Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

phân tích chiến lược công ty xnk cửu long an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.9 KB, 44 trang )

Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦY SẢN CỬU LONG AN GIANG
Tên đầy đủ DN : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu long an giang
Tên giao dịch : Cuulong Fish Joint Stock Company
Tên viết tắt DN : CL-FISH CORP
Logo:
Trụ sở : 90 Hùng Vương, Khóm Mỹ Thọ, P. Mỹ Quý, Tp. Long Xuyên,Tỉnh An
Giang.
Ngày tháng năm thành lập : 02/05/2007
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Tel : (84-76) 931000 - 932821
Website: www.clfish.com
Email:
Theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 5203000065 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Tỉnh An Giang cấp ngày 17/04/2007, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
gồm :
- Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản;
- Mua bán cá và thủy sản;
1
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
- Mua bán hóa chất, dụng cụ dùng trong sản xuất và chế biến thủy sản;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Mua bán nông sản (nếp, gạo, hạt điều );
- Mua bán thực phẩm (đậu nành, đậu bắp, rau quả, đông lạnh);
- Sản xuất bao bì;
- Mua bán các loại nguyên vật tư trong ngành bao bì;
- Chế biến thức ăn thủy sản;
- Mua bán nguyên liệu, vật tư phục vụ chăn nuôi thủy sản (cám bã đậu nành, bột cá,
bột xương thịt, vitamin);
- Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch, khách sạn, cao ốc văn phòng;


- Chế biến thức ăn gia súc.
Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) :
1- Cá tra FILLE
2- Cá basa
Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN :
• Tầm nhìn chiến lược :
Trở thành công ty đại chúng uy tín, phát triển mạnh tiếp tục những bước đi vững chắc, tạo
được niềm tin đối với nhà đầu tư và khách hàng bằng chính sản phẩm chất lượng, uy tín cùng
sự nỗ lực vượt khó đi lên và ngày càng phát triển khẳng định được vị thế của mình.
Khẳng định uy tín và nâng cao vị thế thương hiệu CL-Fish ngày càng phát triển và lớn mạnh
trước việc nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam đang rơi vào đợt suy thoái lớn. Sản
phẩm Cá tra/Ba sa của Cty CP XNK TS Cửu Long AG vẫn đủ tự tin để vượt lên mọi thách
thức từng bước khẳng định vị thế của con Cá tra Việt nam gần như độc quyền khó có quốc
gia nào có thể cạnh tranh
• Sứ mạng kinh doanh
Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long chuyên về nuôi trồng ,chế biến và xuất khẩu cá
Tra/Basa fillets đông lạnh an toàn và hợp vệ sinh tốt cho sức khỏe người têu dùng. Chúng tôi
sớm tự hào có những giấy chứng nhận: EU license No. DL-370, ISO 9001:2000 BVQI-
UKAS No. 176898, HACCP-GMP-SSOP No. DL-370; FDA No. 13799569862, giấy chứng
nhận HALAL.Với tiêu chí mang đến cho khách " Vị ngon tự nhiên của cá Tra/Basa"
2
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản :
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP
I.1. (Các) Ngành kinh doanh của doanh nghiệp :
Tốc độ tăng trưởng năm 2008 :69%
Tốc độ tăng trưởng năm 2009 :11%
Tốc độ tăng trưởng năm 2010 : 50%
Tốc độ tăng trưởng năm 2011 : 31%
I.2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành :

 Mới xuất hiện
 Tăng trưởng
 Trưởng thành / Bão hòa
 Suy thoái
3
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
I.3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô (Mô hình PESTEL) :
I.3.1. Nhân tố chính trị - pháp luật:
Nước ta được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định nhất Châu Á Thái Bình
Dương. Điều này là một trong những thuận lợi tạo điều kiện thu hút đầu tư nước
ngoài. Hiện nay do yêu cầu đổi mới hệ thống các quy chế pháp luật của nước ta
cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới, các quy chế định pháp của nước ta
không ngừng được sửa đổi và hoàn thiện tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thu
hút vốn đầu tư… nhà nước khuyến khích nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ và đẩy mạnh
xuất khẩu. Chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới đều theo hướng hạn
chế nhập khẩu và khuyến khích đẩy mạnh gia tăng xuất khẩu.
Với mục tiêu CNH-HĐH đất nước đặc biệt chú trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Thủy sản là một trong những ngành có đóng góp đáng kể vào tỷ
trọng xuất khẩu của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD, thủy sản là
một trong 5 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta chỉ sau dầu thô và hàng dệt
may. Với vị thế này, ngành xuất khẩu thủy sản thường nhận được nhiều ưu ái từ chính
Doanh nghiệp
Nhân tố
chính trị
Nhân tố
kinh tế
Nhân tố
văn hóa – xã hội
Nhân tố
công nghệ

Nhân tố
mối trường
sinh thái
Nhân tố
pháp luật
4
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
phủ như các hỗ trợ về lãi vay và ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, chuyển đổi
ngoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Mức thuế được áp dụng cho các doanh
nghiệp thủy sản thường là 15-20% so với mức thuế bình quân là 25% áp dụng đối với
các doanh nghiệp khác:
- Đối với hoạt động nuôi trồng và đánh bắt: thông qua hệ thống ngân hàng nông
nghiệp, nhà nước cho ngư dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ ngư dân trong
bao tiêu sản phẩm.
- Cùng với việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và
chế biến, nhà nước còn khuyến khích cho ngư dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
làm muối, lúa sang nuôi trồng một số loại thủy sản có giá trị
- Về hoạt động chế biến xuất khẩu: hiện nay hàng xuất khẩu của ta chỉ phải chịu
mức thuế 0% đây là 1 lợi thế rất lớn với hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung
và của ngành thủy sản nói riêng. Những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều sửa
đổi và bổ sung quan trọng trong chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý nhằm thu
hút vốn đầu tư của nước ngoài, đẩy mạnh sự phát triển của ngành.
Tại kỳ họp thứ 4, khóa XI (Từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 2003), căn
cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc
hội khóa X, kỳ họp thứ 10, bộ luật thủy sản chính thức có hiệu lực.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều quy định, thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực
hải quan đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc
thực thi và sự ổn định của hệ thống văn bản pháp lý chưa cao cũng là những yếu tố
không dự đoán trước được tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

I.3.2. Nhân tố kinh tế:
- Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có một đà tăng trưởng đáng khích lệ.
Cùng với xu thế tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta cũng
đang trong thời kỳ tăng trưởng nhanh. Kinh tế toàn quốc tăng trưởng sẽ thúc đẩy quá
trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư… tạo tiền đề cho sự phát triển của
ngành.
- Nhu cầu thị trường cả trong nước và nước ngoài đang có dấu hiệu hồi phục và gia
tăng liên tục. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục và
5
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
tăng trưởng. Nhu cầu về hàng hóa, thực phẩm chắc chắn sẽ tăng cao sẽ là một yếu tố
tích cực nữa cho công ty trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Theo ước tính, nhu cầu
thủy sản trong nước đạt 20kg/người/năm.
- Lãi suất có nhiều biến động.
Trong ba năm qua, hoạt động ngân hàng có nhiều biến động rất khó lường. Các chính
sách liên quan đến vay vốn, hỗ trợ lãi suất,… với nhiều thủ tục phức tạp, gây không ít
khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là chính sách về lãi suất quá cao làm công ty
không thể tiếp cận được hoặc nếu được thì hiệu quả kinh doanh không cao, dễ rủi ro.
- Sức mua và tiêu thụ :
Trong thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong
những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thủy sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao với
tốc độ tăng hằng năm 4,3%.
- Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao về mẫu mã và chất lượng sản phẩm (an toàn vệ
sinh thực phẩm). Đây là xu thế tất yếu của cơ chế thị trường, khi kinh tế xã hội phát
triển thì những chuẩn mực về chất lượng, mẫu mã cũng được nâng lên. Đặc biệt, ở các
thị trường như EU, Mỹ, những yêu cầu đặt ra về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là
một thách thức rất lớn cho hoạt động của công ty.
- Khi Việt Nam gia nhập WTO, đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành thủy
sản Việt Nam, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển. Với nhu cầu tiêu dùng
thủy sản ngày càng tăng.

- Tỷ giá hối đoái:
Do hiện nay 95% doanh thu của Công ty là doanh thu xuất khẩu nên các biến động tỷ
giá hối đoái giữa VNĐ và các ngoại tệ khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Công
ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước
nên tỷ giá giữa đồng Việt
Nam với các ngoại tệ mạnh
tương đối ổn định, mức dao
động tỷ giá khá thấp, việc dự
báo tỷ giá trong ngắn hạn
cũng không quá khó khăn.
Vì vậy hoạt động xuất khẩu
6
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
của Công ty không bị ảnh hưởng nhiều do biến động tỷ giá. Xu hướng điều chỉnh tăng
tỷ giá VND/USD trong các năm qua cũng là nhân tố tích cực có lợi cho ngành xuất
khẩu nói chung và các doanh nghiệp thủy sản nói riêng.
I.3.3. Nhân tố công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới tác động tới các doanh
nghiệp thủy sản, buộc các doanh nghiệp phải tăng khả năng cạnh tranh bằng việc ứng
dụng các công nghệ tiến tiến trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong quy trình khai
thác và chế biến sản phẩm, công nghệ sạch và năng suất cao được đặt lên hàng đầu.
Trên tiến trình gia nhập kinh tế quốc tế, ngành thủy sản Việt Nam đã được tiếp xúc
với những công nghệ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản tiên tiến của các nước công
nghiệp phát triển đã góp phần giúp cho ngành thủy sản có những hướng đi mới.
Để nâng cao chất lượng cũng như tăng sản lượng nhằm góp phần tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu
các địa phương xác định những sản phẩm chủ lực quốc gia để phát triển, kiên quyết
chỉ đạo thực hiện theo quy hoạch. Bộ cũng yêu cầu ngành thủy sản không chú trọng
phát triển bề nổi mà phát triển theo chiều sâu, tạo sản phẩm chất lượng “sạch”, đảm
bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo đó, năm 2011 sẽ là năm khởi đầu cho quá trình

đẩy mạnh ứng dụng các quy trình công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như:
Viet GAP, Global GAP…
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, với chỉ tiêu xuất khẩu 8 tỷ
USD vào năm 2020, ngành thủy sản Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được nếu
quy hoạch được vùng nuôi, thực hiện tốt chuyển giao công nghệ, đầu tư đồng bộ hệ
thống thủy lợi, kiểm soát và ứng dụng giống mới, quản lý tiêu chuẩn về môi trường,
điều tiết theo quy luật và làm tốt công tác dự báo. Bên cạnh đó, chú trọng mối liên kết
chuỗi từ sản xuất - doanh nghiệp - xuất khẩu để nâng giá trị và khẳng định vị thế của
ngành.
Mặt khác, các địa phương cũng phải thực hiện nghiêm túc quy trình nuôi “sạch” để
sản phẩm đạt các tiêu chuẩn của thị trường tiêu thụ và yêu cầu của khách hàng đáp
ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính như thị trường EU, giảm thiểu rủi ro
mất thị trường, đồng thời cũng hướng đến việc mở rộng hoạt động xuất khẩu sang một
trong những thị trường khó tính nhất đối với cá tra, basa Việt Nam là thị trường Mỹ.
7
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Đồng nghĩa với việc đó là phải tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, nuôi trồng thủy sản.
TS. Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy sản khẳng định: Khoa
học công nghệ có vai trò quan trọng, mang tính quyết định để tăng giá trị gia tăng cho
ngành. Do đó, việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chọn giống… để tăng sản
lượng, tăng giá trị là việc làm mang tính cấp bách, đưa ngành thủy sản phát triển bền
vững trong thời gian tới.
I.3.4. Nhân tố môi trường sinh thái :
- Việt Nam với hơn 3.200 km đường biển, hơn 1.4 triệu ha mặt nước nội địa nên có
nhiều tiềm năng về biển. Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, môi trường, khí
hậu thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản, mang lại năng suất nuôi trồng cao, chất
lượng thịt cá thơm ngon, đặc biệt là ngạch cá da trơn đã được khẳng định trên thị
trường.
- Đồng bằng sông Cửu Long: có thể nói rằng vùng đồng bằng song Cửu Long có vị trí

rất thuận lợi cho việc đầu tư nuôi trồng thủy sản trên cả ba loại hình nước : mặn, lợ,
ngọt. Ngoài hai hệ thống sông lớn và sông Tiền và sông Hậu còn có hệ thống kênh
rạch chằng chịt phía Đông và Nam đều giáp biển, lại có hệ thống rừng ngập mặn
lớn…Những điều kiện tự nhiên của vùng đã tạo thế mạnh cho nuôi trồng thủy sản và
thu hút khá lớn nguồn vốn đầu tư phát triển thủy sản của vùng để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng và xuất khẩu.
-Từ năm 2006 đến nay, giá cá tra nuôi tăng cao do đó diện tích đất dùng để nuôi cá tra
ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, một số chuyên gia
cũng cảnh báo rằng việc tăng trưởng quá nhanh và không theo quy hoạch này có thể
gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng và ảnh hưởng trở lại đến chất lượng của
cá nuôi.
- Thời tiết khí hậu nhiệt đới ẩm giáo mùa cũng lại là một yếu tố rủi ro trong hoạt động
nuôi cá bè. Khi thời tiết thay đổi cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến số lượng và chất
lượng nguồn nước mà cá sinh sống. Chẳng hạn như vào đầu mùa lũ (tháng 5, 6) nước
từ đầu nguồn đổ về cuốn theo phù sa và ký sinh trùng làm thay đổi đột ngột nguồn
nước ảnh hưởng đến sinh lý cá và gây nên các hiện tượng bệnh lý. Khi mùa nước
8
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
xuống (tháng 1,2), nồng độ các chất độc hại trong nước tăng cao do phèn, thuốc trừ
sâu từ ruộng lúa đổ ra sông, ảnh hưởng đến đời sống và chất lượng của cá nuôi.
I.3.5. Nhân tố văn hóa xã hội:
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
Các tổ chức hiệp hội bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng ngày càng có sức ảnh hưởng
lớn trong toàn xã hôi. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt nên hàng đầu. từ đó
gây ra những thách thức lớn yêu cầu các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
chất lượng thủy sản.
Bên cạnh đó Dân số ngày càng tăng, nhu cầu thị trường càng lớn mang lại thị trường
lớn cho các doanh nghiệp cũng với nguồn lao động dồi dào giá rẻ. Nhưng bên cạnh đó
cũng đòi hỏi họ phải phải tìm hiểu rõ nhu cầu khác nhau của từng thị trường.
I.4. Đánh giá cường độ cạnh tranh

I.4.1. Tồn tại các rào cản ra nhập ngành
Tự do hóa thương mại luôn là một vấn đề trọng tâm trong xu hướng toàn cầu hóa đang
diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay. Nhằm tự do hóa thương mại, các nước, với
các thỏa thuận song phương, khu vực và đa phương, đã và đang tiến hành giảm và tiến
tới loại bỏ rất nhiều rào cản đối với thương mại. Tuy nhiên, trong khi các rào cản thuế
quan đã được giảm đáng kể theo lộ trình cắt giảm thuế của các nước, các rào cản phi
thuế quan, đặc biệt các rào cản mang tính kỹ thuật vẫn tồn tại, thậm chí phát triển dưới
nhiều hình thức phức tạp. Và chủ yếu vấp phải rào cản từ các nước nhập khẩu ví dụ
khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vấp phải một
số rào cản thương mại như : các rào cản thuế quan, rào cản phi thuế quan, rào cản
chống bán phá giá
1. Rào cản thuế quan
Biểu thuế đối với một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Mã thuế Mặt hàng
Nằm trong diện
hưởng quy chế
quan hệ thương
mại bình thường
Không nằm trong diện
hưởng quy chế quan
hệ thương mại bình
thường
0301 Cá tươi sống 0% 0%
9
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
0302 Các bộ phận còn lại sau khi cắt
philê tươi hoặc đông lạnh
0% 2,2 – 4,4 cent/kg
0304 Philê cá, thịt cá đã lóc xương
tươi hoặc đông lạnh

0% Một số 0%, một số 5,5
cent/kg
0305 Cá khô, ướp muối, xông khói 4-7% 25 – 30%
0305.13 Tôm các loại đông lạnh 0% 0%
0305(14-24) Thịt cua đông lạnh 7,5% 15%
0307 Các loại nghêu sò 0% 0%
0307 60 Ốc 5% 20%
1601- 1604 Các loại thực phẩm chế biến từ

0,9 – 6 cent/kg 6,6 – 22 cent/kg
1605-10.05 Cua chế biến chin 10% 20%
1605-10.20 Thịt cua 0% 22,5%
1605-30.05 Tôm hùm chế biến 10% 20%
Nguồn : Hải quan Hoa Kỳ
(Biểu thuế này có thể thay đổi và được công bố hàng năm)
2. Rào cản phi thuế quan
Đối với thị trường Mỹ là một thị trường khắt khe với những rào cản kỹ thuật phi thuế
quan và bảo hộ như:
- Quy định đảm bảo về vệ sinh, an toàn thực phẩm
Đặc biệt là những rào cản về các basa của Việt Nam. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu
thủy sản sang Mỹ phải gửi kế hoạch, chương trình HACCP cho Cục thực phẩm và
Dược phẩm Mỹ (FDA), nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì doanh nghiệp được cấp
phép xuất khẩu. FDA sẽ kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu, nếu phát hiện lô hàng
không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ bị từ chối nhập khẩu, sẽ bị trả về
nước hoặc tiêu hủy tại chỗ, mọi chi phí phát sinh do doanh nghiệp chịu, ngoài ra tên
doanh nghiệp được đưa vào mục “Cảnh báo nhanh” trên internet. Nếu 5 lô hàng tiếp
theo của doanh nghiệp bị giữ lại ở cảng nhập khẩu để kiểm tra theo chế độ tự động
đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, doanh nghiệp làm đơn đề nghị thì sẽ được
FDA xóa tên khỏi mục cảnh báo
- Quy định về nguồn gốc xuất sứ:

Kể từ thời điểm 12/12/2003 FDA phải nhận được thông báo trước về mỗi chuyến
hàng thực phẩm nhập vào Hoa Kỳ, trong đó mô tả về sản phẩm, nhà sản xuất và nhà
vận chuyển, nước xuất xứ, hàng đưa lên tàu từ nước nào và dự kiến hàng nhập cảng
10
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
nào. FDA được phép thu giữ mặt hàng thực phẩm nếu có bằng chứng đáng tin cậy
hoặc có thông tin về việc thực phẩm đó có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức
khoẻ và tính mạng của người và động vật.
- Quy định về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
Quy định 21CFR 103-169 nêu chi tiết các tiêu chuẩn thực phẩm của FDA. Tiêu chuẩn
về nhận diện sản phẩm (standards of identify) định nghĩa các loại thực phẩm, xác định
tên gọi, các thành phần và các yêu cầu về nhãn mác. Tiêu chuẩn về chất lượng
(standards of quality) là các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng trên mức yêu cầu theo
luât FDCA. Không nên lẫn lộn các tiêu chuẩn chất lượng của FDA với các phẩm cấp
sản phẩm nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (US DA) và các phẩm cấp thuỷ
sản của Bộ Nội vụ (US DI). Tiêu chuẩn đổ đầy (fill-of-container standards) qui định
phải đóng đầy đến mức nào và cách đo như thế nào.
- Ngoài ra Mỹ còn đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường:
Đây là quy định của một số luật chủ yếu của các nước phát triển nhằm bảo vệ môi
trường có sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm buộc chính phủ các nước
xuất khẩu thuỷ sản áp dụng những thông lệ bảo vệ loài cá heo, hải sản, chim rừng và
các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác. Có thể lấy ví dụ như Luật bảo vệ động
vật biển có vú 1972 của Mỹ quy định cấm nhập khẩu động vật biển có vú và sản phẩm
của loài này, trừ khi phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Luật thực thi lệnh cấm
đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét được ban hành năm 1992 của Mỹ nhằm hỗ trợ
cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên Hợp quốc cấm đánh bắt cá
bằng lưới quét với quy mô lớn ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992.
Ngoài ra, Mỹ còn đã cấm nhập khẩu tôm từ các khu vực trên thế giới nếu việc đánh
bắt gây nguy hiểm đối với loài rùa biển trừ khi nước đánh bắt được chứng nhận đã yêu
cầu tàu thuyền sử dụng các thiết bị xua đuổi rùa biển.

Mỹ là một nước có hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồ sộ và phức tạp nhất thế giới,
ngoài hệ thống pháp luật của liên bang còn có hệ thống pháp luật của từng bang, nếu
doanh nghiệp Việt Nam không nắm rõ hết hệ thống pháp luật của Mỹ thì rất dễ bị thua
thiệt. Ngoài ra, các sản phẩm thủy sản muốn xâm nhập vào thị trường Mỹ phải tuân
thủ hàng loạt các yêu cầu về các tiêu chuẩn và qui định mang tính kỹ thuật; các sản
phẩm phải phù hợp với qui định về nhãn mác; phải kiểm soát được các hành vi gian
lận thương mại; tuân thủ các qui định về xuất xứ hàng hóa; bảo đảm chất lượng vệ
11
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… Đó đang là những thách thức lớn đối
với doanh nghiệp Việt Nam.
3. Chống bán phá giá
Cá tra, cá ba sa và tôm đang phải chịu thuế chống bán phá giá từ 37 đến 64%. Mới
đây, Luật Nông trại Hoa Kỳ năm 2008 đang là cản trở đối với các mặt hàng nông sản
nói chung và thủy sản Việt Nam nói riêng. Từ khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế,
không dưới chục lần ngành thủy sản phải đối phó với các rào cản kỹ thuật của các
nước trên thế giới nhằm "cảnh báo" hoặc "hạn chế" kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam.
Năm 2009, sau những đợt kiểm tra, rà soát hoạt động nuôi trồng, chế biến cá tra, cá ba
sa của Việt Nam, Bộ Thương Mai Hoa kỳ đã công bố những kết quả chứng minh thời
gian qua Việt Nam không bán phá giá cá ba sa. Thế nhưng, Lệnh áp thuế chống bán
phá giá đối với mặt hàng cá tra, ba sa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ vẫn
sẽ tiếp tục được áp dụng trong 5 năm nữa vì Ủy ban Thương Mại Quốc tế Hoa Kỳ
(ITC) lo ngại rằng, nếu huỷ bỏ lệnh áp thuế đối với Việt Nam sẽ gây thiệt hại lớn cho
ngành sản xuất nội địa Mỹ.
Cùng với quyết định giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá, Mỹ đang hoàn tất Luật
Nông nghiệp (hay còn gọi là Luật Farm Bill), dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
Trong Luật Nông nghiệp của Mỹ có một điều khoản ngặt nghèo gọi là “chính sách
tương đương”, nghĩa là cá tra Việt Nam bị đưa vào nhóm catfish và sẽ bị quản lý
tương đương cả về luật pháp và điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

 Từ những rào cản trên ta có thể thấy rào cản ra nhập ngành là cao.
I.4.2. Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng
- Do tính yêu kém về quy hoạch vùng nguyên liệu cũng như do tính tự phát của các
hộ nuôi trồng, doanh nghiệp sản xuất đang dần tự chủ vùng nguyên liệu và thức ăn
thủy sản để hướng tới ổn định sản xuất. Ví dụ, tại An Giang, 10 doanh nghiep xuât
khẩu cá tra lớn nhất đã tự cung cấp được 40% nguyên liệu và ký hợp đồng với khách
hàng truyền thống là 42%.
12
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
- Bên cạnh đó, mặc dù vùng nguyên liệu tập trung tại vùng ĐBSCL nhưng sự gắn kết
giữa các hộ nuôi là rất thâp, điều này khiên giá thủy sản nuôi không ổn định và đa
phân là bị doanh nghiệp ép giá. Có thể thấy, trong chuỗi phân chia lợi nhuận từ cá tra,
người nuôi chỉ nhận được rất ít, nhà chê biến xuât khẩu nhận được khoảng 25% giá
bán trong khi nhà phân phối được hơn 70%.
- Tuy nguồn cung cá nguyên liệu thiếu hụt nhưng chi phí đầu tư nuôi cá tăng cao,
lượng con giống thả nuôi đang thiếu hụt nghiêm trọng, các hộ nuôi tạo được sức ép
tăng giá nguyên liệu khi doanh nghiệp sản xuất cần gấp nguyên liệu để đáp ứng yêu
cầu từ phía khách hàng nhưng không nhiều.
- Và do tình hình bất ổn của thị trường thủy sản và chủ yếu các hộ nuôi mang tính tự
phat không theo quy hoạch nên đối với cá quá lứa bị doanh nghiệp ép giá như bán rẻ,
bán ghi nợ lâu, người dân buộc phải bán để tránh lỗ.
- Hầu hết hiện nay các doanh nghiệp đều có vùng nguyên liệu riêng để tự cung cấp
nguyên liệu nên cũng khác phục được tình trạng thiếu nguyên liệu.
 Quyền lực thương lượng của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp ở mức độ cao.
I.4.3. Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
Nhìn vào xu hướng giám giá xuât khẩu cá tra, tôm, cũng có thể thấy phần nào sức
mạnh của người mua. Tại từng thị trường, khách hàng thường tập trung vào một số
nhà buôn thủy sản lớn hoặc tập đoàn siêu thị như Wal-mart, Metro, Carrefour, Cysco
v.v. Cũng vì vậy, kênh phân phối thường do các đối tượng này nắm giữ. Doanh
nghiệp Việt Nam luôn phải điều chỉnh quy trình nuôi, chế biến sản phẩm để theo kịp

các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm do các nước nhập khẩu đưa ra. Sản phẩm thủy
sản có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp rất ít và hiện trên thị trường trong và ngoài
nước có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nên khách hàng rất dễ thay đổi nhà cung
cấp.
• Xu hướng bảo hộ ngành thủy sản nội địa trên toàn thế giới càng cao.
• Các DN Việt Nam chưa thực sự chú trọng khâu phân phối.
 Quyền lực thương lượng của doanh nghiệp với khách hàng là thấp.
I.4.4. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
13
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
- Cạnh tranh giữa các ngành trong nước:
Mức tăng trưởng hấp dẫn của hoạt động xuất khẩu cá tra, basa đã lôi cuốn khá nhiều
doanh nghiệp mới gia nhập ngành, dẫn đến sự cạnh tranh khá quyết liệt giữa các
doanh nghiệp trong ngành. Theo thống kê của trung tâm thông tin công nghiệp và
thương mại, hiện tại có khoảng hơn 260 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế
biến và xuất khẩu cá tra, basa tại Việt Nam. Tuy vậy, dưới sự dẫn dắt của ban lãnh
đạo có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi trồng và kinh doanh thủy sản,
ACL dù có tuổi đời còn khá trẻ với 7 năm thành lập và phát triển, đã khẳng định được
vị trí nhất định và chắc chắn trong ngành. Công ty luôn là một trong các doanh nghiệp
đầu ngành và nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa lớn nhất Việt Nam
trong các năm qua. Kết thúc năm 2009, với tổng sản lượng cá tra, basa đông lạnh xuất
khẩu đạt 18.447 tấn và tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 39 triệu USD, ACL đứng
thứ 8 trong top 10
doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất ngành.
Mức tăng trưởng và sinh lợi hấp dẫn của hoạt động chế biến xuất khẩu cá tra, basa lôi
kéo ngày càng nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành. Với tính cạnh tranh khá quyết liệt
giữa các doanh nghiệp trong ngành, việc duy trì được hoạt động kinh doanh ổn định
và có hiệu quả tốt không phải là điều dễ dàng, nhất là khi hoạt động của ngành dễ bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như rào cản từ các nước nhập khẩu hay khó khăn do
khủng hoảng kinh tế trong năm vừa qua.

14
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
Mức tăng trưởng hấp dẫn của hoạt động xuất khẩu cá tra, basa thời gian qua đã lôi
cuốn khá nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành, dẫn đến sự cạnh tranh khá quyết
liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ cạnh tranh chủ yếu
bằng cách bán phá giá hoặc bán các sản phẩm không đạt chuẩn. Chính sự cạnh tranh
thiếu lành mạnh này đã gây tổn hại trực tiếp đến hiệu quả và lợi ích của những doanh
nghiệp làm ăn chân chính cũng như uy tín của cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đây là cái cớ cho việc đưa ra những thông tin sai lệch làm tổn hại đến hình ảnh và
chất lượng chung của cá tra, basa Việt Nam trên thị trường thế giới, dẫn đến nguy cơ
mất thị trường tiêu thụ.
- Cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài:
Không những phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt đến từ trong nước các doanh nghiệp
khi tham gia vào xuất khẩu thủy sản sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đến từ
các quốc gia khác trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
+ Tôm vẫn đang là sản phẩm XK chủ lực của VN, nhưng giá XK được dự báo là sẽ có
những biến động mạnh bởi sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác, nhất là nguồn tôm
chân trắng Ấn Độ.
+ Ở nhóm hàng mực, bạch tuộc, các sản phẩm của VN cũng đang phải đối mặt với sự
cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm cùng loại của Thái Lan. Cụ thể là DN thủy sản
nước này có nguồn nguyên liệu dự trữ khá ổn định. Trong khi đó, các DN chuyên XK
mực, bạch tuộc của VN vẫn đang ở trong tình trạng “đói” nguyên liệu trầm trọng khi
thương lái Trung Quốc vẫn đang tranh giành thu mua ngay tại các cảng cá Duyên hải
miền Trung và Nam Trung bộ.
 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là cao.
I.4.5. Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Áp lực từ sản phẩm thay thế ở mức trung bình. Sản phẩm thay thế đa dạng, tuy nhiên,
thói quen sử dụng của người tiêu dùng giảm bớt áp lực từ sản phẩm thay thế
Trong năm 2007, theo tổ chức Nông – lương quốc tế (FAO), sản lượng thủy sản xuất
khẩu toàn thế giới đạt 54 triệu tấn với giá trị giao dịch đạt 93,5 tỷ USD, tăng 67,7% từ

năm 2000 tới 2007. Các loại được tiêu thụ nhiều nhất là tôm, cá hồi, cá đáy, cá thu
15
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
v.v. Sản phẩm cá thịt trắng được tiêu thụ mạnh trên thế giới ngoài cá tra (Pangasius)
còn có cá đáy (Groundfish), cá hồi (Salmon) và cá rô phi (Tilapia).
Sản phẩm cá tra Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh vê sản lượng và giá trị xuất
khẩu trong các năm qua một phần nhờ vào giá rẻ, một phần là do khai thác và nuôi
trông một số sản phẩm cơ bản ở các nước khác sụt giảm và phục vụ nhu câu tiêu dùng
nội địa.
Nhu cầu với các loại tôm size lớn rất nhiều, nhưng kích cỡ tôm nuôi tại Việt Nam vẫn
phần lớn là trung bình và nhỏ.
• Có nhiều mặt hàng thủy sản khác thay thế như cá rô phi, cá pollack
• Sản phẩm chưa có lợi thế cạnh tranh nổi trội so với các sản
phẩm thủy sản của các nước khác.
 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế ở mức độ thay thế trung bình
I.4.6. Đe dọa gia nhập mới
Ngành sản xuất thủy sản tại Việt Nam chủ yếu là gia công hàng đông lạnh xuất khẩu,
vốn đầu tư cho một nhà máy không quá cao; để xây dựng một nhà máy chế biến cá tra
với công suất 150 tấn nguyên liệu /ngày cần khoảng 60 tỷ VND; công nghệ sử dụng
trong ngành thấp, chủ yếu dựa vào lao động nhiều và rẻ ở các vùng nông thôn. Do đó,
các rào cản về công nghệ, vốn và sản phẩm là rất thấp.
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận biên trong ngành chế biến cá tra ở mức trung bình 5% -
6%. Vì vậy, khả năng tham gia của các doanh nghiệp khác ngành là rất ít. Tuy nhiên,
đe dọa gia nhập mới có thể đến từ 3 đối tượng:
• Những hộ nuôi với quy mô lớn có khả năng tích lũy vốn và đầu tư máy móc để
hình thành nhà máy chế biến nhằm kéo dài chuỗi giá trị gia tăng.
• Nhà phân phối thủy sản nước ngoài cũng tổ chức hệ thống cung câp nguyên
liệu riêng tại Việt Nam nhằm giảm chi phí trung gian và kiểm soát tốt chất
lượng sản phẩm, ví dụ như Metro.
• Doanh nghiệp của các nước khác, đặc biệt là những nước có điều kiện tự nhiên

thuận lọi, có truyền thống khai thác thủy sản như Thái Lan, Indonesia,
Bangladesh, Trung Quốc…
 Đe dọa gia nhập mới trong tình hình hiện tại là không cao.
16
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC:
 CƠ HỘI
Tính hiệu quả của chiến lược kinh doanh trong mối quan hệ với môi trường bên
ngoài được thể hiện ở một số điểm như:
- Thứ nhất, kinh tế - chính trị VN hội nhập và phát triển ổn định. Trong những
năm qua, kinh tế và chính trị nước ta luôn ổn định và phát triển. Đặc biệt là quá trình
hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo điều kiện và sân chơi
bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước khi vươn ra thị trường nước ngoài. Đây
chính là một yếu tố cực kỳ thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
- Thứ hai, nhu cầu thị trường cả trong nước và nước ngoài đang có dấu hiệu hồi
phục và gia tăng liên tục. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế toàn cầu đang dần
hồi phục và tăng trưởng. Nhu cầu về hàng hóa, thực phẩm chắc chắn sẽ tăng cao sẽ là
một yếu tố tích cực nữa cho công ty trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.
- Thứ ba, được nhà nước khuyến khích nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ và đẩy
mạnh xuất khẩu. Chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới đều theo hướng
hạn chế nhập khẩu và khuyến khích đẩy mạnh gia tăng xuất khẩu=> tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn và phát triển.
thứ tư, khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển rất mạnh mẽ. Giúp công ty có
thể tiếp cận và hiện đại hóa công nghệ sản xuất, chế biến phù hợp với chuẩn mực và
thông lệ quốc tế.
Theo FAO nhu cầu sử dụng thủy sản dùng làm thực phẩm được dự báo sẽ đạt 183
triệu tấn vào năm 2015, tăng 40 triệu tấn so với năm 2010 và tiêu thụ thủy sản theo
đầu người sẽ đạt 14,3kg
Theo dự báo là sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng môi trường kinh tế vĩ mô trong
nước sẽ ổn định hơn trong năm 2012, lạm phát và lãi suất được dự báo sẽ giảm dần vè

tỷ giá hối đoái thì tăng qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
ngành phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.
Thị trường Mỹ sẽ tiếp tục khả quan sau khi nền kinh tế nước này phát đi những tín
hiệu tích cực gần đây. Ngoài ra sự phục hồi của thị trường Nhật Bản cũng sẽ thúc đẩy
nhu cầu về các sản phẩm thủy sản Việt Nam tăng trở lại. Ngoài Mỹ các thị trường
khác như Nga, Trung Quốc và một số nước Mỹ La tinh cũng có tiềm năng
17
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
 THÁCH THỨC
Các doanh nghiệp trong ngành cũng phải vượt qua nhiều khó khăn:
- Cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu được đánh giá là sẽ có những diễn biến
phức tạp khó lường hơn trong năm 2012 và tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt
Nam đặc biệt là cá tra.
- Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường nội địa và quốc tế đang có ngày
càng nhiều doanh nghiệp tham gia. Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ chốt của
Việt Nam phải cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực khi mà Thái Lan đang
hồi phục sau trận lũ lụt lịch sử, Trung Quốc hồi phục sau dịch bệnh và còn cả Ấn Độ
=> Sức ép cạnh tranh đối với hoạt động của công ty là ngày càng lớn. Đây là một
thách thức mà công ty cần phải đối diện trong quá trình hoạt động của mình.
- Ngoài ra việc tăng trưởng quá nhanh và không theo quy hoạch của các doanh nghiệp
có thể gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng và ảnh hưởng trở lại đến chất
lượng của cá nuôi.
- Nguồn cung ứng và giá nguyên, nhiên liệu phục vụ cho chăn nuôi, chế biến
luôn biến động khó lường. Nguyên liệu cho sản phẩm của công ty đó chính là cá, tôm
được cung cấp từ các vựa, ao, đầm nuôi trồng thuộc các khu vực duyên hải miền
Trung và miền Tây Nam bộ. Đối với xí nghiệp nuôi trồng là thức ăn cho tôm, cá, là
con giống,… giá cá tra đang trong xu hướng giảm là những yếu tố tác động tiêu cực
đến hoạt động nuôi trồng và có thể khiến cho tình trạng thiếu nguyên liệu tiếp tục
căng thẳng gây nhiều khó khăn lớn cho hoạt động của công ty.
- Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao về mẫu mã và chất lượng sản phẩm (an

toàn vệ sinh thực phẩm). Đây là xu thế tất yếu của cơ chế thị trường, khi kinh tế xã hội
phát triển thì những chuẩn mực về chất lượng, mẫu mã cũng được nâng lên. Đặc biệt,
ở các thị trường như EU, Mỹ, những yêu cầu đặt ra về an toàn vệ sinh thực phẩm đang
là một thách thức rất lớn cho hoạt động của công ty.
- Các quốc gia nhập khẩu ngày càng đặt ra nhiều biện pháp kỹ thuật hơn đối với các
sản phẩm thủy sản Việt Nam như các tiêu chuẩn về chất lượng, yêu cầu truy xuất
nguồn gốc hay gần đây là dự thảo thanh tra cá da trơn nội địa và nhập khẩu của
USDA (Mỹ).
- Lãi suất có nhiều biến động. Trong ba năm qua, hoạt động ngân hàng có nhiều biến
động rất khó lường. Các chính sách liên quan đến vay vốn, hỗ trợ lãi suất,… với nhiều
18
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
thủ tục phức tạp, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là chính sách về
lãi suất quá cao làm công ty không thể tiếp cận được hoặc nếu được thì hiệu quả kinh
doanh không cao, dễ rủi ro.
I.5. Đánh giá :
 Cường độ cạnh tranh mạnh
 Cường độ cạnh tranh trung bình
 Cường độ cạnh tranh thấp
 Ngành hấp dẫn
 Ngành không hấp dẫn
I.6. Xác định các nhân tố thành công chủ yểu trong ngành (KFS) :
Ngành thủy sản muốn thành công thì do quả tổng hợp của nhiều yếu tố mang lại; từ
yếu tố thị trường, sự cố gắng, năng động, sáng tạo của người sản xuất, cụ thể của
nông, ngư dân và doanh nghiệp, sự điều hành phối hợp của các cơ quan nhà nước…
Nhưng có lẽ yếu tố quyết định là khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản xuất khẩu của
chúng ta, đây có thể nói là yếu tố đóng vai trò then chốt nhất. Giá cả và chất lượng sản
phẩm là hai yếu tố quyết định tạo ra sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam.
1- Chất lượng
ngày nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là rất bức thiết trên toàn cầu.

thị trường các nước như Mỹ, Eu đã đưa ra các hàng rào kỹ thuật về chất lượng, xuất
xứ để bảo vệ người tiêu dùng nước họ. Vì vây chất lượng sản phẩm là chìa khóa của
sự thâm nhập thành công vào thị trường các nước như EU. Đặc điểm then chốt của
các quy định hiện tại của EU là hàng thủy sản nhập khẩu từ các nước thứ 3 (không
phải thành viên EU) vào EU cần phải được chế biến, đóng gói, bảo quản, chuẩn tại
các cơ quan mà EU cho phép hoạt động.
Chất lượng đảm bảo tốt, quản lý và kiểm soát theo chuỗi sản phẩm đáp ứng yêu cầu
thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, châu Âu
2 - Giá cả
Trong điều kiện suy thoái toàn cầu như vậy, nên chi tiêu của người tiêu dùng được cân
nhắc kỹ, giá cả hợp lý với thu nhập của người tiêu dùng sẽ mang lại thành công cho
19
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
thủy sản Việt Nam. Vậy các doanh nghiệp phải tạo được sự hấp dẫn về giá và đảm
bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường thì các mặt hàng thủy sản của chúng ta sẽ
tạo sức hút mạnh.
3 - Sự hỗ trợ của nhà nước
Ngành thủy sản sẽ kông thể thành công nếu thiếu đị sự bảo hộ của nhà nước nhất là
trong điều kiên kinh tế hội nhập như hiện nay. Nhà nước hỗ trợ thông qua nhiều chính
sách ưu đãi trong đó có ưu đãi về thuế, về cơ chế và về lãi suất vay vốn.( các doanh
nghiệp được hưởng ưu đãi thuế 15%), vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng
kim ngạch xuất khẩu.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA DOANH NGHIỆP
II.1. Sản phẩm chủ yếu
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu
Long An Giang tập trung chủ yếu vào sản xuất chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá
tra như cá tra fillet các loại, cá tra nguyên con, cá tra lăn bột các loại cấp đông, cá tra
cắt các dạng lăn bột, các loại chiên chín cấp đông, cá các loại tẩm gia vị nấu chín tổng
hợp, chả cá các loại, xúc xích lạp xưởng cá các loại… Trong đó, doanh thu cá tra fillet
các loại chiếm tới 90% doanh thu trung bình hằng năm của Công ty.

Riêng đối với các loại cá tra fillet, sản phẩm cũng rất đa dạng và được phân loại theo
nhiều tiêu chuẩn khác nhau
(màu sắc, kích cỡ, trọng
lượng ) tùy theo yêu cầu
của khách hàng và thị
trường xuất khẩu.
Ngoài ra, trong quá trình
chế biến, Công ty còn có
một số phụ phẩm khác như:
đầu cá, mở cá, xương, da cá
Tuy nhiên doanh thu từ các phụ phẩm này thường chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 5%
doanh thu trung bình hàng năm của Công ty.
20
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
II.2. Thị trường
Sản phẩm của nhà máy
được xuất đi hơn 40 nước
và vùng lãnh thổ trong đó
các thị trường chủ lực gồm
châu Âu, châu Á, Trung
Đông, châu Úc. Trong năm
2010 CTCP XNK thủy sản
Cửu Long An Giang xuất
được 24.173 tấn sản phẩm,
kim ngạch 48.36 triệu USD đứng thứ 6 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá
basa lớn nhất cả nước
II.3. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh
nghiệp
II.3.1. Hoạt động cơ bản
1. Sản xuất

- CL-FISH CORP có hơn 25 năm kinh nghiệm trong nuôi trồng. Chúng tôi có nông
trại nổi tiếng và đứng đầu trong lĩnh vực nuôi cá Tra/Basa ở Việt Nam. Tính từ đầu kỳ
cho đến nay, công ty đã cung ứng sản lượng khoảng 80,000 tấn nguyên liệu với trang
trại đặt trên sông MêKông, thuộc tỉnh An Giang, vùng châu thổ sông MêKông, miền
nam Việt nam.
- Ở trang trại có chương trình theo dõi nghiêm ngặc và kiểm soát tốc độ phát triển của
cá trong suốt tất cả các giai đoạn phát trriển. Từ con giống, cá trưởng thành cho đến
khi cung cấp cá đến nhà máy chế biến.
- Kiểm soát về bệnh cá, màu cá, kháng sinh, đặc biệt là không còn dư lượng kháng
sinh trong cá.
- Cho sản phẩm của cá tra/basa fillet tốt cho sức khỏe, hình dạng tốt cũng như sản
phẩm hài hòa, cấu trúc săn chắc. Sau khi nấu chín, cá không bị rã, co rút và không có
mùi bùn.
2. Hậu cần
21
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
a. Hậu cần nhập:
Nguồn nguyên vật liệu:
Trong quá trình sản xuất ngoài sử dụng nguyên liệu chính
là cá tra, Công ty còn sử dụng các một số phụ liệu khác để
đóng gói sản phẩm như: Thùng carton, bao bì PE, PA
− Cá nguyên liệu chủ yếu được Công ty thu mua từ các hộ
gia đình nuôi cá tra thuộc địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ
− Thùng carton, bao bì PE, PA chủ yếu được nhập từ các công ty trong nước.
Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu:
Nguồn nguyên liệu chính của Công ty chủ yếu là cá tra được thu mua từ các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long. Trong vài năm trở lại đây, diện tích nuôi cá tra và sản
lượng cá tra thu hoạch tại các tỉnh này không ngừng tăng cao. Theo Bộ Thủy sản, diện
22

Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
tích nuôi cá tra, ba sa ở Đồng bằng sông Cửu Long đến cuối năm 2006 đã trên
5.000ha. Từ đầu năm 2007 đến nay, diện tích ao cá đào mới tại các tỉnh trong vùng
tăng lên thêm gần 2.000 ha, trong đó nhiều nhất là An Giang, Ðồng Tháp. Cũng theo
Bộ Thuỷ Sản, năm 2005 sản lượng cá tra sau thu hoạch ở khu vực các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long chỉ đạt khoảng 373 nghìn tấn, đến năm 2006 sản lượng tăng đột biến
lên 825 nghìn tấn (tăng tới 2,2 lần so với năm trước đó), trong đó An Giang và Ðồng
Tháp là hai tỉnh dẫn đầu về sản lượng cá tra nuôi, đạt gần 400 nghìn tấn. Như vậy,
việc nhà máy Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra là tỉnh An Giang nói riêng
và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung là một lợi thế rất lớn, do đó nguồn cung
ứng nguyên liệu cá tra của Công ty rất ổn định.
b. Hậu cần xuất :
Sản phẩm của công ty được xuất đi hơn 40 nước trên thể giới trong đó các thị trường
truyền thống được củng cố bền vững và gắn bó hơn như thị trường EU, Mỹ, Nhật
Bản; các thị trường mới thì được phát triển mạnh hơn như ở Nga, hay Nam Mỹ.
Công ty có tiến trình giao hàng như sau:
Ngày giao hàng chậm nhất là 15 ngày sau khi giao nhận và thiết kế bao bì. Thời gian chi
tiết như sau:
1. Thời gian chậm nhất là 3 ngày để làm thiết kế bao bì, và những hồ sơ khác
2. Khoảng 2 đến 3 ngày để làm thủ tục đặc điểm kỹ thuật của cá fillet theo yêu càu
3. 7 ngày để lấy được giấy chứng nhận thú y từ NAFIQUAVED (Tổ chức chính phủ )
4. Khoảng 3 ngày cho khai báo hải quan: B/L, thủ tục cho phép

23
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
3. Marketing
a) Hoạt động quảng cáo và khuyến mại:
− Công ty hoạt đông với phương châm kinh doanh “Hiệu quả trong từng phạm vi quy
mô vừa nhỏ phù hợp với tầm quản lý và kiểm soát của mình để luôn đảm bảo đạt hiệu
quả kinh tế cao và sản phẩm chất lượng, phục vụ uy tín”

− Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường chất lượng cao
thông qua hội chợ thủy sản quốc tế hay qua cập nhật thông tin trên internet.
− Quảng cáo thương hiệu và sản phẩm trên website của Công ty. Các Website hiện tại
Công ty đang quản lý như sau:
1.
2.
3.
4.
5.
− Thông qua đối tác, khách hàng thân thuộc ở các thị trường để lập kênh phân phối
độc quyền.
− Hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng như : hỗ trợ giá ưu đãi cho khách hàng mới, hỗ trợ
về phương thức thanh toán ưu đãi cho khách hàng truyền thống, cung cấp dịch vụ tốt
nhất cho khách hàng: giao hàng đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm bảo đảm chính xác
theo hợp đồng…
b) Hệ thống phân phối
Hầu hết các sản phẩm của Công ty sản xuất được xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu cá
tra chiếm trung bình trên 95% doanh thu thuần hàng năm của Công ty. Doanh thu nội
24
Bộ môn Quản Trị Chiến Lược-ĐHTM
địa của Công ty chủ yếu là doanh thu bán phụ phẩm thu hồi (đầu, mỡ, xương, da cá )
và doanh thu một số hàng hoá, dịch vụ khác. Hiện nay, sản phẩm cá tra của Công ty
chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Châu Á (Singapore, Malaysia, Indonesia,
Philipin, Nhật ), EU (Ba Lan, Pháp ), Ageria, Mỹ, Úc và các Tiểu vương quốc Ả-
rập Thống nhất (UAE) Năm 2005, sản phẩm cá tra của Công ty chủ yếu được xuất
sang các nước Châu Á, doanh thu xuất khẩu sang thị trường này chiếm tới 63,83%
tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty. Sang năm 2006, thị trường xuất khẩu của Công
ty đã đa dạng hơn và có tỷ lệ khá đồng đều như thị trường Châu Á (30,76%), EU
(20,64%), UAE (32,61%). Vì vậy Công ty có thể giảm thiểu được rủi ro khi phụ thuộc
quá nhiều vào một thị trường.

4. Tài chính
- Duy trì được tính ổn định và hiệu quả hoạt động cao: Mức tăng trưởng và sinh lợi
hấp dẫn của hoạt động chế biến xuất khẩu cá tra lôi kéo ngày càng nhiều doanh nghiệp
gia nhập ngành. Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các công ty trong ngành cùng
các tác động khác làm cho việc duy trì được hoạt động kinh doanh ổn định và hiệu
quả không phải là điều dễ dàng. ACL là một trong các công ty trong ngành đạt được
tiêu chí này khi tỷ suất ROE và lợi nhuận thuần biên bình quân trong 3 năm gần nhất
ở mức cao là 36,5% và 9,4%. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm
2009, trong khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn thì ACL vẫn đạt
được tỷ suất sinh lợi tốt ROE là 28,3% và tỷ suất lợi nhuận thuần biên là 7,0%.
- Tăng trưởng mạnh trong năm 2010 cùng với mức P/E thấp nhất ngành:
25

×