Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Gợi ý về sự thể hiện giá trị hiện thực trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.15 KB, 4 trang )

Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ




Biên tập viên : Trần Hải Tú |

Nội dung môn Ngữ văn



1


Gợi ý về sự thể hiện giá trị hiện thực trong truyện ngắn
Chí Phèo của Nam Cao
1. Phơi bày bộ mặt của giai cấp thống trị và định kiến xã hội nặng nề
trong xã hội cũ

Bè lũ thống trị
Có thể nói làng Vũ Đại là bức tranh xã hội nông thôn thu nhỏ vì tồn tại 2 mâu thuẫn
cơ bản: Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ và mâu thuẫn giữa nội bộ giai cấp thống trị.
Mâu thuẫn giữa nội bộ giai cấp thống trị với nhau chẳng phải do thế đất “quần ngư
tranh thực” như thày địa lí nói mà là do cường hào chia làm năm bè bảy bối, chờ nhau lụn
bại mà trị nhau. Đây là mâu thuẫn gay gắt, khá phổ biến, và cũng là nguyên nhân của
những số phận như Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo.
Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ được cụ thể hoá bằng quan hệ Chí Phèo- Bá
Kiến. Chí Phèo là nạn nhân đau khổ nhất của Bá Kiến. Bá kiến là tên địa chủ phong kiến xảo
quyệt trong phép trị dân, dâm ô như bất kì tên thống trị nào. Hắn có quyền lực, gian hùng,
nham hiểm.
Thì đây, cứ nhìn cái cách hắn nói, cười và xử trí trước bất kì tình huống nào: hắn có


tiếng quát rất sang, có cái cười Tào Tháo mà y vẫ tự phụ là hơn người. Khi Bá Kiến đến nhà
ăn vạ, Bá Kiến rất bình tĩnh, thoáng nhìn qua đã hiểu cơ sự. Hắn quát hao bà vợ và dân
làng để cô lập Chí Phèo, rồi xoa dịu cơn giận của Chí bằng cách ngọt nhạt, cười nói thân
thiện, lại còn nhận họ hàng với Chí. Nam Cao đã rất tài tình khi qua một cảnh nhỏ mà đã
miêu tả được bản chất khôn róc đời, lọc lõi của Bá Kiến. Ở đây không phải Bá Kiến đang lép
vế mà là đang xử thế theo phương châm:
“Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng
liều thân”
.
Trong lần Chí Phèo đến xin ở tù, Bá Kiến không chỉ xoa dịu Chí Phèo mà còn hướng
nỗi căm giận của Chí lên những kẻ thù của Bá Kiến. Bá Kiến đã đẩy người nông dân vào con
đường tội lỗi. Cái gian hùng ở đây là biết thu dụng những thằng bạt mạng liều lĩnh, những
thằng tứ cố vô thân.
Bên cạnh thói gian hùng, Bá Kiến cũng dâm ô như bao kẻ thống trị khác. Nhưng cái
tài của Nam Cao là không đi vào đời tư nhem nhuốc của Bá Kiến mà chỉ kể một vài chi tiết.
Chỉ riêng thói ghen tuông thảm hại của một lão già háo sắc đã đẩy một con người lương
thiện vào tù để nhà tù biến con người thành một kẻ lưu manh. Chừng nào còn những Bá
Kiến như thế thì còn những Chí Phèo, còn những bi kịch người nông dân bị tha hoá. Qua đó,
Nam Cao đã lên tiếng tố cáo mạnh mẽ môi trường xã hội đẩy con người vào bi kịch.

Dân làng Vũ Đại:
Dân làng Vũ Đại đã có sẵn định kiến về Chí Phèo kể từ ngày hắn bước chân ra khỏi
nhà tù. “Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như
thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng
Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ




Biên tập viên : Trần Hải Tú |


Nội dung môn Ngữ văn



2


cơng, hai mắt gườm gườm
trông gớm chết
! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng.
Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai
cánh tây cũng thế.
Trông gớm chết
!”. Ta có cảm tưởng rõ ràng rằng những con người ấy
đang xúm xít nhau lại, vừa tò mò, len lét nhìn kẻ tha hương trở về với hình thù kỳ dị vừa thì
thầm bàn tán, bình phẩm với nhau.
Và đây, cái cách họ để ý chuyện xung quanh: “Phải ông lý Cường thử có nhà xem
nào! Quả nhiên họ nói có sai đâu! Đấy, có tiếng người nói sang sảng quát: “Mày muốn lôi
thôi gì? Cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lôi thôi gì? ”. Đã bảo mà! Cái
tiếng quát tháo kia là tiếng lý Cường . Lý Cường đã về! Lý Cường đã về! Phải biết… A ha!
Một cái tát rất kêu. Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bịch bịch. Thôi cứ gọi là
tan xương! Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng… Ồ hắn kêu!
Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu!”. Đám đông ấy dường như
đang núp trong nhà thập thò, căng tai ra nghe ngóng, vừa đoán tình hình vừa thì thầm
truyền tai nhau nghe những diễn biến gay cấn của vụ việc bên nhà ông Bá Kiến. Đó là đám
đông sống lãnh đạm, thờ ơ với những nỗi đau của con người nhưng lại giỏi xen ngang, bình
phẩm, tò mò, kháo chuyện.
Ngoài bàn tay của bè lũ thống trị, thì chính định kiến nặng nề của đám đông đã khép
lại cánh cửa để Chí Phèo trở về làm người lương thiện. Bà cô Thị Nở chính là đại diện, là

người phát ngôn cho định kiến ấy. Trong con mắt của dân làng, Chí Phèo mãi mãi là “con
quỷ dữ của làng Vũ Đại” mà thôi.
2. Phản ánh bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân
Số phận vốn đã không ưu đãi cho Chí ngay từ khi sinh ra. Bị bỏ lại bên cái lò gạch cũ
trong một cái váy đụp, từ tuổi thơ Chí “bơ vơ hết đi ở nhà này lại đi ở cho nhà khác”. Chí lớn
lên nhờ sự cưu mang của những người nông dân nghèo khổ. Năm hai mươi tuổi, Chí làm
canh điền cho nhà Bá Kiến. Bỗng nhiên chỉ vì cơn ghen tuông vu vơ của cụ Bá, anh canh
điền chất phác ấy bị đẩy vào tù. Trước đó, Chí cũng đã từng có những ao ước vô cùng giản
dị về “một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải”, ước mơ ấy sẽ được
xây dựng bằng chính công sức của Chí chứ không phải bằng cướp giật - ước mơ ấy đáng
thương nhưng cũng thật đáng trọng.
Khi ở nhà Bá Kiến, Chí là một thanh niên khoẻ mạnh và giàu lòng tự trọng. Bị bà Ba
Bá Kiến sai bóp chân “mà lại bóp lên trên, trên nữa”, Chí chỉ cảm thấy “nhục hơn là thích”.
Chẳng phải Chí “vừa bóp đùi cho bà Ba vừa run run” hay sao? Hơn thế, Chí đủ sáng suốt để
nhận ra bản chất dâm ô của “con quỷ cái” ấy. Vậy là cái bản thân tội nghiệp của Chí đâu có
gì đáng để bị đẩy vào tù. Nhưng Chí nghiễm nhiên đã trở thành cái gai trong mắt cụ Bá,
chẳng có lý do gì mà cụ lại không bỏ tù “thằng trai trẻ” vô tình được bà Ba trẻ đẹp sai ban
cho cái ưu ái bóp đùi cho bà. Vậy là nguồn cơn cuộc đời tha hóa của Chí Phèo có cú hích là
do cơn ghen tuông của Bá Kiến, do bàn tay thao túng tác oai tác quái của tên ác bá làng Vũ
Đại!
Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ




Biên tập viên : Trần Hải Tú |

Nội dung môn Ngữ văn




3


Chí đã từng bước trở thành con quỷ dữ sau khi ở tù về, chẳng còn ai nhận ra anh
canh điền của bảy tám năm về trước nữa. Hắn làm tay sai cho Bá Kiến, gây ra bao nhiêu
đau thương cho dân làng Vũ Đại này. Điều gì có thể khiến một con người chân chất, hiền
lành thay đổi đến vậy. Thời gian chăng? Không, thời gian chỉ làm cho con người già đi chứ
không hề tạo ra cho con người cái “đầu trọc lốc”, sự cơng cơng trên khuôn mặt hay “những
nét trạm trổ rồng, phượng…” trên mình. Tuy Nam Cao không trực tiếp nói ra nhưng ai cũng
có thể lờ mờ đoán ra cái thế lực đầu tiên đã làm tha hóa anh canh điền, đó chính là nhà tù
thực dân.
Chí cũng thật đáng thương khi hắn bị tất cả mọi người xa lánh, “ tất cả mọi người
đều sợ và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua”. Ngay từ chi tiết đầu truyện, Nam Cao đã để cho
Chí vừa đi vừa chửi, hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, ấy thế mà có ai thèm trả lời
hắn. Ai cũng tự nhủ “chắc nó trừ mình ra”. Tiếng chửi của Chí Phèo thật thảm hại vì những
âm thanh của Chí xét ra cũng chỉ là âm thanh “ù xẹt” bên tai dân làng Vũ Đại này, một âm
thanh vô nghĩa trong muôn vạn âm thanh của vũ trụ. Thật đáng thương thay cho Chí Phèo
vì hắn đã mất đi quyền giao tiếp với mọi người, mà khi đã mất đi quyền ấy rồi thì cho dù Chí
có chửi hay khóc, uống rượu hay kêu làng phỏng có khác gì nhau? Thậm chí, khi “bám bíu”
lấy Thị Nở lúc đêm khuya, Chí Phèo “kêu làng” thì cả làng cũng “không ai động dạng”, “đáp
lại lời hắn cũng chỉ có mấy con chó cắn xốn xang trong làng”. Đó chẳng phải là nỗi cô độc bị
đồng loại không thừa nhận đó sao? Nhiều khi chính sự thiếu vắng tình thương, niềm cảm
thông của những người xung quanh cũng làm cho con người ta dấn sâu hơn vào vũng bùn
tha hoá.
Một kiếp người sống trong sự cô đơn, Chí Phèo tưởng như đã nắm được một chút
ánh sáng hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn khi Thị Nở bước vào cuộc đời hắn. Thế
nhưng, dường như ông trời không muốn dành cho Chí một sự ưu ái nào hết. Có lẽ khi viết
“Chí Phèo”, Nam Cao đã muốn bày cho người đọc thấy cái sự cùng cực lớn nhất của một
người nông dân bị tha hoá bằng cách để cho Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người. Ngay

sau cái đêm được làm “việc yêu” với Thị Nở, rồi được ăn bát cháo hành, sau bao nhiêu năm,
lần đầu tiên, Chí nghe thấy và cảm nhận những âm thanh rộn ràng của cuộc sống, tiếng
chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của mấy bà đi chợ về, tiếng anh thuyền chèo gõ mái chèo gọi
cá…Tâm hồn Chí như bừng tỉnh, tựa như từ bấy lâu nay, bao nhiêu niềm vui giản dị của
cuộc sống đều bị Chí chôn vùi trong men rượu, trong những cơn say triền miên. Hắn “muốn
làm hoà vời mọi người”, muốn tha thiết trở lại với cuộc sống của những người lương thiện.
“Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Nhưng trong một xã hội với những định kiến hẹp hòi ràng
buộc thì mọi điều “muốn” của Chí Phèo sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. Những định
kiến mà đại diện là bà cô của Thị Nở đã ngăn không cho Chí quay trở lại con đường làm
người. Chí còn không thể có được người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn” mà cả làng ghê tởm.
Những lời lẽ cuối cùng của Chí Phèo trong phút giây tuyệt vọng đã bộc lộ tất cả bi
kịch nộI tâm đau đớn : “Tao muốn làm ngườI lương thiện (…) Không được ! Ai cho tao
lương thiện ? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể
là người lương thiện được nữa. Biết không !”. Chừng nào còn Bá Kiến, còn định kiến nặng
nề của xã hội, thì Chí Phèo không thể sống yên ổn. Sau khi đâm chết Bá Kiến, Chí Phèo chỉ
Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ




Biên tập viên : Trần Hải Tú |

Nội dung môn Ngữ văn



4


còn một cách là tự sát. Trước đây, để bám lấy sự sống, Chí Phèo đã từ bỏ nhân phẩm, bán

linh hồn cho quỷ; giờ đây ý thức về nhân phẩm thức dậy, linh hồn đã trở về, Chí Phèo lại
phải tự huỷ diệt cuộc sống của mình.
3. Đánh giá
 Bằng một cái nhìn tinh tế, một trí tuệ sâu sắc và tinh thần sáng tạo của người
nghệ sĩ, Nam Cao đã khắc hoạ thành công một thực tế đã trở thành quy luật
ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân bị tha hoá,
lưu manh hoá, tức là bị các thế lực tàn bạo cướp đi cả nhân hình lẫn nhân
tính. (so sánh với Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng)
 Đồng thời, Nam Cao đã phát hiện và khẳng định thiên tính đẹp đẽ, sức sống
tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả khi họ bị xã hội phi nhân tính chà
đạp, cướp đi hồn người. Nhà văn khẳng định một chân lí: Dù ở trong hoàn
cảnh nào thì bản chất lương thiện của con người vẫn tồn tại. Hướng thiện và
tìm đến những điều tốt đẹp- đó là bản tính tự nhiên và ước muốn vĩnh hằng
của loài người. Tuy nhiên, Nam Cao chưa thể hiện được sự đổi đời của người
nông dân mà bi quan về tiền đề của họ. Đây là hạn chế chung của thời đại và
văn học hiện thực trước năm 1945.

×