Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số bệnh dịch đã từng xảy ra trong lịch sử pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.31 KB, 10 trang )

Một số bệnh dịch đã từng xảy ra
trong lịch sử
Sinh viên: phạm thị thinh
lớp : k2-cnsh2

Bệnh dịch (“pandemie” - có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hy Lạp, trong đó
“Pan” nghĩa là tất cả và “demos” là người) là một dịch có quy mô lớn xảy ra
khi một loại virus mới xuất hiện sau khi mã số di truyền đột biến, thường là
một loại virus từ động vật hoang dã, gia cầm rồi từ đó truyền sang người.
Loại virus mới lan truyền rất nhanh vì hệ thống miễn dịch trong cơ thể con
người không có khả năng chống lại.
Dịch bệnh xảy ra khi những trường hợp mới của một bệnh nào đó, trong
một nhóm dân số nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, lan tràn
vượt quá kỳ vọng dựa vào kinh nghiệm gần đó. Một dịch bệnh có thể xảy
ra trong một địa phương hoặc cũng có thể trên toàn cầu, trong trường hợp
đó thì gọi là đại dịch. Vài trường hợp của một bệnh rất hiếm có thể phân
loại là một dịch bệnh, còn những trường hợp của các bệnh phổ biến
như cảm lạnh thông thường không được coi là dịch bệnh
Sau đây là một số dịch bệnh đã từng xảy ra trong lịch sử ,các bệnh này
thường không phụ thuộc theo mùa , chúng có thể tấn công con người ở
mọi lúc , mọi nơi :
1:Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio
cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất
nước. Robert Koch là người nhận dạng được vi trùng gây bệnh tả vào
năm 1883.
Lịch sử:
1
Bệnh tả xuất hiện châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên, ghi nhận
lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ và đại dịch vào năm 1817-
1821, tiếp đến là nước Nga, châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi, Nam Mỹ.
Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết, nạn nhân có cả tể tướng.


Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người chết,
Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phốLuân Đôn.
Sang thời cận đại, riêng tại Bắc Kỳ thời Pháp thuộc năm 1937 dịch tả giết
75.000 người.
Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền
sang Ecuador, Colombia, Mexico và Nicaragua kết quả hơn 12.000 người
chết.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây
bệnh. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và
trong nước thải có chứa phân. Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước
nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không
kỹ hoặc ăn hải sản sống.
Bệnh tả có thể tránh nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách
ăn chín và uống sôi. Tuyệt đối không ăn: rau sống, hải sản tươi sống, tiết
canh, uống nước đá trái cây phải ngâm nước muối, gọt sạch vỏ trước khi
ăn. Tay chân luôn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước
khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Khi thành dịch thì dịch tả có tốc độ lây
lan và gây tử vong khủng khiếp, không như tiêu chảy.
2: Đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây bởi hai
dạng virus Variola major vàVariola minor. Đậu mùa có tên gọi tiếng
Latinh là Variola hay Variola vera, trong đó từ varius có nguồn gốc nghĩa là
“có nốt”, hoặc varus, nghĩa là “mụn nhọt”. Tiếng Anh danh từ “smallpox”,
xuất hiện vào thế kỷ 15 để phân biệt với biến dạng “great pox” (bệnh giang
mai).
Triệu chứng và hậu quả :
Đậu mùa gây bệnh trong các mạch máu nhỏ ở da, miệng và cổ họng.
Ở vùng da, bệnh gây ra những vết ban nổi sần đỏ đặc trưng, sau đó da bị
phồng giộp những vết sần chứa nước. Virus V major độc hại hơn, gây tử
vong trong số 30-35% bệnh nhân. V minor gây dạng bệnh nhẹ hơn, giết

khoảng 1% bệnh nhân. Biến chứng lâu dài của việc nhiễm V major là các
2
sẹo đặc trưng, thường là ở mặt, ở 65-85% số nạn nhân. Nạn nhân cũng có
thể bị mù vì giác mạc bị sẹo. Phái nam còn có thể bị hiếm muộn. Dị hình ở
các chi do chứng viêm khớp và viêm khớp xương mãn tính là biến chứng ít
gặp hơn, xuất hiện ở khoảng 2-5% các trường hợp nhiễm bệnh.
Lịch sử :
Đậu mùa xuất hiện vào khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Chứng
tích xưa nhất của bệnh đậu mùa là những vết mụn mủ trên xác
ướpcủa Pharaon Ramses V thời Ai Cập cổ đại. Căn bệnh này đã giết chết
khoảng 400.000 người dân châu Âu mỗi năm trong những năm cuốithế kỷ
18, trong đó có 5 quốc vương đương tại vị. Bện này cũng và là nguyên
nhân của 1/3 trường hợp bị mù. Khoảng 20-60% số những người nhiễm
bệnh, trong đó có khoảng hơn 80% là trẻ em, bị tử vong. Hậu quả là 300-
500 triệu người đã chết vì bệnh đậu mùa vào thế kỷ 20.Tổ chức Y tế Thế
giới (viết tắt tiếng Anh: WHO) ước lượng riêng năm 1967 có khoảng 15
triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu người tử vong.
Sau chiến dịch chủng đậu vác-xin kéo dài từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, WHO
chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa vào năm 1979.Đậu mùa là
một trong hai bệnh truyền nhiễm đã được diệt dứt điểm; căn bệnh kia là
bệnh dịch tả trâu bò (rinderpest) được công nhận đã bị tiêu diệt vào năm
2011
Nguyên nhân :
Có hai loại đậu mùa lâm sang. Loại Variola major là dạng trầm trọng và
thường gặp nhất, gây ra sự phát ban rộng hơn và sốt cao hơn. LoạiVariola
minor ít gặp và trầm trọng hơn, với tỷ lệ tử vong vào khoảng 1% hoặc ít
hơn. Giai đoạn nhiễm virus variola cận lâm sang đã được chú ý đến,
nhưng không thường gặp. Thêm vào đó, còn có một dạng gọi lại variola
sine eruptione (đậu mùa gây phát ban) thường được bắt gặp ở những
người được tiêm chủng. Dạng này gây ra sốt sau thời kỳ ủ bệnh và chỉ có

3
thể được xác nhận bằng nghiên cứu kháng thể, hay ít gặp hơn, bằng cách
cách ly virus
Thời kỳ ủ bệnh từ lúc nhiễm bệnh đến lúc triệu chứng rõ ràng đầu tiên xuất
hiện là khoảng 12 ngày. Một khi bị hít vào, virus Variola major xâm chiếm
vùng họng miệng hoặc vùng niêm mạc hô hấp, di chuyển đến hạch bạch
huyết và bắt đầu sinh sôi. Trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu, virus có
thể di chuyển từ tế bào đến tế bào, nhưng vào khoảng ngày thứ 12, các tế
bào nhiễm virus giảm dần, virus được tìm thấy trong máu với số lượng lớn.
Tiếp đó là sự sinh sôi virus diễn ra ở lá lách, tủy xương và hạch bạch
huyết. Các triệu chứng ban đầu tương tự với các bệnh nhiễm virus khác,
chẳng hạn như cúm và cảm thông thường, sốt ít nhất 38.5°C, đau nhức
cơ, cảm giác khó chịu, đau đầu và tình trạng mệt mỏi. Khi các ống tiêu hóa
bị liên lụy, chứng buồn nôn và ói mửa, cùng với chứng đau lưng xuất hiện.
Các triệu chứng báo trước, hay giai đoạn tiền bệnh, thường kéo dài 2-4
ngày. Từ ngày 12-15, những thương tổn thấy được đầu tiên xuất hiện – đó
là các vết chấm nhỏ màu đỏ gọi là enanthem – trên màng nhầy của miệng,
lưỡi, vòm miệng và cổ họng. Nhiệt độ cơ thể vẫn bất bình thường. Các
thương tổn này nhanh chóng lan ra và bị vỡ, giải phóng lượng lớn virus
vào tuyến nước bọt.
Virus đậu mùa có khuynh hướng tấn công tế bào da, gây nên những mụn
nhọt điển hình (gọi là phát ban) của chứng bệnh này. Các nốt nhỏ phát
triển trên da từ 24-48 tiếng sau khi các thương tổn ở các màng nhầy xuất
hiện. Thông thường, các vết ban xuất hiện đầu tiên ở tran, sau đó nhanh
chóng lan ra cả khuôn mặt, phần lớn các bộ phận gần đầu, than người và
cuối cùng là ở các bộ phận xa hơn. Quá trình xảy ra không quá 24 đến 36
tiếng, sau thời gian này không còn thương tổn mới nào xuất hiện. Lúc này,
sự nhiễm virus variola có thể diễn ra theo nhiều hướng, dẫn đến bốn loại
bệnh đậu mùa như trong phân loại Rao: thông thường, giảm nhẹ, ác tính
và gây xuất huyết. Trong lịch sử, bệnh đầu mùa gây ra tỷ lệ tử vong vào

khoảng 30%, trong đó hai dạng ác tính và gây xuất huyết thường gây chết
người.
Bệnh đậu mùa xuất phát từ việc nhiễm virus Variola, thuộc chi
Orthopoxvirus, họ Poxviridae. Variola là một virus hình gạch, cỡ lớn vào
khoảng 302-350 nanomét x 244-270 nm, có bộ gen DNA dạng hai sợi, và
4
có một vòng thắt lại ở mỗi đầu. Hai dạng đậu mùa cơ bản là variola major
và variola minor.
Bốn loại virus thuộc chi Orthopoxvirus gây bệnh ở người là: Variola,
vaccinia, cowpox (đậu mùa ở động vật) và monkeypox. Trong tự nhiên
virus variola chỉ gây bệnh ở người, dù động vật linh trưởng và các loài
động vật khác cũng bị nhiễm bệnh ở môi trường thí nghiệm. Vaccinia,
cowpox và monkeypox có thể gây bệnh ở người lẫn động vật.
Chu kỳ sống của các virus thuộc họ Poxviridae khá phức tạp vì có nhiều
dạng gây truyền nhiễm, với cơ chế xâm nhập tế bào đa dạng. Virus họ này
là duy nhất trong số các virus có DNA vì chúng không tái tạo trong nhân tế
bào, mà là ở tế bào chất. Để tái tạo, các virus sản sinh ra nhiều loại protein
đặc trưng mà các virus DNA khác không tạo ra được, trong đó protein
quan trọng nhất là RNA polymer hóa dựa trên DNA của virus.
Sự truyền bệnh
Bệnh lan truyền qua việc hít phải các virus variola trong không khí, thường
từ các dịch từ vùng họng, mũi, niêm mạc họng của người nhiễm bệnh.
Bệnh được truyền từ người sang người chủ yếu qua việc tiếp xúc mặt đối
mặt kéo dài với người nhiễm bệnh, thường trong khoảng cách 1,8m,
nhưng cũng có thể bị truyền bệnh qua việc tiếp xúc trực tiếp với các dịch
cơ thể bị nhiễm virus hoặc các đồ vật bị nhiễm bẩn như ra giường hay
quần áo. Đậu mùa hiếm khi gây lây nhiễm qua không khí trong không gian
kín như tòa nhà, xe buýt, xe lửa. Virus có thể lây truyền qua đường nhau
thai, nhưng bệnh đậu mùa bẩm sinh có tỷ lệ tương đối thấp. Đậu mùa
không được ghi nhận là có thể lây truyền trong thời kỳ tiền triệu và virus

thường phát tán từ lúc xuất hiện các vết ban, hay đi kèm với các thương
tổn ở miệng và họng. Virus có thể lây truyền qua trong giai đoạn phát
bệnh, thường nhất là khoảng tuần đầu tiên xuất hiện vết ban, khi các
thương tổn ở da còn nguyên vẹn. Bệnh bắt đầu ít lây nhiễm trong khoảng
7 đến 10 ngày từ lúc vảy xuất hiện, nhưng người bệnh vẫn có khả năng lây
nhiễm cho đến khi miếng vảy cuối cùng rụng đi.
Đậu mùa có tính lây nhiễm coa, nhưng thường với tốc độ chậm và ít rộng
khắp hơn so với các bệnh truyền nhiễm do virus khác; có thể bởi vì bệnh
lây nhiễm qua việc tiếp xúc gần và xảy ra sau khi vết ban đã xuất hiện. Tỷ
lệ lây nhiễm cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian ngắn trong giai đoạn lây
nhiễm. Ở vùng ôn đới, số ca lây nhiễm đậu mùa đạt cao nhất vào mùa
5
đông và mùa xuân. Ở khu vực nhiệt đới, bệnh xuất hiện khắp cả năm. Đậu
mùa không được ghi nhận có thể lây truyền qua côn trùng hay động vật và
không có trường hợp vật chủ mang mầm bệnh không thể hiện triệu chứng
(asymptomatic carrier).
3:Dịch hạch là một loại bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis hình que thuộc
họ Enterobacteriaceae gây ra. Căn bệnh đã gây nhiều trận dịch kinh hoàng
với tỉ lệ tử vong rất cao trong lịch sử nhân loại (nếu không được điều trị, tử
vong ở thể hạch là 75%, và ở thể phổi là gần 100%) như ở trận Đại dịch
hạch (1665 ở Anh với 60.000 người chết) và Cái chết đen (giữa thế kỉ 14,
giết chết 1/3 dân số châu Âu hay 25 triệu người).
được cho là xuất phát từ Ethiopia hoặc Ai Cập và lan lên phía bắc thông
qua các tàu buôn chở ngũ cốc. Nó được truyền từ bọ chét sống ký sinh
trên chuột chui rúc trong các con tàu. Và đây là đại dịch hạch đầu tiên trên
thế giới được ghi nhận.
Trong vòng hai năm, dịch hạch giết chết 40% dân số Constantinople. Nhà
sử học thời Byzantine tên là Procopius ghi lại rằng vào lúc cao điểm, thần
chết dịch hạch lấy đi 10.000 mạng người dân thành phố mỗi ngày. Dịch
hạch lan rộng khắp miền đông Địa Trung Hải, khiến một phần tư dân số

khu vực chết.
Đại dịch hạch lần thứ hai bùng phát năm 588, với mức độ nghiêm trọng
hơn và lan tới tận nước Pháp. Số người thiệt mạng do kẻ sát nhân này là
25 triệu.
Trong vòng 800 năm sau đó, châu Âu không bị đại dịch nào tấn công,
nhưng đến giữa thế kỷ 14, dịch hạch trở lại. Lần này nó được đặt tên Tử
thần đen. Tên này xuất phát từ thực tế là da những người mắc bệnh
chuyển màu sẫm hơn do các hạt đen bên dưới da, giống triệu chứng của
những người xấu số trước đó 8 thế kỷ.
Người ta sơ tán để chạy trốn dịch bệnh, nhưng lại khiến nó càng lan rộng
hơn trên toàn châu lục. Trong 3 năm kể từ 1347, Tử thần đen giết chết
chừng một phần tư dân số châu Âu - 25 triệu người. Cùng thời gian đó,
dịch hạch hoành hành ở châu Á và Trung Đông, gây nên đại dịch toàn cầu.
Dịch hạch bùng phát nhiều lần ở châu Âu, mỗi lần sau mạnh hơn lần
trước, và chỉ dịu đi khi nhân loại bước vào thế kỷ 18. Cho đến lúc đó, tổng
số nạn nhân của căn bệnh này được ghi nhận vào khoảng 137 triệu. Các
khu vực thành thị chịu ảnh hưởng nặng nhất, với tổn thất khoảng 50% dân
số trong mỗi đại dịch
6
4: Bệnh dịch AIDS
Tính đến ngày 30 tháng 09 năm 1991, Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) căn cứ theo con số
thống kê do các nước cung cấp thì đã có 163
nước và vùng lãnh thổ phát hiện ra bệnh
nhân AIDS, và số người mắc bệnh đã lên tới con số 41 vạn người. Theo
ước đoán của các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới: Con số người mắc
bệnh thực tế, trên thế giới phải là 1,1 triệu, đến cuối thế kỷ 20 tăng lên
khoảng 40 triệu người.
Năm 2005 tại Việt Nam, cả nước có khoảng 260.000 người nhiễm
HIV/AIDS. 6 tháng đầu năm 2005, trên toàn quốc phát hiện 6.704 trường

hợp nhiễm HIV mới, trong đó có 1.377 bệnh nhân AIDS và 670 ca tử vong
do AIDS.
Giữa năm 1986 WHO quyết định đặt trên cho căn bệnh
AIDS là"căn bệnh suy giảm miễn dịch trong cơ thể
người", tiếng Anh viết tắt là HIV, bệnh AIDS viết tắt trong
tiếng Anh có nghĩa là mầm dịch bệnh HIV đang ủ bệnh
và phát triển chậm trong cơ thể đã dẫn tới dịch bệnh.
Năm 1988, WHO vì muốn kêu gọi các nước trên thế giới
cùng hợp tác chống lại căn bệnh dịch độc hại nhất trong lịch sử loài người
cho đến nay, đã quyết định lấy ngày 01 tháng 12 hàng năm là "Ngày thế
giới chống lại bệnh AIDS".
Tháng 05 năm 1983, nhóm nghiên cứu Ruyca, Môngtaniai thuộc Viện
nghiên cứu Pastơ của Pháp đã phân lập được những bệnh AIDS ra khỏi
hạch bạch huyết trong cơ thể những người bị nhiễm HIV trong thời gian
sớm nhất. Theo cách nói thông thường thì đây là lần đầu tiên loài người
phát hiện được virus gây bệnh AIDS.
Tháng 4 năm 1984, nhóm nghiên cứu của Rôbôtơ Carô thuộc viện nghiên
cứu ung thư Mỹ cũng đã phân lập được từ trong một hệ thống nuôi cấy tế
bào "T" những vật cảm nhiễm mầm bệnh trong những bệnh nhân mắc
bệnh AIDS, người ta cũng phân lập ra được virus gậy bệnh AIDS. Đây là
thành quả quan trọng có tính đột phát đối với giới y học trong quá trình
nghiên cứu chống lại bệnh AIDS.
Từ sau đó, căn bệnh AIDS ngày càng được phổ biến rộng rãi. Nhưng cho
đến nay, người ta mới tìm thấy được một hồ sơ bệnh án của một bệnh
nhân được gọi là người mắc bệnh AIDS sớm nhất trên thế giới, đó là một
7
thủy thủ người Manchester (Anh). Vào năm 1959 người thủy thủ 25 tuổi
này mắc một căn bệnh quái dị: da đau buốt không chịu nổi, sốt cao không
giảm, phổi bị cảm nhiễm nặng, cân nặng giảm sút nhanh chóng. Sau khi
vào nằm bệnh viện không bao lâu, người thủy thủ đó qua đời. Các bác sĩ

thấy chứng bệnh quái lạ như vậy thì sinh nghi. Họ bèn tiến hành giải phẫu
thi thể để nghiên cứu, phát hiện thấy phổi của bệnh nhân nhiễm một loại
trùng nang và tế bào phình to lên. vì những nguyên nhân đó mà trên phổi
đầy những lỗ nhỏ. Bởi lúc bấy giờ y học chưa có hiểu biết về bệnh AIDS
nên các bác sĩ có liên quan chỉ đưa triệu chứng đó đăng trên tạp chí y học,
đồng thời giữ lại một phần nội tạng của người bệnh tại bệnh viện
Manchester.
Đến năm 1983, sau khi giới y học Pháp công bố kết quả nghiên cứu mầm
bệnh AIDS, các chuyên gia bệnh học thuộc Đại học Manchester đem một
số bộ phận nội tạng đang được giữ lại tại bệnh viện của bệnh nhân nọ:
thận, tụy để tiến hành nghiên cứu; cuối cùng đã phát hiện ra triệu chứng
đặc trưng của bệnh AIDS. Trên cơ sở đó họ suy luận rằng từ giữa những
năm 50 của thế kỷ 20 đã có bệnh AIDS, căn bệnh đó đã truyền nhiễm virus
HIV. Chứng tỏ các nước phương Tây, muộn nhất là vào thời kỳ đó đã có
những bệnh nhân mắc bệnh AIDS.
Các chuyên gia và các học giả ngành y sau 10
năm nghiên cứu đã đi đến nhận định, sự xuất hiện
mầm bệnh của bệnh AIDS có thể đã có từ 50 năm
đến 150 năm trước đây. Sau đó mầm bệnh bắt
đầu di truyền, phát triển đột biến. Trải qua hơn 100
năm diễn biến, đến nay mới trở thành bệnh dịch
độc hại, hung ác chưa từng có. Đến nay, thế giới
đang đứng trước sự lây lan nhanh chóng và tỷ lệ
tử vong càng cao càng hoảng sợ. Người ta nói
đến AIDS là biến sắc và gọi là "Căn bệnh dịch của
thế kỷ 20".
Đầu tiên, người ta phát hiện thấy những người
mắc bệnh AIDS chiếm tỷ lệ rất cao ở những đối
tượng đồng tính luyến ái và có sinh hoạt tình dục
tập thể ở các thành phố lớn nước Mỹ. Bởi vậy

người ta cho rằng, do đồng tính luyến ái đi ngược
với với quy luật tự nhiên, là bệnh hoạn, tạo ra sự
hỗn loạn tình dục dẫn đến những bệnh tật mà người ta không lường được
nên mới sinh ra bệnh AIDS. Tuy nhiên, khi được rất nhiều nhà khoa học
nghiên cứu mới nhận thấy rằng, ở các nước phương Tây, từ thời Hy Lạp,
8
La Mã cổ đại đã xảy ra vấn đề đồng tính luyến ái. Còn các nước phương
Đông từ thời cổ đại đã có vấn đề này. Nếu vì đồng tính luyến ái mà dẫn
đến việc sinh ra bệnh AIDS thì bệnh đó đã lưu truyền từ thời cổ đại, vì sao
mãi tới nay mới lan truyền? Từ đó kết luận: Đồng tính luyến ái không phải
là nguồn gốc gây ra bệnh AIDS, nhưng nó cũng là con đường lây bệnh
truyền AIDS rất nguy hiểm.
5: bệnh cúm
Năm 1918 chứng kiến đại dịch cúm nghiêm trọng nhất lịch sử thế giới,
thậm chí còn được cho là đại dịch kinh hoàng nhất trong các loại bệnh
dịch. Khoảng 50 triệu người chết, trong đó riêng ở Tây Ban Nha có 8 triệu,
vì thế dịch cúm này mang tên cúm Tây Ban Nha.
Năm 1957 đánh dấu dịch cúm châu Á. Nhờ các tiến bộ khoa học, dịch
bệnh nhanh chóng được xác định, các biện pháp y tế cầ Năm 1969, dịch
cúm Hong Kong giết chết 34.000 người. Thành phố London phải nhờ đến
sự hỗ trợ của các y tá tình nguyện. Nhân viên văn phòng đeo khẩu trang
khi làm việc, để phòng ngừa cúm.n thiết được triển khai, trong đó có việc
sử dụng vắc xin. Tuy vậy số lượng người chết vì cúm vẫn ở mức 2 triệu
Năm 1976 tại New Jersey,Mỹ, xuất hiện dịch cúm khiến 1 người chết. Giới
chức lo sự trở lại của cúm Tây Ban Nha, nhưng virus chủ yếu tồn tại ở lợn.
Vắc xin được đem tiêm cho một phần tư dân số Mỹ. Có 25 người chết do
biến chứng của vắcxin, nhưng không ai thiệt mạng vì cúm lợn
9
Năm 2003, cúm gia cầm được phát hiện ở Hàn Quốc. Chính phủ ra lệnh
tiêu hủy gần 1 triệu con gà và vịt. Trong ảnh, quân nhân và bác sĩ thú y

chôn hàng trăm gà và vịt để ngăn sự lây lan của virus. Cũng trong năm
này, khoảng 400 ca nhiễm cúm gia cầm được phát hiện ở Việt Nam. Năm
sau đó, hầu hết trong 64 tỉnh thành của nước này đều xuất hiện cúm. Ở
một số nước, cúm được coi là đáng sợ như HIV/AIDS, nhiều người từ chối
ăn gà, vịt và chim
Từ những hậu quả nguy hiểm ta thấy ở các dịch bệnh trên , khi phát
hiện ra ổ dịch ta cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, tham mưu kịp thời
cho cấp ủy, chính quyền tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống
dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài, hạn chế tối đa tỷ lệ bệnh
nhân tử vong.
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương
tiện điều trị và giường bệnh để kịp thời tiếp nhận điều trị bệnh nhân, đặc
biệt trong trường hợp có dịch lớn. Thành lập đội cấp cứu lưu động, sẵn
sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong xử lý, cấp cứu, điều trị, chăm
sóc bệnh nhân.
10

×