Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DHEA có phải là “thần dược”? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.17 KB, 5 trang )

DHEA có phải là “thần dược”?
DHEA (dehydrepiandosterone) đã từng được quảng
cáo quá mức như một siêu hormon. Nó được dùng để
làm chậm quá trình lão hoá, giảm béo, phát triển cơ
bắp, cải thiện sức mạnh tình dục, phòng ngừa các
bệnh mạn tính Chỉ riêng tại Mỹ năm 2003, các sản
phẩm chứa DHEA đạt doanh thu tới 47 triệu USD.
Tuy nhiên sự thực về DHEA dần dần đã được hé mở
qua các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc
trong những năm gần đây.
DHEA là gì?
DHEA được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1934 và
năm 1960 các nhà khoa học đã phân lập được DHEA
sulphat (sDHEA) và chứng tỏ nó được tuyến thượng
thận bài xuất ra. Đó là một steroid chứa 19 phân tử
carbon, được tổng hợp từ cholesterol nhờ xúc tác của
men cytochrom P450, chủ yếu ở thượng thận và tinh
hoàn, và được bài xuất chủ yếu dưới dạng muối
sulphat sDHEA. Nếu bổ sung DHEA đường uống, nó
sẽ bị chuyển thành sDHEA tại gan. DHEA bắt đầu
được sản xuất tại tuyến thượng thận của bào thai và
từ 8 - 9 tuổi, chủ yếu được sản xuất tại tuyến thượng
thận. Lượng sản xuất hàng ngày của DHEA là 4 mg
và sDEA là 25 mg. Ở mô đích, sDHEA được chuyển
đổi lại thành DHEA dưới tác dụng của men
sulphatase và được chuyển đổi tiếp thành hormon
sinh dục hoạt động là testosterol và estradiol. Do vậy
DHEA chính là một tiền hormon.
Trong trường hợp bị hoạn thì tuyến tiền liệt vẫn có
khả năng chuyển đổi DHEA thành hormon androgen
hoạt động. Vai trò sinh lý của DHEA vẫn còn chưa rõ


hoàn toàn mặc dù sDHEA là hormon sinh dục có
nồng độ cao trong huyết thanh. Tương tác của
hormon sinh dục với nhiều mô đích khác nhau khiến
cho đánh giá tác dụng của DHEA gặp nhiều khó
khăn.
Và sự thực về tác dụng điều trị
DHEA có thời gian bán huỷ ngắn 30 phút nhưng
sDHEA lại có thời gian bán huỷ dài đến 10 giờ nên
có thể dùng thuốc một lần mỗi ngày. Hiện nay DHEA
được sản xuất từ các giống khoai lang, củ từ, củ mỡ
hoang dại.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra danh sách 21 bệnh
được nghiên cứu sử dụng DHEA, từ bệnh Alzheimer,
trầm cảm, suy tim, triệu chứng mãn kinh, nhiễm
trùng đến suy sinh dục và đã chứng tỏ có mối liên
quan giữa nồng độ sDHEA thấp với các bệnh tim
mạch, rối loạn miễn dịch và dấu hiệu của tuổi già.
Việc giảm nồng độ của DHEA và sDHEA do tuổi,
liên quan đến những rối loạn tuổi già và cho rằng nên
bổ sung DHEA ở người cao tuổi. Tuy nhiên các
nghiên cứu cụ thể sau này cho rằng dùng bổ sung
DHEA lại không hẳn như vậy. Việc bổ sung DHEA ở
nam giới và nữ giới cao tuổi không có tác dụng trên
cấu trúc cơ thể, khả năng, độ nhạy cảm với insulin và
chất lượng sống. Nồng độ cao của DHEA lại làm gia
tăng nguy cơ ung thư vú ở cả phụ nữ tiền mãn kinh
và đã mãn kinh. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy
DHEA không giảm béo, tăng cơ bắp, cải thiện khả
năng tình dục, cải thiện chức năng miễn dịch ở nam
giới tuổi trung niên, không cải thiện được chức năng

nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer. Như vậy hiện nay
chưa có bằng chứng chứng tỏ tác dụng của DHEA
như là thuốc tăng lực chống lại các biểu hiện của tuổi
già.
Đối với hệ xương khớp, hiện nay các nghiên cứu
cũng chứng tỏ DHEA không dự phòng được loãng
xương. Cũng còn quá sớm để dùng DHEA trong điều
trị loãng xương bởi vì vẫn còn chưa có thử nghiệm
đánh giá hiệu quả của thuốc trong việc dự phòng và
làm giảm tỷ lệ gãy xương do loãng xương cũng như
tác dụng không mong muốn của thuốc khi dùng trong
thời gian dài.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng
khoa học để sử dụng DHEA với bất kỳ mục đích nào.
Tuy nhiên các nghiên cứu trên thế giới vẫn đang tiếp
tục tiến hành, với hy vọng rằng DHEA có thể có tác
dụng có ích trong điều trị lupus và AIDS

×