Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

hoạt động hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí việt nam và hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.09 KB, 79 trang )

1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 9
.6. Dự kiến kết quả và những đóng góp của luận văn 9
7. Bố cục của luận văn 10
CHƯƠNG 1 11
TỔNG QUAN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH 11
HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC 11
1.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hàn Quốc 11
1.1.1. Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc 11
1.1.2. Một số hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc 11
1.2. Quan hệ hợp tác của Việt Nam và Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực 13
1.2.1. Lĩnh vực thương mại 13
1.2.2 Việt Nam là đối tác quan trọng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc 15
1.2.3. Việt Nam – Thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của Hàn Quốc 17
1.2.4. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam 18
1.2.5. Hợp tác Văn hóa – Giáo dục không ngừng mở rộng 20
1.2.6. Trao đổi nguồn nhân lực 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 26
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC 26
KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC 26
2.1. Hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam 26
2.1.1. Quá trình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam 26


2.1.2. Những đóng góp của ngành dầu khí vào tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam 29
2.1.3. Những cơ chế, chính sách điều chỉnh ngành dầu khí Việt Nam 32
2.1.4. Một số tồn tại, hạn chế của ngành dầu khí Việt Nam 33
2.2. Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của KNOC 35
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của KNOC: 35
2.2.2. KNOC và quá trình tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam 36
2.3. Kết quả hợp tác qua những con số 37
2.3.1. Các hợp đồng đã ký kết giữa KNOC và PVN 37
2.3.2. Số liệu về khai thác dầu thô: 38
2.3.3. Số liệu về khai thác khí thiên nhiên 39
2.4. Một số cơ chế chính sách của Việt Nam hiện đang áp dụng trong chương trình hợp tác khai
thác dầu khí giữa Việt Nam và Hàn Quốc 40
2.4.1. Các chính sách khuyến khích đầu tư phổ biến trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí:
41
2.4.2. Các chính sách thuế trong họat động dầu khí: 43
2.5. Đánh giá chung về chương trình hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam - Hàn Quốc: 47
2.5.1. Những ưu điểm 47
2.5.2. Những hạn chế, bất cập 48
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 53
CHƯƠNG 3 54
XÂY DỰNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH 54
HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC 54
3.1. Quan điểm của lãnh đạo hai nước về tăng cường hợp tác 54
2
3.1.1. Tiếp tục phát triển “mối quan hệ đối tác chiến lược” giữa hai nước trên tất cả các lĩnh
vực 54
3.1.2. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có dầu khí 54
3.2. Cơ sở xây dựng các đề nghị về cơ chế chính sách hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong họat
động dầu khí: 55
3.2.1. Một số quan điểm khi xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc

trong khai thác dầu khí: 55
3.2.2.1. PVN và sứ mệnh phát triển ngành dầu khí Việt Nam 57
3.2.2.2. Tiềm năng dầu khí của Việt Nam: 58
3.2.3. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí mang lại lợi ích cho cả hai bên Việt Nam và
Hàn Quốc: 60
3.2.3.1. Hoạt động hợp tác tìm kiếm, khai thác dầu khí giữa Việt Nam, và Hàn Quốc mang lại
nhiều thuận lợi cho Việt Nam: 60
3.2.3.2. Hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc mang lại cho Hàn Quốc cơ hội có thêm nguồn
cung về dầu và khí cho Hàn Quốc 61
3.3. Một số đề xuất về cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong khai thác
dầu khí: 63
3.3.1. Bổ sung và hoàn thiện các chính sách về thuế: 63
3.3.2. Nhanh chóng xây dựng và ký kết Hiệp định hợp tác về thăm dò địa chất và khai thác dầu
khí 68
3.3.3. Mở rộng từ hoạt động hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí sang chế biến dầu khí 70
3.3.4. Tăng cường thông tin cho KNOC và Chính phủ Hàn Quốc về các dự án dầu khí của Việt
Nam 71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFTA: Asean Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ADB: Asian Devolopment Bank – Ngân hàng Phát triển Châu Á.
ASEAN: Association of South East Asia Nations - Tổ chức các nước Đông Nam Á.
FDI: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
FTA: Free Trade Agreement – Hiệp định tự do thương mại.
GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
KNOC: Korea National Oil Coporation – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc.
PVN: Petro VietNam – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

WB: World Bank – Ngân hàng Thế giới.
WTO: World Trade Organisation - Tổ chức Thương mại Thế giới.
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Một số chỉ tiêu thương mại hàng hóa chính giữa Việt Nam và Hàn
Quốc trong giai đoạn 2005 đến 2010.
Bảng 2: Kim ngạch và tốc độ tăng của một số mặt hàng chính nhập khẩu của
Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2010.
Bảng 3: Các chỉ tiêu của ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
Bảng 4: Biểu thuế tài nguyên đối với dầu thô
Bảng 5: So sánh các loại thuế đối với dầu và khí thiên nhiên của Việt Nam so
với các nước trong khu vực.
Bảng 6: Biểu thuế suất thuế Tài nguyên đề nghị.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt
Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2005 đến 2010 và tháng 1/2011.
Biểu đồ 2: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hàn Quốc năm
2010 so với năm 2009.
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam và Hàn Quốc là những quốc gia châu Á có lịch sử truyền thống văn
hoá lâu đời, cốt cách và bản lĩnh, lối sống và ứng xử có nhiều điểm tương đồng
nhau. Đó là những yếu tố để hai nền văn hoá dù cách xa nhau về địa lý nhưng vẫn
hiểu, tôn trọng nhau và đang phấn đấu để trở thành những đối tác tin cậy nhau trong
kinh tế và giao lưu văn hoá. Nhân dân hai nước từ những điểm gần nhau về tính
cách, tinh thần học tập, lao động cần cù, sáng tạo, nghị lực vươn lên trong cuộc
sống, yêu chuộng hoà bình sẽ cùng định hình bản sắc trong quá trình phát triển,
hội nhập kinh tế và giao lưu văn hoá; bằng chứng là trong những năm đầu thế kỷ
XXI, mối quan hệ “đối tác toàn diện” giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã không ngừng
được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, du lịch…

"Làn sóng Hàn Quốc" đã tạo nên một nguồn năng lượng lớn không chỉ về văn
hoá mà cả về kinh tế cho Hàn Quốc tại Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác.
Trong lĩnh vực dầu khí, quan hệ hợp tác Việt - Hàn đã bắt đầu ngay sau khi hai nước
thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Đây là một trong những hoạt động kinh tế
sớm nhất giữa hai nhà nước hiện đại.
Về phía Việt Nam: ''Phát triển công nghiệp Dầu khí thành một ngành kinh tế
- kỹ thuật mũi nhọn'' đã và đang là mục tiêu của Chính phủ Việt Nam trong quá trình
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Kim ngạch xuất khẩu
dầu khí hàng năm chiếm trên 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, 30% tổng
thu ngân sách, 20% GDP của Việt Nam. Như vậy có thể nói rằng, hàng năm dầu mỏ
đã đem lại cho Việt Nam một nguồn ngoại tệ không nhỏ, tạo điều kiện cho Việt
Nam có kinh phí đầu tư cho các hoạt động kinh tế và xã hội khác.
Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế, cùng với sự ra
đời của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 (sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung) đã là cơ
sở thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các nhà
đầu tư đầu tư vào lĩnh vực dầu khí.
6
Có thể nói rằng, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khoáng sản, Luật dầu khí của
Việt Nam và hàng loạt văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nước đối tác hiện đang
tạo ra cơ sở pháp lý cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam ngày
càng chuyên nghiệp và sôi động. Hiện nay, Việt Nam đang hợp tác với nhiều quốc
gia trong việc thăm dò và khai thác dầu khí trong nước; đáng chú ý là các nước:
Nga, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Kuwait… Chỉ riêng tập đoàn Petro
Vietnam đã ký 50 hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí dưới nhiều hình
thức với các công ty, tổ hợp dầu khí nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 7 tỷ USD.
Trong đó, có nhiều hãng dầu khí vào loại mạnh trên thế giới như ONGC, SHELL,
BP, KNOC Hàng loạt các nhà thầu của các nước này đang hợp tác cùng với
PetroVietnam tiến hành thăm dò, khai thác hơn 15 mỏ dầu và 12 mỏ khí trên cả
nước. Có những mỏ đã được phát hiện từ những năm 1986 hiện vẫn còn trữ lượng
như Bạch Hổ, hay những mỏ mới được phát hiện trong năm 2008 như Cá Ngừ vàng,

Phương Đông, Sông Đốc…Và theo dự báo, trong những năm tới, ngành dầu khí vẫn
sẽ là ngành đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Mặc dù ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ như
đã nêu trên, nhưng về công nghệ thăm dò và khai thác, Việt Nam vẫn phải phụ
thuộc nhiều vào các nhà thầu nước ngoài. Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập
WTO (2006), những cam kết của Việt Nam đối với các nước thành viên WTO sẽ
phải từng bước thực hiện, trong những cam kết đó có việc cam kết mở rộng đối với
các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động khai thác dầu khí tại Việt Nam.
Về phía Hàn Quốc: Trong những năm qua, Hàn Quốc luôn nằm trong nhóm
những nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lớn nhất, đầu tư vào tất cả
các lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, Hàn Quốc cũng
là một trong những nước đầu tiên hợp tác vói Việt Nam sau khi Luật đầu tư nước
ngoài của Việt Nam có hiệu lực.
Hơn nữa Hàn Quốc là một quốc gia phát triển trong lĩnh vực khai thác và chế
biến dầu khí với các tập đoàn lớn như: KNOC, SK ENERGY, GS CALTEX…Đây
là những doanh nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như kinh nghiệm
về thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí sánh tầm với các tập đoàn cùng lĩnh vực
7
trên thế giới. Vì thế việc tăng cường hợp tác đầu tư vào dầu khí sẽ mang lại lợi ích
to lớn cho cả hai bên.
Mặt khác, quá trình phát triển ngành hóa dầu của Hàn Quốc cũng đòi hỏi Hàn
Quốc phải tìm được nguồn nguyên, nhiên liệu từ nước ngoài để phục vụ quá trình
phát triển đó. Như đã nói ở trên, Việt Nam với tiềm năng về dầu khí rất lớn, đã và
đang là một trong những đối tác tích cực của các doanh nghiệp Hàn Quốc trên lĩnh
vực này.
Với mục đích xây dựng một cơ chế hợp tác cũng như xây dựng chính sách
hợp tác đôi bền cũng có lợi giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc trong khai thác
dầu khí, đồng thời, bằng những kiến thức đã được học, tôi chọn đề tài “Xây dựng
cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực khai
thác dầu khí tại Việt Nam” nhằm góp một vài ý kiến của mình vào việc tạo một

hành lang pháp lý cũng như nâng mối quan hệ truyền thống giữa hai nước Việt Nam
và Hàn Quốc lên một tầm cao mới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực dầu khí dù
đã trải qua gần 20 năm. Tuy nhiên, theo tác giả được biết, đến nay, chưa có tác giả
nào có công trình nghiên cứu chuyên sâu về khía cạnh quản lý nhà nước trong lĩnh
vực dầu khí để xây dựng một cơ chế, chính sách riêng cho quan hệ hợp tác của các
doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ thực trạng về hoạt động hợp tác khai thác dầu khí giữa
Việt Nam và Hàn Quốc ở Việt Nam trong những năm qua; từ đó đề xuất, khuyến
nghị các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách hợp tác giữa hai nước nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất cũng như hài hòa lợi ích giữa hai bên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
8
- Thứ nhất: Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt
Nam và Hàn Quốc, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế.
- Thứ hai: Nghiên cứu những chủ trương, cơ chế, chính sách hiện hành về
hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
- Thứ ba: Đề xuất, khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách hợp tác giữa
Việt Nam và Hàn Quốc trong đầu tư khai thác dầu khí ở Việt Nam trong những
năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt
Nam và Hàn Quốc thông qua các hợp đồng ký kết giữa hai bên, các văn bản pháp
luật quy định về hợp tác trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khai thác dầu khí.
Đồng thời, thông qua nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp khai thác dầu khí
của Việt Nam và Hàn Quốc để đánh giá tác động của các công cụ quản lý của nhà

nước Việt Nam.
4.2. Phạm vi
4.2.1. Phạm vi về nội dung:
Vì thời gian có hạn do đó tác giả chỉ nghiên cứu hoạt động hợp tác đầu tư
khai thác dầu khí của đại diện hai nước là PetroVietnam (PVN - Tập đoàn dầu khí
Việt Nam) và KNOC (Tập đoàn dầu khi quốc gia Hàn Quốc) vì đây là hai đầu mối
hợp tác trong lĩnh vực này của hai nước.
4.2.2. Phạm vi về thời gian:
Đề tài cũng chỉ giới hạn phạm vi về thời gian để nghiên cứu hoạt động hợp
tác đầu tư khai thác dầu khí của Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay sau
khi KNOC chính thức hợp tác với PetroVietnam (PVN) đầu tư vào Việt Nam.
4.2.3. Phạm vi về không gian:
Đề tài chỉ nghiên cứu hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của PVN và KNOC
trên lãnh thổ Việt Nam.
9
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Luận văn quán triệt và sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong khi tiếp cận, phân tích và giải quyết các
vấn đề về cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh tế cũng như vai trò quản lý của
nhà nước. Sử dụng các phương pháp chuyên ngành của hành chính học kết hợp với
kinh tế học, như:
- Phương pháp luận biện chứng.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp lịch sử, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp quy nạp – diễn dịch.
- Phương pháp mô hình hóa.
- Một số phương pháp khác như: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp sơ
đồ…
.6. Dự kiến kết quả và những đóng góp của luận văn
- Đề tài nghiên cứu một cách tổng thể tình hình khai thác dầu khí ở Việt Nam

qua việc đánh giá và tổng hợp, phân tích các số liệu đã được công bố, do đó, kết quả
của Đề tài có thể xem như một bức tranh sơ khảo về tình hình khai thác dầu khí của
Việt Nam nói chung qua các số liệu.
- Đề tài cũng đánh giá riêng tình hình khai thác dầu khí của liên doanh PVN
và KNOC để từ đó đánh giá tác động của các liên doanh này đến mối quan hệ kinh
tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
- Đề tài sẽ phân tích các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
khai thác dầu khí tại Việt Nam nói chung, đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc nói
riêng.
- Trên cơ sở phân tích các ưu, khuyết điểm của các cơ chế, chính sách hiện
hành về mối quan hệ hợp tác giữa PVN và KNOC, đồng thời đánh giá được thực
trạng tình hình khai thác dầu khí của KNOC trong hoạt động khai thác dầu khí tại
10
Việt Nam hiện nay, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện các cơ chế, chính
sách cũng như biện pháp sử dụng đối với hoạt động nêu trên.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chú thích, phụ lục và mục
lục, luận văn sẽ được trình bày thành ba phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Hàn
Quốc.
Chương 2: Tóm tắt hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam - Hàn
Quốc và những chính sách áp dụng.
Chương 3: Xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc
trong lĩnh vực khai thác dầu khí.
11
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH
HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
1.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hàn Quốc.
1.1.1. Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc.

Từ năm 1975 đến năm 1982, Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ
buôn bán tư nhân qua trung gian; từ năm 1983 bắt đầu có quan hệ buôn bán trực tiếp
và một số quan hệ phi chính phủ. Ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc ký
Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ và khai trương Đại sứ quán
Hàn Quốc tại Hà Nội. Ngày 19/11/1993, Hàn Quốc khai trương Tổng lãnh sự quán
tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây là bước ngoặt quan trọng trong phát triển quan hệ
hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực.
1.1.2. Một số hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Trong quá trình hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết nhiều hiệp định
quan trọng tạo tiền đề phát triển song phương về thương mại, kinh tế, văn hóa, du
lịch, giáo dục, y tế Có thể kể đến các hiệp định sau:
- Hiệp định hợp tác kỹ thuật – kinh tế ( tháng 2/1993)
- Hiệp định thương mại, Hiệp định hàng không
- Hiệp định bảo đảm đầu tư (tháng 5/1993)
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (tháng 5/1994)
- Hiệp định văn hóa (tháng 8/1994)
- Hiệp định hợp tác thuế quan (tháng 3/1995)
- Hiệp định khoa học kỹ thuật, Hiệp định vận tải đường biển (tháng 4/1995)
- Bản ký kết thỏa thuận hợp tác thông tin (tháng 9/1995)
- Hiệp định giao lưu thể dục thể thao (tháng 11/1996)
12
- Hiệp định năng lượng nguyên tử (tháng 11/1996)
- Hiệp định miễn visa cho nhân viên ngoại giao và hộ chiếu công vụ (tháng
12/1998)
- Hiệp định du lịch (tháng 8/2002)
- Thỏa thuận hợp tác kiểm tra hàng thuỷ sản (tháng 7/2000)
- Thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan kiểm dịch động vật (tháng 2/2002)
- Bản ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực xây dựng (tháng 7/2002).
- Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự và Hiệp định hợp tác dẫn độ tội
phạm (tháng 9/2003)

- Thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan kiểm dịch thực vật (tháng 9/2003)
- Biên bản ghi nhớ hợp tác về tài nguyên và năng lượng (tháng 10/2004)
- Biên bản ghi nhớ đào tạo nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
(tháng 4/2005)
- Hiệp định hợp tác viện trợ không hoàn lại và hợp tác công nghệ (tháng
4/2005)
- Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và đánh giá
phù hợp (tháng 9/2005)
- Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các cơ quan đầu tư (tháng 12/2005)
- Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban giám sát
tài chính Hàn Quốc (tháng 6/2006)
- Biên bản ghi nhớ về Chương trình cấp phép lao động nước ngoài (tháng
7/2006)
- Hiệp định hợp tác phát triển điện nguyên tử (tháng 11/2006)
- Biên bản ghi nhớ tự lập hóa về công nghệ nguyên tử (tháng 11/2006)
- Biên bản ghi nhớ về hợp tác vận chuyển, cảng biển (tháng 12/2006)
- Biên bản ghi nhớ hợp tác về y học phóng xạ (tháng 1/2007)
13
- Biên bản ghi nhớ về hợp tác công nghệ lĩnh vực an toàn năng lượng nguyên
tử (tháng 3/2007)
- Biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo ngành dược (tháng 5/2009)
1.2. Quan hệ hợp tác của Việt Nam và Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Trong hai thập niên qua, quan hệ hai nước đã không ngừng được củng cố và
phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục Ở mỗi
lĩnh vực có những thành công và hạn chế riêng, tuy nhiên đó là kết quả thể hiện sự
cố gắng trong các chính sách phát triển của hai nước.
1.2.1. Lĩnh vực thương mại.
Hàn Quốc luôn là bạn hàng lớn của Việt Nam. Kim ngạch buôn bán giữa hai
nước luôn tăng trưởng mạnh. Hai nước đã thành lập Uỷ ban liên Chính phủ về Hợp
tác Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác kinh tế

song phương.
Năm 2010, Hàn Quốc đã chính thức vượt qua Nhật Bản và trở thành thị
trường lớn thứ 2 trên thế giới cung cấp hàng hoá sang thị trường Việt Nam (chỉ xếp
sau Trung Quốc). Tuy nhiên, trong buôn bán với thị trường này, cán cân thương mại
của Việt Nam vẫn bị thâm hụt lớn, lên tới 6,67 tỷ USD trong năm qua.
Số liệu thống kê hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010
giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 12,85 tỷ USD, tăng 42,7% so với năm 2009; trong
đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 3,09 tỷ USD, tăng 49,8% và nhập
khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc là 9,76 tỷ USD, tăng 40,6%. Trong tháng 01/2011,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường này cũng đạt 1,45 tỷ
USD, trong đó xuất khẩu là 451 triệu USD và nhập khẩu là hơn 1 tỷ USD.
Số liệu thống kê theo Bảng 1 dưới đây cũng cho thấy nhập khẩu hàng hoá từ
Hàn Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu
của việt Nam và lên đến 11,5% trong năm 2010. Trong khi kim ngạch xuất khẩu chỉ
chiếm 4,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mặc dù tốc độ tăng
trưởng hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này trong 5 năm qua là
14
khá cao (trung bình là 38%/năm) và cao hơn nhiều so với tăng trưởng nhập khẩu
(trung bình là 24,6%/năm).
Cán cân thương mại của Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu rất cao với
Hàn Quốc trong các năm qua. Năm 2010, Nhập siêu từ Hàn Quốc chỉ xếp sau Trung
Quốc với mức thâm hụt là 6,67 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm 2009 và gấp hơn hai
lần xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Chỉ trong tháng 01/2011, mức
thâm hụt thương mại với Hàn Quốc cũng đã lên tới 0,55 tỷ USD.
Thâm hụt thương mại với Hàn Quốc luôn ở mức cao trong những năm vừa
chủ yếu là do nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh. Xét về trị giá, so với năm
15
2005, nhập khẩu năm 2010 đã tăng tới 6,16 tỷ USD, gấp 2 lần kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm 2010.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hàn Quốc trong những năm

qua: nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may da giày, máy móc thiết bị dụng cụ phụ
tùng, xăng dầu các loại, sắt thép các loại, ôtô nguyên chiếc các loại, linh kiện & phụ
tùng ôtô, chất dẻo nguyên liệu.
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc còn tương đối khiêm tốn.
Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng lớn khi chất lượng
hàng hóa của Việt Nam ngày càng cao cũng như quan hệ kinh tế thương mại giữa
hai quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Về xuất khẩu: Hàn Quốc cũng là thị trường lớn thứ 4 trên thế giới về nhập
khẩu hàng hoá của Việt Nam trong năm 2010 với tỷ trọng chiếm hơn 4% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trên đây là những con số cho thấy tình hình thương mại giữa hai nước không
ngừng được nâng cao theo từng năm và sẽ nâng cao hơn nữa trong những năm sắp
tới nếu có chính sách hợp tác phù hợp.
1.2.2 Việt Nam là đối tác quan trọng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Hàn Quốc.
Trong hoạt động hợp tác đầu tư và phát triển, Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào
Việt Nam từ năm 1991, nếu như trước đây các dự án FDI Hàn Quốc vào Việt Nam
chủ yếu là nhỏ và vừa, tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giày
dép, thì hiện nay có sự gia tăng đáng kể của các dự án lớn, tập trung chủ yếu vào các
lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp như điện tử, thép, xây dựng đô thị
mới, văn phòng và khách sạn
Tính đến hết năm 2009, Hàn Quốc đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh
thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là 26,9 tỷ USD với 2.560
dự án
1
. Bên cạnh dự án vốn đầu tư có quy mô trên 100 triệu USD có hàng loạt dự án
có vốn đầu tư lớn đang triển khai như dự án xây dựng. Trong đó, đã xuất hiện những
1
Tổng cục Thống kê (Số liệu cập nhật tại website www.gso.gov.vn)
16

dự án đầu tư quy mô siêu lớn với kim ngạch lên đến hàng tỷ USD, điều mà trước
đây chưa từng có.
Thời gian qua, Việt Nam đã vượt Trung Quốc để trở thành điểm đến đầu tư
hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Việc Việt Nam trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cùng với việc Hiệp định Thương mại tự
do giữa Hàn Quốc và ASEAN có hiệu lực từ tháng 6/2007 đã giúp Việt Nam trở
thành một thị trường quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các
tập đoàn kinh tế Hàn Quốc nói riêng.
Cơ cấu đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam cũng đang có sự thay đổi lớn với
sự gia tăng đáng kể các dự án và số vốn rót vào lĩnh vực bất động sản và mở rộng
sang các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam như năng lượng, hóa chất, hóa
dầu, sản xuất thép, thay vì chỉ tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ như
dệt may, giày dép như trước đây.
Hàn Quốc cũng được ghi nhận là một trong những nhà đầu tư có sự đột phá
về quy mô vốn cho mỗi dự án với hàng loạt dự án có vốn đầu tư lớn đang triển khai
như xây dựng cụm tháp đôi khách sạn 5 sao Hà Nội Plaza và khu văn phòng cao cấp
với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD của Tập đoàn Charmvit, dự án xây dựng tổ hợp
văn phòng và khách sạn Landmark Tower của Tập đoàn Keangnam với tổng vốn
đầu tư 1 tỷ USD.
Theo đánh giá của Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (Kotra),
sở dĩ Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong
đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc, là do những lợi thế về giá nhân công thấp, môi
trường đầu tư ngày càng được cải thiện, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và
nằm ở vị trí địa lý lý tưởng là trung tâm khối ASEAN.
Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 và Hiệp định thương mại
tự do Hàn Quốc-ASEAN có hiệu lực từ tháng 6/2007 cũng đã góp phần đưa Việt
Nam “trở thành một thị trường rất quan trọng” của các nhà đầu tư Hàn Quốc.
17
1.2.3. Việt Nam – Thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của Hàn Quốc.
Việt Nam được xem như là hình mẫu tăng trưởng nổi bật tiếp theo cho nhiều

công ty trên toàn cầu, khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
Thế giới năm 2006. Đất nước đông dân thứ hai Đông Nam Á đang bước vào một
thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng với tốc độ 8% mỗi năm và vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đăng ký đạt kỷ lục 64 tỷ USD năm 2008. Là một nền kinh tế mới
nổi (thu nhập bình quân đầu người đã vượt quá 1.000 USD năm 2010), với dân số
87 triệu người là một trong những thị trường có sức thu hút đối với các nhà đầu tư
nước ngòai những năm gần đây trong đó có Hàn Quốc.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, tiêu dùng của
người Việt Nam tăng nhanh đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng của Hàn
Quốc. Bên cạnh đó xu hướng hợp tác cũng gia tăng trong thời kỳ toàn cầu hóa, với
môi trường kinh doanh cạnh tranh nên Việt Nam sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu
tiềm năng của Hàn Quốc trong những năm sắp tới.
Với gần 13 tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2010, Hàn
Quốc đang nổi lên là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, sau một giai
đoạn “âm thầm” bứt phá. Trong 3 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất, nhập
khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt hơn 4 tỷ USD, tiến rất gần so với con số
tương ứng của Nhật Bản, đồng thời cũng rút ngắn đáng kể khoảng cách với các đối
tác chính khác của Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng nhập siêu từ Hàn Quốc của Việt
Nam bình quân khoảng 19,4%. Vào năm 2010, nhập siêu với Hàn Quốc đã đạt gần
6,7 tỷ USD, vượt qua con số tương ứng của khu vực ASEAN, và chỉ còn xếp dưới
Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tính đến thời điểm này, cả
trên phương diện nhập siêu.
Đa số các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc của Việt Nam thuộc nguyên,
nhiên liệu đầu vào quan trọng của sản xuất trong nước. Có tới 18 nhóm hàng, loại
hàng có kim ngạch nhập khẩu vượt 100 triệu USD từ Hàn Quốc trong năm 2010,
trong đó vượt 1 tỷ USD có tới ba nhóm, bao gồm: sắt thép; máy móc, thiết bị, phụ
tùng, và vải các loại; trên dưới nửa tỷ USD thì có xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu và
nguyên, phụ liệu dệt may, da giày.
18

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ tính riêng quí I/2011 hàng hoá các
loại của Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam trị giá 2,82 tỷ USD, chiếm 12,2% trong
tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá cả nước, tăng 53,8% so với cùng kỳ năm 2010;
trong đó riêng tháng 3/2011 nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD, tăng 38,31% so với tháng
2/2011 và tăng 52,8% so với cùng tháng năm ngoái.
Xét trong cả quí I/2011, đa số các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng
trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó tăng mạnh ở các
mặt hàng sau: Gỗ và sản phẩm gỗ (+255,5%); Máy vi tính, điện tử (+206,4%); Bông
(+195,8%); Dây điện và cáp điện (+111,3%). Tuy nhiên, nhập khẩu phương tiện vận
tải lại sụt giảm mạnh tới 95,9% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam
vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn của Hàn Quốc trong thời gian tới
mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang chịu nhiều biến động.
1.2.4. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Trước đây, Hàn Quốc ít khi được nhắc đến với tư cách đối tác thương mại lớn
của Việt Nam. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), tổng giao dịch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc
mới đạt gần 6,6 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 1/2 của Nhật Bản và tương đương khoảng
1/3 khối ASEAN, các đối tác đứng cuối và dẫn đầu trong nhóm 5 quốc gia, khu vực
có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam.
Trong năm 2009, khi mà giao thương với đa số các đối tác thương mại lớn
của Việt Nam (trừ Trung Quốc) sụt giảm, Hàn Quốc vẫn duy trì được mức tăng nhẹ
19
nhờ mở rộng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Bình quân giai đoạn 2008-2010, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng xấp xỉ 36%/năm, trong khi nhập
khẩu tăng gần 24%/năm
2
.
Duy trì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu khá cao, bình
quân khoảng 22,3%/năm, đến cuối 2010, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt
Nam và Hàn Quốc đã bằng khoảng 2/3 Nhật Bản và gần một nửa của khu vực

ASEAN
3
.
Với các chính sách hỗ trợ đối với việc nhập khẩu từ Việt Nam, Hàn Quốc
ngày càng trở thành đối tác tiềm năng trong việc tiêu thụ sản phẩm và là thị trường
xuất khẩu to lớn của Việt Nam.
Trong giao thương với Hàn Quốc, kim ngạch hai chiều thể hiện đa dạng với
nhiều loại hàng hóa được trao qua, đổi lại. Rất nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam tìm được chỗ đứng tại thị trường quốc gia này, nổi lên là các mặt
hàng nông sản trong đó đáng kể có thủy sản và cao su.
Dầu thô và than đá cũng là những mặt hàng được người Hàn Quốc nhập khẩu
với kim ngạch lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Các sản phẩm dệt
may, đồ gỗ và giày dép cũng đều chiếm kim ngạch khá cao.
Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc liên tục tăng với
chủng loại ngày càng đa dạng hơn. Đây là mặt hàng có nhiều tiềm năng trong thời
gian tới.
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam
sang thị trường Hàn Quốc do nhu cầu đồ gỗ ở thị trường này ngày càng tăng. Một số
mặt hàng chính như: đồ nội thất phòng khách, nhà bếp, gỗ nguyên liệu, đồ nội thất
phòng ngủ hay các sản phẩm làm từ gỗ, gáo dừa rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc.
Ngoài ra còn có một số mặt hàng khác như: cà phê, nguyên phụ liệu dệt may,
thiết bị âm thanh, hàng thủ công mỹ nghệ cũng là những mặt đóng góp trong tiềm
năng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc.
2
Tổng cục Thống kê (Số liệu cập nhật tại website www.gso.gov.vn)
3
Tổng cục Thống kê (Nguồn đã dẫn).
20
Như vậy có thể thấy Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong
những năm tới. Nếu có những chính sách phù hợp thị trường này sẽ càng được mở

rộng, quan hệ giữa hai nước ngày càng cũng cố và bền vững hơn.
1.2.5. Hợp tác Văn hóa – Giáo dục không ngừng mở rộng.
Văn hóa và giáo dục và hai lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển của
mỗi quốc gia. Khi xu hướng hợp tác hóa quốc tế càng phát triển thì hợp tác văn hóa,
giáo dục càng tiến triển mạnh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Việt Nam và
Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động hợp tác giáo dục, giao lưu văn hóa - tại hai nước.
Trong những năm qua chính phủ Hàn Quốc đã trao nhiều suất học bổng cho sinh
viên, nghiên cứu sinh của Việt Nam. Và Việt Nam cũng đã hỗ trợ Hàn Quốc trong
việc hỗ trợ sinh viên của Hàn Quốc nghiên cứu tại Việt Nam tại một số trường đại
học ở Việt Nam như Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Tp.HCM, Học viện Hành
chính… Quan hệ hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân ngày càng phát triển mạnh
mẽ, sôi động góp phần củng cố tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc; Các
hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, nghệ thuật, hội thảo học thuật cũng diễn ra
thường xuyên tại Việt Nam và Hàn Quốc góp phần làm phong phú thêm mối quan
hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước…
1.2.5.1. Hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước.
21
Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã
hội loài người. Nhờ giao lưu văn hóa đúng hướng mà các nước chậm phát triển có
cơ hội trở thành nước phát triển. Việt Nam và Hàn Quốc có mối tương đồng về văn
hóa, và với lịch sử văn hóa lâu đời của mỗi nứơc, việc giao lưu văn hóa là cần thiết
để nhân dân hai nước hiểu biết lẫn nhau, và đây cũng là cơ hội góp phần thúc đẩy sự
hợp tác về nhiều mặt khác giữa hai nước. Vì có hiểu văn hóa lẫn nhau thì việc hợp
tác kinh tế mới thuận lợi.
Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã lên tới 100.000 người
và cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam cũng đạt con số tương đương. Trong
bối cảnh đó, nhu cầu đa dạng hóa những hoạt động giao lưu văn hóa giữa nhân dân
hai nước ngày càng trở nên rõ nét.
Với định hướng xây dựng hợp tác kinh tế song song hợp tác văn hóa, Hàn
Quốc đã mở Phòng Du lịch và Văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam từ đầu năm 2011.

Đây được coi là đầu mối góp phần đẩy mạnh trao đổi, giao lưu văn hóa - du lịch
giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới. Phòng Du lịch và Văn hóa
Hàn Quốc đã có các hoạt động hỗ trợ và phát triển các sản phẩm du lịch cùng với
các công ty du lịch để du khách Việt Nam có thể sử dụng các sản phẩm văn hóa, du
lịch của Hàn Quốc và ngược lại.
Việc trao đổi văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước không ngừng được
thúc đẩy. Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước ngày càng phong phú. Trao đổi văn hóa
Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra sôi động với nhiều thỏa thuận hợp tác giao lưu văn
hóa, nghệ thuật, triển lãm, điện ảnh công diễn Các hoạt động giao lưu văn hóa
nghệ thuật giữa hai nước thường xuyên diễn ra như các cuộc lưu diễn của các đoàn
nghệ thuật Hàn Quốc tại Việt Nam và ngược lại. Nhiều tác phẩm văn hóa của các
nghệ sĩ Việt Nam đã được trưng bày trong các cuộc triển lãm tại Hàn Quốc.
Hàng năm, Chương trình Ngày Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc được
tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa phong phú như trình diễn trang phục truyền
thống Áo Dài-Hanbok, Áo dài Việt Nam và các nhà tạo mẫu Hanbok của Hàn Quốc;
biểu diễn đàn bầu của Việt Nam và hát truyền thống của Hàn Quốc; giới thiệu ẩm
thực Hàn Quốc cùng các đồ uống trà, cà phê, rượu Nếp mới của Việt Nam….được
22
diễn ra tại Việt Nam và Hàn Quốc. Ngày Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc là
một trong những nỗ lực của cả hai phía nhằm làm phong phú các hoạt động giao lưu
văn hóa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Hoạt động
này được tổ chức với sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn
Quốc cùng nhiều cá nhân, tổ chức văn hóa, xã hội Hàn Quốc như Trung tâm Văn
hóa Gangnam; Câu lạc bộ Báo chí Hàn Quốc; Hiệp hội thúc đẩy giao lưu trang phục
Hanbok; Viện nghiên cứu ẩm thực truyền thống Hàn Quốc, hội người mẫu Hàn
Quốc, một số công ty, hiệp hội Hàn Quốc khác.
Lượng du khách Hàn Quốc vào Việt Nam tăng đều hằng năm, Việt Nam đã
và đang trở thành điểm đến an toàn và hấp dẫn của khách du lịch Hàn Quốc, hiện
nay hàng năm có tới trên dưới 50 vạn lượt khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam,
mở ra nhiều triển vọng mới trong quan hệ hợp tác về du lịch. Đây là hai lĩnh vực mà

cả hai nước có nhiều tiềm năng. Bởi vậy, các hoạt động du lịch và hàng không cũng
được xúc tiến mạnh, nhất là trong những năm gần đây. Rõ ràng là sự khởi sắc trong
hợp tác ngoại giao, chính trị và kinh tế đã tạo ra cơ hội vàng cho các hoạt động kinh
doanh trong hai lĩnh vực quan trọng văn hóa – du lịch.
1.2.5.2. Việt Nam – Hàn Quốc không ngừng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục.
Trong quan hệ hợp tác giáo dục Việt-Hàn, hai bên đều quan tâm thúc đẩy việc
tuyên truyền, giới thiệu văn hóa cũng như ngôn ngữ của nhau. Đến nay, nhiều
trường đại học ở Việt Nam và Hàn Quốc đã đưa tiếng Hàn và tiếng Việt, môn Hàn
Quốc học, Việt Nam học vào chương trình dạy chính thức của trường mình và các
Khoa Tiếng Hàn, Khoa Tiếng Việt cũng đã được lần lượt thành lập ở nhiều trường
đại học của 2 nước. Cùng với việc thành lập các khoa tiếng Hàn, ngành Hàn Quốc
học, các trường đại học của Việt Nam và Hàn Quốc cũng không ngừng tăng cường
sự hiểu biết lẫn nhau thông qua các chương trình trao đổi giảng viên, trao đổi sinh
viên giữa hai nước.
Tại Việt Nam, nhiều cuộc thi nói tiếng Hàn cho sinh viên các trường đại học
có dạy tiếng Hàn trong cả nước thường xuyên được tổ chức để khuyến khích sinh
viên ngành học này… Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng các cơ sở
đào tạo tiếng Hàn, đào tạo về công nghệ thông tin, hỗ trợ xây dựng cơ sở đào tạo
23
nghề như Hàn Quốc đã hỗ trợ xây dựng tại Nghệ An, tăng thêm học bổng cho cán
bộ và sinh viên Việt Nam theo học tại Hàn Quốc đặc biệt một số dự án quan trọng
đã và đang được thực hiện giữa hai chính phủ: Trường Cao đẳng Công nghệ thông
tin Đà Nẵng.
Tham gia vào hệ thống đào tạo này, các học viên Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp
cận và học tập theo phương thức giáo dục công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với
chuẩn quốc tế. Đồng thời còn có cơ chế cho phép các doanh nghiệp tham gia vào hệ
thống tuyển dụng nhân viên. Các sinh viên tham gia các khóa đào tạo trên hệ thống
cũng có thể tìm việc làm tại Hàn Quốc và các nước khác cùng sử dụng hệ thống này.
Đây không chỉ là một cơ hội giúp quốc tế hóa nền giáo dục công nghệ thông tin Việt
Nam mà còn là cơ hội tìm việc làm tốt cho các học viên.

1.2.6. Trao đổi nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng vì con người là chủ thể của mọi
sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và tinh thần, chủ thể của sự phát triển lịch sử.
Trong xu hướng hợp tác hóa hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ và
công nghệ thông tin, việc trao đổi nguồn nhân lực giữa các quốc gia nhằm nghiên
cứu, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước mình là phương tiện hữu ích trong trao
đổi và học hỏi kiến thức lẫn nhau.
Việt Nam đã gửi một số lượng lớn tu nghiệp sinh sang học tập và làm việc tại
Hàn Quốc. Đây là một nguồn lao động có kỹ năng bổ sung cho đội ngũ lao động ở
Việt Nam khi họ trở lại Việt Nam. Cho dù có một số vấn đề nảy sinh, như lao động
phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn không chịu về nước song việc gia tăng số tu nghiệp sinh
từ Việt Nam sang Hàn Quốc trong những năm gần đây cho thấy hai nước rất quan
tâm tới lĩnh vực hợp tác phát triển nguồn nhân lực, cũng như việc trao đổi nhân lực
giữa hai nước.
So với lao động của các quốc gia khác, hiện nay Việt Nam đứng thứ nhất trong
tổng số 15 quốc gia đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc, đây là vấn đề thuận lợi
cho chương trình cấp phép lao động mới. Bộ Lao động Hàn Quốc cũng nhận định đây
24
là kết quả của sự nỗ lực của cả hai bên, trong năm 2010 có tổng số lượng khoảng
9.000 lao động Việt Nam được cấp phép lao động tại Hàn Quốc
4
.
Việt Nam trung bình hàng năm đưa khoảng 11.000-12.000 lao động sang Hàn
Quốc theo chương trình EPS (Chương trình luật cấp phép lao động nước ngoài).
Đây là con số rất ấn tượng bởi số lượng đó đã gấp 4 lần chương trình tu nghiệp sinh
trước đây các doanh nghiệp Việt Nam đưa đi.
Trong năm qua, Trung tâm Lao động Ngoài nước của Việt Nam (OWC) đã
phối hợp cùng với Cơ quan Phát triển nguồn Nhân lực Quốc tế Hàn Quốc (HRD) tập
trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người
lao động và tu nghiệp sinh Việt Nam đi Hàn Quốc. Hai trung tâm đã tổ chức các khoá

bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho gần 9.000 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, trong
đó riêng tại cơ sở của đào tạo của Trung tâm chiếm 47%. Để nâng cao chất lượng đào
tạo, OWC và HRD đã thường xuyên đổi mới phương pháp, điều chỉnh thời gian đào
tạo; giám sát, quản lý chặt chẽ việc dạy và học của giáo viên và học viên. Đã thực
hiện việc điều chỉnh tăng thời lượng ôn tập tiếng Hàn trong mỗi khoá bồi dưỡng kiến
thức cần thiết từ 28 lên 40 giờ. Nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao
động, đáp ứng các yêu cầu của chủ sử dụng lao động.
Trong một vài năm gần đây, số người Hàn Quốc làm việc ở Việt Nam có tăng
lên, tập trung nhiều ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo
thông tin từ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2010 tại khu vực
Hà Nội và khu vực lân cận có khoảng 5.000 người Hàn Quốc sinh sống, tại Thành
phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận có khoảng 80.000 người Người Hàn Quốc
tạm trú ở Việt Nam, đại đa số là nhân viên của các công ty được gửi sang quản lý chi
nhánh và gia đình của họ, đồng thời cũng có du học sinh.
Người dân Hàn Quốc cư trú tại Việt Nam đang gia tăng, bao gồm những người
làm việc tại các công ty Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, cùng với gia đình
của họ và sinh viên. Những nhà đầu tư và cư dân Hàn Quốc đã có nhiều đóng góp vào
sự phát triển kinh tế của Việt Nam như KNOC, Huyndai, SK, Keangnam…
4
Báo cáo năm 2010 của Bộ Lao động Hàn Quốc
25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Bắt nguồn từ những sự tương đồng trong văn hóa, từ khi Chính phủ hai nước
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, hai đất nước Việt Nam và Hàn
Quốc đã không ngừng phát triển các mối quan hệ của mình lên. Từ quan hệ về kinh
tế ban đầu, đặt nền móng cho các mối quan hệ về văn hóa, xã hội, giáo dục…đến
những vấn đề mang tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, an ninh…
Kể từ năm 1992, khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ
Việt Nam - Hàn Quốc đã đạt được sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt. Năm
2009, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ hai nước thành quan hệ

đối tác hợp tác chiến lược, với mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 20
tỷ USD vào năm 2015, đồng thời cam kết lập tổ công tác chung xúc tiến Hiệp định
Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc. Đây chính là cơ sở để mở rộng
hơn nữa hoạt động hợp tác giữa hai bên theo đúng tinh thần của Hiệp định đối tác
hợp tác chiến lược đã được ký kết giữa hai Chính phủ.
Tuy nhiên, để nâng mối quan hệ hợp tác chiến lược hiện có giữa hai nước lên
một tầm cao mới thì đòi hỏi những người làm chính sách của các hai Chính phủ cần
có sự trao đổi, tìm hiểu, bàn bạc để giải quyết những rào cản hiện còn giữa hai bên.
Trong đó chú trọng hơn nữa việc trao đổi thông tin hai chiều giữa hai Chính phủ,
làm cầu nối cho các doanh nghiệp hai bên tiếp xúc, tìm hiểu lẫn nhau, tìm kiếm cơ
hội hợp tác hơn nữa.
Mặc dù để giải quyết các vấn đề còn khác nhau giữa hai bên còn có nhiều khó
khăn, tuy nhiên, với truyền thống hợp tác có hiệu quả giữa hai Chính phủ, giữa các
doanh nghiệp hai nước, chúng ta tin tưởng rằng, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước,
hai dân tộc Việt Nam – Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới trong
tương lai không xa.

×