Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực đơn cho người ung thư vú ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.57 KB, 8 trang )

Thực đơn cho người ung thư vú
Theo BS Ang Peng Tiam,Giám đốc TT Điều trị ung thư Viện ĐH QG
Singapore, chế độ ăn cũng góp phần quan trọng vào việc điều trị cũng
như giảm thiểu nguy cơ tái phát của bệnh ung thư vú.

Dưới đây là khuyến cáo do Tập đoàn Y tế Parkway, Singapore cung
cấp:

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm
- Chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc sản xuất rõ ràng, đảm bảo được
tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đa dạng hóa các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn nhằm đảm bảo cung
cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, các vi chất dinh
dưỡng và các vitamin giúp cho cơ thể chống lại sự lão hóa, dọn các gốc tự
do ngăn ngừa căn bệnh ung thư…
- Sử dụng thực phẩm tươi đã được làm sạch và bảo quản trong điều kiện
lạnh, tránh sử dụng thực phẩm ướp muối mặn, thực phẩm qua chế biến ở
nhiệt độ cao, thực phẩm qua xào rán dầu mỡ nhiều lần.
- Chế độ ăn giảm đạm độ năng lượng: Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu
đạm, giàu đường và lipid, nên ăn nhiều rau và hoa quả.
- Tránh uống các nước uống có chứa cồn như rượu, bia… Có nghiên cứu
chứng minh mối liên quan giữa ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung
thư vú, ung thư gan với các loại đồ uống
này.

Các nhóm thực phẩm cần đảm bảo đủ trong khẩu phần ăn

- Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại axit amin (nguyên liệu cấu tạo các
loại protein trong cơ thể). Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin cần ăn
đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật
và thực vật.


Các loại thịt màu trắng như thịt các loại gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm… từ các loại thịt có màu
đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua cá, nhuyễn thể và hải sản.
Hơn nữa đây còn là nguồn cung cấp các axit amin và vi chất dinh dưỡng rất
quý cho cơ thể.
- Tinh bột: Nên chọn cung cấp từ các loại ngũ cốc còn nguyên hạt (gạo, ngô,
lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, củ sắn…).
Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại
cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá
trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm
gia tăng tỉ lệ bệnh ung
thư.
- Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu
trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần cần phải có một hàm lượng Lipid
nhất định. Trong lipid có chứa các loại axit béo không no và axit béo no,hàm
lượng axit béo không no không quá 50%, trong đó axit béo không no có
nhiều nối đôi nên dưới 10% tổng năng lượng.
- Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin
trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho
sức khỏe do cung cấp các loại vitamin.
Chú ý: Nên luôn giữ cơ thể ở mức cân nặng lý tưởng cho phép theo
khuyến cáo mức tính dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI).

Chế độ dinh dưỡng trong các đợt truyền hóa chất, phẫu thuật, xạ trị

- Một nguyên tắc trong điều trị bệnh ung thư là luôn tránh giảm cân và giữ
cân nặng lý tưởng cho phép. Khi bệnh nhân chấp nhận phối hợp với phương
pháp lựa chọn điều trị ung thư, nên cho bệnh nhân ăn một chế độ ăn giàu
chất dinh dưỡng.

- Tăng cung cấp các chất dinh dưỡng cao trong khẩu phần, tăng các vitamin
và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt các thực phẩm có chứa nhiều chất chống ôxy
hóa. Các chất xơ và các chất chống ôxy hóa nên cung cấp nhiều trước và sau
các đợt điều trị nhằm giảm thiểu việc làm giảm tác dụng của các đợt truyền
hóa chất, xạ trị… Các bữa ăn cũng nên được ăn trước hoặc sau 4 giờ điều trị.
- Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, truyền hóa chất, xạ trị, hoặc kết hợp
các phương pháp điều trị làm cho bệnh nhân mệt mỏi, nôn nhiều… không
thể cung cấp thức ăn bằng đường tiêu hóa, các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định cho
bệnh nhân nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch như truyền đường, đạm, điện
giải… đảm bảo đủ mức dinh dưỡng cho cơ thể.
Khuyến khích bệnh nhân ăn tự nguyện và chọn các món ăn, các thực phẩm
theo sở thích của bệnh nhân, chế độ ăn lúc đầu cần cung cấp nhiều năng
lượng được cung cấp từ tinh bột sau đó tăng dần lượng đạm, chất xơ nhằm
đảm bảo tiêu hóa tốt cho bệnh nhân…


Thực đơn mẫu

Thực đơn số 1. 6h30: Một bát phở thịt gà ăn cùng với rau xanh
Nguyên liệu chế biến: 200g bánh phở; 70g thịt gà, hành, chanh; 100g giá đỗ
+ 1 quả dưa chuột
9h: Một cốc sữa ensure 200ml
11h30: 2 bát cơm tẻ; 1 điữa thịt lợn nạc kho; 1 đĩa rau muống luộc; canh tôm
nấu bí.
Nguyên liệu chế biến: 120g gạo tẻ, 50g thịt lợn nạc; 40g tôm; 100g rau
muống; 200g bí xanh; hành, gia vị vừa đủ
14h30: một cốc nước cam 200ml
Nguyên liệu: 1 quả cam 200gr; 1 thìa cà phê đường glucose 5g
17h: 2 bát cơm tẻ; 1 khoanh cá thu sốt cà chua; 1 đĩa nhỏ đậu luộc; một đĩa
nhỏ su su xào; canh rau ngót tép nhỏ.

Nguyên liệu: 120g gạo tẻ; 80g cá thu; 1 bìa đậu; 1,5 quả su su; 100g rau
ngót; 30g tép nhỏ; 1 thìa dầu, gia vị vừa đủ.
21h: Một cốc nước ép cà rốt 200ml
Nguyên liệu: 2 của cà rốt khoảng 200g; 2 thìa cà phê đường glucose.

Thực đơn số 2. 6h30: 2 bát nhỏ súp thịt chim
Nguyên liệu: 70g gạo tẻ; 50g thịt chim (gia cầm); 150g khoai tây; 50g súp
hoa lơ; hành, rau mùi, gia vị vừa đủ
9h: Một cốc sinh tố đu đủ 200ml.
Nguyên liệu: 1 miếng đu đủ 150g; 1 thìa cà phê sữa, 1 thìa đường glucose
11h30: 2 bát cơm tẻ; cá nước ngọt hấp một khoanh (cá trắm, cá chép, cá
trôi…); 1 đĩa hoa lơ xào; 1 bát canh chua (hến, ngao, trai…)
Nguyên liệu: 120g bạo tẻ, 80g cá; 150g súp lơ; ngao; 100g cà chua; dầu thực
vật 2 thìa, các loại rau thơm, gia vị vừa đủ.
14h30: Một cốc nước sinh tố ổi 200ml.
Nguyên liệu: 2 trái ổi 150g; 1 thìa đường glucose
17h30: 2 bát cơm tẻ; 1 quả trứng gà luộc; 1 đĩa rau hoa thiên lý xào thịt; 1
bát canh khoai tây, su hào sườn.
Nguyên liệu: 120g gạo tẻ, trứng gà ta 1 quả; 150g hoa thiên lý; 100g khoai
tây su hào; 100g sườn thăn; 1 thìa cà phê dầu thực vật; hành gia vị vừa đủ.
21h: Một cốc sữa chua

Thực đơn số 3. 6h30: Một bát xôi gấc; một đĩa thịt chim (gà, bồ câu, chim
cút…); 2 quả dưa chuột
Nguyên liệu: 80g gạo nếp; 80g thịt chim; 150g dưa chuột
9h: 1 cốc sinh tố bơ 200ml
Nguyên liệu: 200g quả bơ; 2 thìa cà phê sữa đặc
11h: 2 bát cơm tẻ; 1 đĩa tôm hấp; 1 đĩa nấm xào thịt bò; 1 bát canh cải
Nguyên liệu: 120g gạo tẻ; 50g tôm biển; 50g thịt bò; 150g nấm ăn; 100g rau
cải; 2 thìa cà phê dầu ăn.

14h30: 2 bát súp lươn nhỏ
Nguyên liệu: 60g gạo tẻ, 100g lươn; rau mùi, hành, gia vị vừa đủ
17h30: 2 bát cơ tẻ; 1 đĩa quả đậu xào thịt lợn nạc; 1 đĩa rau lang luộc; 1 bát
canh hoa lơ, su hòa, sườn
Nguyên liệu: 120g gạo tẻ, 50g thịt lợn nạc, 80g sườn non; 100g quả đậu;
150g súp lơ, su hào
21h: 1 cốc sữa tách bơ 200ml.

×