Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực Hành Châm Cứu Trị Liệu: ĐIẾC CÂM docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.9 KB, 7 trang )

ĐIẾC CÂM
(Lung, Á - Surdité et Muet - Deaf and Dumb).
A. Đại cương
Điếc câm là chứng vừa điếc vừa câm, thường gặp ở trẻ nhỏ . Có trường hợp nghe
và nói được ít, gọi là điếc câm không hoàn toàn.
Trường hợp không nghe, không nói được gì cả là điếc câm hoàn toàn.
B. Nguyên nhân
Do Thận khí suy yếu, tinh khí không lên tai được.
Do tà khí xâm nhập làm thanh khiếu ở tai bị bế tắc gây ra.
C. Triệu chứng
Không nghe và không nói được. Kiểm tra tai thấy bình thường, lưỡi có khi quá
ngắn hoặc lưỡi bị co lại do dây chằng lưỡi ngắn.
D. Điều trị
1- Sơ thông kinh khí ở vùng tai và lưỡi.
• Huyệt chính: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế
Phong (Ttu.17) + Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) .
Huyệt phụ: Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) .
Cách châm: Các huyệt ở quanh tai, mỗi lần chọn dùng 1 - 2 huyệt. Bảo người bệnh
há miệng châm thẳng, sâu 1, 5 - 2 thốn. Mỗi ngày châm 1 lần, 10 lần là một liệu
trình, nghỉ một tuần lại tiếp tục. Nếu nghe rõ hơn, thêm Á Môn (Đc.15), Liêm
Tuyền (Nh.23) .
Ý nghĩa: Nhĩ Môn, Thính Hội, Thính Cung đều ở vùng tai, có tác dụng sơ thông
kinh khí ở tai, Á Môn là huyệt Chủ yếu trị câm; Liêm Tuyền để sơ điều khí cơ ở
lưỡi; Mạch của kinh Thủ Thái Dương chạy vào trong tai, vì vậy, phối hợp Trung
Chư?, Ngoại Quan; Lạc của Thủ Dương Minh tách vào hợp với tông mạch của tai,
do đó, phối hợp với Hợp Cốc.
2- Sơ thông kinh khí các kinh đi lên tai, lưỡi, bổ Thận Khí: châm Thính Cung
(Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền
(Nh.23) + Bá Hội (Đc.20) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) + Ngoại Quan
(Ttu.5) + Trung Chử (Ttu.3).
Cách châm:


+ Nếu do Thận khí suy yếu: Châm tại chỗ 1 - 2 huyệt, hợp với Thận Du (Bq.23),
Khí Hải (Nh.6).
+ Nếu do bịnh lây: châm tại chỗ 1 - 2 huyệt, hợp với Ngoại Quan (Ttu.5), Trung
Chử (Ttu.3), Bá Hội (Đc.20) (Châm Cứu Học Việt Nam).
Theo sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ 1974:
a - Câm điếc bẩm sinh
• Huyệt chính: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Phong (Ttu.17) +Á Môn (Đc.15) + Trung
Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) .
Huyệt phụ: Ế Minh + Khúc Trì (Đtr.11) + Bá Hội (Đc.20) + Nhân Trung (Đc.26) +
Tích Tam Huyệt.
Mỗi ngày châm một lần. Huyệt ở vùng tai, lúc đầu kích thích nhẹ, sau mạnh. Châm
Nhĩ Môn (Ttu.21) hướng về phía huyệt Thính Cung (Ttr.19), Thính Hội (Đ.2), sâu
2-3 thốn. Luân phiên Sử dụng hai huyệt Trung Chử và Ngoại Quan. Nếu cần thêm
huyệt phụ, mỗi lần chọn 1 - 2 huyệt, kích thích mạnh vừa.
b - Câm điếc do ngoại thương
A - Nhĩ Môn (Ttu.21) + Á Môn (Đc.15) + Trung Chử (Ttu.3.
B - Hạ Quan (Vi.7) + Ế Phong (Ttu.17) + Liêm Tuyền (Nh.23) .
Chọn Sử dụng luân lưu 2 nhóm trên, châm Nhĩ Môn hướng về Thính Hội, sâu 2 - 3
thốn.
Huyệt Hạ Quan, châm thẳng, rồi rút kim ra gần sát da, hướng ra phía sau, xuyên
đến huyệt Thính Cung, sâu 1, 5 - 2, 5 thốn.
c - Câm điếc do ngộ độc thuốc
Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Minh + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Thính
Hội (Đ.2) + Khế Mạch (Ttu.18) + Á Môn (Đc.15) + Lăng Hạ + Tứ Độc (Ttu.9).
Nhĩ Mônchâm xiên hướng về huyệt Thính Hội, sâu 2-3 thốn, Thính Hội, châm
hướng lên Thính Cung, sâu 1, 5 - 2 thốn. Các huyệt khác luân lưu Sử dụng. Kích
thích vừa.
d - Câm điếc vì tai trong viêm
• Huyệt chính: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Phong (Ttu.17) + Trung Chử (Ttu.3) + Ngoại
Quan (Ttu.5) .

Huyệt phụ: Á Môn (Đc.15) + Nhĩ Môn (Ttu.21) châm xiên hướng về huyệt Thính
Hội (Đ.2), sâu 2 - 3 thốn. Các huyệt khác luân lưu Sử dụng.
e - Câm điếc do bệnh truyền nhiễm (Ban sở i, não viêm, thương hàn ).
Hạ Quan (Vi.7) + Phong Trì (Đ.20) + Giác Tôn (Ttu.20) + Bá Hội (Đc.20).
Hoặc Ế Minh + Khế Mạch (Ttu.18) + Thính Cung (Ttr.19) + Thần Môn (Tm.7) +
Túc Tam Lý (Vi.36) + Bá Hội (Đc.20) .
Cách châm:
Huyệt Hạ Quan, châm thẳng, rồi rút kim ra gần sát da, hướng về phía sau, xuyên
đến huyệt Thính Cung, sâu 1, 5 - 2, 5 thốn. Các huyệt khác luân lưu Sử dụng. Kích
thích vừa.
2- Hội Tông (Ttu.7) + Hạ Quan (Vi.7) (Giáp Ất Kinh).
3- Điếc: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong
(Ttu.17) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Trung Chử (Ttu.3).
Câm: Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Thông Lý (Tm.5) (Trung Quốc
Châm Cứu Học Khái Yếu).
4- Nhóm 1: Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính
Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4)
• Nhóm 2: Nhĩ Môn (Ttu.21) + Thính Cung (Ttr.19) + Thính Hội (Đ.2) + Ế Phong
(Ttu.17) + Trung Chử (Ttu.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Học Giản Biên).
5- Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Chử (Ttu.3)
+ Hậu Khê (Ttr.3) + Thượng Liêm Tuyền + Ngoại Kim Tân + Ngọc Dịch + Hồng
Âm + Lung Huyệt + Bàng Liêm Tuyền + Thính Linh + Thính Huyệt + Thính
Thông + Cường Âm + Tăng Âm + Giáp Nội + Thượng Hậu Khê (Châm Cứu Học
HongKong).
6- Thính Hội (Đ.2) + Thính Cung (Ttr.19) + Nhĩ Môn (Ttu.21) + Ế Phong (Ttu.17)
+ Bá Hội (Đc.20) + Trung Chử (Ttu.3) + Á Môn (Đc.15) + Liêm Tuyền (Nh.23)
[đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).
7- Châm Bá Hội (Đc.20) + Ế Phong (Ttu.17) + Thính Hội (Đ.2) + Trung Chử
(Ttu.3) + Ngoại Quan (Ttu.5), kích thích mạnh vừa (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp
Trị Liệu Học).

8- Trước tiên châm Thận Du (Bq.23) + Ế Phong (Ttu.17) + Ngoại Quan (Ttu.5) sau
đó châm Thính Hội (Đ.2), đều châm sâu, dùng Bình bổ bình tả (‘Trung Quốc
Châm Cứu Tạp Chí’ số 28/1986).
9- Châm Thính Cung (Ttr.19) làm chính + Ế Phong (Ttu.17) + Thính Hội (Đ.2) là
phụ. Trẻ nhỏ dưới 9 tuổi châm sâu 1 - 1, 2 thốn. 10 - 15 tuổi sâu 1, 3 - 1, 5 thốn. 16
tuổi 1, 6 - 2, 2 thốn (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 22/1986).

×