Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lý thuyết Kinh mạch và Huyệt đạo: ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH TÚC DƯƠNG MINH VỊ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.09 KB, 3 trang )

ĐƯỜNG LƯU CHUYỂN KHÍ TRONG CÁC MẠCH LẠC KINH TÚC
DƯƠNG MINH VỊ
1/ KINH CHÍNH
Khởi đầu từ cạnh cánh mũi (huyệt Nghênh Hương - Đtr) đi lên, giao ở hõm góc
trong mắt - gốc mũi (huyệt Tinh Minh - Bq), vòng trở xuống dưới theo đường
ngoài mũi vào hàm trên, rồi quanh ra môi miệng, * giao chéo nhau tại môi trên với
Đốc Mạch
(huyệt Nhân Trung), * vòng môi dưới giao với Nhâm Mạch (huyệt Thừa Tương), *
đoạn dọc theo hàm dưới ra sau huyệt Đại Nghênh đến góc hàm dưới, vòng lên
trước tai qua h. Thượng Quan (Đởm), theo bờ trước tóc mai giao với kinh Đởm
(huyệt Huyền Lư + Hàm Yến) lên trên bờ góc trán rồi theo chân tóc ra gặp Đốc
Mạch (huyệt Thần Đình).
Một nhánh khác từ huyệt Đại Nghênh đi xuống dọc theo thanh qua?n vào hố trên
đòn, tại đây phân 2 nhánh: + Một nhánh từ hố trên đòn qua cơ hoành đến liên lạc
với Tỳ và Vị ; + Một nhánh từ hố trên đòn, thẳng qua đầu ngực, đi song song với
Nhâm Mạch, đến vùng bẹn.
Từ môn vị dạ dày có nhánh đi xuống bụng dưới hợp với kinh Chính ở bẹn, rồi
cùng đi theo cơ thẳng trước ở đùi xuống gối, dọc theo phía ngoài xương chầøy, đến
cổ chân, mu bàn chân, đến kết ở bờ ngoài góc móng ngón chân thứ hai. * Một
nhánh phụ từ Túc Tam Lý đi ngoài đường kinh Chính xuống tận ngón chân giữa. *
Một nhánh từ mu bàn chân (huyệt Xung Dương) vào đầu ngón chân cái để tiếp nối
với kinh Túc Thái Âm Tỳ.
2/ KINH BIỆT
Khởi từ huyệt Khí Xung, ở vùng bẹn, cùng với kinh Tỳ đi theo vào vùng bụng để
liên lạc với Vị, Tỳ, thông lên Tâm, dọc theo cổ họng, ra miệng lên đến chỗ lõm gốc
mũi, vào góc trong cu?a mắt ở huyệt Tinh Minh (Bq).
3/ LẠC DỌC
Khởi từ huyệt Lạc - Phong Long, đi dọc theo phía trước ngoài cẳng chân, hướng
lên phía trên thân thể theo kinh Chính lên đầu, đến huyệt Bá Hội (Đc), để hội với
khí cu?a các kinh khác, rồi vòng xuống mặt, đi sâu vào họng.
4/ LẠC NGANG


Khởi từ huyệt Lạc - Phong Long, vòng ngang đầu xương chầy để đến kinh Tỳ ở
huyệt Nguyên là Thái Bạch.
5/ KINH CÂN
Khởi từ góc ngoài ngón chân thứ 2, 3, 4 đi đến cổ chân phân thành 2 nhánh: * Một
nhánh ngoài đi dọc theo phía ngoài cẳng chân, theo đùi đến mấu chuyển lớn xương
đùi (huyệt Hoàn Khiêu - Đ.30), rồi lên dọc theo cạnh trước ngoài ngực, trên sườn
cụt, vào phần dưới ngực vòng qua lưng, kết ở cột sống từ đốt sống lưng 1 đến 9. *
Một nhánh trong từ mu chân, chạy dọc theo bờ xương chày, đến trước hõm gối,
trong đường chi khớp, + tại đây rẽ một nhánh phụ, trở xuống phía ngoài bờ xương
chầy, để gặp kinh chính Đởm.
Nhánh chính đi thẳng lên đùi, qua vùng Phục Thố, tới vùng bẹn, đến phía trước
bụng hội với 3 kinh Cân Âm ở chân tại h. Khúc Cốt (Nh.2) và Trung Cực (Nh.3). *
Nhánh trong này cu?a kinh đi ngoài đường giữa, trên mặt bụng vách ngực trước,
đến hõm trên xương đòn (huyệt Khuyết Bồn) thì kết lại và lên cổ, tới hàm dưới. *
Từ đó, nó chia 2 nhánh: + Một nhánh vào miệng và + Một nhánh đến xương gò
má, mũi để gặp kinh Cân Bàng Quang; rồi nhánh này chia thành nhiều mao qua?n
tỏa quanh vùng mi dưới. (Kinh Cân Bàng Quang thì chia thành nhiều mao qua?n
phu? vùng mi trên, nên 2 kinh Cân này rất quan trọng để trị các bệnh ở vùng mắt
và bệnh mất ngu?). - * Một nhánh khác đi từ hàm dưới và kết ở trước tai.

×