Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

xây dựng hệ thống hỗ trợ phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.19 KB, 43 trang )

GIỚI THIỆU
Nền kinh tế hiện đại luôn luôn biến động và phát triển không ngừng theo xu
thế của thời đại, nó chịu tác động từ nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị,
văn hóa và các vấn đề xã hội trong nước và trên thế giới. Hoạt động sản xuất kinh
doanh rất nhạy bén với những gì xãy ra xung quanh nó, do đó trong quá trình sản
xuất kinh doanh các nhà quản trị thường phải đưa ra những quyết định liên quan
đến những gì xảy ra ở hiện tại và trong tương lai. Để cho những quyết định này có
độ tin cậy và hiệu quả cao thì cần thiết phải tiến hành công tác dự đoán, điều này
càng quan trọng hơn khi phải đưa ra những quyết định về tài chính trong điều kiện
hoạt động sản xuất kinh doanh diển ra trong nền kinh tế thị trường thường xuyên
có độ cạnh tranh cao.
Đối với một nhà quản trị một quyết định đưa ra đòi hỏi phải có tính khách
quan cao có như vậy khi đi vào thực tế mới có thể mang lại hiệu quả tốt và hạn chế
được nhiều rủi ro. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh bộ phận tài chính chịu độ
rủi ro rất cao do đó cần phải có sự tham mưu từ các bộ phận chuyên môn để hổ trợ
cho lãnh đạo ra quyết định, làm được việc này các bộ phận chuyên môn cần phải
tiến hành phân tích các chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp được phản
ánh qua các báo cáo tài chính., công việc này cần được thực hiện thường xuyên,
mất nhiều thời gian và công sức, do đó việc ứng dụng tin học vào áp dụng cho
trường hợp này là vô cùng cần thiết. Một phần mềm “Hỗ trợ phân tích báo cáo tài
chính” sẽ đóng vai trò là một trợ lý, là cánh tay đắc lực luôn đồng hành bên nhà
quản trị. Ở đây chỉ xét trong phạm vi một doanh nghiệp, nếu xét rộng ra chương
trình có thể phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau như cơ quan quản lý nhà
nước, các nhà đầu tư các tổ chức tín dụng và ngay cả những người công nhân
trong doanh nghiệp. Một chương trình ứng dụng máy tính như trên thực hiện hỗ
ttrợ cho công tác phân tích các báo cáo tài chính vừa tiết kiệm được thời gian,
công sức, tiền của đồng thời đảm bảo độ chính xác cao trong việc tính toán, xử lý
số liệu. Với một kết quả dự đoán khoa học về những khả năng trong tương lai, sẽ
giúp nhà quản trị trong việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh kỳ tiếp theo.
Tuy nhiên để khai thác phần mềm “Hỗ trợ phân tích các báo cáo tài chính” hiệu
quả thì yêu cầu người sữ dụng cần phải có những kiến thức nhất định về tài chính


kế toán.
Với phạm vi một đề tài thực tập tốt nghiệp cuối khóa em tập trung nghiên
cứu về mục đích, nội dung đặc trưng của công tác phân tích báo cáo tài chính,
nhằm xây dựng một chương trình ứng dụng cho một đơn vị sản xuất kinh doanh
cụ thể, có khả năng hỗ trợ cho nhà quản trị trong việc đưa ra những quyết định về
tài chinh. Ơ đây em chọn “Xí Nghiệp Xây Dựng Công Trình 515” để thử
nghiệm.
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn để tài
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng của các nhà quản
trị doanh nghiệp là hiệu quả về kinh tế, đó là phần lợi nhuận được tạo ra qua quá
trình sản xuất kinh doanh từ một lượng vốn ban đầu. Để khai thác, sữ dụng hiệu
quả nguồn vốn của doanh nghiệp thì cần thiết phải tiến hành công tác phân tích
tình hình tài chính mà cụ thể là phân tích các báo cáo tài chính, đây là một nội
dung đặc trưng chủ yếu của công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Mục tiêu
cuối cùng của công tác phân tích hoạt động kinh doanh cũng là hiệu quả tài chính
và được thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính. Phân tích báo cáo tài chính để đánh
giá tình hình tài chính cùng với phân tích cơ cấu đầu tư, lựa chọn và quản lý
nguồn vốn để ra quyết định tài chính và quyết định đầu tư cho kỳ kinh doanh tiếp
theo của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được cụ thể hóa qua các chỉ tiêu
về tình hình tài chính và chúng được thể hiện trên các báo cáo của kế toán vào
cuối kỳ kinh doanh thường là một niên độ kế toán. Ngoài những thông tin được
sắp đặt và thiết kế trên các báo cáo tài chính dựa theo những chuẩn mực kế toán
quốc tế hay theo hệ thống kế toán mang tính đặt thù riêng của từng quốc gia, các
nhà phân tích còn xây dựng những hệ thống các chỉ tiêu nhằm giúp cho các đối
tượng sữ dụng báo cáo tài chính có tầm nhìn bao quát và toàn diện hơn trong việc
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính sẽ làm rỏ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực

trạng tài chính của doanh nghiệp, chỉ ra những thế mạnh và tình trạng bất ổn của
doanh nghiệp đồng thời đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và
kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sữ dụng vốn.
Với những lý do trên em chọn đề tài “xây dựng hệ thống hổ trợ phân tích
báo cáo tài chính ” cho nội dung thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài vừa có tính
khoa học vừa có tính thực tiễn:
II. Tính khoa học
Khi tiến hành dự báo ta căn cứ trên số liệu phản ánh tình hình tài chính
thực tế ở quá khứ, hiện tại và xu thế phát triển của tình hình tài chính, trên cơ sở
đó để dự đoán một kết quả trong tương lai. Các kỹ thuật dự đoán dựa vào các mô
hình toán học, có thể dự đoán được cho cả những số liệu tuyến tính và phi tuyến,
tùy vào từng loại số liệu mà ta sữ dụng phương pháp dự đoán nào cho phù hợp
III. Tính thực tiễn
Đề tài đáp ứng đúng nhu cầu thực tế đang cần và có thể áp dụng rộng rãi
cho nhiều đối tượng.
Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng
Đối
tượng sử
dụng
thông tin
Các mục
tiêu cần
quyết định
Yếu tố cần dự đoán
cho tương lai
Câu trả lời nhận được từ các
thông tin do hệ thống cung
cấp
Nhà quản
trị doanh

nghiệp
Điêu kiện
hoạt động
sản xuất
kinh doanh
- Lập kế hoạch cho
tương lai
- Đầu tư dài hạn
- Chiến lược sản
phẩm và thị trường
- Chọn phương án
nào sẻ cho hiệu
quả cao nhất
- Nên huy động
nguồn đầu tư nào
Nhà đầu

Có nên đầu
tư vào
doanh
nghiệp này
hay không?
- Giá trị đầu tư nào sẽ
thu được trong tương
lai
- Các lợi ích khác có
thể thu được
Năng lực của doanh
nghiệp trong điều
hành kinh doanh và

huy động vốn đầu tư
như thế nào?
Nhà cho
vay
Có nên cho
doanh
nghiệp này
vay vốn hay
không
- Doanh nghiệp có khả
năng trả nợ đúng hợp
đồng hay không?
- Các lợi ích khác đối
với nhà cho vay
- Tình hình công nợ
của doanh nghiệp
- Lợi tức có được chủ
yếu từ hoạt động
nào?
- Tình hình và khả
năng tăng trưởng của
doanh nghiệp
Cơ quan
nhà nước
và người
làm công
Các khoản
đóng góp
cho nhà
nước, có

nên tiếp tục
hợp đồng
hay không.?
- Hoạt động của
doanh nghiệp có
thích hợp và hợp
pháp không?
- Doanh nghiệp có
thể tăng thêm thu
nhập cho người
làm công không
- Có thể có biến động
gì về vốn và thu nhập
trong tương lai?
Đặc biệt đối với nhà quản trị việc hiểu rỏ về tình hình tài chính của doanh
nghiệp là điều vô cùng cần thiết để hoạch định chiến lược cho kỳ kinh doanh tiếp
theo. Để hệ thống có thể đưa vào ứng dụng trong thực tế, ta chỉ việc thay những
kết luận của chương trình bằng những đánh giá của các nhà phân tích. Ơ đây
những kết luận đưa ra là dựa trên cơ sở tính chất và đặc điểm cụ thể tại Xí nghiệp
xây dựng công trình 515.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. Ý nghĩa, mục tiêu và phương pháp phân tích các báo cáo tài chính
1 Ý nghĩa
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có
tác động thúc đẩy hoặc kim hảm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của
doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo

định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết qủa và tình hình tài chính của
doanh nghiệp hoặc tổ chức cho những người cần sử dụng chúng. Tuy nhiên nhu
cầu sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính của những người sử dụng rất khác
nhau, chúng phụ thuộc vào hoạt động chức năng của họ, các thông tin này không
có sẵn trên các báo cáo tài chính. Do vậy, để có thông tin cần thiết, cần phải tiến
hành phân tích các báo cáo
2. Mục tiêu phân tích
Các mục tiêu của phân tích là:
- phân tích các báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho cácnhà
quản trị, nhà đầu tư, các chủ nợ và nhữnng người sử dụng khác để họ có thể ra
các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải
dể hiểu đối với những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các
hoat động kinh tế mà muốn nghiên cứu thông tin này
- phân tích các báo cáo tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin để giúp các nhà
đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian
và những rủi ro của những khoản thu bằng tiền cổ tức hoặc tiền lãi, vì các dòng
tiền của nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình
phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi
ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp.
- Phân tích các báo cáo tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực
kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn
lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những
tình huống có làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các
nguồn lực đó.
3. nhiệm vụ, nội dung và công cụ phân tích chủ yếu
3.1. Nhiệm vụ phân tích
Nhiệm vụ của phân tích các báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên
những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực
trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, vạch rỏ những mặt tích cực và những
mặt tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của

các yếu tố. Trên cơ sơ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Nội dung phân tích
Nội dung phân tích đi từ khái quát đến cụ thể , bao gồm các nnội dung sau
- phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
- phân tích các tỉ số chủ yếu
3.3. Công cụ phân tích chủ yếu
- Hệ thống các báo cáo tài chính
- Các tỉ suất tài chính
II. Hệ thống báo cáo tài chính
1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan
trọng đối với nhiều đối tượng sữ dụng khác nhau: Bên ngoài và bên trong doanh
nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình hình tài chính (Financial
Position) của một doanh nghiệp tại một thới điểm nhất định, thường là cuối kỳ
kinh doanh. Cơ cấu gồm hai phần luôn bằng nhau: Tài sản và Nguồn vốn tức
nguồn hình thành nên tài sản, gồm nợ phải trả (Liabilities) cộng với vốn chủ sở
hữu (Equity). Giá trị của bảng cân đối kế toán do các nguyên tắc kế toán ấn định,
được phản ánh theo giá trị số sách kế toán . Những dữ liệu bảng cân đối kế toán
cung cấp thuộc về quá khứ, trong khi phân tích tình hình tài chính lại hướng đến
tương lai, người ta muốn biết tình hình diễn biến trong tương lai như thế nào, dựa
vào đó để xây dựng kế hoạch cho kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo
2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập
hay báo cáo lợi tức, là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh
doanh; phản ánh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt động khác qua một thời
kỳ kinh doanh. Ngoài ra theo qui định ở nước ta, báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh còn có thêm phần kê khai về tình hình thực hiện nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng (VAT:
Value Added Tax)

3. Bảng lưu chuyển tiền tệ
Bảng lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo ngân lưu, nó chỉ ra những
lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sữ dụng tiền, khả năng thanh toán,
lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sữ dụng để đạt hiệu quả cao nhất, tối thiểu
hóa chi phí sữ dụng vốn.
4. Thuyết minh các báo cáo tài chính
La báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết
những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn và các dữ liệu bằng số mà trong
báo cáo tài chính khiông thể hiện được hết.
Những điều cần diễn giải thường là:
- Đặc điểm của doanh nghiệp: Giới thiệu tóm tắt về doanh nghiệp
- Tình hình khách quan trong kỳ đã tác động đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
- Hình thức kế toán đã và đang được áp dụng
- Phương thức phân bổ chi phí, đặc điểm khấu hao, tỉ giá hối đoái được dùng để
hạch toán trong kỳ
- Sự thay đổi trong đầu tư tài sản cố định, vốn chủ sở hữu
- Tình hình thu nhập của nhân viên và các tình hình khác.
III. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
1. Các chỉ tiêu tổng quát
1.1. Tình hình chung
Đó là sự tăng giảm về tổng số của tài sản và nguồn vốn, nói lên sự mở rộng
hay thu hẹp về qui mô hoạt động của doanh nghiệp, chỉ tiêu này chỉ phản ánh sự
thay đổi về số lượng chứ chưa giải thích được đều gì về hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp.
Tổng tài sản = vốn chủ sở hữu + nợ phải trả
1.2. Tỉ suất đầu tư.
Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỉ lệ giữa giá trị tài sản cố định và
đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư thể hiện đặc điểm, ngành nghề
kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1. Tỉ suất đầu tư tổng quát:
tỉ suất đầu tư tổng quát bao gồm tài sản cố định và tất cả đầu tư dài hạn của
doanh nghiệp.
1
1.2.2. Tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn:
Đầu tư tài chính dài hạn thường là đầu tư các chứng khoán dài hạn
1.2.3. Tỉ suất đầu tư tài sản cố định:
là đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất
kinh doanh. Tỉ suất đầu tư TSCĐ nói lên mức độ ổn định sản xuất, kinh doanh lâu
T ng tài s nổ ả
T su t u t ỉ ấ đầ ư
tài chính dài h nạ
Tr giá các tài s n tài chính dài h nị ả ạ
= X 100%
T ng tài s nổ ả
T su t u ỉ ấ đầ
t t ng ư ổ
quát
Tr giá TSC và các kho n u t dài ị Đ ả đầ ư
h nạ
= X 100%
T su t u t ỉ ấ đầ ư
dài h n khácạ
Tr giá các kho n u t dài h n ị ả đầ ư ạ
khác
T ng tài s nổ ả
= x 100%
T su t v n ỉ ấ ố
ch s h uủ ở ữ
V n ch s h uố ủ ở ữ

T ng ngu n v nổ ồ ố
= x 100%
H s khái ệ ố
quát
T ng các kho n ph i thuổ ả ả
T ng các kho n ph i trổ ả ả ả
=
S vòng quay các ố
kho n ph i thuả ả
Doanh thu bán thi uế
Các kho n ph i thu bình quânả ả
=
Các kho n ph i ả ả
thu bình quân
Kho n ph i thu ả ả
u kđầ ỳ
2
=
Kho n ph i thu ả ả
cu i kố ỳ
+
dài, duy trì được số lượng và chất lượng sản phẩm, đủ sức để tiếp tục cạnh tranh
và mở rộng thị trường.
Giá trị TSCĐ dùng trong tính toán tỉ suất đầu tư tính theo giá trị ròng của TSCĐ
Tỉ lệ ở các ngành thường là (khai thác chế biến dầu khí: 90%, ngành công nghiệp
nặng: 70%, ngành thương mại, dịch vụ: 20%.)
1.2.4. Tỉ suất đầu tư dài hạn khác:
Ngoài đầu tư tài chính dài hạn, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, ổn định
lâu dài, doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực khác như: cho vay dài hạn đầu tư,
kinh doanh bất động sản, liên doanh hùn vốn

1.3. Tỉ suất đầu tư vốn chủ sở hữu
Cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn. Là tỉ lệ giữa vốn chủ sở
hữu và tổng nguồn vốn
2. Nhóm chỉ tiêu thanh toán
2.1. Hệ số khái quát
Là tỉ số giữa các khoản phải thu trên các khoản phải trả, nó phản ánh các
khoản chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa doanh nghiệp với các đối tác (khách hàng,
các nhà đầu tư).
2.2. Các khoản phải thu (Recejvables)
trong đó:
T ng tài s nổ ả
T su t u t ỉ ấ đầ ư
tài s n c nhả ố đị
Tr giá các tài s n c nhị ả ố đị
= X 100
H s thanh toán ệ ố
chung
Khã n ng thanhn toánă
Nhu c u thanh toánầ
=
H s thanh toán ệ ố
v n l u ngố ư độ
Ti n và các ch ng khoán ng n h nề ứ ắ ạ
Tài s n l u ngả ư độ
=
H s thanh toán ệ ố
n ng n h nợ ắ ạ
Tài s n l u ngả ư độ
N ng n h nợ ắ ạ
=

H s thanh toán ệ ố
nhanh
Ti n và các ch ng khoán ng n h nề ứ ắ ạ
N ng n h nợ ắ ạ
=
Nếu số vòng quay các khoản phải thu cao thì chứng tỏ doanh nghiệp thu nợ tốt, có
nhiều khách hàng quen, ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn. Mặt khác nếu số
vòng quay quá cao thì thể hiện phương thức bán hàng quá cứng nhắc, hầu như bán
thu bằng tiền mặt, đều này dẩn đến khó cạnh tranh và mở rộng thị trường. Tùy vào
tình hình cụ thể và sách lược kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng cho phù hợp.
2.3. Các khoản phải trả (Payables)
Khã năng thanh toán gồm tất cả các nguồn có thể huy động để trả nợ
Nhu cầu thanh toán là các khoản nợ cần phải trả trước mắt trong một thời
hạn ấn định
Hệ số thanh toán chung là dạng hệ số so sánh cân bằng vì vậy trường hợp
tốt nhất là hệ số này (=1). Nếu >1 sẽ gây ứ đọng vốn, còn <1 thì doanh nghiệp
không đủ khã năng thanh toán.
2.4. Hệ số thanh toán vốn lưu động
Là tỉ lệ giữa tiền và các chứng khoán ngắn hạn trong tổng tài sản lưu động.
Trong đó Vốn lưu động = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Nếu hệ số này cao thể hiện sự ứ đọng vốn,hoạt độn kém hiệu quả. Nếu hệ số thấp
thể hiện khã năng thanh toán của vốn lưu động thấp. Ở Việt Nam (0.05 - 0.07)
2.5. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (Current ratio)
Biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn
Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 (>=1) là thể hiện sự bình thường trong hoạt
động tài chính của doanh nghiệp.
Hiện nay hệ số này được các ngân hàng chấp nhận cho vay dưới hình thức
tín chấp là = 2
2.6. Hệ số thanh toán nhanh (Quick ratio)
S vòng quay tài ố

s nả
Doanh thu t ho t ng chínhư ạ độ
T ng tài s nổ ả
=
S vòng luân ố
chuy n hàng hóaể
Giá v n hàng bán raố
Tr giá hàng t n kho bình quânị ồ
=
Tr gia hàng t n ị ồ
kho bình quân
Tr gia hàng t n ị ồ
kho u kđầ ỳ
2
=
Tr gia hàng t n ị ồ
kho cu i kố ỳ
+
Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ
ngắn hạn
Hệ số này càng lớn thể hiện khã năng thanh toán càng cao. Tuy nhiệnhê số
quá lớn lại gây mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng
tiền và chứng khoán ngắn hạn, có thể không hiệu quả.
Về nguyên tắc bất kỳ tài sản lưu động nào có khã năng chuyển hóa thành tiền thì
đều nói lên khã năng thanh toán nợ ngắn hạn. Vì vậy tử số của hệ số thanh toán
nhanh có thể cộng thêm vào các khoản phải thu(nhóm tài khoản 13), hàng tồn
kho(nhóm tài khoản 15) với điều kiện
- Số vòng quay các khoản phải thu
- Số vòng quay hàng tồn kho
Phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thanh toán của nợ ngắn hạn.

2.7. Tăng giảm vốn lưu động
Vốn lưu động (VLĐ) = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Biến động VLĐ = VLĐ đầu kỳ - VLĐ cuối kỳ
3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sữ dụng vốn
Hiệu quả sữ dụng vốn là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu
vốn và là thước đo năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện
đại khi mà các nguồn lực ngày càng hạn hẹp và chi phí cho việc sữ dụng chúng
ngày càng cao thì vấn đề sữ dụng hiệu quả nguồn lực trở nên gay gắt hơn bao giờ
hết.
3.1. Số vòng quay tài sản (Asset turnover)
Là tỉ số giữa doanh thu hoạt động chính và tổng tài sản
Hệ số này nói lên một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hệ số càng cao càng tốt
3.2. Số vòng luân chuyển hàng hóa (Inventory turnover) (số vòng
quay kho)
Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển hàng hóa nó nói lên chất lượng và
chủng loại hàng hóa có phù hợp trên thị trường hay không. Số vòng luân chuyễn
hàng hóa là chỉ tiêu đặc trưng , thường sữ dụng khi phân tích hiệu quả sữ dụng
vốn
Th i h n thu ờ ạ
ti nề
Các kho n ph i thu bình quânả ả
Doanh thu bình quân 1 ngày
=
=
Các kho n ph i ả ả
thu bình quân
Các kho n ph i thu ( u k + cu i ả ả đầ ỳ ố
k )ỳ
2

Doanh thu bình
quân 1 ngày
T ng doanh thuổ
360
=
Th i h n tr ờ ạ ả
ti nề
Các kho n ph i tr bình quânả ả ả
Giá v n hàng bán bình quân 1 ngàyố
=
Các kho n ph i ả ả
tr bình quânả
Các kho n ph i tr ( u k + cu i ả ả ả đầ ỳ ố
k )ỳ
2
=
Giá v n hàng bán ố
bình quân 1 ngày
T ng giá v n hàng bánổ ố
360
=
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt song nếu quá cao sẽ thể hiện
sự trục trặc trong khâu cung cấp, có thể hàng hóa dự trữ không đủ cung ứng kịp
thời cho khách hàng, gây mất uy tín của doanh nghiệp.
3.3. Thời hạn thu tiền (Collection period)
Chỉ tiêu này thể hiện phương thức thanh toán (tiền mặt, bán thiếu, chịu) trong việc
tiêu thụ hàng hóa của công ty
Trong đó:
Thời hạn thu tiền càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược sản
xuất kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời

điểm hay thời kỳ cụ thể.
3.4. Thời hạn trả tiền (payables period)
Chỉ tiêu này kiểm soát dòng tiền chi trả, đặc biệt là khoản chi trả cho nhà cung
cấp, giúp nhà quản trị xác định được áp lực các khoản nợ, xây dựng kế hoạch ngân
sách và chủ động điều tiết lưu lượng tiền tệ trong kỳ kinh doanh.
H s lãi g pệ ố ộ
Lãi g pộ
Doanh thu
=
H s lãi ròngệ ố
Lãi ròng
Doanh thu
=
Su t sinh l i tài ấ ờ
s n (ROA)ả
Lãi ròng
T ng tài s nổ ả
=
Su t sinh l i v n ấ ờ ố
ch s h uủ ở ữ
Lãi ròng
V n ch s h uố ủ ở ữ
=
Hệ số này càng cao nói lên doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài
càng nhiều
4. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi
người quan tâm và cố gắng tìm hiểu. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả
các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu ). Mỗi góc nhìn cung
cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể phục vụ các quyết định quản trị

4.1. Hệ số lãi gộp (Gross profit margin)
Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Không tính đến chi
phí kinh doanh., hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng
đến lợi nhuận.
Tùy vào đặc điễm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi
doanh nghiệp eẽ có một hệ số lãi gộp thích hợp.
4.2. Hệ số lãi ròng (Net profit margin)
Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn gọi
suất sinh lời của doanh thu (ROS: Return On Sales) thể hiện một đồng doanh thu
có khã năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
4.3. Suất sinh lời của tài sản (ROA: Return On Sales)
Hệ số suất sinh lời của tài sản mang ý nghĩa: 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận ròng, hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp , phân bổ và quản lý tài
sản càng hợp lý và hiệu quả.
Hay :
4.4. Suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE: Return On Equity)
Hệ số suất sinh lời vốn chủ sở hữu (vốn cổ đông), mang ý nghĩa 1 đồng vốn chủ
sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.
ROA = h s lãi ròng x s vòng quay tài ệ ố ố
s nả
òn b y tài chính Đ ẩ
(Financial Leverage)
T ng tài s nổ ả
V n ch s h uố ủ ở ữ
=
ROE
=
T ng tài s nổ ả
V n ch s ố ủ ở
h uữ

T ng tài s nổ ả
V n ch s ố ủ ở
h uữ
T ng tài s nổ ả
V n ch s ố ủ ở
h uữ
x
x
Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành nên tài sản. Vì vậy
suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) lệ thuộc vào suất sinh lời của tài sản
(ROA). Ý tưởng đó được thể hiện qua phương trình dưới đây:
Phương trình DuPont.
Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương
trình phân tích lần đầu tiên được công ty DuPont áp dụng vì vậy gọi là phương
trình DuPont.
Trong đó: Đòn bẩy tài chính (FL: Financial Leverage)
Như vậy phương trình DuPont được viết lại là:
Tác dụng của phương trình:
1. cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sữ
dụng tài sản
2. cho phép phân tích lượng giá những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số
chênh lệch)
3. đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác
nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời
căn cứ vào phương trình trên ta có các biện pháp tăng ROE là
- Tăng doanh thu và giảm tương đối chi phí
- Tăng số vòng quay tài sản
- Thay đổi cơ cấu tài chính (tỉ lệ nợ vay và tỉ lệ vố chủ sở hữu)
Lưu ý: Khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, sụ tăng nợ vay sẽ làm

cho ROE tăng cao. Và ngược lại khi khối lượng hoạt động giảm và thua lổ, sự tăng
nợ vay sẽ làm cho ROE giảm đi nghiêm trọng; Nghia là khi ấy ROE sẽ lệ thuộc
chủ yếu vào đòn bẩy tài chính (FL: Financial Leverage)
Đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả; Ngược lại chính đòn bẩy tài chính lớn
sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi khối lượng
hoạt động giảm. Và chính nó với chính sức mạnh đó sẽ đẩy nhanh tình trạng tài
chính của doanh nghiệp đễn kết cục bi thảm.
4.5. Suất sinh lời cổ phần thường
ROE = ROA x òn b y tài chínhĐ ẩ
Su t sinh l i c a c ấ ờ ủ ổ
ph n th ngầ ườ
Lãi ròng - c t c phi u u ãiổ ứ ế ư đ
V n ch s h u - v n c ph n u ố ủ ở ữ ố ổ ầ ư
ãiđ
=
Giá tr c t c ị ổ ứ
th ngườ
Lãi ròng - c t c phi u u ãiổ ứ ế ư đ
S l ng c phi u u ãiố ượ ổ ế ư đ
=
Đối với những người tham gia mua cổ phần của công ty, suất sinh lời cổ
phần thường (Return on Common Equiry) là hệ số được họ quan tâm hàng đầu.
Người ta muốn biết sẽ có được lợi nhuận là bao nhiêu từ sự đầu tư này.
4.6. Già tri cổ tức cho mỗi cổ phiếu thường
Giá trị cổ tức cho mỗi cổ phiếu (EPS: Earnings Per Share) là hệ số chỉ ra
lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu
5. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính
Cơ cấu tài chính (Financial Structure) là khái niệm dùng để chỉ tỉ trọng của
nguồn vốn chủ sở hữu và tỉ trọng nguồn vốn từ đi vay chiếm trong tổng số nguồn

vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, là đon bẩy
(Leverage) đầy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường luôn mang đầy rủi ro.
5.1. hệ số nợ so với tài sản (Debt ratio)
Phản ánh phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
5.2. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Là hệ số so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, nó cho biết cơ cấu tài
chính của doanh nghiệp rỏ ràng nhất.
Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu càng cao thì hiệu quả mang lại càng cao
trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi
Hệ số càng thấp thì mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối
lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ.
IV. Các kỹ thuật dự đoán:
1. phương pháp san bằng số mũ
1.1. Nội dung phương pháp
H s nệ ố ợ
=
T ng s nổ ố ợ
T ng tài s nổ ả
H s n so v i v n CSHệ ố ợ ớ ố
=
T ng s nổ ố ợ
V n ch s ố ủ ở
h uữ
Σ(F - A)
n
MAD =
Σ các sai l ch trong d oánệ ự đ
S th i k tính toánố ờ ỳ
=

phương pháp này rất tiện dụng nhất là khi dùng máy tính. Đây cũng là kỹ
thuật tính số bình quân di động nhưng không đòi hỏi phải có nhiều số liẹu của quá
khứ. Công thức dự đoán như sau:
trong đó:
- F
t
là số dự đoán ở thời kỳ t
- f
(t - 1)
là số dự đoán ở thời kỳ (t - 1)
- A
(t-1)
là số thực tế ở thời lỳ (t - 1)
- α là hệ số sang bằng (0 ≤ α ≤ 1)
1.2. Lựa chọn hệ số α
hệ số α tác động trực tiếp đến kết quả dự đoán. Để chọn hệ số α ta dựa vào
độ lệch tuyệt đối bình quân MAD (Mean Absolute Deviation)
MAD càng nhỏ thì hệ số α càng hợp lý vì nó cho kết quả dự đoán càng ít
sai lệch. Vì vậy để chọn hệ số α ta phải tính độ lệch tuyệt đối bình quân MAD ứng
với từng giá trị của α từ 0 đến 1, sau đó chọn α ứng với giá trị MAD nhỏ nhất để
dự đoán
1.3. Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng
phương pháp san bằng số mũ giản đơn không thể hiện rỏ xu hướng biến
động, do đó cần phải sữ dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hướng. Cách làm như
sau:
đầu tiên tiến hành dự đoán theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn, sau
đó thêm vào một lượng điều chỉnh (có thể âm hoặc dương)
- FIT (Forecart Inchiding Trend)
- F
t

(New forecart)
- T
t
(Trend correction)
Để xác định phương trình xu hướng dùng khi điều chỉnh ta sữ dụng hệ số
san bằng số mũ β. Y nghĩa và cách sữ dụng hệ số này cũng giông như hệ số α
T
t
được tính như sau:
F
t
= F
(t-1)
+ α[A
(t-1)
- F
(t-1)
D oánự đ
theo xu h ngướ
D oánự đ
Th i k m iờ ỳ ớ
L ng i u ch nhượ đ ề ỉ
theo xu h ngướ
=
+
FIT = F
t
+ T
t
T

t
= T
(t-1)
+ β(F
t
-
F
(t-1)
)























=
∑∑
∑∑∑
==
===
2
11
2
111
.
n
i
n
i
n
i
n
i
n
i
XiXin
YiXiXiYin
a
Trong đó:
T
t
là lượng điều chỉnh theo xu hướng trong thời kỳ t
T
(t-1)

là lượng điều chỉnh theo xu hướng trong thời kỳ t -1
β là hệ số san bằng xu hướng mà ta lựa chọn
F
t
là số dự đoán ở thời kỳ t bằng phương pháp san bằng số mũ giản đơn
F
(t-1)
là số dự đoán trong thời kỳ t-1
Để tính toán FIT
t
ta tiến hành theo các bước sau
Bước 1: Dự đoán theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn cho thời kỳ t (F
t
)
Bước 2: tính lượng điều chỉnh theo xu hướng
Để tiến hành bước 2 cho lần tính toán đầu tiên giá trị xu hướng ban đầu
phải được xác định và đưa vào công thức. Giá trị này có thể được đề xuất bằng
phán đoán hoặc bằng những số liệu đã quan sát được trong thời gian qua. Sau đó
sữ dụng số liệu này để tính T
t
Bước 3: tính toán dự đoán theo phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu
hướng
2. Phương pháp dự đoán theo đường khuynh hướng (đường hồi qui)
2.1. Nội dung phương pháp
Các phương pháp dự đoán theo đường khuynh hướng dựa vào dãy số thời
gian. Dãy số này cho phép xác định đường khuynh hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ
thuật bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện số thực tế
trong quá khứ đến đường khuynh hướng lấy theo trục tung là nhỏ nhất. Sau đó dựa
vào đường khuynh hướng lý thuyết mà ta tiến hành dự đoán cho các kỳ trong
tương lai. Đường khuynh hướng có thể tuyến tính hoặc phi tuyến. Để xác định

được đường khuynh hướng lý thuyết ta cần có nhiều số liệu trong quá khứ.
Để biết được đường khuynh hướng là tuyến tính hay phi tuyến, ta biểu diễn
các số liệu thực tế trong quá khứ lên biểu đồ, nếu xu hướng các số liệu tăng hoặc
giảm tương đối đều đặn theo một xu hướng nhất định thì đường khuynh hướng là
tuyến tính, ta dùng đường thẳng để biểu diễn chúng, nếu các số liệu tăng hoặc
giảm ngày càng nhanh thì đường khuynh hướng là phi tuyến, ta dùng đường cong
để biểu diễn chúng. Trên các báo cáo tài chính các số liệu biến động theo đường
khuynh hướng tuyến tính, theo xu hướng tăng dần đối với những chỉ tiêu có lợi và
giảm dần đối với những chỉ tiêu không có lợi. Do đó đề tài chỉ sữ dụng phương
pháp dự đoán theo đường khuynh hướng bằng đường thẳng thông thường
Phương pháp này còn gọi là phương pháp đường thẳng bình phương bé
nhất. Phương trình dự đoán có dạng Y

= aX +b
Với:























=
∑∑
∑∑∑ ∑
==
=== =
2
11
2
111 1
2

n
i
n
i
n
i
n
i
n
i
n
i

XXn
XiYiXiYiXi
b
Trong đó:
Y

là số dự đoán
X là số thứ tự về thời gian trong dãy số, đánh theo thứ tự tự nhiên từ 1 trở
lên tương ứng với số liệu từ quá khứ đến hiện tại.
Y là giá trị thực tế trong quá khứ
N là số lượng số liệu có được trong quá khứ
2.2. Phương pháp dự báo theo đường khuynh hướng có xét đến
biến động của thời vụ
đối với một số ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh có tính chất
biến động theo thời vụ như do điều kiện về thời tiết, địa lý ở từng vùng khác nhau.
Để dự đoán trong những trường hợp này ta cần xét đến mức độ ảnh hưởng của
thời vụ bằng cách tính chỉ số thời vụ trên cơ sở dãy số thời gian đã điều tra được.
Chỉ số thời vụ được tiính theo công thức sau
Trong đó:
Chỉ số thời vụ
Số bình quân của các tháng cùng tên
Số bình quân chung của tất cả các tháng trong dãy
CHƯƠNG III
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
I. Khảo sát hiện trạng xí nghiệp xây dựng công trình 515
I
s
y
i
y

o
=
I
s
y
o
y
i
1. Lích sử hình thành và phát triển của xí nghiệp
Tiền thân của xí nghiệp xây dựng công trình 515 là đội xây dựng công trình
515 thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5. Do yêu cầu nhiệm vụ
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tháng 4 năm 1997 đội xây dựng
công trình 515 được tổng công ty tăng cường đầu tư về mọi mặt, từ cơ sở vật chất
đến nguồn nhân lực, hình thành nên xí nghiệp xây dựng công trình 515 trực thuộc
tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5.
Từ những ngày đầu được thành lập, tuy được sự hổ trợ rất lớn từ tổng công
ty song trong quá trình hoạt động xí nghiệp cũng gặp không ít những khó khăn từ
một đội xây dựng công trình thực hiện thi công các công trình theo sự phân công
và giám sát của tổng công ty, không trực tiếp chịu trách nhiệm về qui trình kỹ
thuật và chất lượng công trình thì nay xí nghiệp ngoài những công trình được nhận
thầu từ tổng công ty còn phải tham gia đấu thầu và trực tiếp chịu trách nhiệm về
chất lượng công trình, chấp nhận cạnh tranh với các công ty cùng ngành, những
năm đầu hiệu quả hoạt động của xí nghiệp chưa cao song vài năm gần đây với sự
nổ lực không ngừng của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, xí nghiệp đã
từng bước trưởng thành và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kết quả này
được phản ánh thực tế trên các báo cáo trong những năm gần đây như sau:
Nội dung Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Tổng doanh thu 7.726.931.005 8.567.121.393 8.805.011.148
Lợi nhuận 117.237.245 145.118.411 111.352.407
Nộp ngân sách 774.984.000 814.856.000 928.077.262

Kể tư khi thành lập đến nay, sau hơn 5 năm hoạt động, xí nghiệp đã luôn
hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, tích lũy, bổ sung nguồn vốn được giao, giải
quyết ổn định việc làm cho người lao động trong xí nghiệp.
2.Tính chất, đặc điểm và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp
Xí nghiệp xây dựng công trình 515 là một doanh nghiệp nhà nước, có bộ
phận kế toán riêng, hạch toán phụ thuộc, nguồn tài chính do nhà nước cấp, có tư
cách pháp nhân mở tài khoản tại ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư, được
chủ động trong đàm phán, kí kết hợp đồng, đấu thầu các dự án, công trình, xí
nghiệp được vay vốn tại ngân hàng trong nước, được tổ chức mạng lưới sản xuất
kinh doanh, được bố trí và sữ dụng lao động hợp lý, áp dụng chế độ trả lương theo
chế độ qui định của nhà nước
Lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp là xây dựng cơ bản trực tiếp tham gia
xây dựng các công trình cầu, đường bộ, bến cảng thuộc khu vực các tỉnh miền
trung.
II. Nguồn gốc dữ liệu và nhiệm vụ của hệ thống
1. Nguồn gốc dữ liệu
Nguồn dữ liệu phục vụ cho hệ thống làm việc được lấy từ các báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh kế toán trưởng sẽ
tổng hợp số liệu từ các kế toán viên và lập ra các báo cáo tài chinh. Các báo cáo
này được gửi cho lãnh đạo của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, các điểm
niêm yết báo cáo trên thị trường chứng khoán nếu doanh nghiệp tham gia vào thị
trường chứng khoán
2. Nhiệm vụ của hệ thống
- Cập nhật các báo cáo tài chính cụ thể là bảng cân đối kế toán và bảng xác
định kết quả kinh doanh
-Tính các chỉ tiêu tài chính từ các báo cáo của doanh nghiệp
+ Nhóm chỉ tiêu thanh toán
+ Nhóm chỉ tiêu cơ cấu đầu tư
+ Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sữ dụng vốn

+ Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
- Dự đoán các chỉ tiêu kinh tế cho kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo
+ Dự đoán bằng phương pháp san bằng số mũ
+ Dự đoán bằng phương pháp đường khuynh hướng (dùng đường
thẳng)
- Thực hiện phân tích trên giá trị của các chỉ tiêu tính được từ các báo cáo
+ Phân tích số thực tế
+ Phân tích số dự đoán
3. Yêu cầu đối với người sữ dụng
- Phải có kiến thức nhất định về kế toán tài chính
- Cập nhật đúng, đủ các thông tin trên báo cáo tài chính
III. Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống
H th ng h tr phân ệ ố ổ ợ
tích báo cáo tài chính
C p nh t ậ ậ
thông tin
Xem các
danh m c ụ
X l s ữ ý ố
li u trên báo ệ
cáo
Phân tích các
ch tiêuỉ
Thông tin doanh
nghi pệ
Thông tin các
báo cáo
Kho n m c ả ụ
chính
Kho n m c chi ả ụ

ti tế
S li u chi ti t ố ệ ế
báo cáo
Tính các ch ỉ
tiêu
D oán cho ự đ
k ti p theoỳ ế
So sánh s ố
d oán v i ự đ ớ
TTế
Nhóm ch tiêu ỉ
thanh toán
Nhóm ch tiêu ỉ
l i nhu nợ ậ
Ch tiêu c ỉ ơ
c u u tấ đầ ư
Hi u qu s ệ ả ữ
d ng v nụ ố
Danh m c ụ
doanh nghi pệ
Danh m c các ụ
báo cáo
Kho n m c ả ụ
chính
Kho n m c chi ả ụ
ti tế
S li u chi ti t ố ệ ế
báo cáo
IV. Thiết kế cơ sở dữ liệu
1. Thiết kế các bảng lưu trữ thông tin phục vụ cho hệ thống

Tuy hệ thống được xây dựng thử nghiệm tại xí nghiệp xây dựng công trình
515, nhưng cơ sở dữ liệu của hệ thống phải đảm bảo ứng dụng được cho tất cả các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác. Ví du: một cơ quan quản lý nhà nước
muốn sữ dụng hệ thống để theo dỏi tình hình tài chính của các doanh nghiệp trên
địa bàn cơ quan quản lý thì cần phải có một bảng để lưu trữ các thông tin về các
doanh nghiệp. Ta thiết kế bảng như sau:
BẢNG DOANH NGHIỆP
Tên trường Kiểu dữ liệu Diễn giải
MADN Text(10) Mã số doanh nghiệp
TENDN Text(50) Tên doanh nghiệp
GIAMDOC Text(50) Giám đốc doanh nghiệp
DIACHI Text(50) Địa chỉ của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì sau
mỗi kỳ kinh doanh kế toán phải lập báo cáo quyết toán tài chính để báo cáo cho
lãnh đạo doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản đồng thời các báo cáo này được
lưu trữ trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp vì vậy ta phải có bảng lưu các
thông tin chính của báo cáo để khi cần kiểm tra hay muốn phân tích một báo cáo
bất kỳ hệ thống có thể chọn để thực hiện.
BẢNG BÁO CÁO
Tên trường Kiểu dữ liệu Diễn giải
MADN Text(10) Mã số doanh nghiệp
MABC Text(10) Mã số báo cáo
TENBC Text(50) Tên báo cáo
NGAYBC Date/time Ngày lập báo cáo
NGUOILAP Text(50) Người lập báo cáo
Mỗi một báo cáo gồm các khoản mục chính và các khoản mục chi tiết. Để tiến
hành tính và phân tích các chỉ tiêu tài chính hệ thống phải thực hiện việc xử lý số
liệu từng khoản mục chinh và khoản mục chi tiết trên các báo cáo tài chính, ta xây
dựng các bảng lưu trữ thông tin các khoản mục và số liệu của báo cáo như sau:
BẢNG KHOẢN MỤC CHÍNH

Tên trường Kiểu dữ liệu Diễn giải
MADM Text(10) Mã số khoản mục chính
TENDM Text(50) Tên khoản mục chính
BẢNG KHOẢN MỤC CHI TIẾT
Tên trường Kiểu dữ liệu Diễn giải
MADM Text(10) Mã số khoản mục chính
MACTIET Text(10) Mã số khoản mụch chi tiết
TENCTIET Text(50) Tên khoản mục chi tiết
BẢNG CHI TIẾT CÁC BÁO CÁO
Tên trường Kiểu dữ liệu Diễn giải
MADN Text(10) Mã số doanh nghiệp
MABC Text(10) Mã số báo cáo
MADM Text(10) Mã số khoản mục chính
MACTIET Text(10) Mã số khoản mục chi tiết
DAUNAM Double Số đầu năm báo cáo
CUOIKY Double Số cuối kỳ báo cáo
2. Mô hình thực thể liên kết
3. Sơ đồ dòng dữ liệu
1. Người sữ dụng yêu cầu thông tin các báo cáo tài chính
2. Bộ phận kế toán cung cấp các báo cáo tài chinh
3. Người sữ dụng cập nhật các báo cáo vào hệ thống
4. Người sữ dụng đưa ra yêu cầu thông tin đối với hệ thống.
5. Hệ thống đáp ứng các yêu cầu của người sữ dụng
V. Thiết kế giao diện
1. Form chính
Form chính gồm có 4 trình đơn (Exit - Cập nhật - Thực hiện - Phân tích).
Là nơi giao tiếp chính giữa người sữ dụing với hệ thống. Tại đây người sữ dụng có
thể bắt đầu cho một công việc như cập nhật thông tin về doanh nghiệp, các báo
cáo và số liệu của từng báo cáo, thực hiện tính toán các chỉ tiêu tài chính, dự đoán
các chỉ tiêu tài chính trong tương lai, xem, so sánh kết quả số dự đoán và số thực

tế các chỉ tiêu tài chính của từng báo cáo, chọn phân tích tình hình tài chính hoặc
kết thúc chương trình.
2. Form phân tích tình hình tài chính
Trên Menu của Form phân tích có 5 trình đơn (Hệ thống - Nhóm chỉ tiêu
thanh toán - Nhóm chỉ tiêu cơ cấu đầu tư - Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sữ dụng vốn -
Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận)
Tại trình đơn Hệ thống người sữ dụng được chọn một báo cáo bất kỳ để
thực hiện phân tích. Các chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm theo 4 trình đơn sổ
xuống trên menu của cửa sổ phân tích. Trong quá trình phân tích, người dùng
được phép chọn từng chỉ tiêu bất kỳ để xem giá trị của chỉ tiêu và kết luận trên giá
trị của chỉ tiêu đó.
3. Các Form nhập liệu
Số liệu đầu vào của chương trình là các báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp nên ta thiết kế các Form nhập liệu, người sữ dụng sẽ cập nhật thông tin về
H th ng h ệ ố ổ
tr phân tích ợ
BCTC
B ph n k toánộ ậ ế
Ng i s d ngườ ữ ụ
5
1
2
3 4
doanh nghiệp và số liệu trên các báo cáo thông qua các textbox. Có thể thực hiện
nhập thông tin doanh nghiệp, báo cáo mới, xóa, chỉnh sửa báo cáo đã tồn tại trên
cơ sở dữ liệu thông qua các nút lệnh, có thể kiểm tra các báo cáo bằng điều khiển
data control, đối với các khoản mục chính và khoản mục chi tiết trên các báo cáo
khi nhập liệu cho từng báo cáo ta có thể nhập qua bàn phím hoặc chọn qua
Combobox.
- form nhập các thông tin về doanh nghiệp

- form nhập các thông tin về báo cáo
- form cập nhật các khoản mục chi tiết của báo cáo
- form nhập số liệu các báo cáo
VI. Xây dựng thuật toán
1. Cập nhật thông tin
1.1. Cập nhật doanh nghiệp
Khi người sữ dụng nhập vào một doanh nghiệp mới, hệ thống sẽ kiểm tra
nếu doanh nghiệp đó đã tồn tại trong cơ sở dữ liệu thì thông báo đến người dùng
và không thực hiện nhập, nếu doanh nghiệp chưa có trong cơ sở dữ liệu thì nhập
thông tin của doanh nghiệp vào bảng ghi mơí.
Bắt đầu
- Nhập vào mã số và các thông tin về doanh nghiệp
- Ktra = 0
- Duyệt qua toàn bộ danh mục doanh nghiệp
If ((MADN) đã tồn tại trong danh mục doanh nghiệp) Then
- Thông báo (Doanh nghiệp đã tồn tại trong cơ sở dữ liệu)
- Ktra = 1
End if
If ktra = 0 then
- Cập nhật các thông tin vừa nhập vào một bảng ghi mới
End if
Kết thúc
1.2. Cập nhật báo cáo
Mỗi một báo cáo phải thuộc một doanh nghiệp nào đó, khi nhập mới một
báo cáo hệ thống thực hiện kiểm tra báo cáo này thuộc doanh nghiệp nào và doanh
nghiệp đó có tồn tại trong cơ sở dữ liệu hay chưa, nếu doanh nghiệp đó chưa tồn
tại trong cơ sở dữ liệu thì yêu cầu nhập vào doanh nghiệp đó. Tiếp theo thực hiện
kiểm tra xem báo cáo đã có trong danh mục báo cáo hay không, nếu báo cáo đó
chưa có trong danh mục báo cáo thì nhập báo cáo vào bảng ghi mới còn ngược lại
thì thông báo báo cáo đã rồn tại trong danh mục báo cáo.

Bắt đầu
- Nhập vào MADN,MABC và các thông tin về báo cáo
- Ktra = 0
- Duyệt qua toàn bộ bảng danh mục các doanh nghiệp
If (MADN chưa được cập nhật) Then
- Ktra = 1
- Thông báo MADN yêu cầu phải có trong danh mục doanh
nghiệp
- Kết thúc việc nhập
End if
If ktra = 0 Then
- Duyệt qua toàn bộ danh mục báo cáo
If (MADN And MABC đã tồn tại) Then
- Ktra = 1
- Thông báo cáo đã tồn tại
- Kết thúc việc nhập
End if
End if
If Ktra = 0 Then
- Cập nhật những thông tin vừa nhập vào bảng ghi mới trong
danh mục báo cáo
End if
Kết thúc
1.3. Cập nhật chi tiết báo cáo
Cập nhật chi tiết báo cáo gồm các khoản mục (Mã số doanh nghiệp, mã số
báo cáo , mã khoản mục chính, mã khoản mục chi tiết, số đầu năm , số cuối kỳ).
Người dùng nhập vào textbox mã số doanh nghiệp và mã số báo cáo, sau đó chọn
trên combobox các khoản mục chính và khoản mục chi tiết. Hệ thống sẽ kiểm tra
mã số doanh nghiệp và mã số báo cáo trong danh mục báo cáo, nếu chưa có báo
cáo này thì yêu cầu nhập váo danh mục báo cáo, sau đó kiểm tra trong danh mục

chi tiết các báo cáo, nếu bảng ghi chưa tồn tại thì cập nhật vào bảng ghi mới,
ngược lại thì thông báo bảng ghi đã tồn tại và không thực hiện nhập.
Bắt đầu
- Chọn trên các combobox (MADN, MABC, MCHINH, MPHU)
- Nhập vào (DAUNAM, CUOIKY)
- Duyệt toàn bộ bảng chi tiết báo cáo
If (MADN And MABC And MCHINH And MPHU đã tồn tại) Then
- Thông báo bảng ghi đã tồn tại
- Kết thúc và không thực hiện nhập
Else
- Cập nhật các thông tin trên vào bảng ghi mới trên danh mục
chi tiết báo cáo
End if
Kết thúc
2. Tính các chỉ tiêu tài chính
Hệ thống sẽ duyệt qua từng báo cáo trong danh mục các báo cáo và lấy số
liệu trong danh mục chi tiết các báo cáo ứng với từng báo cáo, thực hiện tính các
chỉ tiêu tài chính. Sau khi tính xong các chỉ tiêu tài chính của một báo cáo thì thực
hiện cập nhật vào bảng giá trị các chỉ tiêu (GIATRICT) và tiếp tục tính cho các
báo cáo khác. Mỗi lần chọn tính giá trị các chỉ tiêu thi toàn bộ giá trị các chỉ tiêu
cũ sẽ bị hủy bỏ và hệ thống chỉ cập nhật chỉ tiêu tính được trên các báo cáo hiện
hành trong danh mục báo cáo.
Bắt đầu
BAOCAO.Movefirst
While Not BAOCAO.EOF
- Duyệt qua toàn bộ bảng chi tiết báo cáo
- Lấy số liệu tương ứng tính các chỉ tiêu tài chính cho báo cáo
hiện hành trên bảng báo cáo
- cập nhật các chỉ tiêu vừa tính được vào bảng ghi mới trong
bảng (GIATRICT)

- BAOCAO.Movenext
wend
Kết thúc
3. Dự đoán các chỉ tiêu kỳ tiếp theo
Sau khi các chỉ tiêu tài chính đã được tính xong ta tiến hành công tác dự
đoán cho kỳ tiếp theo. Người dùng có thể chọn phương pháp san bằng số mũ hoặc
phương pháp đường khuynh hướng, cũng có thể lần lượt chọn cả hai phương pháp.
Kết quả dự đoán được cập nhật vào bảng (KHUYNHHUONG) ứng với phương
pháp đường khuynh hướng và bảng (SBSOMU) ứng với phương pháp san bằng số
mũ. Mỗi lần thực hiện dự đoán hệ thống sẽ hủy toàn bộ kết quả cũ và cập nhật vào
giá trị mới theo kết quả dự đoán được trên giá trị thực tế các chỉ tiêu của những
báo cáo hiện hành. Sau khi có kết quả dự đoán người dùng có thể so sánh với số
thực tế xem phương pháp dự đoán nào có độ chính xác cao hơn để chon làm số dự
đoán cho kỳ tiếp theo.
Thuật toán phương pháp dự đoán đường khuynh hướng
Bắt đầu
Dim a#(), b#(), i#, n#, m#,tongxx#, tongx#, tongy#(), tongxy#(), maso$()
n=số bảng ghi trên bảng GIATRICT
m=số chỉ tiêu tài chính trong bảng GIATRICT
khởi tạo (tongx,tongxx,tongy(),tongxy()) đều = 0
i=1
while not GIATRICT.EOF
tongx = tongx + i
tongxx = tongxx + i*I
maso(i,0) = GIATRICT.fields(“MADN”)
maso(i,1) = GIATRICT.fields(“MABC”)
for j = 2 to m - 1
tongy(j) = tongy(j) + GIATRICT.felds(j).value
tongxy(j) = tongxy(j).value + (i * GIATRICT.fields(j).value)
next j

i= i+1
GIATRICT.movenext

×