Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của tông công ty đức giang – ctcp thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.11 KB, 68 trang )


Dệt may là một ngành công nghiệp có đóng góp đáng kể vào tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, là một trong những mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng phần lớn các
sản phẩm dệt may đều được sản xuất dưới hình thức gia công. Tuy gia công
không phải là hoạt động chủ lực mà Việt Nam hướng tới trong bước phát triển
ngành dệt may nhưng hiện nay, gia công hàng may mặc xuất khẩu đang đóng
vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của ngành. Tổng công ty
Đức Giang là một trong những công ty được thành lập đầu tiên trong ngành dệt
may, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trên thị trường nội địa và thị
trường quốc tế. Trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước chưa phát triển, các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, cũng
như rất nhiều các doanh nghiệp dệt may khác, Tổng công ty Đức Giang cũng
tiến hành xâm nhập thị trường quốc tế bằng hình thức gia công sản phẩm cho
các đối tác nước ngoài.
Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty Đức Giang, tôi đã chọn đề tài
“ !"
#$%$&'%()*+,-,./làm báo cáo thực tập tốt
nghiệp.
Mục đích của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu hoạt động gia công tại công ty
nhằm đưa ra một số giải pháp khả thi cho hoạt động gia công tại tổng công ty
Đức Giang
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả gia công hàng xuất khẩu may mặc tại công ty cổ phần Đức
Giang
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những lí luận cơ bản của gia công hàng
may mặc xuất khẩu, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công hàng may
mặc xuất khẩu và thực trạng hoạt động này tại công ty cổ phần Đức Giang.
1
Báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Tổng công ty Đức Giang


Chương II: Thực trạng hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Tổng
công ty Đức Giang
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hàng may mặc xuất
khẩu tại Tổng công ty Đức Giang
2
$012"3'%42"56278$92"%:$4&26:
;$"62"

3<35-)==*,-)> <
Công ty cổ phần may Đức Giang là một doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm may mặc, trực thuộc tổng công ty dệt may - Bộ công
nghiệp.Trụ sở chính của công ty đặt tại 59 –Thị trấn Đức Giang – Gia Lâm– Hà
Nội.
Tên giao dịch quốc tế: DUGARCO (DUC COPORATION)
Địa chỉ: 59 thị trấn Đức Giang – Long Biên – Hà Nội
Điện thoại: 8271344 / 8773534 / 8271621 / 8272900
Fax: 8271896 – 8274619
Email:
Công ty có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng công
thương khu vực Chương Dương và Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam. Quá
trình hình thành và phát triển của công ty được tóm tắt như sau:
Công ty May Đức Giang tiền thân là Xí nghiệp may Đức Giang được thành
lập vào ngày 2 tháng 5 năm 1989 theo quyết định số 102 CNn/TCLD của Bộ
Công Nghiệp Nhẹ. Vào thời điểm này nền kinh tế nước ta đang chuyển mạnh từ
cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Các đơn vị kinh tế cơ sở
thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, từ đó vai trò của các tổng
công ty và liên hiệp các xí nghiệp không còn như trước. Để thích ứng với cơ chế
mới các cơ quan này phải sắp xếp lại tổ chức và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
cùng số lao động dôi dư để hình thành đơn vị sản xuất kinh doanh mới. May
Đức Giang là một đơn vị ra đời trong bối cảnh ấy.

Cơ sở vật chất ban đầu của xí nghiệp là trạm vật tư May Đức Giang thuộc
liên hiệp các xí nghiệp may gồm 5 nhà kho, 2 dãy nhà cấp 4 trên diện tích đất 18
000 m
2
máy móc thiết bị có 132 máy khâu Liên Xô và số máy cũ đã thanh lý của
3
May 10, May Thăng Long và của liên hiệp các xí nghiệp may điều cho. Tổng
giá trị của số tài sản này là 265 triệu đồng, không có vốn lưu động. Về lao động,
theo danh sách ban đầu là hơn 40 người được điều từ các phòng ban của liên
hiệp và số nhân viên coi kho của trạm vật tư May Đức Giang. Song trên thực tế
khi xí nghiệp đi vào hoạt động chỉ còn 28 người và chủ yếu là nhân viên coi
kho.
Thời gian đầu, xí nghiệp chỉ sản xuất những mặt hàng kỹ thuật trung bình,
phù hợp với các đơn đặt hàng trả nợ hoặc đổi hàng cho Liên Xô và các nước
Đông Âu. Trong lúc xí nghiệp đang chập chững bước đi đầu tiên thì các doanh
nghiệp “đàn anh” trong bầu không khí hối hả đầu tư đổi mới công nghệ, nhiều
đơn vị đã hình thành các xưởng sản xuất với máy móc và trang thiết bị hiện đại
của Nhật Bản và bắt tay với các đối tác thuộc thị trường khu vực hai. Trước tình
hình đó đòi hỏi xí nghiệp không chỉ phải làm ăn tốt trong hiện tại mà phải có
ngay một chương trình đầu tư mới, khẩn trương tiến kịp với các đơn vị đàn anh
trong ngành.
Năm 1989, trước tình hình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, nhiều doanh
nghiệp đã bị giải thể hoặc phá sản do không thích ứng được với sự vận động của
cơ chế mới. Từ chỗ nắm bắt được xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới
và nền kinh tế nước nhà, cùng với những điều kiện hiện có, ngày 02-05-1989
một phân xưởng may được thành lập trên diện tích của tổng kho vật tư 1 – Liên
hiệp may tại thị trấn Đức Giang ngày nay. Lúc đó phân xưởng may chỉ có 50
người, 5 toà nhà kho, hai dãy nhà cấp 4. Năm 1990, phân xưởng may được Bộ
công nghiệp nhẹ tổ chức thành “ Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang”
theo quyết định số 102 / CN – TCLĐ ngày 23/2/1990 của Bộ trưởng Bộ công

nghiệp nhẹ.
Năm 1990, năm kế hoạch đầu tiên, xí nghiệp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
cấp trên giao.
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 802 triệu đồng
4
- Doanh thu đạt 718 triệu đồng
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 23 ngàn đô la
- Nộp ngân sách 25 triệu đồng
- Số lượng lao động 380 người
- Thu nhập bình quân đầu người 40 800 đ/ tháng
Năm 1992, trước yêu cầu thực tế trong quan hệ với bạn hàng, Bộ công
nghiệp nhẹ đã cho “xí nghiệp sản xuất và dịch vụ may Đức Giang” đổi tên thành
“Công ty may Đức Giang” theo quyết định 1274/QDCN – TCLĐ ngày
12/12/1992.
Tháng 3 /1993 Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định số 211/CN –
TCLĐ v/v thành lập doanh nghiệp nhà nước. Nghị định 388/HĐBT ngày
20/11/1991 của chủ tịch HĐBT nay là thủ tướng chính phủ , theo quyết định này
Công ty may Đức Giang đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước có con dấu
riêng.
Tháng 4/1993 Công ty được cấp giấy phép kinh doanh XNK số 1021046
của Bộ trưởng thương mại 6/9/1993. Từ đó, Công ty may Đức Giang lấy tên
giao dịch là “ Công ty xuất – nhập khẩu may mặc Đức Giang” (DUC GIANG
IMPORT – EXPORT GARMENT COMPANY) như ngày nay.
Từ những căn cứ pháp lý trên, Công ty được phép xuất nhập khẩu trực
tiếp, hợp tác liên doanh, liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Ngày 28/11/1994 Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định số 1579 / CN –
TCLĐ v/v chuyển đổi tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất bộ máy của
công ty.
Với sự điều hành của bộ máy mới và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công
nhân viên, công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.

Năm 1996, Bộ trưởng thương mại đã có văn bản số 12901/TM –XNK,
ngày 14/12/1996 về việc “ Bổ sung ngành kinh doanh XNK và chuyển đổi
loại giấy phép ”. Như vậy, đến năm 1996, Công ty may Đức Giang trở thành
5
công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, sản
phẩm may mặc vẫn là chủ yếu.
Năm 1996: Liên doanh may xuất khẩu Việt Thành ( Bắc Ninh)
Năm 1997: Liên doanh may xuất khẩu Việt Thái ( Thái Nguyên)
Liên doanh may xuất khẩu Việt Thanh ( Thanh Hoá)
Tháng 3/1998, Công ty được tổng công ty Dệt may, Bộ công nghiệp cho
phép sát nhập Công ty may Hồ Gươm vào. Từ đó, hiện nay qui mô của Công ty
được mở rộng nhiều so với năm 1997.
Năm 1999: Liên doanh may xuất khẩu Hưng Nhân ( Thái Bình).
Tháng 4/2003 khánh thành nhà máy may công nghệ cao khu công
nghiệp Nguyễn Đức Cảnh - Thị xã Thái Bình.
Để quá trình sản xuất kinh doanh thuận tiện và hoạt động có hiệu quả
hơn, ngày 1/1/2006, cùng với sự đồng ý của thủ tướng chính phủ, Công ty may
Đức Giang chuyển tên thành “ Công ty cổ phần may Đức Giang”
Trước những đòi hỏi khắt khe của cơ chế thị trường, tập thể cán bộ công
nhân viên trong Công ty cổ phần may Đức Giang đã duy trì ý chí phấn đấu vươn
lên. Ban Giám đốc luôn tận tuỵ với công việc, lãnh đạo tài tình, năng động trong
giải quyết công việc của Công ty. Chính vì vậy vị thế của Công ty may Đức
Giang ngày càng được củng cố ngày may Việt Nam và trên thị trường thế giới.
Ngày 13-9-2005 Bộ trưởng Công Nghiệp kí quyết định số 2882/QĐ-
TCCB chuyển Công ty May Đức Giang thành Công ty cổ phần May Đức Giang.
Từ 1-1-2006 công ty đã chính thức hoạt động theo qui chế công ty cổ
phần trong đó phần vốn nhà nước chiếm 45% vốn điều lệ. Hiện nay số CBCNV
của Công ty và các đơn vị liên doanh gần 8500 người, mỗi năm sản xuất khoảng
7 triệu sơ- mi, 3 triệu giắc-két và 1 triệu quần. Sản phẩm của Công ty được xuất
đi nhiều nước trên thế giới.

Hiện nay, công ty May Đức Giang có một khu sản xuất liên hoàn trên
diện tích 4,5 ha, tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty gần 3000 người,
6
tổng số vốn kinh doanh trên 70 tỷ đồng, năng lực sản xuất mỗi năm trên 7 triệu
áo sơ mi quy đổi. Sản phẩm chủ yếu là áo sơ mi cao cấp, áo Jacket, quần Jean,
quần âu các loại. Thị trường xuất khẩu gồm 22 nước trên thế giới như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Hông Công, Khối EU, Trung Cận Đông, Bắc Mỹ. Hệ
thống tiêu thụ trong cả nước có 39 đại lý ở các tỉnh và thành phố ngoài ra đơn vị
còn có 4 đơn vị liên doanh tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Thái
Bình giải quyết việc làm cho hơn 3000 lao động tại các địa phương.
Sau gần hai thập kỉ phát triển, công ty đã được nhà nước tặng thưởng
danh hiệu Anh hùng và nhiều huân chương các loại.
3<?>@+A 
1.2.1 Đặc điểm về quy trình công nghệ của công ty
Quy trình sản xuất của công ty có đối tượng chế biến là vải được cắt và
may thành các chủng loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của
mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ khác nhau, phụ thuộc vào số lượng chi tiết
của loại hàng đó. Do mỗi mặt hàng, kể cả kích cỡ của mỗi mặt hàng có yêu cầu
sản xuất riêng về loại vải, về thời gian hoàn thành cho nên tuỳ từng chủng loại
mặt hàng khác nhau, được sản xuất trên cùng một dây chuyền ( cắt, may, là )
nhưng không được tiến hành đồng thời cùng một thời gian và mỗi mặt hàng
được may từ nhiều loại khác nhau hoặc nhiều loại khác nhau được may cùng
một loại vải. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và định mức kỹ thuật của mỗi loại
chi phí cấu thành sản lượng sản phẩm của từng mặt hàng là khác nhau.
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là sản suất phức tạp kiểu liên
tục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà công
ty sản xuất có nhiều kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả đều phải trải
qua các giai đoạn cắt, là may, đóng gói riêng với mặt hàng có yêu cầu giặt mài
hoặc thêu thì được thực hiện ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Ta có
thể thấy được quy trình công nghệ sản suất sản phẩm ở Công ty May Đức Giang

qua sơ đồ sau:
7
5: %BC2 $92" 2"D EF2 GH%  $I6 $92" %:6: ;$
"62"

Sơ đ 1.1. Quy trnh công ngh sn xut ca công ty may Đc Giang
Nguyên vật liệu chính là vải được nhập từ kho nguyên liệu theo từng
chủng loại vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng loại mã hàng. Vải được
đưa vào nhà cắt, tại đây vải được trải, đặt mẫu, đánh số và trở thành bán thành
phẩm. Sau đó các bán thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ
may trong xí nghiệp. Ở các bộ phận may, việc may lại được chia thành ít nhiều
công đoạn như may cổ, tay, thân tổ chức thành một dây chuyền, bước cuối
cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm. Trong quá trình may phải sử
8
Kho phụ liệu
Kho nguyên liệu
Cắt
may
GiặtThêu

KCS
Bao bìNhập kho
Đóng hòm
dụng các nguyên liệu phụ như cúc, chỉ, khoá, chun Cuối cùng khi sản phẩm
may song chuyển qua bộ phận là, rồi chuyển sang bộ phận KCS của xí nghiệp
để kiểm tra xem sản phẩm có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu không . Khi đã
qua bộ phận KCS thì tất cả các sản phẩm được chuyển đến phân xưởng hoàn
thành để đóng gói, đóng kiện.
1.2.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty
Tổng Công Ty Đức Giang chuyên hoạt động trong các lĩnh vực sau:

- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, nguyên
phụ liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện ngành dệt may;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm
nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản, thực phẩm công nghệ;
- Kinh doanh các sản phẩm dân dụng, thiết bị văn phòng, phương tiện vận
tải, vật liệu điện, điện tử, điện lạnh, cao su;
- Nhập khẩu sắt thép gỗ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản
xuất kinh doanh, kinh doanh kim loại màu (kẽm, nhôm, đồng, chì) làm nguyên
liệu cho sản xuất;
- Kinh doanh vận tải đường bộ và đường thuỷ;
- Dịch vụ xuất nhập khẩu;thương mại, siêu thị
- Kinhdoanh bất động sản, xây dựng và kinh doanh cho thuê làm văn
phòng, trung tâm và nhà ở;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lưu trú du lịch; kinh doanh du lịch lữ
hành nội địa và quốc tế;
1.2.3 Đặc điểm sản phẩm sản xuất của công ty
Trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, Công ty cổ phần
may Đức Giang đã sản xuất kinh doanh theo phương thức đa dạng hóa sản phẩm
để tạo ra sự linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với nhu cầu người tiêu dùng nhằm
thâm nhập thị trường mới đồng thời mở rộng thị trường truyền thống của mình.
Hiện nay, công ty sản xuất hơn 20 chủng loại sản phẩm may mặc khác nhau.
9
Tuy nhiên, Công ty cũng xác định được sản phẩm chủ chốt là : áo sơ mi nam,
quần âu, veston, áo jacket.
Áo Jacket : Đây là mặt hàng truyền thống của công ty. Nói đến áo
Jacket có thể được sản xuất gia công từ nhiều nguyên liệu, phụ liệu khác nhau.
Đây là mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao, song đó chính là đặc điểm dễ dàng phân
biệt, so sánh chất lượng và cạnh tranh của may Đức Giang và các công ty may
trong và ngoài nước. Đặc điểm trong tiêu thụ Jacket là phần lớn sản phẩm xuất
khẩu được treo trên giá trong container do đó đòi hỏi thực hiện tốt công tác vệ

sinh công nghiệp khi giao hàng.
Áo sơ mi nam : Đây còn là mặt hàng truyền thống của công ty. Về quy
trình sản xuấ tuy đơn giản hơn áo Jacket nhưng yêu cầu về kỹ thuật còn đòi hỏi
tương đối với Jacket. Đây là mặt hàng có thế mạnh của công ty về chất lượng
,quy trình công nghệ,thị trường. Chủng loại áo sơ mi đa dạng, phong phú, áo sơ
mi vải 100 % cotton, vải Jean, visco. Hiện nay, với máy móc thiết bị hiện đại,
sản phẩm áo sơ mi của công ty sáng bóng, hấp dẫn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Áo sơ
mi nam là mặt hàng công ty dự định tăng đầu tư thiết bị chuyên dùng mở rộng
thị trường xuất khẩu và chiếm lĩnh thịu trường nội địa.
Áo veston : Áo Veston là loại hàng đòi hỏi kỹ thuật cao, đặc biệt ở bộ
phận vai và thân áo công ty đầu tư máy Đp thân, sắp tới sẽ đầu tư thêm một số
máy chuyên dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Quần âu,quần Jean : Hàng năm công ty may Đức Giang xuất khẩu hàng
chục nghìn chiếc quần. Sau khi được may xong, quần Jean được đưa xuống
phân xưởng giặt mài, do đó tạo nên giá thương mại cao. Để chuyển sang bán
FOB quần âu vào những năm tới, công ty đã đầu tư thiết bị chuyên dụng như :
máy mổ túi, máy cuốn ống, máy đính bọ
1.2 .4 Tài sản cố định của công ty
Để mở rộng thị trường thì công ty phải luôn chú ý đến đầu tư vào cơ
sở vật chất kỹ thuật, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay,
10
công ty đã có tổng 5154 máy may công nghiệp và các thiết bị chuyên dùng.
Trong đó có đến 80% là thiết bị hiện đại gồm máy JUKI của Nhật, máy PEAFF.
Đặc biệt công ty có 4 đầu máy thêu TAJIMA hiện đại nhất trị giá hàng triệu đô
của Nhật Bản phục vụ sản xuất các sản phẩm cao cấp áo jacket, áo khoác nữ để
xuất khẩu. Công ty cũng có máy : Hệ thống máy nến khí, máy thổi form jacket,
6 máy Dpmex, máy lộn cổ sơ mi, máy Đp cổ, máy Đp thân và băng chuyền tự
của dây chuyền gấp gói sơ mi.
Hiện nay, công ty có 9 xí nghiệp sản xuất, xí nghiệp giặt mài, xí
nghiệp thêu điện tử,phân xưởng bao bì carton.


Bng 1.1 : TSCĐ ca công ty tại ngày 31/12/2012
STT Tên tài sản cố định Số lượng( chiếc) Giá trị
1 Số dây chuyền may 144
2 Máy may 1 kim 4701
3 Máy may 2 kim 453
4 Máy vắt sổ 325
5 Máy thùa khuyết 88
6 Máy đính cúc 104
7 Máy chuyên dùng khác 1320
Tổng Tổng 144

( Ngun : Phòng sn xut – Công ty cổ phần may Đc Giang)
11
3<JEKLM-N! 
12

13
Sơ đ 1.2 .sơ đ b< m=y tổ chc ca công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp một tổ chức kinh tế nào muốn kinh doanh tốt
đều phải có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phối hợp đồng nhất với nhau, hỗ trợ
nhau trong công việc.
Là đơn vị hạch toán kinh tế, kinh doanh độc lập, Công Ty may Đức
Giang có quản lý theo hai cấp. Cấp công ty ( phía trên ) và các Xí nghiệp thành
viên (phía dưới)
- Tổng giám đốc : Là đại diện pháp lý của công ty, chịu trách nhiệm cao
nhất trước pháp luật và cấp trên về mọi hoạt động của công ty.
- Ba phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị cấp trên bổ nhiệm
gồm : - Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất
- Phó tổng giám đốc điều hành kinh doanh

- Phó tổng giám đốc điều hành xuất nhập khẩu
- Các phòng ban chức năng (khối chức năng ) có nhiệm vụ tham mưu
cho ban giám đốc về lĩnh vực mang tính chất chuyên môn hoá gồm :
- Phòng tổ chức hành chính ( văn phòng tổng hợp )
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng kế hoạch
- Phòng kỹ thuật
- Phòng xuất nhập khẩu
- Phòng thời trang
- Ban điện
- Ban cơ
- Đội xe
- Các đơn vị thành viên gồm 6 Xí nghiệp may chuyên sản xuất các sản
phẩm may mặc theo chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty
Qua mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cho thấy đó là hình
thức tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Ưu điểm của nó là : Thay
14
vì toàn bộ công việc đều đến tay Tổng Giám Đốc, Giám Đốc giải quyết chịu
trách nhiệm thì nay được chia xẻ bớt cho các phòng ban chức năng gánh vác và
chịu trách nhiệm đối với khối lượng công việc được giao trước tổng giám đốc,
giám đốc vì thế sẽ hạn chế được những quyết định sai lầm gây thiệt hại, thói cửa
quyền, độc đoán, nhằm vụ lợi cá nhân. Mặt khác việc chia sẻ bớt quyền lực cho
những người đứng đầu các phòng ban còn tạo cho họ có được sự hưng phấn,
cống hiến hết mình cho công việc chung của công ty từ đó góp phần vào việc
hoàn thành tốt những nghị quyết, mục tiêu đã đề ra. Khi công việc thực hiện
không được tốt thì cũng dễ ràng quy trách nhiệm tránh tình trạng đổ lỗi cho
nhau và nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân vì lỗi xẩy ra ở ngay trong một
lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên mô hình này cũng có những hạn chế nhất định đó là
nhiều khi có sự hiểu sai ý của cấp trên nên cấp dưới thực hiện không đúng như
mong muốn gây hậu quả nhiều khi rất khó lường trước vì thế đòi hỏi các bộ phải

thực sự có trình độ, hiểu nhanh ý của cấp trên.
Ghi chú :
Các phòng tại Tổng Công Ty Đức Giang bao gồm :
- Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu ; Phòng Kinh doanh Tổng hợp ;
Phòng Kế hoạch Vật tư; Phòng Đầu tư; Phòng ISO; Phòng Kỹ Thuật, Phòng Cơ
điện; Phòng Đời sống; Phòng Tài chính kế toán và Văn phòng tổng hợp.
Các xí nghiệp phụ trợ :
- Xí nghiệp Giặt mài ; Xí nghiệp thêu điện tử và Xí nghiệp bao bì carton.
Công ty Liên doanh May XNKTH Việt Thành :
- Cơ sở 1 : tại huyện Thuận Thành (Bắc Ninh)
- Cơ sở 2 : tại huyện Gia Bình (Bắc Ninh)
Công ty TNHH May Hưng Nhân :
- Cơ sở 1 : tại huyện Hưng Hà (Thái Bình)
- Cơ sở 2 : tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh (Thái Bình)
15
Công ty Liên doanh May XK Việt Thanh :
- Cơ sở 1 : tại Km số 9 đường Nguyễn Trãi (Thanh Hoá)
- Cơ sở 2 : tại 355 đường Bà Triệu (Thanh Hoá)
3<O$K@P*QRQ 
1.4.1 Lao động
16
Bảng 1.2 : Đánh giá cơ cấu lao động của công ty

Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm
2011/2010
So sánh năm
2012/2011
Số
người

Tỷ
trọng
(%)
Số
người
Tỷ
trọng
(%)
Số
Người
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
(+/-)
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
(+/-)
Tương
đối
(%)
I. Lao động theo
giới tính
+ Lao động nam
+ Lao động nữ
2240

5010
30,8
69,2
1950
6540
22,9
77,1
2020
6820
22,8
77,2
- 290
1530
- 13
30,5
70
280
3,58
4,28
II. Lao động
theo tính chất
hoạt động sxkd
+ Lao động trực
tiếp
+ Lao động gián
tiếp
6550
700
90,3
9,7

7020
1470
82,4
17,4
7590
1250
85,8
14,2
470
770
7,1
110
570
- 220
8,1
- 17,6
Tổng lao động
của công ty
7250 8490 8840 1240 17,1
( Ngun : Phòng TCHC ca Công ty cổ phần may Đc Giang )
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty qua một số
năm như sau :
- Tổng số CBCNV của công ty đã tăng trung bình % một năm.
- Tỷ lệ số lao động nam và lao động nữ ở công ty có số chênh lệch lớn. Tuy
nhiên, trong một số năm gần đây tỷ lệ số lao động nam đang có chiều hướng
tăng lên.
- Lao động trực tiếp ở công ty là chủ yếu và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên.
17
Là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm may mặc nên đa
phần số công nhân lao động trực tiếp sản xuất đều là nữ.Với số lượng lao động

lớn đòi hỏi công ty có những chính sách hợp lí trong quản lí nguồn nhân lực của
mình
3<S--@TUV+@+A )JW
XY
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh
thu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu
tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến
hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa
chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất
động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
18
Bảng 1.3 Trích Bảng Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2010 -2012
$Z[
?\3\
?\33
?\3?
E@-W?\33]?\3\
E@-W?\3?]?\33
Tuyệtđối (+/-)
Tươngđối (%)
Tuyệtđối (+/-)
Tươngđối (%)
1 Tổng doanh thu
619.090.245.880
901.016.004.472
901.477.522.768
288.176.758.388
45,5
461.518.300
0,05

2 Tổngchi phí
548.737.876.156
792.584.539.058
816.689.419.717
243.864.666.292
44,4
24.104.880.659
3,04
3 Lợinhuận
70.352.378.724
108.404.942.420
84.764.149.160
38.052.563.686
54,08
-23.640.793.240
- 21,8
19
4 Lương
bình quân
3.937.102
4.593.687
5.287.411
656.585
16,6
693.724
13,1
5 NSLĐ bình
quân
85.391.758
106.126.737

101.977.095
20.734.979
24,2
- 4. 149.642
- 3,91
6 NộpNSNN
3.337.102.290
3.593.687.996
4.487.411.548
256.585.706
7,6
893.723.552
24,8
Nhìn qua bảng 1.5 cho ta thấy số liệu tổng quát kết quả kinh doanh của
công ty trong 3 năm từ 2010-2012, công ty vẫn giữ mức tăng trưởng cao về
doanh thu. Cụ thể năm 2011, doanh thu đạt 901.016.004.472VNĐ, tăng
288.176.758.388 VNĐ tương ứng tăng 45,5%. Năm 2012,tổng doanh thu đạt
901.477.522.768VNĐ tăng 25.357.641.491 VNĐ tương ứng tăng 0,05%. Dự
đoán trong năm 2013 doanh thu sẽ tăng nhẹ do tình hình kinh tế bất ổn và nhiều
biến động.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2011 công ty đã đầu tư mua mới
một số máy móc thiết bị sản xuất.Vì vậy, tổng chi phí tăng
243.864.666.292VNĐ tương ứng tăng 44,4% so với năm 2010. Năm 2012, công
ty chi thêm 24.104.880.659 VNĐ so với năm 2011 phục vụ cho hoạt động
Matketing và bán hàng .
Về lợi nhuận, công ty đã có sự phát triển rõ rệt khi lợi nhuận thu về năm
2011 tăng 38.052.563.686 VNĐ tương đương tăng 54,08 % . Có sự tăng trưởng
này do năm 2011, công ty có sự thay mới trang thiết bị sản xuất khiến giá thành
sản phẩm rẻ hơn trong khi chất lượng cao hơn, thu hút các bạn hàng trong nước
cũng như quốc tế . Năm 2012,nền kinh tế gặp nhiều biến động khiến lợi nhuận

thu về giảm đáng kể, cụ thể giảm 23.640.793 .240 VNĐ tương ứng giảm 21,8
20
%. Theo dự báo, năm 2013 khi nền kinh tế dần phục hồi sẽ tạo điều kiện cho
công ty đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia lớn như Mỹ, Canada
21
$012"?<%^$%B_2"`_%a2""6$92"GH%
bc%_%42"$92"%:;$"62"d$%$&<
?<3$K@PefeQ <
2.1.1 Khái niệm hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu
Gia công hàng may mặc xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất
khẩu. Trong đó, người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết
bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước.
Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu
cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho
người đặt gia công để nhận tiền công.
Tiền công gia công

MMTB, NPL,
Trả sản phẩm hoàn chỉnh
Sơ đ 2.1: Quan h giữa hai bên ( đặt và nhận) trong hoạt đ<ng gia công
Tại Việt Nam, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, khái niệm gia công được
quy định trong Nghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 như sau:
Gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt
Nam, doanh nghiệp được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
22
Bên đặt gia
công
Bên nhận gia
công
Tổ chức quá

trình sản xuất
nhận gia công hàng hóa tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia
công ở nước ngoài.
Như vậy, hoạt động gia công xuất khẩu là quan hệ hợp tác giữa hai hay
nhiều bên để sản xuất ra hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Trong mối quan hệ
này, bên nhận gia công có lợi thế về nhân lực nhận tổ chức quá trình sản xuất
sản phẩm theo hợp đồng sau đó sẽ trả sản phẩm hoàn chỉnh cho bên đặt gia công
để lấy tiền công.
2.1.2 Phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu
Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu là một hoạt động mang lại
nguồn ngoại tệ, góp phần phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng.
Căn cứ vào các tiêu chí, có thể phân loại hoạt động gia công hàng may mặc xuất
khẩu như sau:
• Căn cứ theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm,
hoạt động gia công có các hình thức sau:
+ Hình thức nhận nguyên liệu, giao sản phẩm: bên nhận gia công sản xuất
sản phẩm từ nguyên liệu và bán thành phẩm thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia
công, sau đó giao sản phẩm và nhận tiền công. Phương thức này còn gọi là
phương thức gia công xuất khẩu đơn thuần, là phương thức sơ khai của gia công
xuất khẩu. Theo phương thức này, bên nhận gia công có lợi thế là không phải bỏ
vốn ra mua nguyên phụ liệu, không những thế, nếu thực hiện sử dụng tiết kiệm
nguyên phụ liệu so với định mức thì bên nhận gia công còn có thể hưởng số
nguyên phụ liệu còn dư ra đó. Tuy nhiên gia công theo hình thức này hiệu quả
kinh tế không cao vì bên nhận gia công chỉ được hưởng tiền công gia công. Bên
cạnh đó, bên nhận gia công còn phụ thuộc vào tiến độ giao nguyên phụ liệu của
bên đặt gia công. Bên đặt gia công thường gặp rủi ro trong phương thức gia
công này là nếu bên nhận gia công làm sai thì sẽ mất số nguyên phụ liệu đó mà
không thu được hàng hóa.
23
+ Hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm: Theo hình thức này, bên

đặt gia công sẽ cung cấp các mẫu mã, tài liệu kĩ thuật cho bên nhận gia công
theo hợp đồng để tiến hành sản xuất và sau đó sẽ mua lại thành phẩm. Bên nhận
gia công có thể mua nguyên phụ liệu theo hai cách: mua theo sự chỉ định của
bên đặt gia công hoặc tự tìm nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Đây là hình thức
phát triển cao của gia công xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bên nhận
gia công.
Ưu điểm của phương thức gia công này là bên đặt gia công không phải
chịu chi phí ứng trước về nguyên phụ liệu, nếu bên nhận gia công làm sai thì
không mất nguyên phụ liệu, do vậy giảm bớt rủi ro trong quá trình đặt gia công
hàng. Bên nhận gia công có thể chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu,
không phụ thuộc vào bên đặt gia công, đặc biệt nếu tự mua nguyên liệu hoàn
toàn thì sẽ giảm được chi phí sản xuất, vì vậy mà nâng cao hiệu quả kinh tế. Mặt
khác, bên nhận gia công còn có thể mở rộng thị trường nguyên phụ liệu thông
qua việc xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu do bên đặt
gia công chỉ định. Tuy nhiên, phương thức này có những bất lợi với bên nhận
gia công là nếu không mua nguyên phụ liệu của nhà cung cấp do bên đặt gia
công chỉ định thì sai hợp đồng, nhưng nếu mua lại thường hay bị ép giá.
• Căn cứ theo giá cả, gia công có các hình thức sau:
+ Hợp đồng khoán: trong hợp đồng gia công người ta xác định định mức
cho sản phẩm gồm: chi phí định mức và thù lao định mức. Hai bên sẽ thanh toán
với nhau theo mức đó cho dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu
chăng nữa.
+ Hợp đồng thực chi thực thanh: bên nhận gia công thanh toán với bên đặt
gia công toàn bộ chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.
• Căn cứ theo mức độ cung cấp nguyên phụ liệu:
24
+ Bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu và bên nhận gia công
sản xuất sản phẩm theo định mức đã thỏa thuận trong hợp đồng, sau đó sẽ trả lại
thành phẩm cho bên đặt gia công hoặc sẽ giao cho bên thứ ba theo chỉ định.
+ Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên liệu chính theo định mức còn

nguyên liệu phụ thì tự khai thác theo đúng yêu cầu của khách hàng.
+ Bên nhận gia công không nhận bất cứ nguyên liệu phụ nào của khách
hàng mà chỉ nhận ngoại tệ để mua nguyên liệu theo đúng yêu cầu.
• Căn cứ vào nghĩa vụ của bên nhận gia công
- CM (cutting and making): Người nhận gia công chỉ tiến hành pha cắt và
chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công
- CMP (cutting, making and packaging): Người nhận gia công phải pha
cắt, chế tạo và đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.
- CMPQ (cutting, making, packaging and quota fee): Người nhận gia
công ngoài việc cắt may, đóng gói sản phẩm còn phải trả phí hạn ngạch theo quy
định những mặt hàng được quản lí bằng hạn ngạch.
Hiện nay, công ty cổ phần May 10 chỉ thực hiện gia công hàng may mặc
xuất khẩu thông qua hai hình thức: gia công nhận nguyên liệu, giao thành phẩm
và gia công mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Phương thức mua nguyên liệu
bán thành phẩm bên cạnh việc công ty tìm kiếm đối tác đặt gia công theo
phương thức này thì đa số các hợp đồng đặt gia công mua nguyên liệu bán thành
phẩm của công ty đều do các bạn hàng chuyển từ gia công nhận nguyên liệu,
giao thành phẩm chuyển sang. Hiện nay, số hợp đồng gia công nhận nguyên
liậu, giao thành phẩm của công ty đã giảm đi đáng kể, thay vào đó là hợp đồng
mua nguyên liệu, bán thành phẩm bởi các hợp đồng này sẽ làm tăng giá trị gia
công mà công ty nhận được. Số hợp đồng mua nguyên liệu, bán thành phẩm
chiếm 70% – 80% trong tổng số hợp đồng gia công mà công ty May 10 nhận
được.
25

×