Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nấc cụt có phải là bệnh? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.75 KB, 5 trang )

Nấc cụt có phải là bệnh?

Nấc cụt nếu chỉ diễn ra từ vài phút đến ít hơn 24 giờ thường không ảnh
hưởng đến sức khỏe và không cần điều trị. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài
quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý.
Nấc cụt là một phản xạ quan trọng của bào thai khi còn ở trong bụng mẹ để
chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi sinh. Trẻ sơ sinh bị nấc
cụt ngay khi ra đời và bắt đầu việc hít thở. Nấc cụt còn là phản xạ của hệ tiêu hóa
để ngăn chặn việc hít phải nước ối hay chỉ có tác dụng để chuyển thức ăn đi ngang
qua thực quản.
Nấc cụt là những đợt co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành do
thì hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín. Một đợt nấc cụt thường
chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1-2 ngày,
thậm chí nhiều năm. Tần số của nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2-60
cái/phút .
Nấc cụt từ vài phút đến ít hơn 24 giờ được coi là nấc cụt tạm thời, chủ yếu
do dạ dày bị căng trướng và gây kích thích thần kinh phế vị hay cơ hoành. Những
nguyên nhân thường gặp là ăn uống quá nhanh, ăn nhiều thực phẩm nóng hay lạnh
quá, nhiều gia vị (ớt), uống nhiều nước giải khát có ga), uống nhiều rượu… Đây là
dạng phổ biến, thường gặp ở người bình thường, không ảnh hưởng sức khỏe và
không cần điều trị.
Nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thường có bệnh lý đi
kèm hay tiềm ẩn. Dạng này ít gặp hơn nhưng lại gây rất khó chịu cho bệnh nhân
và về lâu dài có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe như trầm cảm, sụt cân,
mất ngủ, kiệt sức… Những tổn thương ảnh hưởng đến vùng đầu, ngực hay bụng
đều có thể gây ra nấc cụt kéo dài. Nấc cụt khi ngủ có thể do tổn thương nội tạng;
còn nếu biến mất khi ngủ và tái xuất hiện lúc thức dậy thì có thể do tâm lý hay vô
căn. Cần khám bệnh và điều trị.

Chữa nấc cụt
Nấc cụt tạm thời thường tự biến mất sau một khoảng thời gian ngắn và đáp


ứng tốt với các biện pháp cơ học đơn giản. Mục đích chung của các biện pháp cơ
học này là làm tăng nồng độ khí CO2 trong máu hoặc kích thích thần kinh phế-vị
để cắt đứt xung động thần kinh gây nấc. Có thể làm 3-5 lần mỗi biện pháp sau hay
thực hiện các biện pháp cùng lúc:
- Nín thở thật lâu (kèm với rặn dưới 10giây); thổi gắng sức 10 hơi dài vào 1
cái túi giấy (hay hít thở trong cái túi). Cách này làm tăng CO2 trong máu.
- Nuốt 1 muỗng giấm hay 1 muỗng đường cát khô, nhai và nuốt bánh mì
khô (kèm với nín thở). Cách này kích thích niêm mạc vùng hầu họng.
- Làm sợ hay giật mình đột ngột.
- Đè ép trên lưỡi, kích thích lưỡi gà nhằm kích thích thần kinh phế - vị.
Nếu nấc cụt kéo dài, bạn cần đi khám để bác sĩ cho đơn thuốc.


Nấc cụt ở trẻ em



Hầu như mọi trẻ sơ sinh khỏe mạnh đều có thể bị nấc cụt vào bất cứ lúc
nào, nhất là vào những tháng đầu sau sinh và sẽ giảm hẳn sau 1 tuổi. Nấc cụt ở trẻ
thường xảy ra sau khi ăn, do dạ dày bị căng giãn do quá nhiều hơi hoặc thức ăn.
Để có thể ngăn ngừa tình trạng này, các bà mẹ chỉ cần cho bé ăn-bú đúng giờ
trước khi bé quá đói và không nên để quá no.
Ngoài ra, nấc cụt ở trẻ còn có thể do trào ngược dạ dày - thực quản, viêm
phổi hay bị phản ứng thuốc.
Thường không cần làm gì khi bé bị nấc cụt, ngoại trừ khi trẻ khó chịu nhiều
hoặc nấc kéo dài hơn 5-10 phút. Vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ hay cho nhấp vài
ngụm nước đường (hòa 1/2 muỗng cà phê đường trong 100 ml nước); hoặc đưa
cho bé ngậm, mút một cái gì đó.


×