Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG - LƯƠNG VĂN TỰ - 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.52 KB, 15 trang )



31
vực nhà nước và tư nhân”; Hội nghị STAR 3 (Incheon, Hàn Quốc – tháng
2/2005) tập trung vào an ninh hàng không và hàng hải.

Hội nghị STAR 4 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 24 và 25
tháng 2 năm 2006 với chủ đề chính là “Tăng cường quan hệ đối tác Công – Tư
trong quá trình triển khai các biện pháp thương mại an toàn”.

43. Trong chương trình nghị sự của APEC có vấn đề tăng cường an ninh con
người. Xin cho biết vấn đề này được chính thức đề cập khi nào và các n
ội
dung được thảo luận trong vấn đề này

Một số nền kinh tế cho rằng an ninh con người đã được đề cập từ năm
1993 trong Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ nhất (AELM-1)
(Seattle, Hoa kỳ) Trên thực tế, Tuyên bố của AELM-1 chỉ nêu “Các thành viên
APEC cam kết tăng cường tinh thần cộng đồng của chúng ta dựa trên mục tiêu
chung về ổn định, an ninh và thịnh vượng cho người dân c
ủa chúng ta”
4
. Chỉ đến
năm 2003, thuật ngữ “An ninh con người” mới được chính thức sử dụng lần đầu
tiên trong Tuyên bố Hội nghị
AELM lần thứ 11 (Băng-cốc, Thái Lan).

Nhóm các vấn đề an ninh con người hiện đang được thảo luận trong APEC
bao gồm an ninh năng lượng, đối phó thiên tai/tình trạng khẩn cấp, chống khủng
bố và an ninh y tế (phòng chống SARS, HIV/AIDs, cúm H5N1 và các dịch bệnh
mới nổi) - theo trình tự thờ


i gian đưa vào chương trình nghị sự.

Vấn đề an ninh năng lượng được đưa ra sớm nhất, từ 1990. Tiếp theo, vấn
đề đối phó tình trạng khẩn cấp được bàn lần đầu vào năm 1997 khi một số nền
kinh tế thành viên khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng khói bụi do cháy rừng gây
ra, và đã kết thúc năm 1998. Tuy nhiên, vấn đề này được thảo luận lại từ cuối
2004 sau thảm họ
a sóng thần ở Ấn Độ Dương. Chống khủng bố là vấn đề được
đẩy mạnh trong chương trình nghị sự APEC sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 ở
Hoa kỳ. An ninh y tế bắt đầu được đề cập vào năm 2003 với việc bệnh viêm
đường hô hấp cấp (SARS) lan rộng ở châu Á và Bắc Mỹ, hiện tiếp tục xoay
quanh vấn đề phòng chống dịch cúm H5N1 và HIV/AIDS.



32
Nhìn chung, do các vấn đề an ninh con người mới được nêu ra trong
chương trình nghị sự APEC nên các hoạt động hợp tác chủ yếu tập trung vào xây
dựng nhận thức về tầm quan trọng của các nỗ lực tập thể nhằm nâng cao an ninh
con người thông qua các hội thảo, hội nghị chia xẻ thông tin, kinh nghiệm.

Nhiều nền kinh tế phát triển trong APEC lập luận rằng, sở dĩ các vấn đề an
ninh con người được đưa vào ch
ương trình nghị sự của APEC, một diễn đàn
hướng đến thực hiện thương mại và đầu tư tự do trong khu vực, vì thương mại và
đầu tư vào các nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nếu an ninh, an toàn của con người
không được đảm bảo. Do vậy, theo tình hình gia tăng các mối đe dọa khủng bố,
thiên tai, dịch bệnh, các vấn đề an ninh con người cũng được bàn nhiều hơn trong
APEC.


44. Trước nguy cơ ngày càng xuất hiện nhiều bệnh dịch lây lan, APEC đã làm
gì để đối phó với nguy cơ này?

Việc xuất hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) tại khu vực châu Á –
Thái Bình Dương năm 2003 và cúm gia cầm chủng H5N1 năm 2004 đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến các ngành thương mại, nông nghiệp, du lịch, giao thông
vận tải và kinh doanh. APEC. Để giải quyết những tác động đa ngành của các
vấ
n đề y tế, SOM I/2004 đã quyết định thành lập Nhóm đặc trách đặc biệt về Y tế
(HTF). Chuẩn bị cho các nền kinh tế APEC cùng vượt qua các đợt dịch bệnh sẽ
bùng nổ trong tương lai là ưu tiên hàng đầu của HTF. Các nhà Lãnh đạo APEC
nhấn mạnh các hành động ngăn ngừa lây lan bệnh AIDS và khuyến khích APEC
giải quyết các loại bệnh tật cụ thể đang đe dọa khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương như SARS, cúm gia cầm, dị
ch cúm lớn, bệnh lao, sởi và bại liệt.

Sáng kiến An toàn Sức khỏe cũng đã được thông qua và đưa vào thực hiện.
nhằm bảo vệ người dân và các nền kinh tế trong khu vực thông qua việc phát
triển cơ sở hạ tầng y tế công cộng và cùng nhau hành động đấu tranh chống các
loại bệnh tật và khủng bố sinh học.

45. APEC đã ra đời và hoạt động được 16 năm. Trong suốt 16 năm ho
ạt động
APEC đã mở rộng hợp tác ra nhiều lĩnh vực, từ các hoạt động tự do hóa và
thuận lợi hóa thương mại và đầu tư sang các hoạt động về an ninh, chính trị

4
Nguyên văn: “As members of APEC, we are committed to deepening our spirit of community based on our



33
và an ninh con người. Vậy hiện nay đâu là trọng tâm hoạt động của APEC?
Liệu APEC có thể đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu Bogor vào năm
2010/2020?

Khi ra đời vào năm 1989, APEC hoạt động dựa trên 3 trụ cột chính là tự do
hóa thương mại và đầu tư, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư và hợp tác kinh tế
kỹ thuật. Trên cơ sở này, APEC đã đưa ra mục tiêu Bogor vào năm 1994 về việc
thự
c hiện thương mại tự do và mở vào năm 2010 cho các thành viên phát triển và
2020 cho các thành viên đang phát triển.

Báo cáo rà soát giữa kỳ của APEC gần đây đã nhấn mạnh rằng trải qua gần
2 thập kỷ hoạt động, mục tiêu Bogor vẫn còn phù hợp với bối cảnh hiện nay cũng
như khi lần đầu được thông qua vào năm 1994, cho dù môi trường kinh doanh
hiện đang thay đổi nhanh chóng và bối cảnh kinh tế-chính trị-xã hội cũng
đã có
rất nhiều khác biệt. Tuy nhiên, các nền kinh tế APEC nhận thức rõ rằng môi
trường chính sách thương mại và đầu tư đã có những thay đổi đáng kể kể từ mục
tiêu Bogor ra đời vào năm 1994 do khái niệm thương mại, đầu tư tự do và mở trở
nên phức tạp và tham vọng hơn rất nhiều. Cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng
rào phi thuế và mở rộng khả năng ti
ếp cận thị trường hiện vẫn đang là ưu tiên của
APEC, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển hướng tới thực hiện mục
tiêu Bogor. Ngoài các hoạt động trên, trong những năm gần đây, APEC cũng đã
chú trọng đến các vấn đề “sau biên giới” như quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm
chính phủ, chính sách cạnh tranh, nới lỏng cơ chế quản lý, minh bạ
ch hóa và
chống tham nhũng, an ninh thương mại để tạo dựng môi trường kinh doanh công
bằng, minh bạch và an toàn.


Phát triển bền vững và đạt được thịnh vượng chung cũng là mục tiêu phấn
đấu của APEC nhằm tạo dựng một cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dương vững
mạnh và thịnh vượng. Vì mục tiêu này, APEC đã tăng cường hợp tác cả trong
lĩnh vực an ninh con người với các hoạt động chống khủng bố
, đối phó với thiên
tai và dịch bệnh nhằm bảo đảm an toàn cho nhân dân trong khu vực. Một cộng
đồng APEC ổn định và an toàn cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy cho thương mại và đầu
tư phát triển.


shared vision of achieving stability, security and prosperity for our peoples”.


34
Do vậy, có thể nói rằng APEC vẫn đang trên đường thực hiện mục tiêu
Bogor để đạt được thương mại và đầu tư tự do và mở, bên cạnh đó không ngừng
tăng cường hợp tác để đạt được phát triển bền vững, ổn định về an ninh và hợp
tác cùng phát triển.

46. Sáng kiến người tìm đường là gì?

Sáng kiến người tìm đường (pathfinder initiatives) có mục đích thúc đẩy
mạnh m
ẽ hơn tiến trình tự do hoá thương mại. Sáng kiến này nhằm tập hợp một
nhóm thành viên đi tiên phong trong việc thực hiện một cách táo bạo các sáng
kiến về đẩy nhanh tiến triển thực hiện mục tiêu Bogor về tự do hoá và thuận lợi
hoá thương mại và đầu tư, tạo ra khuôn khổ chung nhằm khuyến khích thêm
nhiều thành viên khác tham gia thông qua các chương trình xây dựng năng lực và
một số các chương trình chung.


47. Các thành viên không tham gia Sáng kiến ng
ười tìm đường có được tham
gia vào các cuộc thảo luận có liên quan hay không?

Theo thoả thuận ban đầu, các thành viên được khuyến khích tham gia Sáng
kiến này vào bất cứ khi nào có khả năng. Trong nội dung của các chương trình
thuộc Sáng kiến người tìm đường, một số thoả thuận có thể sẽ mang tính chất
ràng buộc tương đối. Những thành viên không tham gia chỉ được theo dõi các
cuộc đàm phán chứ không được ngăn cản hay phản đối các thoả thuận của các
thành viên thuộc nhóm đàm phán, tuy nhiên những thành viên không tham gia
sáng kiến này thì không phải thực hiện các cam kết cụ thể thuộc sáng kiến.

48. Tại sao lại phải đưa ra Sáng kiến người tìm đường?

Thế mạnh của Sáng kiến người tìm đường là giúp cho các thành viên được
chủ động thực hiện một số đề xuất của mình với sự ủng hộ của một nhóm thành
viên khác. Các thành viên, khi cảm thấy mình có lợi thế so sánh trong mộ
t lĩnh
vực nào đó sẽ cố gắng đưa đề xuất của mình vào Sáng kiến người tìm đường
nhằm tạo tiền đề cho các thành viên khác ủng hộ và cùng thực hiện, vì vậy, cơ
hội thực hiện những đề xuất đó sẽ cao hơn.

49. Các trung tâm nghiên cứu có tham gia vào các hoạt động APEC hay
không? Nếu có, thì tham gia ở mức độ nào?


35

Các Trung tâm Nghiên cứu APEC (ASC) được thành lập từ năm 1993.

Thông qua các Trung tâm Nghiên cứu APEC, các thành viên APEC tích cực đưa
các cơ quan nghiên cứu và học thuật tham gia tiến trình APEC. Hiện nay có 19
Trung tâm nghiên cứu APEC đặt tại các nền kinh tế thành viên, bao gồm hơn 100
trường đại học, trung tâm nghiên cứu khắp khu vực APEC.

Mục tiêu của ASC là thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nghiên
cứu ở bậc đại học và nghiên cứu chuyên sâu, tạo thuận lợi cho các hoạt động trao
đổ
i tri thức và văn hoá trong khu vực; ghi nhận tầm quan trọng của sự kết nối về
giáo dục trong việc phát triển tinh thần cộng đồng và tăng cường hiểu biết về sự
đa dạng của khu vực; trợ giúp tiến trình APEC thông qua các nghiên cứu chính
sách ở cấp cao trong nhiều lĩnh vực quan trọng với quan điểm độc lập và có tính
dự báo dài hạn; khuyến khích sinh viên, các trường đại học và viện nghiên cứ
u
trong khu vực tăng cường trao đổi, đào tạo và thực hiện các chương trình giáo
dục đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực; khuyến khích sự tham gia rộng rãi
của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là thanh nhiên, phụ nữ, giới doanh nghiệp, tổ
chức phi chính phủ và các phương tiện thông tin đại chúng vào các cuộc đối thoại
và nghiên cứu liên quan đến APEC.

50. Khái niệm “Cộng đồng” được đề cậ
p nhiều trong APEC. Xin giải thích rõ
hơn về khái niệm này?
Khái niệm “Cộng đồng” lần đầu tiên được đề cập chính thức trong Tuyên
bố Seatle năm 1993 về một Cộng đồng Châu Á – Thái Bình Dương “an toàn, ổn
định và thịnh vượng”. Trong Tuyên bố Osaka năm 1995, các nhà Lãnh đạo đã chỉ
ra rằng với Chương trình Hành động Osaka APEC đã bước sang giai đoạn hành
động biến tầm nhìn và các mục tiêu của một cộng đồng các nền kinh tế
Châu Á –
Thái Bình Dương thành hiện thực. Chủ đề của APEC những năm gần đây cũng

phản ánh xu thế hướng tới một cộng đồng “Một cộng đồng – Tương lai của
chúng ta” (Chilê 2004) và “Hướng tới một cộng đồng: đối đầu với thách thức, tạo
ra sự thay đổi” (Hàn Quốc 2005) và chủ đề của Năm APEC 2006 là “Hướng tới
một Cộng đồng Năng động vì Phát triể
n Bền vững và Thịnh vượng”.
Khái niệm “Cộng đồng” trong APEC nguyên bản là “sự tăng cường các
hoạt động kinh tế trong khu vực mà không có sự phân biệt đối với các thành phần
không phải là thành viên” thông qua việc tạo ra hình thức hội nhập khu vực lỏng
lẻo trên cơ sở giảm thuế không đầy đủ và các biện pháp phối hợp chính sách,


36
điều chỉnh thể chế và các hình thức hợp tác khác”. Như vậy, cộng đồng APEC
không giống như Cộng đồng kinh tế Châu Âu đặc trưng bởi việc chuyển giao chủ
quyền, hội nhập và thể chế hoá sâu rộng, mà là một tập hợp các nền kinh tế có
cùng ý tưởng – cam kết hợp tác và xoá bỏ các rào cản đối với trao đổi kinh tế vì
lợi ích của tất cả mọi người. .
Trên th
ực tế, sau 15 năm tồn tại và phát triển, APEC đã dần mang những
yếu tố và đặc điểm của một cộng đồng; quá trình xây dựng cộng đồng đã được
bắt đầu trong nhiều lĩnh vực hợp tác của APEC. Gần đây, giới học giả đã có ý
tưởng thay đổi tên gọi của APEC từ “Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương” thành “Cộng đồng Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương” (“Cooperation”
thành “Community” hay “c nh
ỏ” thành “C lớn”). Tuy nhiên, sự mở rộng phạm vi
nội dung hợp tác của APEC trong những năm gần đây cho thấy APEC đang
hướng đến một cộng đồng theo nghĩa rộng hơn là một “Cộng đồng Kinh tế” đơn
thuần.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ỦY BAN VÀ NHÓM CÔNG TÁC



51. Các Nhóm công tác trong APEC có chức năng nhiệm vụ gì?

Để triển khai các nhiệm vụ và mục tiêu hợp tác kinh tế, thương m
ại trong
APEC do các Nhà Lãnh đạo Kinh tế giao phó theo từng giai đoạn hoặc từng năm
hợp tác, APEC thành lập các Tiểu ban và Nhóm công tác trực thuộc Uỷ ban
thương mại và đầu tư (CTI) và Uỷ ban kinh tế (EC) dưới sự chỉ đạo chung của
SOM. Các Tiểu ban và Nhóm công tác sẽ chuyên trách theo từng lĩnh vực hợp
tác để trực tiếp thảo luận những vấn đề mang tính kỹ thuật trước khi trình lên cấp
cao hơn thông qua. Chính vì vậy, có thể nói chứ
c năng, nhiệm vụ chính của các
Tiểu ban và Nhóm công tác này là xem xét các vấn đề có tính chất kỹ thuật hỗ trợ
cho CTI và SOM định ra phương hướng triển khai và cụ thể hoá những ý tưởng
hợp tác kinh tế, thương mại trong khuôn khổ APEC.

52. Các nhóm công tác của APEC hoạt động trong những lĩnh vực nào?

APEC hiện có 11 Nhóm công tác trực thuộc CTI là: Tiếp cận thị trường,
bao gồm lĩnh vực thuế và phi thuế (MAG), Dịch vụ (GOS),
Đầu tư (IEG), Sở hữu
trí tuệ (IPEG), Tiêu chuẩn hợp chuẩn (SCSC), Thủ tục hải quan (SCCP), Chính


37
sách cạnh tranh và cải cách cơ chế (CPDG), Đi lại của doanh nhân (MBPG), Giải
quyết tranh chấp (DMG), Nhóm xây dựng năng lực WTO (WTOCB Group) và
Mua sắm Chính phủ (GPEG) và một số Nhóm công tác trực thuộc SOM như:
Nhóm chuyên gia về kỹ thuật nông nghiệp (ATCWG), Năng lượng (EWG), Nghề

cá (FWG), Phát triển nguồn nhân lực (HRDWG), Khoa học Công nghệ Công
nghiệp (ISTWG), Du lịch (TWG), Xúc tiến thương mại (WGTP), Giao thông vận
tải (TPTWG), Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEWG) và Bảo tồn tài nguyên biển
(MRCWG)

53. Nh
ư vậy, có thể nói hợp tác APEC không chỉ đơn thuần tập trung vào các
nội dung kinh tế, thương mại mà còn khai thác cả những lĩnh vực như khoa
học kỹ thuật?

Đúng như vậy, có thể nói rằng các chương trình hợp tác trong APEC rất đa
dạng, trải rộng trên nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, điều
quan trọng là các chương trình hợp tác này đều trực tiếp hoặc gián ti
ếp hỗ trợ cho
tiến trình thực hiện các mục tiêu của Tuyên bố Bogor về tự do hoá thương mại và
đầu tư.

54. Xin cho biết nhiệm vụ cụ thể và các hoạt động ưu tiên của Ủy ban Thương
mại và Đầu tư (CTI)

CTI chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư trong
APEC, điều phối các công việc APEC liên quan đến tự do hoá, thuận lợi hoá
thương mại và đầu tư (TILF). Xin xem câu 33 để biết các lĩnh vực hoạt động
thuộc CTI phụ trách.

Kế hoạch Hành động Tập thể (CAPs) là công cụ chính của CTI để thực hiện
chương trình nghị sự TILF. Hiện nay, CTI đặt ra 5 ưu tiên sau:

- Tiếp tục hỗ trợ WTO;
- Thuận lợi hoá thương mại (bao gồm cả IPRs);

- Thực hiện các tiêu chuẩn minh bạch hoá trong APEC;
- Th
ực hiện các sáng kiến người tìm đường;
- Đóng góp cho Kế hoạch hành động về cải cách cơ cấu của APEC.



38
Ngoài ra, CTI cũng đang tiến hành các các hoạt động liên quan đến Thoả
thuận thương mại tự do song phương và khu vực, thực hiện các cam kết về an
ninh và cải cách APEC.

55. Xin hãy giải thích rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của Nhóm công tác về
xây dựng năng lực WTO (WTOCBG). Tại sao APEC, với tư cách là một diễn
đàn hợp tác kinh tế khu vực mà lại hợp tác xây dựng năng lực để thực hiệ
n
các nghĩa vụ căn bản của Tổ chức Thương mại Quốc tế?

APEC có tổng cộng 21 nền kinh tế thành viên thì tính đến thời điểm hiện
nay đã có tới 19 thành viên APEC đồng thời cũng là thành viên WTO. Hai thành
viên duy nhất của APEC vẫn chưa phải là thành viên chính thức của WTO là Nga
và Việt Nam thì hiện nay cũng đang tích cực đẩy nhanh quá trình đàm phán gia
nhập Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Hơ
n nữa, một trong những mục
tiêu căn bản mà APEC nhắm tới trong quá trình hợp tác là hỗ trợ đắc lực cho tiến
trình đàm phán WTO. Chính vì vậy, việc APEC tự nguyện xây dựng năng lực
cho các thành viên của mình nhằm thực hiện các nghĩa vụ trong WTO cũng là
điều dễ hiểu.

Về chức năng nhiệm vụ của Nhóm công tác xây dựng năng lực WTO, có

thể tóm lược như sau:

Nguyên tắc c
ơ bản của hệ thống thương mại đa biên là không phân biệt đối
xử, dễ dự đoán, ổn định và minh bạch. Những nguyên tắc xương sống này là nền
tảng cho sự thiết lập và phát triển luồng thương mại giữa các nền kinh tế trên thế
giới, trong đó bao gồm cả các nền kinh tế APEC. Như đã đề cập ở trên, một trong
những hoạt độ
ng chủ đạo của APEC là hỗ trợ đắc lực cho WTO. Vì vậy, chức
năng chính của Nhóm xây dựng năng lực WTO là giúp APEC thực hiện được
mục tiêu của mình là hỗ trợ các nền kinh tế thành viên trong tiến trình đàm phán
WTO, thông qua tổ chức các buổi tọa đàm trong APEC về quá trình thực hiện các
kết quả của Vòng đàm phán Urugoay, Vòng đàm phán Doha về thương mại đa
biên cũng như cung cấp các chương trình hỗ trợ
năng lực cho các thành viên
đang phát triển APEC.

Các dự án hỗ trợ kỹ thuật đối với các vấn đề liên quan tới thương mại trong
khuôn khổ của Nhóm được triển khai theo cơ chế song phương. Hiện có 12 thành
viên đóng góp chủ yếu cho các dự án hỗ trợ này, bao gồm: Australia, Canada,


39
Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Peru,
Singapore, Đài Loan và Hoa Kỳ.

56. Tại sao trong APEC lại có những Danh mục lựa chọn và Bộ nguyên tắc
không ràng buộc? Vậy thì chúng là gì và có ý nghĩa như thế nào ?

Một trong những nguyên tắc xương sống của hợp tác APEC là tự nguyện,

linh hoạt, không ràng buộc và đối thoại. Chính nguyên tắc chủ đạo này đã khiến
cho APEC khác với những tổ chức kinh tế thương mạ
i khác như WTO,
ASEAN Tất cả các chương trình hợp tác trong khuôn khổ APEC đều mang tính
linh hoạt rất cao. Vì vậy, khi các Nhóm công tác của APEC đưa ra các Bộ
nguyên tắc và Danh mục lựa chọn trong một số lĩnh vực cụ thể, chúng đều mang
tính tự nguyện, APEC chỉ khuyến khích các thành viên tham gia ở mức sâu nhất
có thể. Hiện nay, trong APEC có nhiều bộ Danh mục lựa chọn và Bộ nguyên tắc
không ràng buộc trong các lĩnh vực: Dịch vụ, Đầu tư, Mua s
ắm Chính phủ, Chính
sách cạnh tranh, Thuận lợi hoá Thương mại Những bộ nguyên tắc này có mục
tiêu chính nhằm hướng dẫn và cung cấp cho các thành viên một số giải pháp và
lựa chọn về chính sách thực thi để họ tự lựa chọn trong quá trình hoạch định
chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu
tư. Theo đó, các thành viên có thể xem xét và áp dụng những biện pháp chính
sách phù hợp vớ
i mình nhất và không bị bắt buộc phải áp dụng tất cả các nguyên
tắc đã nêu.

57. Hãy cho biết những nội dung hợp tác cơ bản của Nhóm tiếp cận thị trường
(MAG).

MAG là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Market Access Group, có nghĩa
là Nhóm tiếp cận thị trường, nội dung hợp tác chủ yếu của Nhóm bao gồm hai
lĩnh vực là thuế quan và phi thuế quan. Thuế quan và phi thuế quan là hai lĩnh
vực quan trọng trong số 15 lĩnh vực được đề cập trong Kế hoạch hành động
Osaka (OAA). Mục tiêu cơ bản của MAG là tăng cường hợp tác giữa các thành
viên APEC nhằm giảm thuế và tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế
trong khu vực và tiến tới các mục tiêu của Tuyên bố Bogor về tự do hoá về
thương mại đầu tư. APEC đã xây dựng cơ sở dữ liệu thuế APEC. Doanh nghiệp

thuộc các thành viên APEC có thể tham khảo dữ liệu liên quan đến thuế xuất
nhập khẩu của toàn bộ 21 nền kinh tế thành viên APEC tại trang Web Cơ sở dữ
liệu thuế APEC ở địa chỉ: /> . Khi vào địa chỉ này, người


40
sử dụng chỉ việc đăng ký sử dụng (miễn phí hoàn toàn) và truy cập toàn bộ thông
tin trong đó. Trang web cung cấp các dữ liệu liên quan tới thuế nhập khẩu, lịch
trình giảm thuế và những thông tin về thuế quan hữu ích cho các doanh nghiệp
muốn tìm hiểu thông tin về thuế của các thành viên APEC.

58. Xin cho biết các hoạt động hợp tác của APEC trong lĩnh vực dịch vụ.

Dịch vụ đóng một vai trò quan trọng, góp phầ
n vào tăng trưởng kinh tế,
thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Để khuyến
khích tăng trưởng và phát triển trong lĩnh vực này, nhóm Dịch vụ APEC (GOS)
đã được thành lập năm 1997 nhằm giải quyến các vấn đề thuận lợi hoá và tự do
hoá đầu tư và thương mại dịch vụ. Các hoạt động hợp tác trong APEC về dịch vụ
nhằm mục tiêu giảm dần các hạn chế v
ề thâm nhập thị trường, đồng thời từng
bước áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia đối với thương mại dịch
vụ. APEC tập trung hợp tác trong bốn lĩnh vực dịch vụ là viễn thông và thông tin,
vận tải, du lịch và năng lượng.

Các hoạt động hợp tác hiện nay tập trung vào việc trao đổi thông tin liên
quan đến đàm phán dịch vụ WTO để
giúp các nền kinh tế thành viên APEC tham
gia tích cực vào vòng đàm phán và đóng góp vào sự phát triển của thương mại
dịch vụ; xây dựng Danh mục lựa chọn về Tự do hoá tự nguyện, thuận lợi hoá và

thúc đẩy hợp tác kinh tế kỹ thuật trong thương mại dịch vụ; nghiên cứu về Chi
phí và lợi ích của Tự do hoá thương mại dịch vụ, cung cấp thông tin hữu ích cho
các nhà hoạch định chính sách về giá trị của vi
ệc tiến hành tự do hoá thương mại
dịch vụ…

59. Tôi rất quan tâm tới lĩnh vực bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong
bối cảnh của Việt Nam hiện nay. Vậy hợp tác trong APEC đối với vấn đề
này như thế nào?

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề quan trọng đối với các nền kinh
tế
tri thức ở thời kỳ hậu công nghiệp, là chất xúc tác để đổi mới, phát triển các
ngành công nghiệp mới và tạo công ăn việc làm. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
gồm vấn đề bằng sáng chế, thương hiệu đăng ký, quyền tác giả và những quyền
có liên quan, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết và bí mật thương
mại. Về tổng thể, các quyền s
ở hữu trí tuệ trên là một bộ phận hợp nhất trong hệ
thống thương mại quốc tế, tạo thuận lợi cho các cơ hội thương mại và đầu tư.


41

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, năm
1996, APEC đã thành lập Nhóm Chuyên gia về sở hữu trí tuệ (IPEG) để điều
phối và thực hiện những công việc có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC lần thứ 12 và Hội nghị Bộ
trưởng APEC tại Santiago, Chilê, tháng 11/2004 đã ghi nhận tầm quan trọng c
ủa

việc tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ và sự cần thiết triển khai
Chiến lược tổng thể của APEC về sỡ hữu trí tuệ, trong đó có nội dung giảm vi
phạm bản quyền tác giả và buôn bán hàng giả.

Trong năm 2005, APEC đã thông qua Sáng kiến về “Chống Hàng giả và
Vi phạm Bản quyền trong APEC” với các nội dung chính: (i) Giảm buôn bán
hàng giả và vi phạm bản quy
ền tác giả bằng cách áp dụng các biện pháp thực thi
xuyên biên giới, các biện pháp hình sự hiệu quả hơn; (ii) Giảm vi phạm bản
quyền trên mạng; (iii) Tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn vi phạm bản quyền
và sản xuất, buôn bán hàng giả ; (iv) Nâng cao năng lực nhằm tăng cường thực
thi chống hàng giả; và (v) Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân. Để triển
khai sáng kiến này, APEC cũng đã thông qua b
ộ “Hướng dẫn mẫu” về (i) Giảm
buôn bán hàng giả và hàng nhái; (ii) Chống sao chép trái phép; và (iii) Ngăn cấm
buôn bán hàng giả trên mạng. Cụ thể hoá các hướng dẫn là các biện pháp được đề
xuất để các thành viên có thể tham khảo áp dụng trong thực tế.

Thông tin về hoạt động của Nhóm IPEG có thể tìm thấy trên trang

.

60. Xin cho biết nội dung hợp tác của APEC trong lĩnh vực Chính sách Cạnh
tranh.
Nhóm công tác về chính sách cạnh tranh và lới nỏng cơ chế chính sách
(CPDG) chịu trách nhiệm về các hoạt động của APEC liên quan đến chính sách
cạnh tranh. Mục tiêu hoạt động của nhóm là tăng cường phát triển môi trường
cạnh tranh trong khu vực; nâng cao hiểu biết về luật và chính sách cạnh tranh
trong khu vực; đánh giá tác động của các luồng thương mại và đầu tư; xác
định

những lĩnh vực hợp tác giữa các thành viên APEC.

Hoạt động nổi bật của nhóm công tác này là xây dựng và cập nhật hàng năm
Cơ sở dữ liệu luật và chính sách cạnh tranh của các thành viên. Tất cả mọi người


42
đều có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu này tại địa chỉ
Ngoài ra, nhóm thường xuyên đưa ra những chương trình xây dựng năng lực mới
để hỗ trợ các nền kinh tế thành viên thực hiện các Nguyên tắc APEC về tăng
cường cải cách pháp luật và cạnh tranh, thực hiện Danh mục lựa chọn về chính
sách cạnh tranh. Trong năm qua, nhóm đã kết thúc giai đoạn tiếp theo của
Chương trình đào tạo APEC để nâng cao tính cạnh tranh về kinh tế, đặc biệt là
trong lĩnh vực dịch v
ụ tài chính và viễn thông.

61. Nếu tôi muốn tìm hiểu về chính sách đầu tư của các nền kinh tế thành viên
APEC thì có thể tìm kiếm những thông tin này ở đâu? Nhóm chuyên gia đầu
tư của APEC có giúp được gì cho tôi trong việc tìm hiểu các cơ chế chính
sách về đầu tư hay không ?

Nhóm chuyên gia về đầu tư APEC (IEG) là Nhóm chuyên trách về vấn đề
này. Ngoài việc thúc đẩy hợp tác APEC về tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư
khu vực nh
ư: triển khai thực hiện Danh mục các biện pháp đầu tư không ràng
buộc (thực chất là đưa ra những hướng dẫn cơ bản về chính sách đầu tư vĩ mô
cho các thành viên triển khai trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện); tổ chức các
hội thảo về đầu tư Nhóm còn phối hợp và xuất bản một cuốn sách rất hữu ích
cho các doanh nghiệp quan tâm tới chính sách đầu tư của các nền kinh tế thành
viên APEC, với tên g

ọi là: “Sổ tay hướng dẫn về các chính sách đầu tư của các
thành viên APEC”. Cuốn sổ tay này cung cấp những thông tin khá cập nhật về
chế độ, chính sách đầu tư của toàn bộ 21 nền kinh tế thành viên APEC và thực sự
hữu ích cho các doanh nghiệp. Bạn có thể liên hệ với Ban Thư ký APEC để có
cuốn sổ tay này.

62. Nếu Nhóm chuyên gia về đầu tư APEC có cuốn hướng dẫn về chế độ đầ
u tư
như vậy thì Nhóm công tác về các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC có cuốn
hướng dẫn nào tương tự như vậy không ?

Nhóm công tác về các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC, viết tắt là SMEWG
được thành lập từ năm 1995. Nhóm này cũng biên soạn một cuốn sách giới thiệu
về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong APEC, cuốn sách chỉ ra cho người đọc làm
thế nào để tận dụng tiến trình hợp tác APEC trong việc :

- Giả
m bớt các rào cản đối với thương mại và đầu tư;
- Giúp các SMEs tận dụng những cơ hội mới trong tiến trình hợp tác APEC;


43
- Thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn;
- Tăng cường năng lực cho các Chính phủ trong việc hỗ trợ cho các SMEs.

Ngoài ra, cuốn sách cũng cung cấp cho người đọc những thông tin và địa
chỉ các website liên quan và hữu ích trong APEC.

Cuốn hướng dẫn về SMEs này được cập nhật hàng năm và bạn có thể tải
về từ địa chỉ:

.

63. Thế còn hợp tác APEC trong lĩnh vực Du lịch thì sao ?

Nhóm công tác về Du lịch của APEC (TWG) được thiết lập rất sớm, chỉ 2
năm sau khi APEC được thành lập (năm 1991) khi người ta nhận thức được rằng
công nghiệp du lịch đang có vai trò ngày càng gia tăng đối với sự phát triển kinh
tế, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng trong khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương. Nhiệm vụ của nhóm là xây d
ựng chiến lược chung về du lịch
thông qua việc phối hợp 4 mục tiêu chính sách về du lịch của APEC vào chiến
lược du lịch của từng nền kinh tế và phát triển công nghiệp du lịch trong toàn khu
vực. Bốn mục tiêu này hợp thành Hiến chương về du lịch của APEC, bao gồm:

- Dỡ bỏ rào cản đối với thương mại và đầu tư trong ngành du lịch;
- Tăng cường việc đ
i lại của du khách và nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ du
lịch;
- Quản lý bền vững các tác động và hiệu quả của du lịch;
- Tăng cường nhận thức và hiểu biết về du lịch như là một phương tiện phát
triển kinh tế xã hội.

Một số các hoạt động hợp tác trong thời gian gần đây bao gồm:

- Nghiên cứu các trở ngại trong du lịch nh
ằm dỡ bỏ các rào cản đối với
thương mại và đầu tư trong ngành dịch vụ;
- Xây dựng dự án Thông lệ thực hành tốt nhất (best practice) và ý tưởng về
an toàn, an ninh đối với các nền kinh tế APEC nhằm chống khủng bố trong
lĩnh vực du lịch. Dự án này có hướng tiếp cận trên diện rộng và bao gồm

tất cả các khía cạnh về an ninh;
- Thành lập trung tâm quốc tế APEC về
du lịch bền vững (AICST). Hiện
nay đã có 11 thành viên tham gia và sắp tới có thêm 5 thành viên nữa;


44
- Xây dựng dự án Nhu cầu phát triển kinh doanh du lịch của doanh nghiệp
vừa và nhỏ;
- Xây dựng Chiến lược phục hồi sau thảm hoạ

Bạn có thể khai thác các thông tin về hoạt động hợp tác về du lịch trong
APEC tại trang web: />

64. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông, tôi thực sự quan
tâm các hoạt động hợp tác của APEC. Xin cho biết chức năng, nhiệm vụ và
nội dung hợp tác của Nhóm công tác về viễn thông và thông tin.

Nhóm công tác về viễn thông (TEL) được thành lập năm 1990 và năm
2001 được đổi tên thành nhóm công tác về viễn thông và thông tin bao gồm bốn
tiểu nhóm chính: tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại, hợp tác phát triển và phát
triển nguồ
n nhân lực. Nhóm chịu trách nhiệm đề xuất, thực hiện và định hướng
các dự án hoạt động để đạt được mục tiêu tổng thể của APEC là phát triển cơ sở
hạ tầng viễn thông và thông tin trong khu vực, tạo thuận lợi cho việc hợp tác hiệu
quả, tự do thương mại và đầu tư và phát triển bền vững.

Chương trình hành động của nhóm bao gồm việc thực hiện chi
ến lược e-
APEC, thực hiện kế hoạch hành động để rút ngắn khoảng cách kỹ thuật số, thúc

đẩy phát triển các chính sách và các biện pháp nhằm tự do hóa thương mại và đầu
tư trong lĩnh vực viễn thông và thông tin, an toàn điện tử, chính phủ điện tử, các
chương trình thừa nhận lẫn nhau về các sản phẩm viễn thông, xây dựng năng lực
và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệ
p.

65. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ, tôi
thực sự quan tâm tới việc hợp tác với các đối tác trong khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương. Vậy APEC có hợp tác về lĩnh vực này không, và nếu có
thì nội dung hợp tác như thế nào?

Vấn đề Khoa học và Công nghệ trong APEC do Nhóm Công tác về Khoa
học Công nghệ Công nghiệp (ISTWG) chủ trì. Hiện nay Nhóm đang tập trung
nghiên cứu 6 chủ đề ưu tiên như sau: (i) Tă
ng cường cập nhật và trao đổi thông
tin; (ii) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực; (iii) Cải thiện môi trường kinh
doanh; (iv) Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của khu vực; (v) Tăng


45
cường đối thoại trao đổi và rà soát chính sách và (vi) phát triển hệ thống mạng và
quan hệ đối tác.

Trong khuôn khổ Nhóm ISTWG lại chia thành 4 tiểu nhóm đặc trách về 4
lĩnh vực khác nhau như sau:

a. Nhóm A: Xây dựng năng lực và nghiên cứu, phát triển những công nghệ
then chốt;
b. Nhóm B: Kết nối nghiên cứu, sáng chế và đối thoại về các chính sách về
khoa học, công nghệ, công nghiệp;

c. Nhóm C: Giải quyết các vấn đề liên quan tới bênh truy
ền nhiễm và những
vấn đề khác có liên quan tới sức khỏe con người;
d. Nhóm D: Công nghệ sản xuất sạch hơn và các vấn đề có liên quan tới môi
trường.

Bạn có thể khai thác thêm các thông tin về các hoạt động, chương trình
hợp tác của Nhóm này tại trang web chính thức của Nhóm theo địa chỉ:
/> . Trang web này có liên kết tới những trang
web về khoa học công nghệ công nghiệp của tất cả 21 nền kinh tế thành viên
APEC.

66. Nhóm Chuyên gia về hợp tác kỹ thuật nông nghiệp có chức năng, nhiệm vụ
gì và các hoạt động hợp tác của nhóm?

Nhóm chuyên gia về hợp tác kỹ thuật nông nghiệp (ACTEG) được thành
lập năm 1996 nhằm tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kỹ
thuật nông nghiệp, nâng cao năng lự
c của ngành nông nghiệp và các ngành liên
quan khác nhằm góp phần vào tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Đại diện
khu vực tư nhân và các doanh nghiệp cũng được mời tham gia các hoạt động hợp
tác của nhóm. Nhóm cũng hợp tác chặt chẽ với Hội đồng hợp tác kinh tế Thái
Bình Dương (PECC), đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất, tiếp thị, chế biến và
phân phối các sản phẩm nông nghiệp. Các hoạt động ưu tiên củ
a nhóm bao gồm:

- Sử dụng và bảo tồn các nguồn gien động thực vật;
- Nghiên cứu, phát triển và mở rộng công nghệ sinh học nông nghiệp;
- Sản xuất, chế biến, tiếp thị, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông
nghiệp;

×