tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ văn hoá phát

triển, được mở rộng chức năng xã hội. Bên cạnh là công cụ giao tiếp chung của
người Việt và các dân tộc anh em trong nước, tiếng Việt còn làm công cụ giáo dục
và hoạt động của nhà nước trên mọi lĩnh vực.
Hiện nay, khi nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI, với sự phát triển như vũ bão
của khoa học-công nghệ thì việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài vào ngôn ngữ giao
tiếp đã ảnh hưởng đến phần nào sự trong sáng của tiếng Việt.
GVHD: Lê Thị Hải Vân 12 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC LẠM DỤNG NGÔN NGỮ
NƯỚC NGOÀI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
2.1. Sự phát triển ngôn ngữ nước ngoài tại Việt Nam
2.1.1. Sự hình thành và thâm nhập của ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp tiếng
Việt
2.1.1.1. Sự thâm nhập từ miền nam Trung Hoa
Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập
quốc. Có 6 âm sắc chính là: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Bắt đầu từ khi Trung
Quốc có ảnh hưởng tới Việt Nam, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không có trong tiếng
Trung Hoa; "đ". Trong quá trình phát triển đã du nhập thêm những từ ngữ Hán cổ như
đầu, gan, ghế, ông, bà, cậu , từ đó hình thành nên hệ thống Hán-Việt trong tiếng Việt
bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người
Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác).
Số lượng từ vựng tiếng Việt có thêm hàng loạt các yếu tố Hán-Việt. Như là tâm, minh,
đức, thiên, tự do giữ nguyên nghĩa chỉ khác cách đọc; hay thay đổi vị trí như nhiệt
náo thành náo nhiệt, thích phóng thành phóng thích Hoặc được rút gọn như thừa trần
thành trần (trong trần nhà), lạc hoa sinh thành lạc (trong củ lạc, còn gọi là đậu
phộng) ; hay đổi khác nghĩa hoàn toàn như phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là
"hoa cỏ thơm tho" thì trong tiếng Việt lại là "béo tốt", bồi hồi trong tiếng Hán nghĩa là
"đi đi lại lại" sang tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động" Đặc biệt là các yếu tố
Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt,
không có trong tiếng Hán như là các từ sĩ diện, phi công (dùng 2 yếu tố Hán-Việt) hay

bao gồm, sống động (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt). Nói chung tỉ
GVHD: Lê Thị Hải Vân 13 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt rất lớn (khoảng 50%) nhưng đại đa số những
từ đó đều đã được Việt hóa cho phù hợp với nhận thức của người Việt.
Tiếng Việt gọi là "thủ tướng" nhưng tiếng Hoa là "tổng lý"; tiếng Việt là "truyền
hình" thì tiếng Hoa là "điện thị"; tiếng Việt là "thành phố" thì tiếng Hoa là "đô thị".
Những chữ thủ tướng, truyền hình, thành phố hoàn toàn là Hán Việt nhưng người Hoa
tuyệt nhiên không dùng. Do vậy tiếng Việt dù vay mượn tiếng Hán nhưng giữ được
bản sắc riêng của mình trước ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong khi lợi dụng được
những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình.
Kể từ đầu thế kỷ thứ 11, Nho học phát triển, việc học văn tự chữ Nho được đẩy
mạnh, tầng lớp trí thức được mở rộng tạo tiền đề cho một nền văn chương của người
Việt bằng chữ Nho cực kỳ phát triển với cái áng văn thư nổi tiếng như bài thơ thần của
Lý Thường Kiệt bên sông Như Nguyệt (sông Cầu). Cùng thời gian này, một hệ thống
chữ viết được xây dựng riêng cho người Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết được phát
triển, và đó chính là chữ Nôm. Nhờ có chữ Nôm, văn học Việt Nam đã có những bước
phát triển rực rỡ nhất, đạt đỉnh cao với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tiếng Việt, được
thể hiện bằng chữ Nôm ở những thời kỳ sau này về cơ bản rất gần với tiếng Việt ngày
nay. Tuy hầu hết mọi người Việt đều có thể nghe và hiểu văn bản bằng chữ Nôm, chỉ
những người có học chữ Nôm mới có thể đọc và viết được chữ Nôm.
Chữ Nôm được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi
vào năm 1789.
2.1.1.2. Ảnh hưởng từ Pháp
Tiếng nói là một hoạt động thuộc phạm vi giao tiếp của con người. Nó góp phần
làm nên bản sắc của dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Nó là mối liên hệ
giữa con người với dân tộc. Thông qua tiếng nói của mình con người thấy lại cả được
quá khứ của cha ông mình, dân tộc mình. Bởi tiếng nói dân tộc là nơi ghi lại, nơi phản
ánh những tri thức, kinh nghiệm và hiểu biết của các thế hệ cha ông từ ngàn đời. Theo
Hum-bôn, "Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc và linh hồn của dân tộc chính là ngôn

ngữ." "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói của mình
thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù" (Trích "Buổi học cuối cùng" của
nhà văn Pháp An-phông-xơ Đô-đê). Hiểu biết về cơ bản vai trò của tiếng nói dân tộc
như thế, ta có thể có những cảm nhận tinh tế hơn về trái tim khắc khoải lo âu của nhà
GVHD: Lê Thị Hải Vân 14 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
yêu nước Nguyễn An Ninh về tiếng mẹ đẻ, mà ở đây không thể không kể đến sự phê
phán của ông với hiện tượng lai căng, học đòi theo lối "Tây hóa" những năm đầu thế kỉ
XX, giai đoạn thực dân Pháp ráo riết tiến hành chia để trị nước ta
Kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ 19 – đầu thế kỉ XX,
tiếng Pháp dần dần thay thế vị trí của chữ Nho như là ngôn ngữ chính thức trong giáo
dục, hành chính và ngoạ giao. Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền
giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes (tác giả cuốn Từ điển
Việt-Bồ-La và Ngữ pháp tiếng An Nam năm 1651), với mục đích dùng ký tự Latinh để
biểu diễn tiếng Việt, ngày càng được phổ biến, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi những
thuật ngữ, từ ngữ mới của ngôn ngữ Tây phương (chủ yếu là từ tiếng Pháp) như
phanh, lốp, găng, pê đan và tiếng Hán như chính đảng, kinh tế, giai cấp, bán kính
Tờ Gia Định báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc Ngữ vào năm
1865, khẳng định sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc Ngữ như là chữ viết chính
thức của nước Việt Nam độc lập sau này.
2.1.1.3. Thời kỳ 1945 cho đến nay
Chữ Quốc Ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 ký tự Latin và 6 dấu thanh, đơn giản,
tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng
Pháp và tiếng Hán vốn khó đọc, khó nhớ, không thông dụng với người Việt.
Trong thời kỳ đất nước chia cách sau Hiệp định Genève, sự phát triển tiếng Việt
giữa miền Bắc và miền Nam có chiều hướng khác nhau. Vì lý do chính trị và kinh tế,
chính quyền miền Bắc có mối quan hệ sâu xa với Trung Quốc, và sự hiện diện của các
chuyên viên nhân sự Trung Quốc đưa nhiều từ Bạch Thoại (ngôn ngữ nói của Trung
Quốc) vào ngữ vựng tiếng Việt. Những từ này thường có gốc Hán-Việt, nhưng thường
đổi ngược thứ tự hay có nghĩa mới. Tại miền Nam, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ

đã đem một số từ tiếng Anh vào ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày
.
Tuy nhiên, trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam thì miền Bắc có xu hướng sử
dụng từ thuần Việt và miền Nam lại có khuynh hướng sử dụng từ Hán-Việt. Ví dụ như
miền Nam vẫn giữ tên "Ngân hàng Quốc gia" trong khi miền Bắc đổi thành "Ngân
hàng Nhà Nước" (1960), miền Nam lại gọi là "phi trường" thì miền Bắc gọi là "sân
bay", miền Nam gọi là "Ngũ Giác Đài" thì miền Bắc gọi là "Lầu Năm Góc", miền
Nam gọi là "Đệ nhất Thế chiến" thì miền Bắc kiên quyết gọi là "Chiến tranh thế giới
GVHD: Lê Thị Hải Vân 15 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
lần thứ nhất", miền Nam gọi là "hỏa tiễn" thì miền Bắc lại gọi là "tên lửa", miền Nam
vẫn gọi là "phi công" còn miền Bắc lại đổi thành "người lái máy bay", "giặc lái" (theo
ý Hồ Chí Minh), miền Nam vẫn gọi là "thủy quân lục chiến" còn miền Bắc lại đổi
thành "lính thủy đánh bộ" Ngược lại danh từ miền Bắc như "tham quan", "sự cố",
"nhất trí", "đăng ký", "đột xuất", "vô tư" v.v. thì miền Nam dùng những chữ "thăm
viếng", "trở ngại/trục trặc", "đồng lòng", "ghi tên", "bất ngờ", "thoải mái" Các từ có
gốc phương Tây, miền Nam có khuynh hướng biến đổi thành từ Hán Việt, như Băng
đảo, Úc Đại Lợi, Hung Gia Lợi còn miền Bắc có khuynh hướng phiên âm ra thành Ai-
xơ-lan, Ơxtrâylia, Hung-ga-ri
Sau khi thống nhất vào năm 1975, quan hệ Bắc Nam được kết nối lại. Gần đây, sự
phổ biến của các phương tiện truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc đã làm tiếng
Việt được chuẩn hóa một phần nào. Nhiều từ thuần Việt được sử dụng phổ biến thay
cho từ Hán Việt, cũng như với sự tiến triển của internet và toàn cầu hóa, nhiều từ nước
ngoài được dùng theo đúng ngôn ngữ gốc.
2.1.2. Sự thông dụng của tiếng nước ngoài (cụ thể là tiếng Anh) tại Việt Nam.
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội
giao lưu, học hỏi với những nền kinh tế, văn hóa trên thế giới nhưng cũng không ít
thách thức. Một trong những thách thức đó là làm sao vẫn giữ nguyên vẹn được nền
văn hóa truyền thống, không bị ảnh hưởng, pha trộn với nền văn hóa khác trong quá
trình hội nhập.

Hội nhập thì ngoại ngữ, đặc biệt là những ngôn ngữ thông dụng quốc tế như tiếng
Anh là một đòi hỏi tất yếu, sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp ngày một cần thiết hơn.
Xong việc lạm dụng ngoại ngữ, sử dụng ngoại ngữ không đúng lúc, đúng chỗ đã và
đang làm mất đi tính thuần khiết vốn có của Tiếng Việt.
GVHD: Lê Thị Hải Vân 16 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
Như chúng ta đã thấy, Anh ngữ ngày nay được xem như một sinh ngữ quốc tế được
nhiều người sử dụng và giảng dạy như một ngôn ngữ thứ hai trong nhiều quốc gia trên
thế giới. Việc sử dụng Anh ngữ như một ngôn ngữ chung cho toàn cầu ngày càng tăng
trưởng và đã trở thành một tiện ích. Nó mang lại sự cảm thông trong sinh hoạt toàn
cầu không những trong các lĩnh vực thông tin, truyền thông, liên mạng mà cả ở những
lãnh vực giáo dục, kinh tế, thương mại, nghiên cứu, âm nhạc, du lịch, cũng như các
hoạt động tôn giáo, chính trị hay văn hóa khác.
Trong nền kinh tế thị trường, Việt Nam là một nước mới phát triển. Các nước tiên
tiến mang tài chính và nhân lực vào Việt Nam để đầu tư nên nhu cầu học và hiểu tiếng
Anh như một nhịp cầu thông cảm cần thiết hơn bao giờ. Thêm nữa, vì phải mở cửa
ngành du lịch, Việt Nam cần phải nói và viết Anh Ngữ thông thạo, ngỏ hầu phục vụ
tinh thần giao tiếp cho thật hữu hiệu. Để chạy cho kịp bánh xe tiến hoá toàn cầu, Việt
Nam đã du nhập tiếng Anh vào nước như một nhu cầu thiết yếu. Sự ưa chuộng và sử
dụng tiếng Anh cho nhuần nhuyễn của người Việt như một hấp lực mạnh mẽ đưa đến
một việc lạm dụng không thể tránh. Hậu quả là nhiều thứ tiếng Anh-Việt thời thượng
lai tạp ra đời.
Người Việt trong thói quen ứng xử rất thích dùng phương pháp tiện và lợi. Tiếng
Việt là tiếng đơn âm tiết không như tiếng Anh là tiếng đa âm tiết nên muốn tạo từ mới
phương pháp ghép chữ là một phương pháp khả thi. Do đó chúng ta hay ghép tắt các
từ vào với nhau, như “điều nghiên” là từ ghép của “điều tra và nghiên cứu”. Để tân
tiến hơn, tiếng Anh được mang vào ngôn ngữ hàng ngày và bỗng nhiên những từ lắp
ghép Anh Việt trở thành thông dụng . Nhất là giới trẻ, việc học và dùng tiếng Anh đã
biến thành phong trào. Khắp nước đi tới đâu ta cũng thấy thứ tiếng Việt pha tạp mà
Việt kiều hay dùng, gọi là tiếng ba rọi. Trong công sở, ngoài xã hội, trên truyền hình,

các trang mạng, face book hay blog, đâu đâu cũng có.
Người Việt đã tỏ ra ứng xử ngôn ngữ rất nhanh nhạy trước giai đoạn đổi mới khi
đối đầu với lượng ngoại ngữ quá lớn từ bên ngoài ồ ạt đổ vào. Chưa bao giờ tiếng Việt
phát triển cực độ như bây giờ. Kho tàng từ vựng của ngôn ngữ Việt Nam ngày một dồi
dào thêm và du nhập về những “tiếng lạ” do nhu cầu giao tiếp cùng người ngoại quốc.
Học tiếng nước người không những chúng ta học từ vựng, ngữ pháp, cách đặt câu,
cách viết bài mà chúng ta còn học cả văn hoá của ngôn ngữ đó nữa.
GVHD: Lê Thị Hải Vân 17 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
Trong việc chuyển ngữ, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt đã khó, dịch từ tiếng
Việt sang Anh còn khó hơn. Nó đòi hỏi người thông dịch phải thật giỏi cả hai ngôn
ngữ mà còn cần có kinh nghiệm sống dồi dào trên đất nước của hai ngôn ngữ được sử
dụng để hiểu cách dùng cho nhuần nhuyễn.
Tiếng Việt hết sức phong phú, và người Việt Nam hoàn toàn có thể dùng thuần
tiếng Việt để diễn đạt. Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần ý thức về văn hóa giao tiếp
nói chung và ý thức về việc gìn giữ tính thuần khiết và phong phú của Tiếng Việt. Có
như vậy thì đất nước mới thật sự hội nhập, phát triển nhưng không bị suy thoái một
nền văn hóa 4000 năm. Ngôn ngữ cũng như văn hoá nói chung có sự giao thoa và ảnh
hưởng lẫn nhau. Có sự “mượn”, du nhập; song, cũng có thể có cả sự thôn tính (tự
nhiên hoặc áp đặt). Đừng bảo thủ khiến ngôn ngữ của mình trở nên nghèo nàn, trì trệ;
nhưng cũng đừng vô tình tiếp tay cho sự “xâm thực” và xa hơn, có thể là sự thôn tính.
Giao tiếp và ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp là một nét văn hóa nằm trong tổng thể
văn hóa Việt Nam nói trên. Dù hội nhập ở mức độ nào thì việc phải gìn giữ vẻ đẹp, sự
trong sáng, thuần khiết của tiếng Việt trong giao tiếp vẫn rất quan trọng, bởi tiếng Việt
là bản sắc riêng có của dân tộc ta.
2.2 Những đối tượng tiếp nhận ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
Hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO và là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an liên
hợp quốc, tiếng Việt càng có nhiều thuận lợi để phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ,
đặc biệt là ở hệ thống từ vựng của nó, bộ phận năng động và nhạy cảm nhất. Nó tiếp

tục đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo một xã hội nông nghiệp thành một xã
hội công nghiệp hiện đại.
Tiếng Việt là cơ sở để "du nhập" những từ ngữ, khái niệm mới ở Việt Nam, nhất là
trong các ngành khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc tạo lập các
hệ thống thuật ngữ khoa học trong công tác giáo dục ở các cấp học từ phổ thông đến
đại học, nâng cao dân trí và truyền bá tri thức.
Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước tình hình là "sự ô nhiễm môi trường ngôn
ngữ dân tộc" do tiếng Việt phải cạnh tranh với sự phổ biến mạnh mẽ của các ngoại
ngữ trong thời kì hội nhập, nhất là tiếng Anh. Chưa bao giờ, trong lịch sử văn hóa, học
thuật Việt Nam, số lượng người theo học ngoại ngữ lại ồ ạt như hiện nay. Điều này đã
GVHD: Lê Thị Hải Vân 18 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
khiến cho sự tiếp cận các yếu tố ngoại lai của tiếng Việt càng nhanh chóng và thuận
lợi hơn. Những lối viết tắt kiểu như Vinatexco, Vinataba, seaprodex là những ví dụ
về những cố gắng của tiếng Việt phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam. Song vì sự tiếp nhận và diễn biến khá ồ ạt, có những từ không được xuôi tai
cho lắm, có những chữ đáng lý không cần vay mượn mà ta vẫn bê về mặc dù nó không
phù hợp với cơ cấu âm thanh của tiếng Việt và với thính giác người Việt.
Rõ ràng là bên cạnh việc sử dụng ngoại ngữ như một công cụ để hỗ trợ cho công
việc và học tập cùng với việc Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nước
ngoài thì hiện tượng sính ngoại ngữ, tình trạng sử dụng tiếng nước ngoài pha vào tiếng
Việt tùy tiện và lạm dụng đến mức báo động là rất đáng bị phê phán.Như đã nói, ngôn
ngữ là tinh hoa của mỗi nền văn hóa. Bởi vậy, khi hiểu biết và sử dụng thêm được một
ngôn ngữ nghĩa là ta gần như khám phá thêm một nền văn hóa mới và vì thế, thế giới
sẽ trở nên thân thiết và gần gũi hơn.
Có người từng nói rằng, "Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một cuộc đời."
Song cần phải xem ngoại ngữ là một phương tiện, cánh cửa sổ để thu nhận tri thức của
nhân loại chứ không nên dùng bừa bãi và càng không được cho phép có sự chắp ghép
ngôn ngữ để đánh bóng, làm sang, để phát triển thêm sự "trí thức" của bản thân. Chủ
tịch Hồ Chí Minh, người luôn quan tâm đến công tác "gìn giữ sự trong sáng của tiếng

Việt" luôn nhấn mạnh "khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và
nhiều khi dùng không đúng." Bác thường xuyên nhắc nhở "Tiếng nào sẵn có thì dùng
tiếng ta" và đồng thời chỉ rõ "Có những chữ ta không sẵn có và khó dịch thì cần phải
mượn chữ nước ngoài."
Hiện tượng sính ngoại ngữ nếu không được định hướng, nếu cứ kéo dài sẽ tạo ra
nhiều điều phiền toái cho sự trong sáng của tiếng Việt, khiến thẩm mĩ ngôn ngữ sẽ bị
mai một dần. Khi người này nói, người kia nói và trở thành thói quen rồi thì rất khó
sửa. Lời ăn tiếng nói gắn liền với hành vi, cách sống nên cần phải nhận thức đâu là cái
hay, cái dở để mà chỉnh sửa. Thế nên, ta mới khẳng định lại lần nữa cái chân giá trị
của nhận định "Sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo
chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm
giàu cho ngôn ngữ nước mình". Sự thâm nhập của tiếng nước ngoài vào nước ta đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến cách giao tiếp của người Việt Nam chúng ta mà nhất là
thế hệ trẻ - là những người luôn đi theo thời đại.
GVHD: Lê Thị Hải Vân 19 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
2.2.1. Giới trẻ

Giới trẻ hiện nay dùng tiếng nước ngoài nhất là tiếng Anh như một ngôn ngữ thông
dụng và tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thứ hai của rất nhiều quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam. Trong văn hóa của người Việt Nam, nếu một người trẻ tuổi sử
dụng một câu tiếng Việt "bồi" kiểu "Nâu vấn đề" (Không có vấn đề gì) trong khi nói
chuyện với người hàng trên như ông bà, bố mẹ thì sẽ bị coi là vô lễ, thiếu giáo dục.
Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài không phải là mới, nhất là trong thời kỳ
tiếng Anh phổ biến khắp thế giới thì giới trẻ lại có điều kiện để tiếp cận rộng và sâu
hơn. Trong quá trình hội nhập với toàn cầu, ảnh hưởng của tiếng Anh đối với tiếng
Việt là điều tất yếu, không thể tránh khỏi.
Hiện nay, ở các thành phố lớn, nhu cầu học tiếng Anh ngày càng nhiều. Các trường
dạy ngoại ngữ được mở ra khắp nơi, nhiều học sinh ngay từ mẫu giáo đã được học
tiếng Anh. Để học tiếng Anh có hiệu quả, ai cũng có nhu cầu được thực hành nên

ngoại ngữ này được dùng rộng rãi, phổ biến, chủ yếu là nói “chêm” với tiếng Việt, từ
đó hình thành tiếng nói mà nhiều người gọi là “lai căng”.
Có những từ sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày như ôkê bái bai,
phôn, sút, gôn… Bên cạnh tiếng Anh thông dụng, những từ ngữ khoa học kỹ thuật
cũng chiếm một số lượng đáng kể mà những người có liên quan đến ngành nghề đó
thường có thói quen sử dụng vì những từ này đã mang tính quốc tế. Các thuật ngữ tin
học là ví dụ cụ thể, chẳng hạn như: PC (Personal Computer - máy tính cá nhân),
GVHD: Lê Thị Hải Vân 20 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
destop (máy tính để bàn), laptop (máy tính xách tay), website (trang web), file (tập tin)

Việc sử dụng tiếng Anh xen với tiếng Việt là điều dễ hiểu. Nhưng vấn đề mà nhiều
người quan tâm, lo lắng là việc sử dụng thái quá các từ ngữ tiếng Anh, đặc biệt là giới
trẻ. Nếu bất chợt nghe một bạn trẻ nói chuyện với bố mình ắt hẳn chúng ta sẽ giật
mình với hàm lượng tiếng Anh quá cao: “Con đang làm nốt assignment, con send xong
rồi về. Đợi con chút, con chek lại xong rồi phone lại cho ba ngay” hoặc hai bạn trẻ nói
chuyện với nhau: “Mày ok hay không ok cũng phải call lại cho nó chứ. Chẳng pro chút
nào cả” (Lê Vy, 2008).
Ngôn ngữ thể hiện tính cách của con người, trước khi sử dụng thành thạo một
ngoại ngữ thì người nói cũng phải thành thạo tiếng mẹ đẻ của mình. Thói quen sử
dụng một ngôn ngữ “nửa Tây nửa ta” như vậy chẳng những không mang lại lợi ích nào
cho bản thân người nói mà còn gây phản cảm cho nhiều người khác.
Nhiều người đã rất bức xúc, lo lắng trước sự lan rộng của hiện tượng “biến dạng”
của tiếng Việt cũng như cách dùng từ “nửa Tây nửa ta” của giới trẻ. Nếu không được
chỉ đường đúng lối, điều này e rằng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập nói chung và
khả năng cảm thụ tiếng Việt nói riêng của học sinh. Trước mắt, gia đình và nhà trường
là nơi giúp tìm ra những lời giải cho bài toán “ngôn ngữ thế hệ @”. Gia đình phải là
chỗ dựa tinh thần, là tấm gương về việc sử dụng tiếng Việt. Cha mẹ cũng không nên
có biện pháp quá cứng rắn mà nên giáo dục ý thức rèn luyện tiếng Việt cho con mình.
Nhà trường, ngôi nhà thứ hai của học sinh cũng cần có biện pháp kiểm soát nhắc nhở

các em, giúp các em hình thành thói quen nói tốt, viết tốt tiếng Việt, giúp các em phân
biệt ngôn ngữ ảo trên mạng với tiếng Việt chuẩn trong nhà trường.
2.2.2. Giới công sở
GVHD: Lê Thị Hải Vân 21 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
Môi trường giao tiếp thân thiện, gần gũi nơi công sở là nét văn hóa doanh nghiệp
đáng tôn trọng nhưng gần đây nhiều văn phòng trong các công ty của nước ta quá lạm
dụng ngôn ngữ nước ngoài làm mất đi nét đẹp công sở.
Một trong những phong cách dễ nhận thấy trong chốn công sở ngày nay là nói
nhanh như gió, ngôn ngữ nửa tây nửa ta. Bạn có thể giải quyết problem(vấn đề) này
như thế nào?; Em sure(chắc chắn) chứ?, mọi người đã clear(rõ) việc phải làm
chưa? Và thay vì các đại từ xưng hô bằng tiếng Việt, dân văn phòng thích gọi nhau
bằng “I – you” hay những đại từ xưng hô của các nước khác.
Giới văn phòng hiện nay dường như xem ngôn ngữ nửa Tây nửa Ta là thước đo
của sự chuyên nghiệp. Rất nhiều người có quan điểm đi làm bây giờ cần nhất là sự
nhanh nhẹn và tiêng Anh lưu loát. Vì vậy, vừa nói tiếng Việt vừa đệm thêm tiêng Anh
thì có thể trau dồi thêm vốn từ ngữ và tập nói luôn.
Tuy nhiên các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp tỏ thái độ mất cảm tình với các ứng
viên thích dùng đệm tiếng nước ngoài trong khi giao tiếp. Họ cho rằng việc đệm như
vậy là do họ “sính ngữ”, nó không phải là biểu hiện của người làm việc chuyên
nghiệp. Họ khẳng định biết cách sử dụng tiếng việt nhuần nhuyễn và trong sáng mới là
ngườ có khả năng giao tiếp và làm việc tốt nơi công sở.
“Không thể hiểu nổi"! Đó là câu khẳng định của không ít người khi nói tới ngôn
ngữ hiện nay ở các văn phòng. Ngôn ngữ tây ta lẫn lộn, nửa nạc nửa mỡ đang trở
nên phổ biến ở chốn công sở. Có thể nói không quá rằng, ngày nay bước chân vào rất
nhiều công sở, nhất là các văn phòng liên doanh, những doanh nghiệp có quan hệ làm
ăn với đối tác nước ngoài ta như lạc vào một "thế giới" khác.
Ngôn ngữ giao tiếp với nhau muôn hình, vạn trạng mà khách dù không muốn nghe
cũng cứ đập vào tai và đôi khi chỉ biết lắc đầu vì "hiểu chết liền"! Đã đành thời buổi
làm ăn với "Tây" nên những ngôn ngữ quốc tế thông dụng như: tiếng Anh, tiếng

Trung, tiếng Pháp là một đòi hỏi tất yếu, nhưng việc lạm dụng ngoại ngữ trong giao
tiếp đã khiến nảy sinh nhiều tình huống cười ra nước mắt.
Những kiểu nói tiếng Việt xen vào mấy từ tiếng Anh lâu nay đã trở thành thói quen
với nhiều người, đặc biệt phổ biến ở chốn công sở. Trong một cuộc họp giao ban đầu
tháng ở một công ty phân phối độc quyền mĩ phẩm X. Bà trưởng phòng kinh doanh
nhắc nhở: "Chúng ta cần thêm feedback (phản hồi) của người tiêu dùng để order (đặt
GVHD: Lê Thị Hải Vân 22 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
mua) sản phẩm. Nếu cần, ta phải làm survey (khảo sát) để có hiệu quả ".
Hoặc ngay cả văn phòng một Sở nọ khi nói về tiến độ việc giải phóng mặt bằng đang
có nhiều khó khăn, một nữ cán bộ cho rằng :"Với project (dự án) này, em nghĩ cần
phải có cuộc face to face talk (đối thoại trực tiếp) với người dân để ", hay "Trong
buổi họp khách hàng tới, phải mời đại diện các ban, ngành tới dự vì họ là những
chuyên gia rất pro (chuyên nghiệp)"
Tóm lại những kiểu nói tiếng Việt rồi xen vào mấy từ tiếng Anh lâu nay đã trở
thành thói quen với nhiều người, đặc biệt phổ biến với những người được coi là trí
thức chốn công sở vì họ coi đó là sự hiện đại, một xu thế mới.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
Trong bối cảnh hiện nay chúng ta tiếp xúc với thế giới rất nhiều. Sự tiếp xúc này là
tất yếu nên ảnh hưởng của nó đến Việt Nam cũng tất yếu. Khi tiếp xúc như vậy, có
những hiện tượng tiếng Việt chưa có thì đương nhiên người ta phải vay mượn, dùng
tiếng nước ngoài.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Là về tâm lý, tức tâm lý hướng ngoại của một nhóm người nào đó. Tâm lý này thấy
rõ nhất là trong giới trẻ. Khi người ta sính tiếng nước ngoài, tức họ muốn thể hiện sự
thức thời hay sành điệu của bản thân. Họ không tự tin lắm vào cái “chất” Việt Nam
của mình nên cứ phải dùng tiếng Anh hoặc các ngoại ngữ khác để tỏ ra ta đây có hiểu
biết. Ngày nào còn thiếu chính sách kích thích tạo từ mới bằng tiếng Việt, thiếu những
nguyên tắc Việt hoá ngoại ngữ và các quy tắc sử dụng thì người ta còn tiếp tục Việt

hoá tuỳ tiện hoặc vay mượn một cách tràn lan và tự phát.
2.4. Ảnh hưởng của ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp và tác động của nó đên
sự trong sáng của tiếng Việt
2.4.1. Những mặt tích cực của ảnh hưởng tiếng nước ngoài
Trong lịch sử nhân loại, giao lưu văn hóa bắt đầu cùng với sự xuất hiện của văn
hóa. Ngôn ngữ, một hiện tượng văn hóa và là một phương tiện để giao lưu văn hóa.
Đã hơn hai chục năm nay, Việt Nam đã và đang vào lộ trình mở cửa hội nhập với
thế giới. Giao lưu và giao thoa cũng là nhu cầu tất yếu của xu hướng này. Dĩ nhiên,
GVHD: Lê Thị Hải Vân 23 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
văn hoá trong đó có ngôn ngữ, là một lĩnh vực có nhiều biểu hiện và “bảo lưu” rõ nhất.
Vậy tiếng Việt hiện đại của chúng ta có gì thay đổi trong bối cảnh này hay không?.
Ngày nay chúng ta thường chú ý đến phát triển kinh tế mà không chú ý đế phát triển
văn hóa và ngôn ngữ.
Áp dụng lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự giao thoa
ngôn đang phát triển. Thuật ngữ tiếp xúc ngôn ngữ được đề ra thay thế cho thuật ngữ “
sự pha trộn ngôn ngữ”. Sự tiếp xúc ngôn là một hiện tượng xã hội- ngôn ngữ học. Do
các điều kiện đặc biệt về địa lý, lịch sử xã hội những tập thể người vốn nói các thứ
tiếng khác nhau trong khi gặp gỡ,giao lưu với nhau phải dùng ngôn ngữ để trao đổi lý
tưởng, tình cảm.đây là sự tiêp xúc ngôn ngữ mang tính trực tiếp và tập thể, mà tình
hình cộng cư của những tập thể người nói các thứ tiếng khác nhau trên cùng một khu
vực địa lý.Mở rộng tầm nhìn về tri thức về phía thế giới dùng tiếng Anh.Tiếng Anh là
tiếng khá phổ biến trên thế giới vì thế nó rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và
giao tiếp. Nhất là một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà việc sử dụng tiếng Anh là
công cụ chủ yếu. Ví dụ như trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tiếng Anh là công cụ
chủ yếu để nghiên cứu và giao tiếp trên tòan thế giới, nhưng vẫn có một số từ bị việt
hóa không thể nào dịch sang tiếng Việt được mà vẫn vay mượn tiếng nước ngòai, ví dụ
như ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay hường sử dụng ngôn ngữ trong tin học
như:công nghệ“high-tech”(kỹ thuật cao),“CPU”(đơn vị xử lý trung tâm),“chip”(tên
của một linh kiện điện tử),“adapter”(bộ chuyển nguồn ), “file” (tài liệu điện tử ),

“card” ( thiết bị tích hợp chất bán dẫn điện tử ), “Web-cam” (Thiết bị thu hình),
“zoom”(phóng to thu nhỏ), “jack”(đầu cắm), “double click”(nhấp 2 lần chuột),
‘demo” (chạy thử), “board” (bo mạch), “hacker” (người bẻ khóa các mật khẩu)….và
trong lĩnh vực kiến trúc một số từ được việt hóa không thể nào dịch ra tiếng Việt được
vẫn vay mượn từ tiếng Anh ví dụ như :console (ban công), Palan (ròng rọc), beton
(bêtông), coffrage( côppha), stole ( mái tôn)….
2.4.2. Những mặt trái của việc lạm dụng tiếng nước ngoài
Ngữ âm các phương ngữ tạo một tình hình nhiều sắc thái âm hưởng địa phương
(dialect accent) làm ảnh hưởng đấn kết quả giao tiếp và khó khăn cho người nước
ngoài học tiếng Việt. Đơn cử việc phát âm, âm quặt lưỡi “r” có khi phát âm là âm
“g”(gung ginh), “j” (jung jing) hoặc là việc phát âm “tr” thì có khi phát âm là “ch”
( chời) v v.
GVHD: Lê Thị Hải Vân 24 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D
Đồ án Nghệ Thuật Giao Tiếp Sự lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp
Đáng tiếc là nhiều khi một số tờ báo của ta lại chưa có thái độ nghiêm chỉnh, thậm
chí lại vô tình “tiếp tay” cho những hiện tượng như vậy. Thực tế thì, cũng đôi khi,
chúng ta nghe người ta nói năng bông phèng tếu táo ngoài phòng trà, quán nước hay
một nơi tụ tập đông người mà có thể bỏ qua. Nó cũng tạo ra được một chút vui vẻ, thư
giãn. Nhưng viết thành văn, đưa lên mặt báo thì nên thận trọng. Có khá nhiều chuyên
mục dành cho hot boy, hot girl (lên cao tới 100ºC) được các báo đăng tải dài dài và lôi
cuốn được nhiều bạn đọc tán thưởng. Những tờ báo này lại dành cho giới trẻ (Nước ta
có tới hơn 24 triệu học sinh từ cấp tiểu học đến lớp 12). Học đọc say sưa và cũng từ đó
mà say sưa sáng tạo.
Why no? Tại sao không? - Đó là một cái tít tiếng Anh giờ đây đã khá phổ biến và
trở thành một chương trình của VTV1 rất đắc dụng. Đó là có lúc, chúng ta tự hỏi: Tại
sao chúng ta lại không coi chuyện tiếp nhận ngôn ngữ là bình thường và chấp nhận nó
như một lẽ đương nhiên (để làm phong phú cho mình) nhỉ. Cái gì hay thì ta học chứ tại
sao lại cố chấp bảo thủ vậy? Đúng như thế,có lẽ ít ai phản đối quan điểm đó. Nhưng có
nhiều trường hợp, chúng ta phải cẩn thận khi tiếp nhận. Bởi ngôn từ là một mặt làm
nên bản sắc văn hoá. Chúng ta cần xác lập một thái độ, một bản lĩnh, một nét riêng của

ta. Trúc xinh thì trúc đứng một mình vẫn cứ xinh. Có nhiều cái sai, ta có thể sửa được.
Còn những cái lệch lạc mang tính văn hoá thì hãy coi chừng. Nó sẽ tồn tại âm ỉ trong
cơ thể ta và “di căn” từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Sự giao lưu văn hóa mở rộng, sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau đã làm
cho sử dụng ngôn ngữ ở Tp HCM có khi pha tạp với những ngôn ngữ khác ( Tiếng
Anh và các ngôn ngữ khác) về cách nói năng, ngôn ngữ blog, ngôn ngữ chat, ngôn
ngữ giới trẻ, ngôn ngữ “ sính ngoại “ trên báo chí. Ví dụ như: thường pha trộn tiếng
Anh và tiếng việt trong lúc nói chuyện với nhau ( Hello,ok, thanks, Yes, No, Sorry…),
GVHD: Lê Thị Hải Vân 25 Nhóm thực hiện: 4U-QC03D

×