Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

thực trạng hoạt động thu hút vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2011 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN FDI
VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN :
LỚP :
TRỊNH THỊ THUỲ LINH
LÊ VŨ KHÁNH LINH
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG A K11
Hải Phòng, năm 2014
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI 3
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Đặc điểm 4
1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát
triển 7
1.2 Tổng quan về thu hút FDI 8
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI 8
1.2.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước ASEAN 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2011-2013 13
2.1 Sơ lược thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam 13
2.2 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 15
2.2.1 Theo quy mô đầu tư 15


2.2.2 Theo hình thức FDI thực hiện ở Việt Nam 19
2.2.3 Theo ngành kinh tế 24
2.2.4 Theo cơ cấu vùng 32
2.2.5 Theo cơ cấu đối tác đầu tư 44
2.3 Đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2011-2013 52
2.3.1 Ưu điểm 52
2.3.2 Hạn chế, nguyên nhân 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM. 55
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển 55
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 55
3.1.2 Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2020 62
3.2 Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong giai
đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 62
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FDI:
SX:
DN:
DV:
NN:
XH:
KHCN:
WTO:
GDP:
GNP:
ĐTNN:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sản xuất

Doanh nghiệp
Dịch vụ
Nông nghiệp
Xã hội
Khoa học công nghệ
Tổ chức thương mại thế giới
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc dân
Đầu tư nước ngoài
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế
thế giới. Trong nhiều thập kỉ qua, thế giới đang diễn ra sự bùng nổ mạnh mẽ qua hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả về quy mô và chất lượng. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là một trong những xu hướng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay, đưa
nền kinh tế của các quốc gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hoá. Hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài đã xuất hiện ở Việt Nam, như một tất yếu của sự phát triển, đã
đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế từ 7%-10% hằng
năm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng kim
ngạch xuất nhập khẩu, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao trình độ cán bộ quản
lí cũng như chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật, …
Những thành tựu về kinh tế Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt từ gian
đoạn 2006-2010 khẳng định sự đóng góp không nhỏ của hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài, cũng như sự cần thiết phải phân tích, nghiên cứu, dự báo tình hình thu hút
vốn FDI tại Việt Nam trong những năm tiếp theo. Với kế hoạch kinh tế 5 năm 2011-
2015 của Đảng và Nhà nước, những thuận lợi bước đầu và kết quả khả quan của tình
hình FDI trong giai đoạn 2011-2013 là một trong những yếu tố đánh giá chính xác và
là nhân tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế cũng như hoàn thành mức chỉ
tiêu đã đề ra trong nửa cuối của giai đoạn 2014-2015. Do đó, để giúp có cái nhìn trực

quan hơn về hiệu quả của FDI với nền kinh tế, chúng em đã chọn đề tài :"Thực trạng
hoạt động thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2011-2013" cho nghiên cứu
khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Làm rõ thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư FDI của Việt Nam trong giai đoạn
2011- 2013 để chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của hoạt động này.
- Đề xuất các biện pháp tăng thu hút nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong
giai đoạn 2014-2015, tầm nhìn đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam từ năm
2011 đến 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp biểu đồ
5. Kết cấu bài nghiên cứu khoa học
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài nghiên cứu khoa học bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn
2011- 2013
Chương 3: Một số biện pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2014-2015, tầm nhìn đến năm 2020.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1 Khái niệm
• Nguyên nhân hình thành:
Đầu tư nước ngoài xuất hiện từ thời tiền tư bản, khi đó các công ty của Anh,

Pháp, Hà Lan… đầu tư vào châu Á để khai thác tài nguyên thiên nhiên cho các công ty
của chính quốc. Đến thể kỷ 19, khi nền công nghiệp phát triển, quá trình tích tụ tập
trung tư bản phát triển nhanh chóng, việc đầu tư trong nước không còn mang lại nhiều
lợi nhuận vì lợi thế so sánh không có nữa, để tăng lợi nhuận các nước tư bản đầu tư
vào các nước lạc hậu hơn vì yếu tố sản xuất rẻ nên lợi nhuận cao. Do vậy, sự dư thừa
tích tụ tư bản trong nước và sự chênh lệch tích tụ tư bản trên thế giới dẫn đến tất yếu
có một luồng vốn chảy từ các nước dư thừa tư bản sang các nước thiếu tư bản.
Luồng vốn tư bản này có lợi cho cả nước xuất khẩu tư bản và nước nhập khẩu
tư bản. Các công ty tư bản lớn cần nguồn nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên ổn
định, giá rẻ cho sản xuất. Điều đó giúp cho họ vừa có lợi nhuận cao vừa giữ được vị trí
độc quyền. Bên cạnh đó, các nước cần vốn đầu tư cũng rất cần vốn để phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, các nước tư bản phát triển lại muốn đầu tư vào nước nào đó phải có điều
kiện như cơ sở hạ tầng đủ để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất và một số ngành phụ
trợ để phục vụ cho sản xuất đời sống. Còn những nước lạc hậu thì khi đầu tư vào đó họ
phải dành một phần cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ để phục vụ yêu
cầu sản xuất và đời sống. Vì vậy mà vào đầu thế kỷ 19, luồng vốn đầu tư có xu hướng
chảy vào các nước phát triển.
Do nền kinh tế tư bản phát triển có tình chu kỳ, sau mỗi chu kỳ kinh tế nền kinh
tế các nước công nghiệp lại rơi vào khung hoảng, khi vượt qua vào giai đoạn này và
tiếp tục phát triển thì họ phải đổi mới tư bản cố định. Đầu tư ra nước ngoài là giải pháp
tốt nhất để các nước công nghiệp phát triển có thể chuyển may móc và thiết bị cần
thay thế sang các nước kém phát triển và thu hối chi phí không nhỏ bù đăp cho mua
sắm may móc mới. Ngày này khi khoa học phát triển mạnh, chu kỳ kinh doanh ngày
càng ngắn thì yêu cầu đổi mới càng cấp bạch, vì thế các nước phát triển phải luôn tìm
cho mình một thị trường để tiêu thụ công nghệ lạc hậu đó. Bên cạnh đó, các nước tiếp
3
nhận đầu tư, đặc biệt là những nước mới giành độc lập, bắt tay vào phát triển kinh tế
rất cần một lượng tư bản lớn để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Do
đó, đầu tư ra nước ngoài là lựa chọn tốt nhất cho cả nước phát triển và nước đang phát
triển.

Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa khiến các nước trên thế giới có những thay
đổi: các nước công nghiệp có xu hướng tăng thuế gia trị gia tăng, thuế thu nhập…, các
nước đang phát triển thì dùng các hàng rào bảo hộ chặt để bảo vệ hàng hóa trong nước,
nhưng để tranh thủ nguồn vốn nước ngoài, họ phải có những ưu đãi lớn cho những nhà
đầu tư nước ngoài. Do vậy, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời, giúp các
doanh nghiệp nước ngoài tránh được hàng rào thuế quan và bảo hộ của các nước đang
phát triển.
• Khái niệm:
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) xảy ra khi một
nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước
thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân
biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư
lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những
trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được
gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Ngoài ra, còn có cách hiểu khác về FDI như sau:
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là hình thức
đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu
tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh
nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại."
1.1.2 Đặc điểm
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ mà theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm
soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia
theo tỉ lệ này.
4
- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải
lợi tức.
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tư,
hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do
đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính
khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại
gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư.
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.
Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật
tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.
1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
a) Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Enterprise with 100% foreign
capital)
- Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
của mình.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập ở Việt Nam được hợp
tác với nhau và/hoặc nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài mới tại Việt Nam.
- Vốn pháp định: tối thiểu 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng,
dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% và phải được
cơ quan Nhà Nước cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.
b) Doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
(Join venture enterprise)
- Là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp
vốn của 2 bên hoặc nhiều bên Việt Nam và nước ngoài.
- Vốn pháp định: tối thiểu 30% vốn đầu tư, bên nước ngoài đóng góp tối thiểu
30% vốn pháp định. Đối với các dự án xây dựng, công trình kết cấu hạ tầng tại các

vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, các dự án đầu tư vào vùng núi, vùng sâu vùng xa,
5
dự án đầu tư vào các địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng thì tỉ lệ này có thể
thấp hơn nhưng không dưới 20% và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp
thuận.
c) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (A business co-operationcintact BBC)
- Là hình thức đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh nhằm phân chia lợi nhuận, phân
chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
d) Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Build - operate - Transfer)
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) là hình thức đầu tư được
ký giữa cơ quan chính phủ Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh
doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn, nhà
đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) là hình thức đầu tư được
ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công
trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó
cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh
doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết
cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công nghệ đó cho Nhà
nước Việt Nam. Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án
khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa
thuận trong hợp đồng BT.
e) Đầu tư phát triển kinh doanh
- Là hình thức các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mua sắm các thiết bị, công nghệ,
áp dụng phương thức quản lý mới ở các nước nhận đầu tư.
f) Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do
một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các

quyết định quản lý của công ty.
g) Đầu tư thực hiện việc mua lại và sáp nhập doanh nghiệp
- Là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt
động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước
6
nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu
tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.
• Theo điều 4 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005, các nhà đầu tư
nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Doanh nghiệp liên doanh;
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.4 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát
triển
a) Tác động tích cực
Thứ nhất, FDI giải quyết vấn đề thiếu vốn trong giai đoạn phát triển kinh tế. Vì
trong giai đoạn này, các nước đang phát triển thường gặp phải vấn đề nan giải là thiếu
vốn đầu tư do tích lũy nội bộ thấp hoặc không có tích lũy. Điều đó đã hạn chế đến quy
mô đầu tư và nhu cầu đổi mới kỹ thuật cũng gây ra tình trạng mất cân đối trong xuất
khẩu và nhập khẩu, cán cân thanh toán thường xuyên bị thâm hụt, đất nước thiếu ngoại
tệ. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể giải quyết được khó khăn về khả năng
tích lũy vốn thấp và bù đắp các khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh toán.
Thứ hai, FDI góp phần tạo ra việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp tại
các nước đang phát triển.
Thứ ba, FDI là cầu nối cho các nước đang phát triển tiếp thu công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý và tác nghiệp của các nhà đầu tư
nước ngoài.
Thứ tư, FDI góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế tham gia phân
công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ, tạo ra môi trường cạnh tranh, động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế cả về lượng cũng như về chất.

b) Tác động tiêu cực
- Có thể gây ra tình trạng khai thác tài nguyên thái quá ở các nước đang phát
triển, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
- Gây ra phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng miền và giữa các
tầng lớp dân cư.
- Gia tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, bệnh tật cho người lao động.
7
- Các nước nhận vốn đầu tư có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu
của chủ đầu tư.
- Dễ xảy ra hiện tượng lách luật do khung pháp lý ở các nước đang phát triển
chưa hoàn chỉnh, hiện tượng tích tụ rác thải công nghệ, …
- Các nước phát triển thường đưa công nghệ lạc hậu vào các nước đang phát
triển, nguy cơ biến các nước đang phát triển thành bãi rác công nghệ.
- Các ngành nghề truyền thống có nguy cơ bị biến mất.
1.2 Tổng quan về thu hút FDI
1.2.1 Khái niệm thu hút FDI
Thu hút FDI được hiểu là những biện pháp, những thay đổi, cải cách của chính
phủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào trong nước.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI
a) Các nhân tố về kinh tế:
• Vốn sản xuất (Capital): Đây là bộ phận quan trọng của Tổng giá trị tài sản quốc
gia, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra Tổng sản lượng quốc gia. Đây
là một trong những yếu tố quan trọng nhất hình thành nên lợi thế so sánh tương đối
của một quốc gia so với nhiều quốc gia khác. Vốn sản xuất chính là tích lũy tư bản
trong nước. Vốn sản xuất cao thì dẫn đến trình độ khoa học-kỹ thuật được đầu tư, khoa
học-kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất thì năng suất cao. Các nhà đầu tư nước ngoài căn
cứ vào vốn sản xuất trong nước để đánh giá sẽ rót bao nhiêu vốn vào trong nước để
đầu tư.
• Lao động (Labour): Là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất,

không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng người lao động. Các nhà đầu tư nước
ngoài luôn mong muốn tìm kiếm một thị trường lao động dồi dào và giá rẻ, nhưng
cũng đòi hỏi cao về chất lượng lao động như: tác phong, kỷ luật, kỹ năng, kiến thức,
trình độ.
• Đất đai (Natural Resources): Đất đai ở đây bao gồm cả đất đai nông nghiệp, đất
rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên. Nó có vai trò đặc biệt, là tư liệu sản xuất của sản
xuất nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng, luyện kim và công nghiệp chế biến.
Đất nước có tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên có giá trị cao thì càng thu hút đầu tư
nước ngoài.
8
• Công nghệ (Technology): Là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản
xuất, nâng cao năng suất lao động. Ở các nước đang phát triển, công nghệ là một mặt
hạn chế, thường phải nhập khẩu dây chuyền, máy móc của các nước phát triển.
• Các yếu tố khác:
- Lạm phát: Lạm phát ở các nước phát triển khiến dòng vốn bị ngưng trệ, dẫn đến
việc đổ vốn sang các nước đang phát triển để thu về lợi nhuận
- Lãi suất: Lãi suất cho vay ở các nước nhập khẩu vốn đầu tư ảnh hưởng rất lớn
đối với các nhà đầu tư, bởi đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tổng cầu và tỷ suất
lợi nhuận. Lãi suất cho vay càng cao thì càng không hấp dẫn nhà đầu tư.
b) Các nhân tố về chính trị:
Các quốc gia nhập khẩu vốn đầu tư có tình hình chính trị ổn định thì càng có lợi
thế thu hút đầu tư hơn so với những quốc gia có tranh chấp, nội chiến, đình công, …
Bên cạnh đó, luật pháp của nước nhập khẩu vốn càng tạo cơ hội cho nhà đầu tư nước
ngoài thì càng thu hút đầu tư.
c) Các nhân tố về xã hội:
Ô nhiễm môi trường là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, bởi
theo lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith, luôn luôn có sự tác động qua lại giữa
lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài và xã hội ở các nước nhận vốn đầu tư. Trên thực tế,
việc đầu tư công nghệ quá lỗi thời, gây ô nhiễm môi trường, hoặc việc sản xuất kinh
doanh của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài bất chấp quy định về xử lý chất thải

của Nhà nước có thể bị tẩy chay hàng hóa, kiện tụng,… gây ảnh hưởng xấu đến kết
quả sản xuất kinh doanh và uy tín trên thương trường của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh gay gắt của môi trường đầu tư trong các nước
đang phát triển cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp của các
nước phát triển.
1.2.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước ASEAN
a) Kinh nghiệm của Singapore:
- Thứ nhất, Singapore xác ðịnh rõ ba lĩnh vực cần ýu tiên tập trung FDI là: ngành
sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh ðó, tùy từng ðiều kiện cụ thể của mỗi
thời kỳ, Singapore chủ trýõng thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban ðầu, do cõ sở
kinh tế ở ðiểm xuất phát thấp, Singapore chủ trýõng sử dụng FDI vào các ngành tạo ra
9
sản phẩm xuất khẩu, nhý: dệt may, lắp ráp các thiết bị ðiện và phýõng tiện giao
thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp ðiện tử và một số công
nghệ tiên tiến khác, hýớng sử dụng nguồn vốn ðầu tý tập trung vào những ngành, nhý:
sản xuất máy vi tính, ðiện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai
thác mỏ…Ngoài ra, ðể khai thác ýu thế về vị trí ðịa lý cũng nhý khắc phục sự thiếu hụt
về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình ðộ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút
FDI còn hýớng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc ðẩy ðầu tý quốc
tế.
- Thứ hai, Chính phủ Singapore ðã tạo nên một môi trýờng kinh doanh ổn ðịnh,
hấp dẫn cho các nhà ðầu tý nýớc ngoài. Chính phủ ðã công khai khẳng ðịnh không
quốc hữu hoá các doanh nghiệp nýớc ngoài. Bên cạnh ðó, Singapore cũng rất chú
trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt ðộng sản xuất. Thủ tục cấp giấy
phép ðõn giản, thuận tiện, có những dự án xin cấp giấy phép rồi ði vào sản xuất chỉ
trong vòng vài tháng, có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày ðã có thể ði vào sản
xuất. Hiện týợng này ðýợc gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore. Ðặc biệt, Singapore
ðã xây dựng ðýợc hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả.
Tệ nạn tham nhũng ðýợc xét xử rất nghiêm, tất cả các doanh nghiệp không kể trong
nýớc, ngoài nýớc ðều ðýợc ðối xử nhý nhau, mọi ngýời ðều làm việc, tuân thủ theo

pháp luật. Bên cạnh ðó, Nhà nýớc trả lýõng rất cao cho viên chức. Hàng tháng họ phải
trích lại một phần lýõng coi nhý là một khoản tiền tiết kiệm khi về hýu, nếu trong quá
trình công tác mà phạm tội tham ô thì sẽ bị cắt khoản tích lũy này và cách chức. Họ
không những mất số tiền do mình tích cóp nhiều nãm, mà có thể phải chịu hình phạt
tù. Nhiều ngýời gọi ðây là quỹ dýỡng liêm cho quan chức.
- Thứ ba, Chính phủ Singapore ðã ban hành những chính sách khuyến khích các
nhà tý bản nýớc ngoài bỏ vốn vào ðầu tý. Singapore áp dụng chính sách ýu ðãi rất ðặc
biệt, ðó là: khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà ðầu tý nýớc ngoài ðýợc tự do chuyển lợi
nhuận về nýớc; Nhà ðầu tý có quyền cý trú nhập cảnh (ðặc quyền về nhập cảnh và
nhập quốc tịch); Nhà ðầu tý nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 Ðô la
Singapore trở lên và có dự án ðầu tý thì gia ðình họ ðýợc hýởng quyền công dân
Singapore.
b) Kinh nghiệm của Thái Lan:
10
- Ngay từ giai đoạn 1959 - 1971, Thái Lan đã thực hiện Chiến lược phát triển
kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Quốc gia này đã có chủ trương giảm dần đầu tư từ
Chính phủ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Theo đó, năm 1959, Thái Lan đã thành lập
Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Đạo luật Đầu tư. Giai đoạn 1972 - 1996, Bộ
Đầu tư Thái Lan đã ban hành chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng
cao từ bên ngoài với những ưu đãi về đất, việc làm để thực hiện Chiến lược phát triển
kinh tế theo hướng xuất khẩu. Từ năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có
sự biến chuyển theo hướng đầu tư chọn lọc với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong
nước, hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài
chính. Thống kê cho thấy, FDI vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công
nghiệp, sau đó là thương mại, bất động sản, xây dựng…
- Bên cạnh đó, Thái Lan còn thực hiện rất nhiều cải cách về luật. Luật xúc tiến
thương mại quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc
tiến đầu tư Thái Lan giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải Các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3
đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà

Thái Lan chưa sản xuất được.
- Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển
đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung hạn. Thêm vào đó, Thái Lan còn chú trọng đầu
tư cơ sở hạ tầng: hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống sân bay, bến cảng, khu công
nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch. Nước này cũng
xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bưu điện, mạng internet thông suốt cả nước
phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế.
c) Kinh nghiệm của Philipine:
Là một đất nước chịu nhiều thiên tai, bão lụt, Philipine mạnh dạn chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp
và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng và đầu tư vào ngành năng lượng thay
thế, dịch vụ BPO (Business Process Outsourcing), lĩnh vực phân phối và bán lẻ.
Điểm mạnh trong việc thu hút FDI của Philipine là luật sở hữu 60/40 dành cho
nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư trực tiếp năm 1991 của Philipine cho phép nhà đầu
tư nước ngoài tham gia hoạt động thương mại và xã hội tại nước này, trong đó nhà đầu
11
tư nước ngoài có thể nắm giữ lãi suất trong liên doanh, hợp tác với các đối tác khác ở
Philipine.
Ở Philipine, chỉ có doanh nghiệp địa phương và các công ty liên doanh có 60%
vốn sở hữu của người Philipine mới được sở hữu đất tại Philipine, nhưng các nhà đầu
tư nước ngoài được phép thuê đất trong vòng 50-70 năm tùy từng loại đất. Các công ty
tư nhân, dù địa phương hay nước ngoài, đều được thuê đất lên đến 1000 hecta đối với
đất công có thể chuyển nhượng. Đối với đất tư, không có bất cứ giới hạn nào.
=> Bài học cho Việt Nam:
- Xác định lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên thu hút vốn FDI: đó là ngành công
nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất chất lượng cao và dịch vụ.
- Xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh, công bằng, hiệu quả để phù hợp với
các nhà đầu tư.
- Cải cách pháp luật, thủ tục hành chính để việc đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ
dàng, nhanh gọn hơn.

- Tạo quỹ đất và những chính sách thuê đất nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước
ngoài.
- Tạo môi trường kinh doanh, môi trường chính trị ổn định.
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI
VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2013
2.1 Sơ lược thực trạng thu hút vốn FDI tại Việt Nam
Hơn 20 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh tế nước ta có nhiều
đổi mới. Sản phẩm của các doanh nghiệp FDI với nhiều mẫu mã và chất lượng cao,
phần đưa về chính quốc để hoàn chỉnh, phần xuất khẩu, phần bổ sung vào quỹ hàng
hóa xã hội của nước ta để bớt phần nhập khẩu trực tiếp. Với sự đóng góp khoảng 16 –
18% GDP trong những năm gần đây, FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
nước ta theo đường hướng mới, được kì vọng là động lực quan trọng cho công cuộc
đổi mới.
Đây cũng là một trụ cột không thể thiếu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập
sâu rộng, góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng và lối
sổng của người Việt Nam theo hướng tiếp cận văn minh, hiện đại.
Một trong những bước ngoặt lớn khiến cho FDI vào Việt Nam thay đổi mạnh
mẽ đó là sự hội nhập với kinh tế thế giới, điển hình là việc năm 2007 Việt Nam trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO
• Trước khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000 và việc kí kết Hiệp định thương mại
Việt Mỹ đã có tác động lớn đến thái độ của nhà đầu tư. Tuy nhiên dòng vốn FDI vào
Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2003 vẫn không có nhiều chuyển biến so với giai
đoạn trước đó. Lý do là cùng thời điểm đó, Việt Nam lại thực hiện mở cửa thị trường
chứng khoán khiến cho dòng vốn chảy vào kênh khác hơn là FDI. Nhìn chung trong
giai đoạn 2001 – 2006, vốn đầu tư nước ngoài cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao
hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy
mô vừa và nhỏ là chủ yếu. Việc giải ngân cũng khá tốt và đạt mức cao nhất trong giai
đoạn 2000 – 2004 (73,5%) nhưng đến năm 2006 giảm mạnh xuống chỉ còn 30,4%.

Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do xu hướng đua nhau thu hút FDI và có
tình trạng khai quá lượng FDI thu hút được từ các địa phương. Phần khác là do việc
thực hiện các dự án FDI gặp khó khăn so với dự kiến ban đầu hoặc do tình trạng nhiều
nhà đầu tư đăng kí dự án chỉ để lấy chỗ và sau đó bán dự án thu lời.
13
Trong suốt thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2007, định hướng FDI vào các lĩnh
vực công nghiệp xây dựng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu
mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ chế tạo, công nghệ thông tin (các sản phẩm
mà Việt Nam có thế mạnh về nhân công). Nước ta cũng có nhiều chủ trương chính
sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển kể từ khi hình
thành luật đầu tư nước ngoài, nhờ vậy khu vực dịch vụ cũng có những chuyển biến
tích cực, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu người dân , góp phần đẩy mạnh tăng trưởng
kinh tế. Khu vực thu hút mạnh mẽ nhất FDI trong cả nước là vùng trọng điểm phía
Nam trong đó thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước chiếm trên 30% vốn đăng kí
của vùng, tiếp theo là Bà Rịa Vũng Tàu chiếm hơn 20% tổng vốn đăng kí vùng.
Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ
đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ đóng
góp của khu vực nhà nước xuống còn 38%, tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI từ
13% lên 16%. Từ đây chúng ta thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã phần nào đóng
góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên chưa có nhiều thay đổi so
với các thời kỳ trước đó
• Sau khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
Sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới rất nhiều cơ hội đến với chúng
ta nhưng đi kèm theo đó cũng là vô vàn thách thức đặt ra. Tuy nhiên song hành với
việc điều chỉnh chính sách, nới lỏng hàng rào thuế quan, …, nước ta đã chứng kiến sự
thay đổi mạnh mẽ trong việc thu hút FDI, cụ thể FDI tăng liên tục và đạt mức kỉ lục
năm 2008 với tổng vốn đăng kí lên đến 71 726 triệu USD, gấp 3,34 lần tổng vốn đăng
kí năm 2007 (21 347,8 triệu USD). Trong năm 2009 và 2010, FDI vào Việt Nam giảm
đi so với 2008 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặc dù vậy lượng vốn
đăng kí vẫn ở mức cao. Trong năm 2009 chúng ta vẫn thu hút được 1054 dự án với

tổng vốn đăng kí là gần 21 500 triệu USD. Năm 2010, Việt Nam thu hút được 1 115
dự án với tổng vốn đăng kí là 18 595 triệu USD .(nguồn: theo số liệu từ Tổng cục
thống kê và trung tâm Nghiên cứu Đầu tư nước ngoài). Sau khi Việt Nam gia nhập
WTO, tổng vốn đăng kí tăng lên rất nhiều so với trước nhưng vấn đề đặt ra là ở chỗ
tốc độ tăng của vốn thực hiện lại không tương xứng (chỉ giải ngân được từ 20% đến
hơn 40% số vốn đăng kí) tức là quá trình giải ngân diễn ra quá chậm chạp một phần là
bởi dự án dài hạn kéo dài nhiều năm nên giải ngân từ từ, tình hình tài chính của chủ
14
đầu tư gặp khó khăn; còn chủ yếu là do giải phóng mặt bằng chậm chạp, cơ sở hạ tầng
quá kém khiến dự án FDI không thực hiện được.
Trong giai đoạn này FDI vẫn tập trung vào công nghiệp – xây dựng, theo số
liệu cả năm 2010, ngành này vẫn dẫn đầu về số lượt dự án đăng kí cấp mới và dự án
tăng vốn đầu tư, chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư đăng kí. Cùng với việc thực hiện lộ
trình thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI phát
triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất xuất khẩu. Tính đến hết năm 2009
cơ cấu FDI đã thay đổi rất nhiều so với năm 2007, khi FDI vào dịch vụ mới chỉ chiếm
25% thì đến 2009 đã tăng lên 41% (nguồn: tổng cục thống kê). Nguyên nhân là do rất
nhiều các hạn chế thâm nhập của Việt Nam về dịch vụ đã được dỡ bỏ theo cam kết gia
nhập WTO trong đó có các han chế trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, phân phối, giáo
dục.
Cho đến nay đã có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó
69,1% đến từ các nhà đầu tư Châu Á, 16,2% từ EU và 11,8% từ các nhà đầu tư Mĩ.
Đáng lưu ý, trong những năm gần đây dòng FDI từ Trung Quốc đổ vào nước ta là khá
lớn và trong năm 2010, Trung Quốc đã đứng hàng thứ 11, sau top 10 có vốn đăng kí
vào Việt Nam, cho thấy xu hướng các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang chuyển sự
chú ý đáng kể đến Việt Nam. Từ trước đến nay FDI chủ yếu vẫn tập trung khu vực
Đông nam bộ, tuy nhiên trong hai năm 2008 - 2009 Vùng trọng điểm miền Trung nổi
lên mạnh mẽ, thu hút được lượng FDI tăng đột biến. Cho đến năm 2007, FDI vào khu
vực này chỉ mới chiếm 6% tổng vốn đăng kí cả nước thì đến hết năm 2009 đã thu hút
được 820 dự án đầu tư với 51,73 tỉ USD chiếm 23% tổng vốn đăng kí cả nước.

Kể từ khi gia nhập WTO, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển mình vượt bậc của
nền kinh tế Việt Nam nói chung và việc thu hút FDI nói chung. Theo số liệu từ Tổng
cục thống kê, tỷ trọng FDI trong tổng đầu tư vốn của nước ta tăng từ 12% năm 2006
lên 30% năm 2009. Đóng góp của FDI trong GDP cũng rất lớn và ngày càng tăng đến
năm 2009 đã là 19%. Dấu mốc năm 2007 đã mở con đường lớn cho FDI, góp phần tạo
nên làn sóng mới cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trở thành nguồn động lực
mạnh mẽ phát triển kinh tế nước ta.
2.2 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2011-2013
2.2.1 Theo quy mô đầu tư
15
Năm 2010, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nguồn vốn
FDI vào Việt Nam giảm mạnh, tuy nhiên, trong giai đoạn 2011- 2013 lại có những
biến chuyển đáng quan tâm.
Bảng 2.1: Tình hình tăng trưởng FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2013
STT Chỉ tiêu Ðõn vị tính Nãm
2010 2011 2012
2013
1 Vốn thực hiện Triệu USD 11.000 11.000 10.460
11.500
2 Vốn ðãng ký Triệu USD 19.764 15.356 13.013
21.628
Ðãng ký cấp mới Triệu USD 17.866 12.101 8.372
14.272
Ðãng ký tãng thêm Triệu USD 1.898 3.255 5.624
7.356
3 Số dự án

Cấp mới Dự án 1.240 1.193 1.266
1.275
Tãng vốn Lýợt dự án 395 405 548

472
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài)
Năm 2011 đánh dấu sự kiện lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam giảm mạnh.
Lượng vốn thực hiện hầu như không tăng, vẫn xấp xỉ mức 11 tỷ USD của năm 2010.
Trong khi đó, lượng vốn đăng ký lại có xu hướng giảm mạnh, chỉ bằng 74% so với
năm trước. Tuy lượng vốn đăng ký cấp mới giảm 65% so với năm 2010, nhưng lượng
vốn đăng ký tăng thêm lại có xu hướng tăng thêm 165% so với năm ngoái. Bên cạnh
đó, các nhà đầu tư trong năm 2011 cũng dè dặt hơn, số dự án cấp mới giảm chỉ bằng
88% số dự án cấp mới trong năm 2010, số dự án tăng vốn cũng không thoát khỏi xu
hướng chung, chỉ còn bằng 95% so với năm 2010.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các doanh nghiệp trong năm 2011 gặp
nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng cao, giá
vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu cũng không ổn định khiến các nhà đầu tư e ngại. Tuy
nhiên, lượng vốn đăng ký tăng thêm lại không giảm vì trong năm 2011, rất nhiều dự án
đầu tư vẫn còn đang thi công như: Công ty TNHH Ðiện lực Jaks Hải Dýõng (nhà máy
nhiệt ðiện BOT Hải Dýõng) với tổng vốn ðầu tý ðãng ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty
TNHH sản xuất First Solar Việt nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo do
Singapore ðầu tý tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn ðầu tý hõn 1 tỷ USD; dự án Công
ty TNHH Thông tin & Viễn Thông Di ðộng S-telecom với tổng vốn ðầu tý là 452,38
triệu USD ðầu tý vào lĩnh vực xây dựng khai thác dịch vụ mạng và cung cấp dịch vụ
thông tin di ðộng; dự án Công ty TNHH lốp xe Việt Luân với tổng vốn ðầu tý 400
16
triệu USD ðầu tý vào lĩnh vực sản xuất lốp xe do Trung Quốc ðầu tý. Ðiều ðó cho thấy
niềm tin của nhà đầu tư vào mảnh đất màu mỡ cơ hội này. Theo Điều tra triển vọng
đầu tư thế giới (WIPS) 2010-2012 của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên hợp
quốc (UNCTAD) thì Việt Nam đứng thứ nhất trong khối ASEAN về mức độ hấp dẫn
FDI và là một trong 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bước sang năm 2012, nhìn chung, tình hình thu hút FDI không mấy khả quan
hơn năm 2011. Số vốn được giải ngân trong năm 2012 giảm xuống còn khoảng 10 tỷ
USD, chỉ bằng 95,1% so với năm 2011. Lượng vốn đăng ký cũng giảm mạnh, từ hơn

15 tỷ USD năm 2011 chỉ còn khoảng 13 tỷ USD. Trong đó, lượng vốn đăng ký cấp
mới lại giảm, chỉ bằng 64,9% so với năm trước. Tuy nhiên, vì trong năm 2011, nhiều
dự án FDI đang trong quá trình thi công nên lượng vốn đăng ký tăng thêm vẫn tăng, từ
3 tỷ USD năm 2011 lên khoảng 5 tỷ USD năm 2012, mức tăng thêm là 58,5%. Số dự
án cấp mới vẫn theo chiều hướng giảm, ngược lại, các nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư
vào Việt Nam trong những năm trước vẫn tiếp tục rót vốn, so với năm 2011, số lượt dự
án tăng vốn là 435 lượt, tăng tăng 7,4%.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn của năm 2012, lượng vốn thực hiện đã giảm ít
hơn so với năm 2011, lại cao hơn so với lượng vốn thực hiện bình quân năm trong giai
đoạn 2007 - 2011 (10,31 tỷ USD). Điều đó cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước
ngoài đối với tiềm năng phát triển ở Việt Nam.
Đến năm 2013, các nước châu Âu dần bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế,
thì cùng lúc đó, nguồn vốn FDI đổ về Việt Nam cũng dồi dào hơn. Thật vậy, lượng
vốn thực hiện năm 2013 tăng mạnh, từ khoảng 10 tỷ USD năm 2012 tăng lên 11,5 tỷ
USD tính đến ngày 15/12/2013, tức là tăng thêm 9,9% so với năm ngoái. Lượng vốn
đăng ký cấp mới và đăng ký tăng thêm tăng mạnh. Năm 2012, lượng vốn đăng ký cấp
mới chỉ đạt khoảng 8,4 tỷ USD, năm 2013 tăng thêm 70,5%, đạt 14, 3 tỷ USD. Lượng
vốn đăng ký tăng thêm cũng tăng 30,8%, đạt 7,4 tỷ USD.
Thành tích thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2013 chính là việc hoàn thành
chỉ tiêu thu hút 11 tỷ USD chỉ trong 9 tháng đầu năm. Bước sang năm 2014, lượng vốn
FDI đổ vào Việt Nam đạt ngưỡng 14 tỷ USD.
Số dự án cấp mới trong năm 2013 tăng thêm 9 dự án, mức tăng vẫn đều đặn so
với năm 2012. Tuy nhiên, số lượt dự án tăng vốn lại có xu hướng giảm, từ 548 lượt dự
án năm 2012 xuống chỉ còn 472 dự án năm 2013, giảm 3,9%.
17
Diễn biến tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2013 được
biểu diễn trong các biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tình hình thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài)
Biểu đồ 2.2: Tình hình dự án FDI tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài)
Nhìn chung giai đoạn 2011 - 2013 đã có nhiều sự thay đổi trong việc thu hút
nguồn vốn FDI. Trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn và nền kinh tế trong nước gặp
18
nhiều khó khăn, lượng vốn FDI vẫn có những bước tiến ấn tượng. Điều đó cho thấy
các nhà đầu tư đặt niềm tin lớn vào nền kinh tế Việt Nam.
2.2.2 Theo hình thức FDI thực hiện ở Việt Nam
Năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà lượng vốn FDI đổ
vào Việt Nam giảm mạnh. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ các hình thức đầu tư FDI, ta
có thể thấy một số điểm nổi bật.
Bảng 2.2: Tình hình thu hút FDI năm 2011 theo hình thức đầu tư
T
T
Hình thức ðầu tý
Số dự án
cấp mới
Vốn ðãng
ký cấp mới
(triệu USD)
Số lýợt
dự án
tãng
vốn
Vốn
ðãng ký
tãng
thêm
(triệu
USD)
Vốn ðãng

ký cấp
mới và
tãng thêm
(triệu
USD)
1
100% vốn nýớc
ngoài
899 6.535,12 331 2.196,01 8.731,13
2
Hợp ðồng BOT,
BT, BTO
1 2.258,51 0 0 2.258,51
3 Liên doanh 186 2.690,94 33 530,39 3.221,33
4
Hợp ðồng hợp tác
kinh doanh
3 67,00 1 385,00 452,00
5 Cổ phần 2 6,99 9 25,99 32,99
Tổng số 1.091 11.558,55 374 3.137,40 14.695,95
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài)
Bảng 2.3: Tình hình thu hút FDI năm 2012 theo hình thức đầu tư
T
T
Hình thức ðầu tý
Số dự án
cấp mới
Vốn ðãng
ký cấp mới
(triệu USD)

Số lýợt
dự án
tãng
vốn
Vốn
ðãng ký
tãng
thêm
(triệu
USD)
Vốn ðãng
ký cấp
mới và
tãng thêm
(triệu
USD)
1
100% vốn nýớc
ngoài
933 5.649,02 389 4.838,38 10.487,39
2 Liên doanh 164 2.203,50 40 191,54 2.395,05
3 Cổ phần 3 1,58 5 129,12 130,70
4
Hợp ðồng hợp tác
kinh doanh
0 0 1 0,20 0,20
Tổng số 1.100 7.854,10 435 5.159,24 13.013,34
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
19
Bảng 2.4: Tình hình thu hút FDI năm 2013 theo hình thức đầu tư

T
T
Hình thức ðầu tý
Số dự án
cấp mới
Vốn ðãng
ký cấp mới
(triệu USD)
Số lýợt
dự án
tãng
vốn
Vốn
ðãng ký
tãng
thêm
(triệu
USD)
Vốn ðãng
ký cấp
mới và
tãng thêm
(triệu
USD)
1
100% vốn nýớc
ngoài
1.102 10.750,78 425 4.039,73 14.790,52
2 Liên doanh 171 1.458,53 43 3.295,29 4.753,82
3

Ðầu tý theo BOT,
BT, BTO
2 2.063,05 0 0,00 2.063,05
4 Công ty cổ phần 0 0 4 20,65 20,65
Tổng số 1.275 14.272,36 472 7.356 21.628,04
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài)
Nhìn chung trong giai đoạn 2011 - 2013, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên
doanh.
Năm 2011, số công ty 100% vốn nước ngoài là 899 công ty, trong cả hai năm
2012 và 2013, số công ty được thành lập tăng mạnh. Năm 2012, số công ty 100% vốn
nước ngoài tăng thêm 3,78%, lên 933 công ty. Năm 2013, mức tăng là 18,11% so với
năm 2012, đạt 1102 công ty. Số lượt dự án tăng vốn cũng trong xu hướng tăng, năm
2011 có 331 lượt; năm 2012 có 389 lượt, tăng 17,11%; năm 2013 có 425 lượt, tăng
9,25% so với năm 2012. Tuy nhiên, khác với xu hướng đầu tư thành lập công ty 100%
vốn nước ngoài, diễn biến nguồn vốn đầu tư lại có xu hướng giảm sút trong năm 2012
và đột ngột tăng trong năm 2013. Năm 2012, lượng vốn cấp mới cho các doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài xấp xỉ 5,6 tỷ USD, giảm 13,25% so với năm 2011, nhưng số
lượng công ty thành lập lại tăng, điều đó cho thấy trong năm 2012, các công ty 100%
vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam có số vốn nhỏ, dự án không lớn. Điều đó cho
thấy khi thế giới đang rất khó khăn trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế,
các nhà đầu tư cũng thận trọng hơn. Tuy nhiên, trái với xu hướng giảm xuống của việc
đầu tư thành lập công ty mới, các nhà đầu tư trong năm 2012 lại rót nhiều vốn cho các
dự án tăng vốn cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Lượng vốn tăng thêm
trong năm 2012 đạt hơn 4 tỷ USD, gấp đôi lượng vốn đầu tư tăng thêm năm 2011.
20

×