Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

47 Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.72 KB, 115 trang )

1
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt

i

Danh mục các bảng, biểu

ii

Danh mục hình vẽ

iii

Danh mục các hộp tiêu điểm

iv

Lời mở đầu

v

1. Ý nghóa và tính cấp thiết của đề tài

v


2. Mục tiêu nghiên cứu

vi

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

vii

4. Tính mới của luận văn

vii

5. Phương pháp nghiên cứu

ix

6. Nội dung

x

Chương I: Những cơ sở lý luận về môi trường đầu tư

1

1.1

1

Những vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài


1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1

1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

1

1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế hiện nay

3

1.2

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Khái niệm

4
4


2
1.2.2 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư
1.3

Ý nghóa của việc nghiên cứu môi trường đầu tư

1.4


7

Các bài học kinh nghiệm về hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm
tăng cường thu hút vốn FDI

15

16

1.4.1 Kinh nghiệm của Bình Dương

16

1.4.2 Kinh nghiệm của Singapore

18

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư
của thành phố Đà Nẵng

20

Kết luận chương 1
21
Chương 2: Phân tích thực trạng môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay
22
2.1 Một số nét khái quát về Thành phố Đà Nẵng
22
2.1.1 Điều kiện tự nhiên


22

2.1.2 Điều kiện xã hội

23

2.2

Tình hình thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 – 2005

24

2.2.1 Số lượng vốn FDI thu hút

24

2.2.2 Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác

26

2.2.3 Tình hình thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư

27

2.2.4 Tình hình thu hút vốn FDI theo lónh vực đầu tư

28

2.2.5 Kết quả hoạt động thu hút FDI tại TP. Đà Nẵng từ năm 2001-2005


29

2.3

Phân tích thực trạng môi trường đầu tư trong việc thu hút vốn FDI
của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua (2001-nay)

32

2.3.1 Môi trường chính trị – xã hội

32

2.3.2 Môi trường pháp lý – hành chính

34

2.3.3 Môi trường cơ sở hạ tầng

38


3
2.3.4 Môi trường kinh tế – tài nguyên

43

2.3.5 Môi trường tài chính – ngân hàng


51

2.3.6 Môi trường lao động

52

Kết luận chương 2
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh
hoạt động thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010
3.1 Quan điểm đề xuất giải pháp

57
57

3.2

Mục tiêu đề xuất giải pháp

57

3.3

Căn cứ đề xuất giải pháp

58

3.4

Ma trận SWOT


59

3.4.1 Những điểm mạnh

59

3.4.2 Những điểm yếu

60

3.4.3 Những cơ hội

61

3.4.4 Những thách thức

62

3.5

55

Các nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010

64

3.5.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý – thủ tục hành chính


64

3.5.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường cơ sở hạ tầng

69

3.5.3 Nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường lao động

73

3.5.4 Một số kiến nghị

76

Kết luận chương 3

79

Kết luận

xiv

Tài liệu tham khảo

xvi

Phụ lục

xxi



4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- FDI

:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

- CNH-HĐH :

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

- DN

:

Doanh nghiệp

- GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

- IMF

:

Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)


- KCN

:

Khu công nghiệp

- KCX

:

Khu chế xuất

- TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

- TP

:

Thành phố

- UBND

:

Ủy ban nhân dân


- WB

:

Ngân hàng Thế giới (World Bank)


5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
- Bảng 1.1: Tình hình thu hút vốn FDI vào Bình Dương

16

- Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn FDI vào TP. Đà Nẵng từ năm 2001-2005 25
- Bảng 2.2: Nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Bình Dương và TP. Đà Nẵng

25

- Bảng 2.3: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia/ vùng lãnh thổ

26

- Biểu 2.1:

28

Vốn FDI theo hình thức đầu tư


- Bảng 2.4: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Đà Nẵng giai đoạn
2001–2005

30

- Bảng 2.5: Tốc độ tăng GDP của các thành phần kinh tế TP. Đà Nẵng

30

- Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của các thành phần kinh tế TP. Đà Nẵng

31

- Bảng 2.7: Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI

32

- Bảng 2.8: Số lượng các doanh nghiệp trong các KCN tại Đà Nẵng

42

- Bảng 2.9: Các KCN, KCX tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương

42

- Bảng 2.10: Giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố Đà Nẵng

46

- Bảng 2.11: Giá cước thuê tàu tại thị trường Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh


47

- Bảng 2.12: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Đà Nẵng

48

- Bảng 2.13: Trình độ lực lượng lao động của TP. Đà Nẵng

52

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
- Hình 1.1:

Các điều kiện về môi trường đầu tư của Trung Quoác

7


6
DANH MỤC CÁC HỘP TIÊU ĐIỂM
Trang
- Hộp 1:

Dự án khu nghỉ mát Furama

36

- Hộp 2:


Quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

37

- Hộp 3:

Quyết tâm xây dựng cầu Sông Hàn của thành phố Đà Nẵng

39

- Hộp 4:

10 năm xây dựng đô thị Đà Nẵng – "được" gì, "mất" gì?

43

- Hộp 5:

Sự yếu kém của các doanh nghiệp hoạt động tại Đà Nẵng

45

- Hộp 6:

Báo động ô nhiễm môi trường tại thành phố Đà Nẵng

46

- Hộp 7:


Bà Nà – Để chơi hay để nghỉ?

49

- Hộp 8:

Đi du lịch tìm thấy cơ hội kinh doanh

50


7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghóa và tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH), vốn đầu tư
luôn được xem là vấn đề nan giải đối với các nước đang phát triển. Làm thế nào
huy động được nguồn vốn (cả nguồn vốn bên trong lẫn nguồn vốn bên ngoài) để
đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH luôn là thách thức đối với các
nước trên con đường thoát ra khỏi đói nghèo. Vì lẽ đó, cuộc cạnh tranh giữa các
nước cũng như các địa phương trong một quốc gia nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
Kể từ năm 1997, sau khi được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Đà
Nẵng đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, được xác định là hạt nhân của
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên; và đã được Chính phủ chính
thức công nhận là đô thị loại 1. Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát
triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước đã nêu rõ rằng: " Đà
Nẵng nằm ở vị trí trung độ cả nước, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội, an
ninh – quốc phòng; là đầu mối giao thông quan trong về đường bộ, đường sắt,
đường biển và đường hàng không; cửa ngõ chính đi ra biển Đông của các tỉnh miền

Trung – Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê-Kông". Do vậy, nếu có một chính
sách phát triển đúng đắn với những bước đi thích hợp, Đà Nẵng sẽ phát huy được
thế mạnh sẵn có, tạo động lực và làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển, "trở
thành một trong những đô thị lớn của cả nước; là trung tâm kinh tế – xã hội lớn của
miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ" .
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, thành phố Đà Nẵng cần phải có một
nguồn vốn rất lớn. Trong khi khả năng tích lũy vốn nội bộ của địa phương còn


8

Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tại "Hoàn thiện môi trường đầu tư
nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng" với mong
muốn được nghiên cứu và phân tích các thực trạng về môi trường đầu tư, từ đó đề
xuất ra các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư tại thành phố Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau:
-

Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

trong những năm qua (2001-2005)
-

Thực trạng môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng ở một số khía cạnh sau:
• Môi trường chính trị – xã hội
• Môi trường pháp lý – hành chính
• Môi trường cơ sở hạ tầng

• Môi trường kinh tế – tài nguyên


9
• Môi trường tài chính
• Môi trường lao động
-

Phân tích ma trận SWOT thông qua các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và

thách thức của môi trường đầu tư để từ đó thấy được những tác động của môi trường
này đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thành phố trong thời gian qua.
-

Căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của thành phố

nói chung cũng như hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng của
thành phố trong những năm tới; và dựa vào ma trận SWOT để đưa ra những giải
pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài cho thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu
Môi trường đầu tư là một vấn đề rất rộng; tuy nhiên, trong phạm vi đề tài

này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư liên quan đến hoạt động
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng.
-


Phạm vi nghiên cứu:


Không gian: Thành phố Đà Nẵng và một số địa phương khác có liên

quan.


Thời gian: Số liệu được cập nhật từ năm 2001 – 2005, vì đây là thời

điểm Đà Nẵng bắt đầu thực hiện quá trình quy hoạch phát triển tổng thể thành
phố giai đoạn 2001 – 2010.
4. Tính mới của luận văn
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ trong giai đoạn
hiện nay. Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, vấn đề này đã thu hút được sự


10

-

"Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Việt Nam" của TS. Triệu Hồng Cẩm (2003)
-

"Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh" của TS. Trần Đăng Long (2002)
-


"Vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

tại Việt Nam" của TS. Nguyễn Thị Liên Hoa (2003)
-

"Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành

phố Đà Nẵng" của Th.S Phạm Minh Nhựt (2005) …
Nhìn chung, các công trình trên đã tập trung vào nghiên cứu những yếu tố
ảnh hưởng hay liên quan đến hoạt động đầu tư, và phần nhiều là đứng trên bình
diện của cả nước Việt Nam, hoặc một số tỉnh thành đi đầu trong hoạt động thu hút
đầu tư nước ngoài như Thành phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương…( ngoại trừ nghiên
cứu của Th.S Phạm Minh Nhựt); tuy nhiên, các tác phẩm trên lại chưa đi sâu vào
nghiên cứu môi trường đầu tư của các địa phương cụ thể, một trong những yếu tố rất
quan trọng trong hoạt động thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay
của các địa phương trên cả nước.
Luận văn tập trung vào một mảng của hoạt động đầu tư – đó chính là môi
trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng; nghiên cứu các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư, từ đó nêu
ra những giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư. Đây là những điểm mới của
luận văn phần lớn chưa được đề cập trong các công trình nghiên cứu mà người viết
đã tiếp cận.


11
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai các vấn đề đặt ra, luận văn đã sử dụng đan xen các
phương pháp nghiên cứu.
-


Phương pháp chuyên gia: từ những chuyên gia và những cá nhân có kinh

nghiệm, thông qua các cuộc gặp gỡ, người viết đã thực hiện phỏng vấn, tiếp cận
các tư liệu, số liệu thực tế để có những định hướng giải quyết đề tài.
-

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đối tượng nghiên cứu là môi trường đầu tư

phải đặt trong sự liên hoàn của chiến lược kinh tế thành phố; việc so sánh, đối
chiếu giữa các địa phương trong lónh vực thu hút đầu tư và các khía cạnh của môi
trường đầu tư để rút ra được những kiến giải và hướng đi đúng trong việc xây dựng
môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng.
-

Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp: từ việc thu thập những số liệu,

dữ liệu về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng và các địa phương có liên quan cũng như những thông tin về chính sách –
chiến lược của thành phố Đà Nẵng, luận văn tiến hành phân tích nhằm đưa ra
những kiến giải.
-

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp quan sát thực tế để có cái

nhìn cụ thể và định hướng cho những số liệu, chiến lược rồi đưa ra những giải pháp
phù hợp với thực tế môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng.
-

Trong quá trình tiến hành, luận văn vận dụng kết hợp tất cả các phương pháp


nêu trên để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng nhất có theå.


12
6. Nội dung
Chương 1: Những cơ sở lý luận về môi trường đầu tư
Chương này tập trung tìm hiểu khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, môi
trường đầu tư, các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư … để làm nền tảng cơ sở lý
luận cho việc phân tích môi trường đầu tư ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động
thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng.
Chương 2: Phân tích thực trạng môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay.
-

Khái quát đôi nét về thành phố Đà Nẵng.

-

Điểm qua hoạt động thu hút vốn FDI của Đà Nẵng trong thời gian từ 2001-

2005. Từ đó, rút ra kết luận về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội cũng như thách
thức của môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt
động thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng.
-

Tìm hiểu những quan điểm, mục tiêu cũng như những căn cứ làm nền tảng


cho việc củng cố và hoàn thiện môi trường đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. Trên cơ
sở những phân tích, đánh giá về môi trường đầu tư, người viết xây dựng ma trận
SWOT làm cơ sở đề ra những giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư trong thời
gian đến (2006-2010) cho thành phố Đà Nẵng.
-

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt

động thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.


13
Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1.1

Những vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài được nhiều tổ chức kinh tế trên thế
giới đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia trong việc hoạch định các chính sách
kinh tế vó mô về hoạt động đầu tư nước ngoài. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau
đối với khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo IMF trong báo cáo Cán cân
thanh toán hàng năm đã đưa ra khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
”Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại
một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country), không phải là tại nước mà
doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – sourcing country) với mục đích quản
lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp". Với Việt Nam, sau nhiều lần sửa đổi bổ
sung, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được đổi lại tên gọi mới là Luật Đầu tư
có hiệu lực ngày 01/07/2006; mà theo quy định của khoản 2, điều 3, chương I của
Luật này thì đầu tư trực tiếp được hiểu là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu

tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Như vậy, qua các định nghóa trên, có thể rút ra một kết luận: đầu tư trực tiếp
nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư nhằm mục đích kinh doanh có lãi.
1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam có 3 hình thức đầu tư chủ yếu sau:
a.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu

tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết


14

Doanh nghiệp liên doanh

b.

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư
nước ngoài góp vốn chung với các tổ chức, cá nhân trong nước trên cơ sở hợp đồng
liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận
cũng như chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn tương ứng giữa các bên. Loại hình doanh
nghiệp này là công ty trách nhiệm hữu hạn; tùy thuộc vào quy mô của vốn đầu tư
và lónh vực đầu tư mà thời hạn đầu tư cho mỗi liên doanh sẽ khác nhau.
c. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Là doanh nghiệp hợp doanh theo kiểu hợp đồng hay còn được xem là văn bản ký
kết giữa hai hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho
mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không cần thành lập pháp nhân.

d.

Một số hình thức đầu tư đặc thù
-

Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)

-

Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO)

-

Xây dựng – chuyển giao (BT)

Nhìn chung, cả ba hình thức trên đều có những đặc điểm chung sau:
-

Chỉ được ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

-

Đầu tư vào hạ tầng cơ sở của Việt Nam: xây dựng cầu đường, cầu, cảng, sân

bay, các công trình điện nước …
-

Được hưởng nhiều ưu đãi của chính phủ Việt Nam về tiền thuê đất, thuế các

loại, thời gian đầu tư dài, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn và có

lời hợp lý


15
-

Hết thời hạn hoạt động của giấy phép, chủ đầu tư phải chuyển giao không

bồi hoàn công trình cho chính phủ Việt Nam trong tình trạng hoạt động bình thường.
1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế hiện nay
1.1.3.1 Đối với nước chủ đầu tư
-

Giúp thâm nhập vào những thị trường mới mà vẫn có thể đạt được lợi nhuận

cao nhờ tận dụng việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, các lợi thế sản xuất
sẵn có của nước tiếp nhận đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ.
-

Xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định.

-

Phân tán và giảm bớt rủi ro của việc tập trung sản xuất và kinh doanh trong

phạm vi một quốc gia.
-

Hạn chế được các rào cản thương mại, các hàng rào bảo hộ mậu dịch do một


số các quốc gia đặt ra; thông qua con đường đầu tư, các nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài có thể tranh thủ được những ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.3.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư
-

Góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

-

Giải quyết công ăn, việc làm, đẩy lùi nạn thất nghiệp, từ đó góp phần nâng

cao đời sống của người dân, tăng thu nhập quốc dân.
-

Giúp các nước nghèo, kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cơ

sở hạ tầng của nền kinh tế mà nguồn vốn trong nước không đủ khả năng đáp ứng.
-

Giúp các nước nghèo phần nào tiếp thu và theo kịp với trình độ công nghệ,

trình độ quản lý, trình độ nguồn nhân lực … từ các nước tiên tiến thông qua các hợp
đồng chuyển giao công nghệ.
1.1.3.3 Đối với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng


16
-

Được xem là nguồn vốn đóng góp và bổ sung quan trọng cho hoạt động đầu tư


và phát triển kinh tế – xã hội, vốn FDI giải quyết một phần đáng kể nhu cầu vốn đang
bị thiếu hụt trầm trọng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của thành phố.
-

Góp phần tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất

khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng thu cho ngân sách của thành phố.
-

Tiếp thu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức

… đẩy nhanh quá trình phát triển ngang bằng với hai đầu đất nước; thúc đẩy quá
trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực.
-

Các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cho

người lao động và góp phần nâng cao trình độ của người lao động.
-

Góp phần đáng kể vào việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên đang

sẵn có của địa phương.
-

Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn được xem là động lực góp phần làm cho môi

trường kinh doanh của Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung thêm phần sôi động.
1.2


Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội và các yếu tố: cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, cả các lợi thế của một
quốc gia có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư
trong và ngoài nước tại một quốc gia [47,74]. Theo World Bank, môi trường đầu tư
được định nghóa như sau: “môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù của địa
phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu
quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất” [27,26].


17
Như vậy, môi trường đầu tư được xem là tổng hòa hoặc tập hợp của nhiều yếu tố
có thể làm tăng khả năng sinh lãi (hoặc rủi ro) cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vấn
đề đặt ra là ta phải tìm hiểu tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường đầu tư để
hoàn thiện nó, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư đến và làm ăn.
1.2.1.2 Môi trường đầu tư bình đẳng và cạnh tranh
a. Môi trường đầu tư bình đẳng
Đầu tư là một trong những hoạt động chính của quá trình hội nhập kinh tế. Sự
hội nhập kinh tế quốc tế trong hoạt động đầu tư được thực hiện thông qua hai
nguyên tắc cơ bản là: nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia. Và
một môi trường đầu tư bình đẳng sẽ hoạt động dựa trên hai nguyên tắc này.
-

Nguyên tắc đối xử quốc gia trong hoạt động đầu tư – Nguyên tắc NT

(National Treatment): nước tiếp nhận đầu tư FDI cam kết giành các điều kiện đầu

tư thuận lợi (ưu đãi) cho các nhà đầu tư các nước khác đến đầu tư ở nước mình,
không kém hơn những điều kiện nhà đầu tư nội địa được hưởng.
-

Nguyên tắc Tối huệ quốc trong hoạt động đầu tư – Nguyên tắc MFN (Most

Favoured Nations): một nước sẽ giành các điều kiện thuận lợi (ưu đãi) cho các nhà
đầu tư của một nước khác, không kém hơn những ưu đãi mà họ đã giành cho các
nhà đầu tư ở nước thứ 3 khác khi họ tiến hành đầu tư trên lãnh thổ quốc gia mình.
Về thực chất, hai nguyên tắc này đều hướng đến một mục đích chung là tạo ra
môi trường kinh doanh bình đẳng, môi trường đầu tư bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
Sự bình đẳng này thể hiện ở việc tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau đều phải được đảm bảo quyền lợi như nhau trước các yêu cầu,
quy định của pháp luật, cũng như phải thực hiện đầy đủ nghóa vụ mà pháp luật quy
định trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đó chính là tính minh bạch của


18

Như vậy, có thể nói rằng bình đẳng trong hoạt động đầu tư được xem là “môi
trường sống” của doanh nghiệp. Một môi trường đầu tư tốt, thông thoáng sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung; ngược lại môi
trường đầu tư bị “ô nhiễm”, “đi mắc núi, về mắc sông” sẽ là những trở ngại, hạn
chế doanh nghiệp phát triển [48,20].
b. Môi trường đầu tư cạnh tranh
Tính cạnh tranh của môi trường đầu tư chính là sự so sánh môi trường đầu tư
khác nhau ở những tiêu chí như nhau. Môi trường đầu tư thay đổi không chỉ giữa các
nước mà ngay cả trong nội bộ một nước. Điều này xuất hiện chính do sự khác biệt
trong cách thức quản lý của các quốc gia nói chung cũng như trong chính sách và
hành vi quản lý của từng địa phương nói riêng.

Theo Báo cáo về Môi trường kinh doanh toàn cầu của WB, để thành lập một
doanh nghiệp mới, nhà đầu tư ở nước cải cách nhất là Canada chỉ mất 3 ngày với
việc thực hiện 2 thủ tục; và ở nước ít cải cách nhất là Angola, nhà đầu tư phải mất
146 ngày với 14 thủ tục mới thành lập xong doanh nghiệp của mình; còn ở Việt
Nam, con số này là 50 ngày với 11 thủ tục [27,61].


19
Ngoài ra, còn có sự khác biệt rất lớn trong những điều kiện về môi trường đầu
tư đã diễn ra trong phạm vi một quốc gia.
Hình 1.1

Các điều kiện về môi trường đầu tư của Trung Quốc
25
20

Thời gian bắc điện
thoại (ngày)

15
10

Thời gian làm thủ
tục HQ nhập khẩu
(ngày)

5
0
Bắc Kinh Thành Đô


Quảng
Châu

Thượn g
Hải

Thiên
Tân

(Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2005–Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người)[27]
1.2.2 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư
1.2.2.1 Yếu tố chính trị – xã hội
-

Sự ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu với các nhà đầu tư. Chính phủ

nước sở tại cần có một chính sách hợp lý để ổn định chính trị và giữ cho xã hội ổn định
trong một thời gian dài. Đặc biệt là đường lối đối ngoại cởi mở hữu hảo sẽ thu hút được
sự quan tâm, tán đồng, ủng hộ của các quốc gia trong vùng, cuốn hút họ cùng tham gia
vào công cuộc phát triển kinh tế của nước mình. Nội chiến sẽ không chỉ thiêu đốt cả
vốn lẫn lãi mà hơn nữa còn uy hiếp đến tính mạng của chủ đầu tư. Chiến tranh và các
dạng bạo lực tràn lan sẽ đặt dấu chấm hết cho tất cả các khoản đầu tư. Như vậy, ổn
định chính trị là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của chính phủ đối với các
nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu tiên đầu tư, định hướng đầu tư, cơ
cấu đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư.


20
-


Sự ổn định chính trị còn là điều kiện thiết yếu để duy trì sự ổn định về tình hình

kinh tế – xã hội. Đây là yếu tố tác động trực tiếp và có tính toàn diện làm tăng hoặc
giảm tính rủi ro trong hoạt động đầu tư. Nguyên tắc hàng đầu của các nhà đầu tư nói
chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng là an toàn vốn và sinh lãi. Vì hoạt động
trong môi trường xa lạ, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu nên các nhà đầu tư
nước ngoài rất lo ngại tài sản của họ bị nước chủ nhà tịch thu, quốc hữu hóa. Hơn nữa,
tình hình chính trị không ổn định thường dẫn tới đường lối phát triển của đất nước
không nhất quán. Có thể chính phủ đương nhiệm cam kết không quốc hữu hóa tài sản
của người nước ngoài, của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhưng sau khi đất nước
có bất kỳ một sự thay đổi nào về chế độ chính trị, chính phủ mới chưa chắc đảm bảo
những cam kết này hoặc lại đưa ra những sửa đổi, thay đổi làm đe dọa đến sự an toàn
đối với tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân
giải thích tại sao dòng vốn đầu tư thường ít vào các nước châu Phi và một số nước đang
phát triển khác ở Nam Mỹ trong thời kỳ có nhiều chính biến. Ngược lại, tình hình chính
trị ổn định là điều kiện tiên quyết đảm bảo đường lối phát triển nhất quán của nước chủ
nhà; nhờ đó, các cam kết đảm bảo độ an toàn đối với tài sản hợp pháp của họ được thực
hiện. Điều này được phản ánh rõ nét ở nhiều nước đang phát triển và những nước công
nghiệp mới ở châu Á.
-

Sự ổn định chính trị của một quốc gia còn quyết định môi trường chính trị của

các địa phương trong quốc gia đó. Tuy nhiên, cùng trong một quốc gia, cùng dưới một
chế độ chính trị như nhau; thế nhưng ở mỗi vùng, tính ổn định lại có xu hướng khác
nhau; và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế nói chung và thu hút
đầu tư nước ngoài nói riêng của địa phương đó. Bên cạnh các điều kiện thuận lợi khác,
cùng môi trường chính trị ổn định Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương hay Vũng Tàu



21

-

Năng lực điều hành của Chính phủ cũng là một trong những yếu tố được xét

đến. Chính phủ có thể có ảnh hưởng hạn chế đến những yếu tố như vị trí địa lý, nguồn
tài nguyên thiên nhiên, thời tiết … nhưng chính phủ lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc
đảm bảo quyền về tài sản, cách điều tiết và đánh thuế (cả trong nội địa lẫn tại cửa
khẩu), mức độ thỏa mãn của cơ sở hạ tầng, sự vận hành của thị trường tài chính, hiện
tượng tham nhũng và rất nhiều yếu tố khác liên quan [27,70].Tất cả những điều này
phụ thuộc phần lớn vào năng lực điều hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo
đất nước.
1.2.2.2 Môi trường pháp lý – hành chính
Hệ thống pháp luật là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đóng vai trò quyết
định trong việc tạo diện mạo của môi trường đầu tư. Đó là điều kiện không thể thiếu
được trong mọi hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động thu hút đầu tư nước
ngoài nói riêng. Hệ thống pháp luật của một quốc gia có thể được biểu hiện qua một số
nét sau:
-

Xây dựng thể chế

-

Tính đầy đủ và đồng bộ

-

Tính chuẩn mực và hội nhập


-

Tính rõ ràng, công bằng, công khai và khả năng thực thi

Đây là yêu cầu hàng đầu của một hệ thống luật pháp nói chung của một quốc gia,
là mối quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư nước ngoài. Do làm ăn ở nơi xa lạ với
lượng tài sản lớn nên các nhà đầu tư nước ngoài phải dựa vào pháp luật của nước chủ


22

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự
thành công của môi trường đầu tư. Thủ tục hành chính càng đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng
thì sức hút của môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài càng lớn. Thủ tục
hành chính bao trùm lên tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Và một trong những lỗ
hổng nếu thủ tục hành chính không được quan tâm sát sao đó chính là hiện tượng tham
nhũng. Có thể nói, chính sách về môi trường đầu tư là mục tiêu hấp dẫn để các doanh
nghiệp, quan chức và các nhóm lợi ích khác nhau trục lợi. Tham nhũng có thể làm tăng
chi phí tiến hành kinh doanh và khi nó lan đến bộ máy chính quyền cao cấp thì có thể
dẫn đến những méo mó ghê gớm trong chính sách và làm bóp méo quá trình hoạch
định chính sách trên quy mô lớn. Lũng đoạn, nâng đỡ và chủ nghóa thân quen, những
hệ lụy tất yếu của thủ tục hành chính yếu kém sẽ gây ra những méo mó trong chính
sách nghiêm trọng làm cho chính sách thiên vị một số nhóm người với cái giá phải trả
từ nhóm người khác; như vậy sẽ làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào chính phủ [27,61].
Tuy nhiên, thủ tục hành chính cũng như cách hành xử của mỗi địa phương là khác
nhau, vì vậy mới có những nơi mà nhà đầu tư gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc
xin cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh…. [38, 42]



23
Tóm lại, quá trình điều hành của chính phủ nước sở tại, sự ổn định của hệ thống
pháp luật, sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính, sự tuân thủ các chính sách cũng
như các quy định của pháp luật … sẽ tạo dựng được độ tin cậy của các nhà đầu tư
nước ngoài; ngược lại, sẽ làm gia tăng sự quan ngại của các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư về môi trường đầu tư của nước đó.
1.2.2.3 Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như khoảng cách, địa
điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên … Đây là những yếu tố quan trọng tác động
đến tính sinh lãi hoặc rũi ro của các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài,
phần lớn phải tiến hành việc chuyên chở hàng hóa và dịch vụ từ nước đầu tư đến
nước tiếp nhận đầu tư, từ điểm sản xuất đến điểm tiêu thụ… Vì vậy, nếu vị trí thuận
lợi, không cách trở thì chi phí vận chuyển thấp, giảm được giá thành và hạn chế
được rủi ro. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng luôn luôn được các nhà đầu tư quan tâm. Hệ
thống đường sá, cầu cống, sân bay, cảng biển, dịch vụ viễn thông, khách sạn … được
đảm bảo sẽ là lời mời gọi rất tích cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Vị trí địa lý cũng như cơ sở hạ tầng của mỗi quốc gia là khác nhau và môi trường
hạ tầng này lại càng khác nhau giữa các địa phương trong cùng một nước. Mỗi địa
phương nằm trên một vùng địa hình khác nhau với những ưu đãi hoặc hạn chế về
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên… Thế nhưng, ngoài sự khác biệt sẵn có do
tự nhiên đem lại, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng của mỗi địa phương chính là yếu
tố quyết định môi trường cơ sở hạ tầng ở mỗi địa phương sẽ khác nhau. Điều này sẽ
tác động lại hoạt động kinh tế cũng như thu hút đầu tư nước ngoài của từng địa
phương. Bình Dương, xuất phát điểm là một vùng đất nông nghiệp – không có cảng
sông lẫn cảng biển, không có hệ thống sân bay, đường sắt… thế nhưng Bình Dương lại


24

1.2.2.4 Môi trường kinh tế – tài nguyên

-

Mỗi quốc gia thường áp dụng một chính sách kinh tế riêng tùy thuộc vào

trình độ phát triển và các mục tiêu mà quốc gia đó theo đuổi. Một đất nước muốn
tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được các nguồn vốn của nước ngoài, trước hết
phải thực hiện chính sách kinh tế mở, tức là mọi chính sách kinh tế của họ phải đảm
bảo gắn kết nền kinh tế của nước mình vào thị trường chung của thế giới, tham gia
thực sự vào phân công lao động quốc tế; lấy mục tiêu cho mọi hoạt động kinh tế
của mình không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà cả nhu cầu của thị trường
quốc tế. Ngoài ra, trình độ phát triển kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư bao gồm
mức độ phát triển về quản lý kinh tế vó mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp các
dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và mức độ
cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà cũng là các yếu tố có sự tác động mạnh hơn
đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trên cơ sở đó, môi trường kinh tế – tài nguyên của mỗi địa phương cũng sẽ hình
thành phù hợp với tình hình phát triển. Mỗi địa phương sẽ có những chính sách phát


25

1.2.2.5 Môi trường tài chính
Khả năng tạo ra một môi trường tài chính lành mạnh và hệ thống ngân hàng hoạt
động có hiệu quả là một yêu cầu đặt ra trong quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư
vì không một dự án đầu tư nào lại không liên quan đến việc giải quyết vốn, tín dụng
và giám sát điều tiết thông qua hệ thống tiền tệ. Nền tài chính của một quốc gia được
đánh giá qua các chỉ tiêu như cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại quốc
tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, khả năng tự do chuyển đổi đồng tiền … Đó là những
chỉ số phản ánh sự ổn định của nền kinh tế vó mô. Sự bất ổn định các yếu tố này làm
cho hiệu quả đầu tư trong tương lai trở nên không chắc chắn và ảnh hưởng đến quyết

định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Môi trường tài chính của một địa phương được cụ thể hóa qua hệ thống ngân
hàng, các công ty tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ… Hoạt động của


×